Thể hiện thiên nhiên

Một phần của tài liệu Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam (KL07144) (Trang 28)

8. Bố cục của khóa luận

2.3.1. Thể hiện thiên nhiên

Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong sáng tác của Thạch Lam vô cùng phong phú, nó mang một gam màu buồn, đó là gam màu của cái đói, nghèo, gam màu của cuộc sống lam lũ, nhọc nhằn ở nông thôn Việt Nam trong những năm trước Cách mạng tháng Tám. Đó là bức tranh thiên nhiên thấm đẫm hơi thở của đất trời, sông nước, nó mang gam màu tươi sáng, êm dịu. Trong bức tranh thiên nhiên ấy, người đọc sẽ bắt gặp hình ảnh buổi sáng trên nương chè, vườn sắn ven đồi, ánh nắng ban trưa chiếu giàn thiên lý, chiều về

cánh đồng đom đóm lập lòa, rồi đêm đến vóm trời cao muân sao lấp lánh. Viết về mảng thiên nhiên Thạch Lam đã rất thành công khi diễn tả được cái nhịp sống của đống quê hết sức bình dị, thân thuộc.

Trong tác phẩm “Ngƣời lính cũ” Thạch Lam đã miêu tả thiên nhiên rất thực “Gần đến nơi, tôi đã nghe thấy tiếng ào ào của lá đa giật gió, một cây đa cỗi, mà vùng đấy, người ta bảolà đã sống lâu lắm”. Từ láy hoàn toàn “ào ào” được cấu tạo bởi nguyên âm “a” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) với nguyên âm “o” (nguyên âm hơi rộng, hàng sau, tròn môi) nguyên âm “a” và nguyên âm “o” kết hợp với nhau khiến độ vang của từ vang xa, vọng lại nơi thi giác bạn đọc giúp hình dung ra hình ảnh cây đa quen thuộc nơi đồng quê Việt Nam.

Ở“Nhà mẹ Lê” mở đầu tác phẩm nhà văn đã từng trực tiếp chứng kiến cái đói, cái nghèo diễn ra hằng ngày trong cuộc sống của nhân dân và ông đã đưa nó vào truyện một cach rất chân thực: “Đoàn Thôn là một cái phố chợ tồi tàn gần ngay một huyện lỵ nhỏ ở trung châu. Hai dãy nhà lụp xụp, mái tranh xuống thấp gần đến thềm, che nửa những cái giạt nứa đã mục nát”. Từ láy “lụp xụp” được cấu tạo bởi phụ âm đầu “x” và điệp phần vần “up” được cấu tạo bởi nguyên âm “u” (nguyên âm hẹp, hàng sau, tròn môi) từ láy “lụp xụp”

nặng trĩu trong lòng tác giả và người đọc bởi thanh nặng. biết bao suy nghĩ khi đọc những trang văn đầy xúc cảm của Thạch Lam.

Một lần nữa từ láy “lụp xụp” lại xuất hiện khi Thạch Lam miêu tả căn nhà tồi tàn, tan hoang của mẹ con bác Lê “mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Từ láy “lụp xụp” càng khiến cho ngôi nhà bác Lê hiện ra càng tồi tàn và tan hoang hơn. Chính từ láy “lụp xụp” khiến âm hưởng câu văn thêm trầm lắng, điều đó đã giúp nhà văn tái hiện được bức tranh cuộc sống của gia đình đông con nghèo, sống đói rét, cơ cực. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, ta thấy một hiện thực chua chát và

tàn nhẫn, thật không còn gì cay đắng hơn. Nếu cuộc sống càng vất vả, nghèo khổ, tù túng bao nhiêu thì tâm trạng đau đớn, tủi nhục của người mẹ nghèo càng thấm thía bấy nhiêu.

Đọc “Tối ba mƣơi” tâm trạng cô đơn, buồn tủi của hai cô gái giang hồ được hiện lên qua khung cảnh cuộc sống chật chội trong ngôi nhà cùng cảnh hè phố “Mưa bụi vẫn tơi tả, hình như bóng tối khắp nơi dồn lại quãng phố hẹp này. Trên hè ướt át và nhớp nháp bùn, không một bóng người qua lại. Cái vắng lạnh như mênh mông ra tận đâu đâu ở khắp cả các phố Hà Nội đêm nay”. Để góp phần thể hiện tâm trạng đau thương của những người đàn bà phải lấy thể xác ra làm hiện vật buôn bán, Thạch Lam đã sử dụng ba từ láy “tơi tả,nhớp nháp, mênh mông”, ba từ láy được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “t” (phụ âm đầu lưỡi) và phụ âm “nh, cùng phụ âm “m” (vốn là phụ âm vang mũi) phần vần được tạo nên bởi cặp nguyên âm “ơ”(nguyên âm hẹp, hàng sau, không tròn môi), nguyên âm “ê” (nguyên âm hơi hẹp, hàng trước, không tròn môi). Từ trên nhìn xuống nơi phố vắng lòng rối bời, mưa “tơi tả” từ láy “tơi tả” mang ý nghĩa sắc thái hóa khiến hàng cây, con phố dưới mắt Huệ cũng trở nên tĩnh lặng và buồn trên cái hè phố “nhớp nháp”, khung cảnh tĩnh lặng, tâm trạng đâu thương của cô gái trải dài “mênh mông” ra tận “đâu đâu”. Từ láy hoàn toàn “đâu đâu” được cấu tạo bằng cách điệp phụ âm đầu “đ” phần vần được tạp bởi nguyên âm “â” (nguyên âm hàng sau, hơi hep, không tròn môi) và kết thúc bằng bán âm “u”. Cái bóng tối ấy, cái tĩnh lặng đó, cái “nhớp nháp”hè phố trải dài ra tận không gian ở các phố Hà Nội. Từ láy “đâu đâu” và cái “mênh mông” đó lại càng mở rộng thêm.

Với “Dƣới bóng hoàng lan”, ta bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên nhẹ nhõm, thơm lành và mát dịu: “Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí”. Từ láy “phảng phất” được cấu tạo bởi cách điệp phụ âm đầu “ph”, và nguyên âm “â” (nguyên âm hàng sau, hơi hẹp, không tròn môi) và kết thúc bằng phụ âm “t”.

Phảng phất” là từ láy có ý nghĩa sắc thái hóa gợi sự nhẹ nhàng, tươi mát. Cây hoàng lan và mùi lá tươi non thoang thoảng đã khơi gợi cảm giác mát mẻ trong tâm hồn nhân vật. Mùi hương dịu ngọt, tinh khiết và”phảng phất” trong không khí của cây hoàng lan đã kéo Thanh về những ngày xưa yêu dấu, về với cõi xa xăm. Dưới ngòi bút của Thạch Lam, cái bóng cây có hoa thơm “phảng phất” cũng đóng vai trò một nhân vật, nhân vật cây - cỏ - hoa ấy đem đến cho người đọc một cái gì đó nhẹ nhõm, thơm lành và mát dịu.

Truyện ngắn hay nhất của Thạch Lam dựa nền trên sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối “Hai đứa trẻ”. Câu chuyện bắt đầu từ ban chiều buổi chiều tàn và cái bóng tối ấy lan rộng khắp không gian: “Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại sẫm đen hơn nữa, giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tý, và cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát”. Từ láy hoàn toàn “thăm thẳm” cấu tạo bởi phụ âm đầu “th”, phần vần được tạo bởi nguyên âm “ă” (nguyên âm rộng, hàng sau, không tròn môi) và phụ âm “m” (phụ âm môi – môi, vang mũi). Với điều này, người đọc hình dung cái bóng tối ngập dần, rồi nhanh chóng bao chùm khắp phố huyện.

Thạch Lam đi từ vĩ mô đến vi mô, thoạt tiên, ống kính của nhà văn hướng “thăm thẳm” ra sông, con đường, ngõ vào làng. Rồi cái “thăm thẳm” ấy, nhà văn “room” lại trên ngọn đèn chị Tý, quay sang bếp lửa bác Siêu, dừng lại trên ngọn đèn của chị em Liên. Thạch Lam miêu tả bóng tối “thăm thẳm” với những “hột sáng” le lói tưởng chừng như thế giới thuần túy nghệ thuật của Thạch Lam.

Một phần của tài liệu Từ láy trong văn xuôi Thạch Lam (KL07144) (Trang 28)