Nhận xét kết quả thống kê theo từng thể loại văn xuôi

Một phần của tài liệu Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam (KL07144) (Trang 26)

8. Bố cục của khóa luận

2.2.2. Nhận xét kết quả thống kê theo từng thể loại văn xuôi

2.2.2.2. Nhận xét kết quả thống kê theo thể loại truyện ngắn

Truyện ngắn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên tên tuổi Thạch Lam. Chỉ với thời gian gần mười năm cầm bút (1933 – 1942)

Thạch Lam đã để lại cho đời gần 50 truyện ngắn. Qua truyện ngắn, Thạch Lam đã định hình được một phong cách nghệ thuật cho mình “phong cách truyện ngắn trữ tình”. Với phong cách nhẹ nhàng, tìnnh cảm Thạch Lam đã rất thành công khi sử dụng từ láy với 1208 phiếu (tương đương với 35,2%). Từ láy “sung sướng” chiếm 35 phiếu trong tổng số 107 phiếu (tương đương với 32,7%). Chính tài năng sử dụng ngôn ngữ gợi cảm ở nhiều cấp độ khác nhau, người đọc tưởng chừng như mơ hồ mà rất thực. Văn Thạch Lam là một lối văn có nhịp điệu, không gấp gáp, xô bồ. Điều này đã tạo nên tên tuổi của Thạch Lam xếp vào những nhà văn tài năng dành được nhiều tình cảm quý mếm của bạn đọc.

2.2.2.2. Nhận xét kết quả thống kê theo thể loại tiểu thuyết

Tiểu thuyết Ngày mới được tác giả sử dụng từ láy với tần số cao nhất so với truyện ngắn, tiểu luận và ký sự. Từ láy trong tiểu thuyết ngày mới chiếm 1360 phiếu trên tổng số 3429 phiếu (tương đương với 39,8%). Từ láy “sung sướng” xuất hiện với tần số cao trong tổng số 107 phiếu (tương đương với 48,6%). Thạch Lam đã sử dụng linh hoạt từ láy trong tiểu thuyết đem lại dấu ấn cho người đọc bằng các đoạn tả tình, tả cảnh hay và một lối văn nhẹ nhàng, kín đáo, xinh tươi. Và chưa bao giờ tách khỏi văn nghiệp Thạch Lam, nó luôn ẩn chứa trong mình một nội lực, một sức sống tiềm tàng. Đồng thời cuốn sách cũng đủ sức lôi kéo, phân hóa ngòi bút của nhiều nhà phê bình văn học thuộc các thế hệ và đac có rất nhiều ý kiến nhận xét, đánh giá cuốn tiểu thuyết này.

2.2.2.3. Nhận xét kết quả thống kê theo thể loại Tiểu luận, Ký sự

Tiểu luận “Theo dòng” được tác giả sử dụng từ láy với tần số thấp nhất so với truyện ngắn, tiểu thuyết và ký sự. Từ láy trong tiểu luận chiếm 292 phiếu trên tổng số 3429 phiếu (tương đương với 8,6%). Thạch Lam đã triển khai tiểu luận thành từng ý nhỏ, tản mạn nhưng hết sức súc tích dễ hiểu, dễ

tếp cận về những vấn đề thiết yếu của văn học như: nhà văn, tác phẩm, độc giả, nhân vật, thể loại tiểu thuyết. Với số lượng từ láy 292 phiếu, Từ láy cũng đã góp phần giúp nhà văn thể hiện những dòng cảm nghĩ “thâm trầm, sâu sắc, chứa đựng những phát hiện bất ngờ” làm phong phú tư duy lý luận về văn chương. Cho đến nay nó vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự.

503 phiếu trên tổng số 3429 phiếu là số từ láy mà tác giả Thạch Lam sử dụng trong thể loại ký sự (tương đương với 16,4%). Chỉ với 503 phiếu từ láy cùng với hành văn nhẹ nhàng, thanh thoát, Thạch Lam đã “bất tử hóa” những cái bình thường và làm thoảng thốt những ai yêu mếm Hà Nội. Hơn nữa, Thạch Lam đã khéo léo sử dụng từ láy góp cho bài viêt của mình trong ký sự “Hà Nội băm sáu phố phƣờng”về con người, về sự việc rất sâu sắc, tinh tế đậm chất thơ, chất trữ tình, giàu cảm xúc, cảm giác gắn với cái đẹp mang chiều sâu văn hóa dân tộc, hướng đến cái đẹp bình dị, đầy tính nhân bản.

Trên đây là kết quả thống kê các từ láy trong tuyển tập Thạch Lam. Qua đó chúng ta thấy trong văn Thạch Lam, tần số sử dụng các từ láy là rất lớn. Những từ láy này trong văn xuôi Thạch Lam có tác dụng quan trọng trong việc góp phần biểu đạt giá trị nghệ thuật, thể hiện phong cách nghệ thuật văn xuôi Thạch Lam mà chúng tôi sẽ phân tích cụ thể ở chương sau.

Một phần của tài liệu Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam (KL07144) (Trang 26)