Thể hiện không gian công cộng

Một phần của tài liệu Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam (KL07144) (Trang 50)

8. Bố cục của khóa luận

2.5.3. Thể hiện không gian công cộng

Thạch Lam dương như luôn có ý thức về sự giữ gìn một cảnh quan Hà Nội trong tầng sâu của những vẻ đẹp mang giá trị văn hóa Việt Nam. Ông không chỉ thấy đáng lo ngại về những việc làm rất thô bao đối với những di tích lịch sử, kiến trúc của thủ đô Hà Nội mà còn thấy xót xa khi sự du nhập tràn lan của văn hóa phương Tây đã và đang làm hỏng đi những nét đẹp của văn hóa dân tộc.”Hà Nội đã thay đổi nhiều lắm. Những phố cũ, hẹp và khuất khúc, với những nhà thò ra thụt vào, những mái tường đi xuống từng bậcnhư cầu thang, những cửa sổ gác nhỏ bé và kín đáo, đã nhường chỗ cho những phố gạch thẳng và rộng rãi, với từng dãy nhà giống nhau đứng xếp hàng”. “Ngƣời ta viết chữ Tây”. Từ láy “khuất khúc” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm “kh”. Cùng với đó là từ láy “rộng rãi” được câu tạo bằng cách điệp phụ âm “r” , phần vần được tạo bởi nguyên âm “ô” (nguyên âm hàng sau, hơi rộng, tròn môi) và phụ âm cuối “ng”. chính đặc điểm này giúp người đọc

đang thấy sự đổi thay của Hà Nội. Hai từ láy “khuất khúc”, “rộng rãi” càng thấy rõ sự khác biệt giữa Hà Nội xưa và Hà Nội nay, những cửa sổ nhỏ bé và kín đáo và giờ đây là những phố gạch thẳng “rộng rãi

Hà Nội càng ngày càng thay đổi rõ hơn: “Ngày xưa, cái biển hàng còn là một cái gì hơn là một cái biển hàng mà thôi. Đó là một bộ phận gắn liền với cơ nghiệp và số phận của người buôn, cái biển hiệu thực hiện những cố nông nhẫn nại và những đức tính ngay thật của chủ hàng. Dể biển phải chọn ngày tốt, phải xin chữ của những người viết giỏi có tiếng và người ta thận trọng giữ gìn nó như một thưc của gia bảo…” “Ngƣời ta viết chữ Tây”. Dĩ nhiên, Thạch Lam ủng hộ đồng tình với những mầm mống mới đang nảy nở: “Sự thay đổi bề ngoài ấy đem đến cho phố xá Hà Nội một vẻ mới riêng hơi lạ lùng và đột ngột”. Từ láy “lạ lùng”được cấu tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và điệp phụ âm “l”. Từ láy “đột ngột” phần vần được cấu tạo bởi nguyên âm “ô” (nguyên âm tròn môi, hơi hẹp, hàng sau) và kết thúc bằng phụ âm “t”. Điều này góp phần thể hiện một vẻ riêng “lạ lùng” nơi cố đô. Hà Nội “đột ngột” thay đổi có các dãy nhà giống nhau đứng xếp hàng và thừa nhận đó là một biểu hiện của văn minh.

Thạch Lam lo sợ trước việc người ta toan tính dựng một nhóm tượng điêu khắc hiện đại biểu hiện cho hai con sông lớn ở nước ta (Nhị Hà và Mê Công) để thay vào vị trí cái tháp rùa ở hồ Hoàn Kiếm. Thạch Lam bất bình trước những “sự thêm thắt sấu xa” nhứng “sự đập phá tai hại”. Từ láy “tai hại” được cấu tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và bán âm “i”. Những điều “tai hai” mà ai kia thiển cận mang đến cho đền Ngọc Sơn, cho cảnh quan Hà Nội, để giờ đây Hà Nội – một vùng địa danh nổi tiếng không còn y nguyên vẻ đẹp trang nhã của một vùng đất văn hiến xứng danh tầm thế giới. Đến đây, người đọc cũng không khỏi tiếc nuối khi vẻ đẹp vốn có của nó mất đi.

Khi dạo bộ trên đường phố tân thời, Thạch Lam vẫn nặng lòng lưu luyến một vẻ đẹp thơ mộng của Hà Nội với lối xe, xe ngựa hồn thu thảo như nữ sĩ Thanh Quan. Ông trìu mến với vết tích sót lại của Hà Nội cũ qua một vài cái ngõ con, qua mấy ngọn cỏ trên mảnh tường cổng của một cửa ô Hà Nội. Cái nhớ tiếc của Thạch Lam là sự nhớ tiếc một vẻ đẹp trong chiều sâu nhân bản: “đó là tình xóm giềng đầm ấm cưu mang và gắn kết với nhau ẩn sâu những bức tường thâm niên, ngày ấy đường đẹp, chắc hàng xóm láng giềng ăn ở với nhau thân mật hơn”. Từ láy “đầm ấm” được cấu tạo bằng cách điệp phần vần “âm”, chính vần “âm” mang âm hưởng ấm cúng của tình xóm giềng, cái “đầm ấm” ấy giờ chỉ còn lại dấu tích của một thời xa xưa mà Thạch Lam đang nuối tiếc.

Như vậy, viết về băm sáu phố phường Hà Nội, Thạch Lam đạt trung tâm chú ý vào việc ghi lại những đổi thay kín đáo hay đột ngột của Hà Nội như trong một cuộc chuyển giao thầm lặng. Tất nhiên hai bài tùy bút nhỏ: Những biển vàng và Người ta viết chữ tây, chưa thể nói hết được những đổi thay và chuyển giao giữa những lớp văn hóa, những cảm quan thẩm mỹ. Bằng việc sử dụng từ láy một cách tài tình Thạch Lam đã mang lại cho người đọc một ấn tượng về vẻ đẹp riêng của “Hà Nội băm sáu phố phƣờng”, và sự nhớ tiếc đến nao lòng những vẻ đẹp xưa trong quá khứ.

“Hà Nội băm sáu phố phƣờng” là một tập bút ký phong phú tư liệu

và tràn đầy cảm xúc với một văn phong lịch lãm và tinh tế. Cảnh sắc Hà Nội hiện lên sinh động, gần gũi; những món ăn Hà Nội qua ngòi bút Thạch Lam trở nên đầy màu sắc, mùi vị, cảm giác. Có thể nói, ở tác phẩm này, tâm hồn và tài năng văn chương của Thạch Lam đã hòa hợp đẹp đẽ với sự thanh tao và tinh tế của văn hóa và tâm hồn Việt Nam. Một trong những yết tố làm nên sự hấp dẫn, lôi cuốn trong văn Thạch Lam chính là việc cách tân trong nghệ thuật, việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo mà nhất là việc dùng từ láy trong văn. Với những từ láy thiên về cảm giác đã được phát huy tận độ, bằng tấm lòng gắn bó sâu nặng với những phong vị đậm đà của quê hương đất

nước, và thái độ trân trọng đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc, Thạch Lam đã viết nên những trang văn thật tài hoa tinh tế.

Với “Hà Nội băm sáu phố phƣờng”, Thạch Lam đã trở thành nhà chép sử đặc biệt của Hà Nội văn vật. Nhưng đó không phải là lịch sử hưng phế của các vương triều, cũng không phải là một cuốn sách chuyên bàn về ẩm thực mà đó là lịch sử “cuộc sinh hoạt hằng ngày của dân thành thị, với tất cả những phong tục, tập quán, với tất cả những nhân vật kỳ khôi, với tất cả những cái vui, cái buồn, cái tức, cái giận nho nhỏ trong xó tối không tên, không tuổi, không tiếng tăm lưu lại cho đời”. Xét về phương diện này, Thạch Lam xứng đáng là một nhà phong tục học xuất sắc đã làm rung động trái tim bao người. Bằng một thứ ngôn ngữ dung hòa giữa văn xuôi và thơ, giữa hiện thực và lãng mạn, sau hết là biệt tài sử dụng từ láy trong văn, chúng ta thấy được tình yêu vô bờ bến của Thạch Lam đối với đất Hà thành.

Một phần của tài liệu Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam (KL07144) (Trang 50)