1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách thương mại của mỹ và những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu của việt nam sang thị trường mỹ

87 683 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 10,1 MB

Nội dung

Tuy nhiên, do việc tăng hoặc giảm thuế nhập khẩu, ấn định hạn ngạch nhập khẩu hoặc đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế là rất phức tạp và ảnh hưởng đến lợi ích không những của Hoa

Trang 2

KHOA KINH TE NGOẠI T H Ư Ơ N G

KHOA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đ Ế TÀI:

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA MỸ VÀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN Đối VỚI HOẠT ĐỘNG XUAT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG

HÀ NỘI: 11 / 2005

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU Ì

C H Ư Ơ N G ì: KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH T H Ư Ơ N G MẠI CỦA MỸ ' 3

/ Chính sách của Mỹ vé tự do hóa thương mại 4

Ì Quan điểm về tự do hóa thương mại quốc tế theo hướng đa phương 4

2 T ự do hóa các quan hệ thương mại khu vực 5

3 Các thỏa thuận song phương về tự do hóa-thương mại 6

// Các công cụ trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ 8

ì Công cụ thuế quan 8

2 Các biện pháp hạn chế định lượng l i

3 Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ 15

4 Quv định về xuất xứ và ký m ã hiệu hàng hóa 20

5 Quy trình nhập khẩu chứng tặ, thủ tục hái quan 21

6 M ộ t số luật khác hạn chế nhập khẩu 24

C H Ư Ơ N G lĩ: NHỮNG cơ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI XUẤT

KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ _ 27

/ Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ: 27

Ì T i n h hình xuất khẩu của Việt N a m sang M ỹ 27

2 T i n h hình xuất khẩu một số mặt hàng của Việt N a m sang M ỹ 30

// Cơ hội vá thách thức của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trướng Mỹ 39

1 Những cơ hội: 39

Ì Ì Quan hệ chính trị giữa hai nước 39

Ì 2-Thị trường khổng l ổ và đa dạng 40

1.3.Khả năng cung cấp hàng hóa của V N được cải thiện 43

1.4.Hiệp định thương mại VN- Hoa Kỳ 45

2 Những thách thức 49

2.1 Quan hệ chính trị giữa hai nước 50

2.2 Hệ thống pháp luật thương mại của HoaKỳ 51

2.3 Nâng lực xuất khẩu của Việt N a m còn yếu 51

2.4.Khả năng cạnh tranh của hàng Việt N a m chưa cao 52

2.5.Một số bất lợi về thâm nhập thị trường 53

Trang 4

C H Ư Ơ N G n i : G I Ả I P H Á P Đ Ẩ Y M Ạ N H X U Ấ T K H A U C Ủ A V I Ệ T N A M

SANG M Ỹ 57

/ Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ 57

// Nhóm giải pháp chung 59

Ì • Xây dựng hình ảnh quốc gia 59

2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý và

chính sách thương mại 60

3 Nghiên cứu thị trưấng Hoa Kỳ 62

4 Có chiến lược cạnh tranh phù hợp( vê giá,'về chất lượng,

về sự khác biệt của sản phẩm) 65

5.Tìm hiểu đối tác kinh doanh tại Hoa Kỳ 67

6 Xúc tiến thương mại 68

/// Nhóm giải pháp riêng đối với một sô ngành hàng cụ thể 71

ị Giải pháp đối với sản phẩm dệt may 71

2 Giải pháp đối với ngành hàng thủy hái sản 74

3 Giải pháp đối với mặt hàng giày dép 77

4 Giải pháp đối với hàng nông sản 78

KẾT LUẬN 81

TÀI L I Ệ U T H A M K H Ả O

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Hoa Kỳ là một quốc gia rộng lớn ở Bắc Mỹ, với GDP hàng năm lên tới hơn 9 nghìn tỷ USD Nền kinh tế Hoa Kỳ trong những năm gần đây đạt mức tăng trưởng liên tục, và vẫn kiểm soát được lạm phát và thờt nghiệp ở mức thờp Có những thành tựu đó là nhờ phát triển mạnh khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao Nền kinh tế phát triển tạo cho thị trưởng nước M ỹ có sức tiêu thụ rờt lớn và được các đối tác kinh tế coi là bạn hàng chính với k i m ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới hàng nghìn tỷ USD

Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán chính thức về bình thường hóa quan hệ vào năm 1991 Tháng 2 năm 1994, Hoa Kỳ bỏ lệnh cờm vận kinh tế đối với Việt Nam Hai nước thiết lập qua hệ ngoại giao vào ngày 12/07/ 1995

và tiến hành trao đổi đại sứ đầu tiên vào tháng 5 năm 1997 Kể từ đó đến nay các chuyến viếng thăm của các quan chức cao cờp hai nước, trong đó các chuyến thăm Hoa Kỳ của các Phó thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tờn Dũng, Nguyễn Mạnh Cầm và Vũ Khoan và chuyến thăm Việt Nam của cựu tổng thống Bin Clinton đã góp phần tích cực củng cố và tăng cường quan hệ giữa hai nước Chuyến thăm Hoa Kỳ của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà tháng 10 năm 2003 đã đánh dờu sự bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia trẽn tờt cả các lĩnh vực

Song song với quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng không ngừng phát triển Việc thông qua hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA) đánh đờu một mốc quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Nhờ

đó k i m ngạch thương mại hàng hóa hai chiều đã tăng từ 220 triệu USD năm

1994 lên 1,4 tỷ năm 2001- năm trước khi BTA có hiệu lực, gần 5,8 tỷ USD năm 2003 và đạt 6,3 tỷ năm 2004 N ă m 2004, Việt Nam đã trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ 40 của Hoa Kỳ Tuy nhiên, nổi trội hơn cả là k i m ngạch xuờt khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Hoa Kỳ Xuờt khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng nhảy vọt từ 1,026 tỷ USD năm 2001 lên gần 4,5 tỷ USD năm

Ì

Trang 6

-2003 và đạt 5,161 tỷ năm 2004 Trong khi đó, năm 2004, xuất khẩu trực tiếp từ Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt 1,139 tỷ USD Mặc dù quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ ngày càng phát triển nhưng chúng ta cũng gặp phải những thách thức không nhỏ, điều đó là do những quy định trong chính sách thương mại cậa Hoa Kỳ Vì thế, chúng ta cần tìm hiểu kỹ hơn, sâu hơn về chính sách thương mại cậa Hoa Kỳ để quá trình giao dịch giữa hai bên được thuận lợi, tạo điều kiện phát triển kinh tế cậa đất nước Đây chính là lý do tôi lựa chọn để tài Chính sách thương mại cậa Hoa Kỳ và những thuận lợi, khó khăn cậa Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ làm khoa luận tốt nghiệp

Ngoài lời mở đầu, kết luận, nội dung chính cậa khoa luận gồm ba

chương: Chương ì về chính sách thương mại cậa Mỹ; chương l i về những cơ hội và thách thức cậa Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ; chương I U

là những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cậa Việt Nam vào thị trường Mỹ Qua đây cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với sự giúp đỡ cậa phòng WTO - Bộ Thương M ạ i và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, chu đáo cậa Thạc sĩ Đào Ngọc Tiến - Trường Đ ạ i học Ngoại Thương trong quá trình hoàn thành bài viết này

Trang 7

C H Ư Ơ N G ì: KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH

THƯƠNG MẠI CỦA MỸ

Hiến pháp Hoa Kỳ quy định Quốc hội Hoa Kỳ có quyến quản lý ngoại thương và quyết định về thuế nhập khẩu Tuy nhiên, do việc tăng hoặc giảm thuế nhập khẩu, ấn định hạn ngạch nhập khẩu hoặc đàm phán các hiệp định thương mại quốc tế là rất phức tạp và ảnh hưởng đến lợi ích không những của Hoa Kỳ m à còn của những nườc khác nén nhiều trách nhiệm trong lĩnh vực này đã được Quốc hội Hoa Kỳ ủy quyền cho các cơ quan hành pháp Trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ được Quốc hội ủy quyền, các cơ quan hành pháp được ủy quyền có trách nhiệm tham vấn thường xuyên và chặt chẽ vời các ủy ban có liên quan của Quốc hội và các nhóm cố vấn của khu vực tư nhân

Vé Quốc hối liên bang: Vai trò của Quốc hội trong chính sách thương mại cơ bản gồm hai phần: ban hành và giám sát thi hành các luật thương mại Tất cả các luật thương mại ở Hoa Kỳ đều do Quốc hội ban hành Quốc hội có thể ủy quyển cho chính quyền tiến hành các cuộc đàm phán thương mại quốc

tế, song tất cả các hiệp định thương mại song phương và đa phương do chính quyền ký kết vói các nườc đều phải được Quốc hội thông qua mời có hiệu lực thi hành Đ ể đảm bảo cấc cơ quan chính quyền triển khai đúng các luật thương mại, Quốc hội yêu cầu các cơ quan này phải thường xuyên tham khảo ý kiến Quốc hội và thòng báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để tranh thủ ý kiến của công chúng trườc khi trình dự thảo hiệp định hoặc dự thảo luật triển khai Quốc hội cũng có thể điều tiết và kiểm soát việc thực hiện các luật và chương trình thương mại thông qua quyền phân bổ ngân sách của mình cho các cơ quan chính quyền về thương mại

Vé chính Quyền Liên bang: Chính sách thương mại là nhân tố cơ bản của chính sách kinh tế và ngoại giao của Hoa Kỳ Do các quyết định về chính sách thương mại có ảnh hưởng sâu rộng đến cả lợi ích trong và ngoài nườc nén, nhiều cơ quan Chính phủ đều có vai trò trong việc hoạch định các chính sách

Trang 8

-3-thương mại ấy ủ y ban chính sách -3-thương mại (TPC) chịu trách nhiệm chính trong phối hợp chính sách thương mại Dưới TPC có hai nhóm phối hợp trực

thuộc: N h ó m rà soát chính sách thương mại và ủy ban tham m ư u về chính sách

thương mại Nấc cuối cùng trong cơ chế liên ngành về thương mại là ủy ban

Kinh tế Quốc gia do Tổng thống làm chủ tịch Ngoài ra còn có Đ ạ i diện

thương mại, Bộ thương mại, Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới, ủy ban Thương

mại Quốc tế Hoa Kỳ, các ủy ban Cố vấn tư nhân hoặc chính phủ đều có vai trò

nhất định trong cơ chế hoạch định và thực thi Chính sách Thương mại của Mỹ

ì Chính sách của Mỹ về tự do hóa Thương mại

ì Quan điểm vé tự do hóa thương mại quốc té theo hướng toàn cầu:

Theo quan điờm của Mỹ thì việc thực hiện tự do hoa thương mại quốc tế

theo hướng đa phương là biện pháp tốt nhất vì nó tránh được tình trạng phân

biệt về kinh tế giữa các đối tác và đồng thời lôi kéo được tối đa các thành viên

tham gia

Trên thực tế, hình thức này được thực hiện thông qua các thoa thuận đa

phương trong khuôn khổ WTO và tạo ra nhiều ảnh hưởng có lợi đối với nền

kinh tế thế giới Tuy nhiên, được lợi nhiều nhất trong quá trình này là Mỹ và

các nước phát triờn khác Theo số liệu của các chuyên gia Mỹ, nguồn lợi thu

được từ hoạt động xuất nhập khẩu trung bình mỗi năm trên quy m ô toàn thế

giới trong những năm trước mắt là 96 tỷ USD và trong tương lai xa - 1741 tỷ

USD Đ ố i với Mỹ, chỉ tiêu này tương ứng là 13,3 tỷ và 27 tỷ USD

Kờ từ thời điờm thành lập WTO (tháng Ì năm 1995), Mỹ đã tích cực

tham gia vào công việc của tổ chức này, không chỉ mở rộng lĩnh vực hoạt động

m à còn góp phần tăng số lượng thành viên tham gia bằng cách kết nạp thêm

các đối tác thương mại mới Theo sáng kiến của Mỹ, tổ chức này đã thúc đẩy

quá trình đàm phán về các lĩnh vực dịch vụ như tài chính, viễn thông, cung ứng

dịch vụ ra nước ngoài M ộ t trong những hướng ưu tiên trong chính sách của

Trang 9

chính quyền M ỹ hiện nay là hỗ trợ tổ chức W T O tiếp tục quá trình tự do hoa

hệ thống thương mại thế giới

Hiện nay, hình thức tự do hoa thương mại quốc tế theo hướng đa phương được coi là toàn diện nhất và đầy đủ nhất Sô' các nước thành viên tham gia chiếm tới 90,4% tổng số các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó Châu  u chiếm 4 4 , 1 % ; Châu Á - Thái Bình Dương chiếm 24,8% và châu M ỹ chiếm 9,8%

2 Quan điểm về tự do hóa các quan hệ thương mại khu vực:

Việc tự do hóa thương mại khu vực đang diễn ra thông qua các hình thức ký kết các Hiệp định Thương mại khu vực.Các Hiệp định Thương mại khu vực đó được phổ biến rậng rãi trên thế giới và trở thành nhân tố quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế

C ó bốn hình thức hiệp định thương mại khu vực là:

- Hiệp định thành lập khu thương mại tự do, trong đó các nước thành viên cắt giảm hoặc hủy bỏ những hạn chế trong thương mại nậi bậ khu vực trong khi vẫn duy trì bảo hậ đối với các nước thuậc thành viên của khu vực thương mại tự do NAFTA, A F T A là mật ví dụ điển hình

- Hiệp định thành lập liên minh thuế quan, trong đó các nước thỏa thuận thực hiện thuế quan thống nhất đối với các sản phẩm nhập từ các nước nằm ngoài liên minh: khối thị trường chung Nam Mỹ

- Hiệp định thành lập thị trường chung trong đó bao hàm cả liên minh thuế quan, vấn đề tự do dịch chuyển vốn, lao đậng và dịch vụ: ví dụ liên minh châu  u (EU) ra đời ngày 1/1/1994 là mật thị trường nhất thể hoa với mật chương trình lớn xây dựng đồng tiền chung châu  u (đồng EURO) đã đánh dấu mật giai đoạn phát triển quan trọng của chủ nghĩa khu vực

5

Trang 10

Hiệp định thành lập một tổ chức kinh tế và thương mại khu vực trong đó thực hiện hài hoa chính sách kinh tế của các nước thành viên: ví dụ APEC (diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương)

Là nước tích cực theo đuổi tư tưởng về chủ nghĩa khu vực, M ỹ đã ký Hiệp định thương mại tự đo với Canada năm 1988 Sau khi ký kết hiệp định với Mêhicô năm 1992, Bắc M ỹ đã trở thành K h u vực mậu dịch tự do Bắc M ỹ ( N A F T A ) liên kết vùng lãnh thổ khổng l ố với 370 triệu dân và chiếm hơn 2 0 % thị phần trong nền kinh tế thương mại thế giới Hiệp định này xem xét việc huy

bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với hàng công nghiệp, nông sản, bảo vệ quyền sỏ hữu trí tuệ, đưa các quy tắc chung đối với đẩu tư, tự do hoa thương mại dịch vụ và thành lập một cơ chế giải quyết các tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên một cách có hiệu quả

Ngoài ra, M ỹ coi việc gia nhập APEC của mình có ý nghĩa hết sức lớn lao Việc tự do hoa quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước thành viên của tổ chức này đã thúc đẩy ngoại thương M ỹ tăng trưởng Ví dụ, tỷ trọng xuất khẩu của M ỹ sang các nước trong APEC đã tăng từ 5 2 % năm 1982 lên 7 0 % năm

1996

Hiện nay, hơn 6 1 % thương mại quốc tế được thực hiện trong khuôn khổ các cơ chế thương mại tự do khu vực, trong đó có một số khu vực chiếm tỷ trọng lớn như APEC (chiếm 23,7%), E U (22,8%), N A F T A ( 7 , 9 % ) , khu vực thương mại tự do Bắc - Nam M ỹ (2,6%), K h u vực thương mại tự do E U - Địa Trung Hải (2,3%)

3 Các thoa thuận song phương vê tự do hoa thương mại:

Ngoài việc thực hiện chính sách tự do hoa thương mại thế giới trên cơ sở

đa phương và khu vực, M ỹ còn tích cực sử dụng các thoa thuận song phương

để điều tiết quan hệ với các đối tác thương mại chính và có triển vọng Đa số các đối tác này, mặc dù thực hiện chính sách tự do hoa mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế đối ngoại, song vẫn còn duy trì những hàng rào thương mại đáng

kể Thông thường, việc xoa bỏ các rào cản này bằng các thoa thuận song

Trang 11

phương diễn ra nhanh hơn và hiệu quả hơn so với thông qua khuôn khổ của

GATTẠVTO

Chẳng hạn, nhờ việc ký kết các hiệp định song phương với Nhật, trong thời gian từ năm 1994 - 1998 hàng xuất khẩu của M ỹ sang Nhật đã tăng nhanh gấp 6 lẩn so với hàng Nhật Bản nhập khẩu vào Mỹ Việc ký kết các Hiệp định với Nhật đã tạo điều kiện không chỉ cho việc bình thường hoa và mự rộng thương mại song phương với Nhật m à còn góp phần đẩy nhanh tiến trình tự do hoa thương mại quốc tế bựi vì tỷ trọng mậu dịch giữa hai nước này chiếm hơn

1 6 % thương mại thế giới

Hiện nay, M ỹ đang đặc biệt chú ý đến việc phát triển quan hệ thương mại với Trung Quốc Động lực chính thúc đẩy việc xoa bỏ các hàng rào ngăn cản các nhà xuất khẩu Mỹ xâm nhập thị trường Trung Quốc chủ yếu xuất phát

từ tình hình M ỹ nhập siêu nạng nề trong thương mại với Trung Quốc (theo số liệu của Mỹ, năm 1997 M ỹ nhập siêu 50 tỷ USD với Trung Quốc)

Ngoài ra, Mỹ rất quan tâm đến các nước thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN): một thị trường m à ước tính đến năm 2010 sẽ có

686 triệu người tiêu dùng; GDP của các nước này đạt 1.100 tỷ USD, thu nhập

từ các dự án cơ sự hạ tầng có thể vượt Ì 000 tỷ USD Nhận thấy tiềm năng to lớn của khu vực này và vai trò đang tăng của nó trong nền thương mại thế giới, hiện nay Mỹ đang tích cực thúc đẩy các nước này thực hiện tự do hoa thương mại hơn nữa

Việc ký kết các Hiệp định song phương mự đường cho các Công ty M ỹ xâm nhập các thị trường tiêu thụ mới không chỉ làm tăng khối lượng hàng hoa xuất khẩu và dịch vụ của Hoa kỳ m à còn tạo điều kiện để tiến trình tự do hoa thương mại quốc tế tiến triển nhanh chóng

Trang 12

-7-Il.Các công cụ t r o n g chính sách thương m ạ i của Hoa Kỳ

ì Công cụ thuế quan

Hoa Kỳ sử dụng thuế quan làm công cụ phổ biến chung với các nước

Hệ thống thuế quan của Hoa Kỳ là biểu thuế quan Hài hoa được thống nhất giữa các bang của Hoa Kỳ và chính thức áp dụng từ ngày 1/1/1989 Hệ thống này dựa trên cơ sồ của hệ thống Hài hoa (HS) miêu tả m ã số hàng hoa thống nhất của hội đồng hợp tác hải quan, một tổ chức liên Chính phủ đặt tại Brussel

Hệ thống thuế quan này với tên gọi là hệ thống Hài Hoa được tất cả các nước buôn bán lớn trên thế giới áp dụng Biểu thuế quan của Mỹ hiện nay gồm 10.173 dòng thuế, được chi tiết đến cấp độ HS 10 chữ số Khác với đa số các nước trên thế giới, giá trị tính thuế tại M ỹ dựa trên cơ sồ giá FOB (đối với cả hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu) chứ không phải giá CIF, do đó các chi phí

về bảo hiểm và vận tải không bị gộp vào để tính thuế quan

Các mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ có thể thay đổi và được công bố hàng năm Thông thường hàng càng chế biến sâu thì thuế suất nhập khẩu càng cao Ví dụ: mức thuế M F N đối với cá tươi sống hoặc ồ dạng phi lê đông lạnh

là 0%, trong khi đó mức thuế đối với cá khô và xông khói là từ 4 % đến 6%.Cách áp thuế như vậy có tác dụng khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế hơn là hàng thành phẩm

Hiện nay, Hoa Kỳ áp dụng nhiều cách tính thuế nhập khẩu:

Thuế theo trị giá (ad-valorem tariff): là loại thuế tính theo tỷ lệ % trên giá trị hàng hoa nhập khẩu Ví dụ: thuế xuất nhập khẩu M F N năm 2004 đối với chè xanh có hương vị đóng gói không quá 3 kg/gói là 6,4% Đày là cách tính thuế chiếm phẩn lớn trong biểu thuế của Mỹ Đ ố i với thuế theo giá, mức thuế suất M F N của Mỹ biến động từ 0 đến 4 0 % , trong đó có khoảng 29,7% số dòng thuế (không kể các mức thuế trong hạn ngạch) có mức thuế 0% Nhìn chung thuế suất của M ỹ có xu hướng giảm dần Tuy nhiên, thuế suất của một

số nhóm mặt hàng lại có xu hướng tăng như động vật sống, thịt, thực phẩm chế

Trang 13

biến, nước giải khát, thuốc lá Ngoài ra, một số nhóm mặt hàng phải chịu thuế suất cao hơn mức thuế suất trung bình: như hàng dệt, hàng may mặc, sản phẩm nông nghiệp

Thuế đặc đinh (speciíic tariff): là loại thuế tính và thu một số tiền cụ thế trên một đơn vị hàng hoa Một số hàng hoa, chủ yếu là hàng nông sản và hàng

sơ chế phải chịu thuế theo trọng lượng, khối lượng hoặc thể tích Loại thuế này chiếm khoảng 1 2 % số dòng thuế trong biểu thuế HTS của Hoa Kờ.Ví dụ, thuế nhập khẩu M F N năm 2004 đối với cam là Ì ,9 cent/kg, đối với nho tươi trong khoảng 1,13 - 1,80 USD/m3

hoặc được miễn thuế tuy thời điểm nhập khẩu trong năm

Thuế gộp: là loại thuế kết hợp cả hai cách tính thuế theo giá và theo lượng Hàng phải chịu thêu gộp thường là hàng nông sản.Ví dụ, thuế suất M F N

đối với nấm m ã HTS 0709.51.01 áp dụng cho năm 2004 là 8,8cent/kg + 2 0 %

Thuế hạn ngạch: Ngoài những loại thuế trên thì một số hàng hoa khác phải chịu thuế hạn ngạch Hàng hoa nhập khẩu nằm trong phạm vi hạn ngạch

cho phép được hưởng mức thuế thấp hơn, trong khi đó hàng nhập vượt quá hạn

ngạch phải chịu mức thuế cao hơn nhiều và có hệ quả như cấm nhập khẩu Nức thuế M F N năm 2002 áp dụng đối với số lượng trong hạn ngạch bình quân là

9%, trong khi đó mức thuế đối với số lượng vượt hạn ngạch trung bình là 5 3 %

T h u ế hạn ngạch hiện nay đang được áp dụng với thịt bò, các sản phẩm sữa,

đường và các sản phẩm đường, lạc, thuốc lá và bông

Thuế theo thời vụ: Mức thuế đối với mốtố loại nông sản có thể thay đổi theo thời điểm nhập khẩu vào Hoa Kờ trong năm Ví dụ: Mức thuế M F N năm

2004 đối với nho tươi nhập khẩu trong thời gian từ 15/2 đến hết ngày 31/3 là 1,13 USD/m3

, trong thời gian từ 11/4 đến hết ngày 30/6 là 1,80 USD/m3

, và

ngoài những thời gian trên được miễn thuế

Tuy có nhiều cách tính thuế như trên nhưng hầu hết thuế quan nhập

khẩu của Hoa Kờ là thuế theo trị giá - thuế được tính trên cơ sở phẩn trăm của

Trang 14

-9-trị giá hàng nhập khẩu Thuế theo -9-trị giá của Hoa Kỳ bao gồm từ mức dưới 1 % tới gần 9 0 % Mặt hàng dệt và giày dép nhập khẩu thường phải chịu thuế suất cao hơn Hầu hết thuế theo trị giá là từ mức 2 đến 7%, vối mức thuế MEN trung bình toàn biợu là 4%

Một số mặt hàng nhập khẩu, chủ yếu là nông sản và những mặt hàng chưa qua chế biến khác bị đánh "thuế theo khối lượng" là thuế được thợ hiện bằng một khoản phí cụ thợ đánh vào một khối lượng hàng hoa cụ thợ Một số mặt hàng chịu thuế gộp, tức là thuế suất gồm hai phần thuế theo trị giá và thuế đặc định Cũng có một số mặt hàng khác chẳng hạn như đường lại chịu "hạn ngạch thuế suất" là mức thuế quan cao hơn áp dụng đối với số hàng nhập khẩu vượt quá số lượng quy định vào Hoa Kỳ trong năm Và một số nhỏ các trường hợp đặc biệt khác chịu các loại thuế khác Tuy nhiên với các nhóm nước khác nhau, Hoa Kỳ có chính sách nhập khẩu khác nhau thợ hiện qua các đạo luật cụ thợ là các quy chế đối xử m à các đạo luật đó đem lại

Riêng đối với Việt Nam, hải quan Hoa Kỳ sử dụng thuế quan là công cụ chủ yếu đợ thực thi chính sách và các luật liên quan điợu chỉnh quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Có hai loại thuế quan, thuế quan theo Đạo luật

T h u ế quan có các hàng cột phân định rõ ràng (3 cột) Loại thuế thứ hai là các loại thuế đặc biệt không quy định trong biợu thuế được hải quan đưa ra trong từng trường hợp nhằm thực thi một số đạo luật khác như qui chế tối huệ quốc (MFN), luật chế tài thương mại, luật thuế đối kháng, luật chống phá giá Hiện nay, Việt Nam đã được hưởng mức thuế MFN, N T của Hoa Kỳ

Một đặc điợm quan trọng hệ thống thuế quan của Mỹ là sự chênh lệch giữa mức thuế suất M F N và thuế suất phi MFN Đây chính là điợm bất lợi lớn nhất với sức cạnh tranh của những hàng hoa xuất xứ từ những nước chưa được hưởng mức thuế M F N trên thị trường Mỹ Ta có thợ thấy sự chênh lệch này đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường M ỹ năm

2000 như sau:

Trang 15

Bảng 1: Chênh lệch giữa thuê suất M F N và non- M F N n ă m 2000

STT Mặt hàng Thuê suất

MFN (%)

Thuê suất phi MFN (%)

Chênh lệch (lần)

Đây là các biện pháp nhằm trực tiếp giới hạn khối lượng hoặc giá trị

buộc các nước thành viên phải tiến tới xoa bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế định lượng

l i

Trang 16

-Các biện pháp hạn chế về số lượng vì mục đích thương mại chỉ áp dụng

ở một số ngành hàng, đáng chú ý nhất là ngành dệt may Tuy nhiên, nhìn chung hầu hết các hạn chế về số lượng và các biện pháp quản lý thương mại của Hoa Kỳ đều được đặt ra nhằm mục đích đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ sức khoe của ngưậi tiêu dùng, giữ gìn đạo đức xã hội hoặc vì mục đích bảo vệ môi trưậng Chẳng hạn, Hoa Kỳ cấm nhập khẩu mặt hàng cá ngừ từ một số nước (như Panama, Honduras, và Belize) là những nước có đội tàu đánh bắt cá

ở vùng biển Đông Thái Bình Dương với mục đích bảo đảm việc bảo tồn loài cá voi Hoặc vào tháng 5/1996, Hoa Kỳ cũng đã cấm nhập khẩu tôm và các sản phẩm từ tôm được đánh bắt với công nghệ có thể làm hại tới rùa biển Hoa Kỳ cũng đã duy trì lệnh cấm đối với hàng hoa nhập khẩu từ một số nước vì các mục đích chính trị

Các biện pháp quản lý nhập khẩu của Hoa Kỳ được thực hiện thông qua một hệ thống giấy phép Báo cáo mới nhất của Hoa Kỳ với WTO về việc cấp giấy phép m ô tả quá trình tuân theo để có thể nhập khẩu những sản phẩm sau: thực vật, động vật và các sản phẩm của chúng, hơi đốt tự nhiên, cá và sinh vật hoang dại, các loại thuốc ngủ, thuốc gây mê, chất gây nghiện, rượu, thuốc lá, súng cầm tay các loại và các vũ khí hạt nhân Nhập khẩu khí đốt tự nhiên hoặc khí đốt hoa lỏng chỉ được phép nếu việc nhập khẩu đó gắn liền với lợi ích của dân chúng, ngoại trừ việc nhập khẩu từ các nước m à Hoa Kỳ ký Hiệp định thương mại tự do

Việc kinh doanh các sản phẩm dệt may tiếp tục bị tác động bởi hạn ngạch nhập khẩu áp dụng đối với một số sản phẩm dệt may nhất định nhập khẩu từ khoảng hơn 40 nước N ă m 1995, theo kết quả của vòng đàm phán Uruguay, hạn chế về số lượng đối với nông sản vốn được quy định bới Hiệp định của WTO về nông nghiệp đã dược chuyển thành hạn ngạch thuế quan

Đ ố i với một số sản phẩm nhạy cảm như đưậng và các sản phẩm từ sữa thì thuế đối với hàng nhập khẩu vượt quá hạn ngạch trên thực tế đóng vai trò như một hình thức hạn chế nhập khẩu về số lượng Ngoài ra, nhập khẩu gỗ xẻ từ Canada, nước xuất khẩu chính mặt hàng này vào Hoa Kỳ, đã bị hạn chế bới

Trang 17

một hệ thống tương tự như hạn ngạch thuế quan Hoa Kỳ cũng đã đàm phán với Nga về những hạn chế đối với nhập khẩu uranium, anomi-nitrat, và một số sản phẩm thép, với Ukraine về những hạn chế nhập khẩu silicon-mangan và một số sân phẩm thép Phần lớn hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ do Cục hải quan của nước này quản lý Hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ chia làm hai loại chính:

2 Ì Hạn ngạch thuế quan (Tarriff-rate quota) quy định số lường của mặt

hàng đó đườc nhập vào với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định Không có hạn chế về số lường nhập vào đối với mật hàng này, nhưng số lường nhiều trên mức quota cho thời gian đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn nhiều thậm chí nhiều lần so với mức thuế trong hạn ngạch Trong đa số các trường hờp thì các hàng hoa xuất khẩu của khối các nước X H C N (trước đây) không đườc hưởng ưu đãi của hạn ngạch theo mức thuế

Các mặt hàng chịu hạn ngạch thuế quan bao gồm:Sữa và kem không đặc hoặc không đường hay các chất ngọt khác, với lường chất béo theo trọng lường vườt quá 1 % nhưng không quá 6%

Một số mặt hàng thuộc các nước NAFTA (Mexico, Canada);

Một số mặt hàng theo quy định của WTO;

13

Trang 18

-M ộ t số mặt hàng nóng sản theo hiệp định Hoa Kỳ- Israel

2.2 Hạn ngạch tuyệt đối (Absolute quota): là hạn ngạch giới hạn về số lượng Tức là số lượng vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào Hoa Kỳ trong thời hạn của hạn ngạch M ộ t số quota là áp dụng chung, còn một số thì chỉ áp dụng riêng đối với một số nước Hàng nhập quá số lượng theo quota sẽ phải tái xuữt hoặc lưu kho trong suốt thời hạn của quota, cho đến khi bắt đầu thời hạn quota mới

Các mặt hàng chịu hạn ngạch tuyệt đối là:

Thức ăn gia súc, có thành phần sữa hoặc các sản phẩm sữa; Sản phẩm thay thế bơ, có chứa 45% bơ béo theo HTS 2106.90.15

và bơ từ dầu ăn;

Bơ pha trộn, trên 55,5% nhưng không quá 45% trọng lượng là bơ béo;

Pho mát làm từ sữa chưa thanh trùng để thời gian chưa quá 9 tháng;

Sữa khô theo HTS 9904.10.15;

Sữa khô chứa 5,5% hoặc ít hem trọng lượng là bơ béo;

Chocolate crumb và các sản phẩm liên quan có chứa trên 5,5% trọng lượng là bơ béo;

Chocolate crumb chứa 5,5% hoặc ít hơn trọng lượng là bơ béo Ethyl alcohol và cữc sản phẩm dùng chữt này trong nhiên liệu

nhập từ vùng Caribe và các vùng lãnh thổ phụ thuộc Hoa Kỳ theo HTS 9901.00.50;

Thịt từ Australia và New Zealand;

Trang 19

Sữa và kem dạng lỏng hay đông lạnh, tươi hoặc chua (từ New

Một số hạn ngạch tuyệt đối thường hết ngay sau khi bắt đầu thời hạn áp dụng hạn ngạch Do đó, mỗi hạn ngạch thường được tuyên bố chính thức vào 12h trưa, hoặc vào các khoảng thời gian tương ứng ở các múi giờ khác nhau vào một ngày ọn định K h i tổng số lượng hàng nhập khẩu vào lúc bắt đầu thời hạn áp đụng hạn ngạch m à vượt quá hạn ngạch, thì hàng hoa sẽ được giải phóng theo cách tính thuế trên cơ sở theo tỉ lệ giữa tổng số hàng được nhập theo hạn ngạch

3 Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ

Đe bảo vệ lợi ích kinh tế, an ninh, sức khoe người tiêu dùng và bảo tồn động thực vật trong nước, Chính phủ và Hải quan Hoa Kỳ đưa ra những đạo luật quy định về vệ sinh dịch tễ hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm hạn chế hoặc cọm một số loại hàng hoa nhập khọu vào thị trường Hoa Kỳ Trong phạm v i đề tài này, chúng tôi chỉ nêu ra những quy định cần thiết đối với một số mặt hàng

cụ thể khi muốn nhập khọu vào thị trường Hoa Kỳ để chúng ta cùng tham

khảo

Trang 20

Các mặt hàng nông sản:

ì Phomat, sữa và các sản phẩm sữa:

Pho mát và các sản phẩm pho mát phải tuân theo các yêu cầu của cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và của Bộ Nông nghiệp M ỹ và hâu hết phải xin giấy phép nhập khẩu và quota của Vụ Quàn lý đối ngoại (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ

Nhập khâu sữa và kem phải tuân theo các điều luật về nhập khẩu sữa Các sản phàm này chể được nhập khẩu bời những người có giấy phép nhập khấu do các cơ quan : Bộ Y tế, FDA, Trung tâm an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, Văn phòng nhãn hiệu thực phẩm và Bộ Nông nghiệp M ỹ cấp

2 Hoa quà, rau và hạt các loại:

Một sô các hàng nông sản (kể cả đô tươi: cà chua, quả avocado, soài, lime, cam, nho, hạt tiêu, khoai tây ái nhĩ lan, dưa chuột, quả trứng gà , hành khô, vvalnut và íĩlbert, các quả hộp như raisin, mận, ô liu phải đàm bảo các yêu câu vê nhập khâu của Mỹ về chủng loại, kích cỡ, chất lượng và độ chín Các mặt hàng này phải qua giám định và được cấp Giấy chứng nhận của C ơ quan giám định và an toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Các điều kiện hạn chế khác có thể được áp đặt bời C ơ quan giám định thực vật và động vật thuộc Bộ Nông nghiệp theo Luật kiểm dịch thực vật (Plan Quarantine Act) và

cơ quan FDA theo Luật thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm Liên bang (Federal Food, Drug and Cosmetic Act)

3 Động vật sông: phải đáp ứng các điêu kiện vê giám định và kiêm

dịch của C ơ quan giám định động và thực vật (APHIS) đối với: cừu, hươu, lạc

đà, lợn, ngựa, da sống, len, lông, xương, cỏ hạc rơm khô

Các loại trên phải có giấy phép nhập khẩu của APHIS trước khi giao hàng từ nước xuất xứ Nhập khấu các động vật phải kèm theo chứng chi sức

Trang 21

khoe của chúng và chỉ được đưa vào qua một số cảng nhát định nơi có các cơ

sờ kiêm dịch

4 Thịt và các sản phẩm thịt: (từ bò, cừu, lợn, dê và ngựa) nhập khâu

vào M ỹ phải tuân theo các quy định của Bộ Nông nghiệp M ỹ và phải qua giám định của C ơ quan Giám định y tế về động và thực vật (APHIS) và của cơ quan giám định về an toàn thực phẩm trước khi làm thủ tục hải quan

5 Cây và các sản phàm từ cây: phải tuân theo các quy định của Bộ

Nông nghiệp, có thấ bị hạn chế hoặc cấm Các sản phẩm này bao gồm cả trái cây, rau, cây trồng, rễ cây, hạt, sợi từ cây kế cả bông và các cây làm chối, hoa

đã cát, một sô loại ngũ cốc, gỗ cây, gỗ xé, đều cần phải có giây phép nhập khâu

ớ Gia câm và các sản phàm gia cầm:

Gia cầm sống, đông lạnh hoặc đóng hộp, trứng và các sản phẩm trứng phải tuân theo các quy định của APHIS và cơ quan giám định an toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp

7. Hạt:

Việc nhập khẩu hạt rau và các hạt giống nông sản phải tuân theo quy định của Luật hạt thực vật Liên bang năm 1939 (Federal Seed Act) và các quy định của Cục tiêu thụ nông sản ( A G R I C U L T U R A L Markerting Service) thuộc

Bộ Nông nghiệp

Hàng tiêu dùng:

8 Đô điện gia dụng:

Phải có ghi trên nhãn các tiêu chuẩn về điện và chỉ tiêu năng lượng tiêu thụ điện theo quy định của Bộ Năng lượng và Hội đồng thương mại liên bang

và theo điều luật: "The Energy Policy and Conventioíĩy^f"^ộỉ v ớ i các hàng

sau: tủ lạnh, tủ cấp đông, máy rửa bát, máy sấy quần lỸ^máỵ đun nước, điều

17

-?ơnC

Trang 22

hoa nhiệt độ, thiết bị sưởi, đồ điện trong bếp và lò nướng, máy giặt, máy hút

âm, máy phun ấm, điều hoa trung tâm và các đồ gia dụng khác

9 Hàng điện tủ:

Các sản phàm phát xạ, kể cả âm thanh: tivi, cold - cathode gas disscharge tube, lò vi sóng, thiết bị chụp X - quang, thiết bị dùng tia la-ser, thiết bị phát xạ và và các thiết bị điện tử khác phải tuân theo các quy định cùa Luật Quản lý bức xạ cho sức khoe và an toàn năm 1968 (Radiation Control for health and Saíety Act) M ộ t sản phẩm điện tử nhập khẩu để bán hoặc sử dụng

ở Mủ, có áp dụng tiêu chuẩn bức xạ, có thề được nhập khẩu chỉ khi nào có hồ

sơ thông báo nhập khẩu của người nhập khẩu (mẫu FD 701) và khai báo sản phẩm điện tử (mẫu FD 2877) cho mỗi lẫn nhập khẩu Cả hai chứng từ này đều

do C ơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm, Trung tâm thiết bị và an toàn phóng xạ cấp

Các quy định của Luật quản lý bức xạ cho sức khoe và an toàn áp dụng cho các sản phẩm chế tạo ờ Mủ cũng như hàng nhập khẩu

lo Thực phàm, thuốc bệnh, mỹ phàm và trang bị y tê:

Phải tuân theo các quy định của Luật vê thực phàm, dược phàm và mủ phàm liên bang (Federal, Food, Drug and Consmetic Act) do C ơ quan quàn lý thực phàm và dược phẩm (FAS) của Bộ Y tế quản lý Điều luật này cấm nhập những mặt hàng không đúng nhãn hiệu, chất lượng kém và không đám bảo vệ sinh Hàng không đảm bảo theo quy định sẽ bị buộc phải huy hoặc tái xuất khâu về nước xuất xứ

N h i ề u mặt hàng thực phẩm như: bánh kẹo, sản phàm sữa, thịt, trứng, trái cây, rau còn phải tuân theo các quy định như đã nêu ở trên

Hải sản phải tuân theo các quy định của C ơ quan ngư nghiệp quốc gia (National Marinie Fisheries Service) thuộc Cục Quản lý môi trường và biên thuộc Bộ Thương mại

Trang 23

Hàng đét, len, sản phàm lòng t h ủ :

Ì ỉ Hàng dệt:

Các sản phẩm sợi dệt nhập khẩu phải có tem, mark, m ã theo quy định trong Luật xác định sản phẩm may mặc (Textile Fiber Products Identiíication Act)

- Tên và tỷ lệ trọng lượng của các thành phân sợi lớn hơn 5 % trong sản phàm, các thành phần sợi nhỏ hơn 5 % được ghi là "các sợi khác";

- Tên hãng sản xuất và tên hoặc số đăng ký do Uỷ ban Thương mại Liên bang (Federal Trade mission -FTC) cấp, của mửt hoặc nhiều người bán các sản phàm sợi này Tên nhãn hiệu đã được đăng ký tại M ỹ có thế ghi trên nhãn mark, nếu nhãn mark này đã được gửi đến FTC

- Tên cùa nước nơi đã gia công hoặc sàn xuất

Đê thi hành Luật xác định sản phàm may mặc, phải có mửt hoa đơn thương mại cho toàn bử chuyến hàng may mặc trị giá trên 500 USD và theo đúng các yêu cầu nhãn hiệu cùa Luật Thương mại Mỹ

12 Len:

Nhập khấu hàng len vào Mỹ, trừ thảm, đệm và các sản phẩm đã được sản xuất từ hơn 20 năm trước khi nhập khấu sẽ phải tuân theo các quy định theo Luật Nhãn hiệu hàng len năm 1939 (Wool Products Labeling Act 1939):

- Tỷ lệ trọng lượng các sợi thành phần của sản phẩm len, trừ các thành phân dưới 5 % tống trọng lượng: bao nhiêu % là len, len tái chế, các sợi khác không phải là len (nếu lớn hơn 5 % ) và tồng số các sợi khác không phải là len;

- Tên nhà sản xuất hoặc người nhập khấu Nếu người nhập khẩu đã có

số đăng ký với FTC, số đó có thể được ghi thay cho tên

13 Lông thú:

Trang 24

Hàng may mặc băng lông thú hoặc một phân băng lông thú nhập khâu vào Mỹ, trù những sản phẩm mới có đơn giá nhỏ hơn 7 USD phải được ghi mark, m ã theo quy định của Luật Nhãn hiệu hàng lông thú (Fur Products Label Act):

- Tên người sản xuất lông thú hoặc người nhập khẩu Nêu người nhập khấu đã có số đăng ký với FTC, số đó có thồ được ghi thay cho tên người

- Ghi tên của loài thú lấy lông;

- Ghi chú nếu có sử dụng lông hư hỏng hoặc lông cũ;

- Ghi rõ nếu lông được tẩy, nhuộm;

- Ghi rõ nếu lông đó gồm toàn bộ hay của các phần cơ thồ động vật;

- Tên nước xuất xứ nhập khẩu lòng đồ làm ra sản phẩm may mặc

4 Quy định về xuất xứ, ký mã hiệu hàng hoa:

Khi nhập hàng hoa vào nước Mỹ, cần lưu ý những quy định sau đây của Hải quan Mỹ:

a- Mác, mã phải ghi rõ nước xuất xứ: Luật pháp của M ỹ quy định mọi

hàng hoa nhập khau có xuất xứ ngoại quốc, phải ghi rõ ràng, không tẩy xoa được, ờ chỗ dễ nhìn thấy trên bao bì xuất nhập khẩu Tên người mua cuối cùng

ở Mỹ, tên bằng tiếng Anh nước xuất xứ hàng hoa đó

b- Ngoại lệ: Trong một số trường hợp như sau, M ỹ không phải bắt buộc

tuân thủ quy định trên:

- Hàng hoa xét thấy không có gì nghi vấn về xuất xứ, hoặc xuất xứ quá

rõ ràng;

- Hàng m à người nhập khâu chê biến, thay đôi rồi xuất đi ngay và người mua cuôi cùng của sản phàm ây không phải là người mua cuối cua số hàng nhập ban đầu;

Trang 25

- Sản phàm nghề cá của Mỹ, sản phẩm thuộc quyền sờ hữu của Mỹ, sán phàm chuyển tải, xuất ngay từ Mỹ;

- Sản phẩm được miễn thuế trị giá Ì USD hoặc thấp hơn, hoặc thực sự

là quà biếu trị giá dưới l o USD hoặc sản phẩm sản xuất được trên 20 năm rứi

mới xuât khâu

5 Quy trình nhập khẩu, chứng từ, thủ tục hải quan

K h i một chuyến hàng xuất khẩu đến Mỹ, chủ hàng, người mua hoặc người môi giới hải quan có giấy phép do chủ hàng, người mua hoặc người nhận hàng chỉ định sẽ trình các chứng từ nhập khẩu hàng hoa với Giám đốc hải quan quận hoặc cảng ở cảng nhập khẩu

Ngoài cơ quan hải quan Mỹ, người nhập khẩu cần phải liên hệ với các

cơ quan khác khi có vấn đề phát sinh liên quan đến những hàng hoa cụ thể Ví dụ: các vấn đề liên quan tới sản phẩm do Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (Food and Drug Administration - FDA) chịu trách nhiệm sẽ được chuyển cho vãn phòng FDA ở quận gần nhất hoặc cho Phòng nhập khẩu ở trụ

sở FDA Thủ tục tương tự cũng áp dụng cho các sản phẩm như rượu, thuốc lá,

vũ khí gây nổ, các sản phẩm và hàng hoa khác do 60 cơ quan chính phủ liên bang quản lý và hải quan Mỹ thay mặt họ chịu trách nhiệm thi hành các luật về nhập khẩu

Hàng hoa đưa vào khu vực ngoại thương không được nhập khẩu ở các trạm hải quan

* Quy trình nhập khẩu hàng hoa gứm :

(1) Lập và trình các chứng từ cần thiết để xác định hàng hoa có thể được giải phóng khỏi kho ngoại quan không

(2) Lập và trình các chứng từ có các thông tin cần thiết để xác định mức thuế và dùng cho công tác thống kê Hai phẩn này có thể được hoàn tất thông

21

Trang 26

-qua hệ thống điện tử như chương trình Mạng môi giới tự động của Hệ thống thương mại tự động

* Chứng từ nhập khẩu:

Trong vòng 5 ngày kể từ ngày hàng hoa đến cảng khẩu ở Mỹ, các chứng

từ nhập khẩu phải đưịc hoàn tất, chỉ trừ khi đưịc phép mở rộng địa điểm Các chứng từ này bao gồm:

a- Phiếu danh mục hàng nhập khẩu hoặc đơn xin và Giấy phép đặc biệt cho giao hàng ngay hoặc mẫu đơn giải phóng hàng hoa theo yêu cầu của Giám đốc hải quan quận

b- Bằng chứng chứng minh quyền nhập khẩu (giấy uy quyền ) c- Hoa đon thương mại hoặc hoa đơn sơ bộ khi chưa thể lập đưịc hoa đơn thương mại

d- Phiếu đóng gói nếu cần thiết

e- Các chứng từ cần thiết khác để xác định khả năng thông quan của hàng hoa

Trong một số trường hịp có thể sử dụng một quy trình thủ tục thay thế

để giải phóng hàng hoa ngay bằng việc xin Giấy phép đặc biệt cho giao hàng ngay trước khi hàng đến nơi Người chuyên chở tham gia trong hệ thống kiểm định tự động có thể đưịc phép giải phóng hàng có điều kiện, sau khi ròi nước xuất khẩu và tối đa trong vòng 5 ngày trước khi tàu đến Mỹ Nếu đơn xin đưịc phê chuẩn, hàng hoa sẽ đưịc giải phóng nhanh ngay sau khi đến nơi Hồ sơ nhập khẩu tóm tắt sẽ đưịc lập theo mâu hịp thức hoặc bằng văn bản hoặc qua mạng điện tử và thuế ước tính phải đưịc thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ lúc hàng đưịc giải phóng

* nhủ tục nhập kho:

Hàng hoa nằm trong hạn ngạch theo thuế nhập và trong một số trường họp hàng hoa chịu hạn ngạch tuyệt đối ( hầu hết các mặt hàng chịu hạn ngạch

Trang 27

hải quan theo một thủ tục nhập kho riêng ) Hàng có thể được giữ trong kho tới

5 năm kể từ ngày nhập khẩu Trong khoảng thời gian này, hàng hoa có thể được tái xuất m à không phải trả thuế nhập khẩu hoặc có thể được đưa ra khỏi kho để tiêu thụ nếu trả thuế theo mức hiỗn hành vào ngày đưa hàng ra khỏi kho Nếu hàng hoa bị hư hại do lỗi của hải quan khi kiểm tra thì không phải trả thuế

Trong thời gian nằm trong kho ngoại quan, hàng hoa có thể được rửa sạch, phân loại, đóng gói lại hoặc trải qua bất kỳ quá trình nào khác nhưng không phải là sản xuất, làm thay đổi tình trạng của hàng hoa (dưới sự giám sát của hải quan) Sau khi qua xử lý như trên hàng hoa có thế được xuất khẩu m à không phải trả thuế hoặc có thể được đưa ra khỏi kho đế tiêu thụ khi đã thanh toán thuế theo mức hiỗn hành áp dụng cho hàng hoa trong tình trạng đã qua xử

lý tại thời điểm đưa ra khỏi kho

Hàng hoa dễ hỏng, chất nổ hoặc hàng cấm nhập khẩu có thể được giữ trong kho ngoại quan Một số mặt hàng hạn chế nhập, dù không được phép giải phóng có thể nhập kho

* Hàng hoa không nhập khẩu được:

Nếu không thể trình hồ sơ nhập khẩu hàng hoa ở cảng khẩu hoặc cảng đến trong vòng 5 ngày kể từ lúc hàng đến, giám đốc hải quan quận hoặc cảng khẩu có thể giữ hàng trong kho (rủi ro và chi phí người nhập khẩu phải chịu) Nếu không được thông quan trong vòng Ì năm kể từ ngày nhập khẩu, hàng hoa

có thể được bán đấu giá công khai

Phí bảo quản lưu kho, chi phí bán hàng, thuế doanh thu nội địa, thuế và các khoản phải trả cho viỗc giữ lưu kho sẽ được thanh toán từ tiền bán hàng không được nhập khẩu Tiền thừa sau khi đã khấu trừ các khoản trên thường được trả cho người giữ vận đơn của số hàng đã được ký hậu hợp thức Nếu hàng hoa phải chịu thuế doanh thu nội địa và hàng không đủ để bán đấu giá công khai và thanh toán thuế thì sẽ bị tiêu huy

2 3

Trang 28

-* Thủ tục nhập khẩu:

- Thủ tục nhập khẩu do người nhập khẩu thực hiện:

Hàng hoa được chuyên chở bằng tàu thương mại khi đến M ỹ phải do chính chủ hàng, người mua, nhân viên của họ được uy quyền hoặc người môi giới hải quan có giữy phép được chủ hàng, người mua hoặc người nhận hàng chỉ định tiến hành làm thủ tục nhập khẩu Nhân viên hải quan M ỹ và những nhàn viên của người mua không được phép làm đại diện cho người nhập khẩu hoặc người giao nhận hàng hoa nhập khẩu

- Thủ tục nhập khẩu do người khác thực hiện:

Cá nhân hoặc hội buôn nước ngoài hoặc một công ty nước ngoài có thể nhập khẩu hàng thông qua một đại lý hoặc đại diện của người xuữt khẩu ở Mỹ, qua một thành viên hội buôn hoặc một nhân viên của công ty đó Ngoài ra, một công ty nước ngoài có hàng hoa được nhập khẩu phải uy quyền cho một đại lý ở Mỹ đứng ra thay mặt làm thù tục nhập khẩu ở bang nơi có cảng nhập khẩu

Người môi giới hải quan được chỉ định trong giữy uy quyền hải quan có thể làm thủ tục đại diện cho người xuữt khẩu hoặc đại diện của họ Bản khai hải quan của chủ hàng do người môi giới hải quan yêu cầu được một cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài làm phải có bảo đảm bằng tiền để trang trải các khoản thuế nhập khẩu phát sinh hoặc phải trả thêm Bản khai của chủ hàng được làm

ở nước ngoài có thể được chữp nhận nhưng phải được làm ở cơ quan cóng chứng hoặc có dữu công chứng Có thể làm công chứng ở tữt cả các Đ ạ i Sứ quán Mỹ trên thế giới và ở các Tổng Lãnh sự Mỹ

Trang 29

và ngay lập tức được thay thế bằng hiệp định hàng dệt may ATC trong khuôn khổ vòng đàm phán Urugoay ATC cũng đã hết hạn vào ngày 1/1/2005 Hiệp định dệt may song phương Việt Nam- Hoa Kỳ ký tháng 4/2003 và bắt đầu có hiệu lực từ 1/5/2003 Theo hiệp định này 38 mặt hàng dệt may từ Việt Nam phải chịu hạn chế về số lượng nhập khớu vào Hoa Kỳ Vì Việt Nam chưa phái

là thành viên WTO nên xuất khớu hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kỳ sau 1/1/2005 vẫn bị hạn chế bằng hạn ngạch

Về hạn ngạch thuế quan đối với sản phớm đường, từ năm 1934, Hoa Kỳ

đã có những biện pháp hạn chế nhập khớu đường nhằm hỗ trợ ngành mía đường và củ cải đường trong nước phát triển Hệ thống bảo hộ nhập khớu đường của Hoa Kỳ đã làm giá đường trong nước cao hơn giá trên thế giới N ă m

1990, Hoa Kỳ đã thay hạn ngạch tuyệt đối áp dụng đối với đường nhập khớu bằng hạn ngạch thuế quan Hai loại hạn ngạch thuế quan được Hoa Kỳ áp dụng là: một loại hạn ngạch áp dụng đối với đường mía thò, một loại áp dụng đối với đường tinh chế, kể cả mật đường

Riêng về mặt hàng rau quả, Mỹ cấm nhập khớu một số loại rau quả không đáp ứng các yêu cầu theo phớm cấp tiêu thụ do Bộ Nông nghiệp đặt ra Danh mục các sản phớm nhập khớu thuộc diện phải đáp ứng các yêu cầu phớm cấp tiêu thụ theo luật này là quả chà là, bưởi, kiwi, ô liu, hành, cam, mận, cà chua, nho khô, hạnh nhân

Hoa Kỳ còn hạn chế nhập khớu theo các luật về môi trường Những luật này sử dụng các biện pháp hạn chế nhập khớu để ép các Chính phủ nước ngoài bảo vệ cá heo, hải sản, chim rừng và các loại động vật khác có nguy cơ bị tuyệt chủng

Luật bảo vệ động vật biển có vú 1972 cấm nhập khớu động vật biển có

vú và các sản phớm của các loài động vật này, trừ một số trường hợp đặc biệt như vì mục đích nghiên cứu khoa học Luật này cũng dành quyền cho Bộ trưởng Tài chính cấm nhập khớu cá hoặc các sản phớm chế biến từ cá được

Trang 30

-25-đánh bắt bằng kỹ thuật dẫn đến làm chết hoặc bị thương nghiêm trọng các loài động vật có vú ở đại dương vượt quá mức tiêu chuẩn của Hoa Kỳ

Luật bổo tồn cá heo quốc tế và luật chương trình bổo tổn cá heo quốc tế

1997 là hai luật tăng cường hợp tác quốc tế trong việc bổo vệ cá heo, tránh gây hại đến loài động vật này

Ngoài ra Hoa Kỳ còn có những luật riêng hạn chế nhập khẩu vì an ninh quốc gia, vì cán cân thanh toán Hai luật này cho phép Tổng thống Mỹ có quyển hạn chế nhập khẩu những mạt hàng đe dọa an ninh quốc gia hoặc cán cân thanh toán Ví dụ: Sau vụ khủng bố ngày 11/09/ 2001, M ỹ đưa ra một số biện pháp khác nhằm tăng cường an ninh Trong đó có thế kể đến:

Ì Sáng kiến an ninh container

2 Quy tắc thông báo tàu đến trước 24h

Trang 31

C H Ư Ơ N G l i : NHỮNG cơ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT

N A M K H I X U Ấ T K H A U S A N G T H Ị T R Ư Ờ N G M Ỹ

ì Thực trạng xuất khẩu cảa Việt nam sang Mỹ:

1 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ:

Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu có quan hệ thương mại từ năm 1992 tuy nhiên mới chỉ ở mức rất khiêm tốn, thương mại hai chiều mới chỉ đạt khoảng 4,5 triệu USD Mốc tính chính thức bất đầu từ năm 1994, một năm sau khi lệnh cấm vận được gẩ bỏ Các năm tiếp theo thương mại hai chiều giữa Việt Nam

và Hoa Kỳ tăng đều và rất mạnh theo cả hai chiều xuất và nhập khẩu, đa dạng dần về nhóm hàng và gia tăng về trị giá mỗi nhóm Đặc biệt sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực, đã xuất hiện những động thái mới trong xuất nhập khẩu N ă m 2003, tuy châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng số một của Việt Nam với tỷ trọng 4 8 % k i m ngạch xuất khẩu, châu M ỹ

m à chủ yếu là Hoa Kỳ đã vọt lèn rất nhanh thay thế châu Âu, chiếm vị trí thứ hai với tỷ trọng 23% Và Hoa Kỳ trở thành đối tác xuất khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam, tiếp đó là Nhật Bản, Trung Quốc, Ôxtráylia và Singapore

Bảng 2 : Thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ

Đơn vị: triệu USD

N ă m 2000 2001 2002 2003 2004

( Nguồn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ )

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hon Kỳ đã được đa dạng dần về chủng loại Chiếm tỷ trọng cao nhất hiện nay là nhóm hàng các sản phẩm dệt và may mặc chiếm 56,2% tổng giá trị hàng xuất khẩu của ta sang

2 7

Trang 32

-Hoa Kỳ, nhóm hàng tỷ trọng lớn thứ hai là thủy hải sản chiếm khoảng hơn 17% N h ó m hàng này có xu hướng giảm mạnh từ năm 2001( từ 476,7 triệu USD năm 2001 xuống còn 730,5 triệu USD năm 2003) Các nhóm còn lại chiếm tỷ trọng còn rất khiêm tốn, thường dưới 5 % và một số ít trên dưới 1 0 % tổng giá trị hàng xuất khỗu vào thị trường Hoa Kỳ Chúng ta cùng xem bảng tổng kết hàng Việt Nam xuất khỗu sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 đến năm 2003( Bảng 3)

Bảng 3 : Hàng Việt Nam xuất khỗu sang thị trường Hoa Kỳ

Đơn vị: triệu USD

7 Quả hạt để ăn các loại 51,1 48,1 70,5 99.2

8 Cà phê, chè, các loại gia vị 132,9 88,7 73 97,9

Trang 33

Có thể sơ bộ nhận xét các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa

Kỳ như sau:

- Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng phục vụ tiêu dùng

- Mức tăng trưởng xuất khẩu cao sau khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ

có hiệu lực ( trong các năm 2002 và 2003) tập trung vào các mặt hàng công nghiệp chứ không phới các mặt hàng khoáng sớn hoặc nông thủy sớn ( sự chênh lệch giữa mức thuế nhập khẩu Tối huệ quốc và Phi T ố i huệ quốc của Hoa Kỳ đối với các mặt hàng thô và nông thủy sớn là không đáng kể thậm chí trong nhiều trường hợp cớ hai mức thuế này đều bằng 0% Nói cách khác, hiệp định BTA có hiệu lực không tác động mạnh đến xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam sang Hoa Kỳ) Hầu hết các mặt hàng công nghiệp như dệt may, giầy dép, đồ gỗ nội thất và thiết bị điện m à Việt nam hiện đang xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ là các mặt hàng Việt Nam chỉ làm gia công từ các nguyên phụ liệu nhập khẩu, và như vậy mặc dù k i m ngạch xuất khẩu có tăng cao nhưng lợi ích thương mại thực tế m à Việt Nam thu được là khổng nhiều Chúng ta cũng có thể thấy là từ năm 2000 một số mặt hàng lần đẩu tiên được xuất khẩu sang Hoa Kỳ như mỡ, dầu động thực vật, ngọc trai thiên nhiên hoặc nuôi cấy, đá quý, các sớn phẩm xay xát mở ra hướng phát triển thị trường mới cho một loạt các ngành sớn xuất của Việt Nam Tuy nhiên, cũng đáng lo ngại khi một loạt mặt hàng xuất khẩu gần như biến mất khỏi thị trường Hoa Kỳ như sợi dệt gốc thực vật, tơ nhân tạo, hóa chất hữu cơ, vô cơ, các sớn phẩm dược Nguyên nhãn chính là do doanh nghiệp Việt nam không đủ mạnh trên thị trường Hoa Kỳ Trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, một số nhóm hàng có tỷ trọng lớn, tăng trưởng k i m ngạch xuất khẩu cao, một

số nhóm hàng suy giớm Và cuối cùng là một số nhóm hàng có tiềm năng mới

có thể xuất sang thị trường Hoa Kỳ Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể về các nhóm mặt hàng này

2 9

Trang 34

-2 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng cụ thê

Nhóm các sần phẩm đét và may mặc:

Mỹ là nước luôn đứng đẩu thế giới về nhập khẩu hàng dệt may và may mặc N h ó m hàng dệt may cũng là một trong những nhóm hàng nhập khấu lớn nhất của M ỹ với mẫu m ã hết sức đa dạng M ỗ i năm, M ỹ nhập khẩu tới hàng chục tỷ USD hàng dệt may mới sức mua ngày càng tăng: năm 1994 là 43 tỷ USD, năm 1995 là 50 tỷ, những năm 1998, 1999 là gển 60 tỷ USD, năm 2002

là 58 tỷ và năm 2003 con số này đã lên tới hơn 62 tỷ USD, chiếm khoảng 6,0% kim ngạch nhập khẩu của Mỹ

Ngành hàng dệt may là ngành hàng phát triển rất mạnh ở Việt Nam vì Việt Nam có lợi thế là lượng lao động dổi dào và giá nhân công rẻ Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu gân 1,5 tỷ USD hàng dệt may ra nước ngoài Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam còn rất thấp chưa ngang tểm với sức mua của thị trường Mỹ cũng như tiềm năng sản xuất của Việt Nam do còn một số khó khăn như thuế suất nhập khẩu vẫn chưa được ưu đãi, cước phí

vận chuyển cao, hay thiếu nguyên phụ liệu đế sản xuất hàng theo giá FOB theo

yêu cểu của đa số khách hàng Mỹ

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy nhóm các sản phẩm dệt và may mặc là một trong những nhóm hàng chiến lược tăng đặc biệt mạnh ở Việt Nam N ă m 2002, k i m ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ là 0,881 tỷ USD N ă m 2003, con số này đã lên tới 2,364 tỷ USD, tăng 168,3% Trước hết cển khẳng định đây là nỗ lực rất lớn của ngành may mặc Việt Nam bởi mức chênh lệch về thuế quá cao được áp dụng cho hàng Việt Nam so với thuế M F N và thuế ưu đãi dặc biệt Hoa Kỳ dành cho một

số nước khác Tiếp đó là nỗ lực đáng ghi nhận trong việc đa dạng hóa mặt hàng, khác với những năm trước đây, hàng may mặc xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu từ vải dệt kim, đan hoặc móc

Trang 35

N ă m 2004 là năm cuối cùng của Hiệp Định đa sợi về hàng dệt may nên chúng ta gặp phải một số khó khăn K i m ngạch xuất khẩu hàng dệt may giảm dần từ năm 2004 và tính riêng tháng 7 năm 2005 đạt 269 triệu USD, tăng 8,9%

so với tháng 6 và giảm 12,9% so với cùng kỳ năm trước Hàng dệt may Việt Nam chiếm 3,1% tổng nhọp khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳ trong tháng, Việt Nam đứng thứ 6 trong số các nước xuất khẩu dệt may vào Hoa kỳ ( tăng một bọc so với tháng trước)

Phân nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng k i m ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc sang Hoa Kỳ là áo sơ mi nam hoặc trẻ em trai được may

từ loại vải không phải dệt k i m đan hoặc móc tương ứng Có thể kết luọn đây là một trong những mặt hàng mạnh của Việt Nam nhưng do bị hạn chế quá sớm nên chưa phản ánh hết tiềm năng của Việt Nam Hạn ngạch chỉ đáp ứng 1/2 khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam, từ khi Hiệp định có hiệu lực (1/5/2003) chỉ thực hiện có 4 tháng là hết hạn ngạch

Hiện tại, mức thuế chênh lệch giữa thuế M F N và phi M F N cho mặt hàng này còn rất cao, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ Bởi vọy, Việt Nam phải cố gắng để được hưởng mức thuế M F N trong tương lai, khi đó ngành dệt may của Việt Nam sẽ cạnh tranh một cách bình đẳng hơn với các doanh nghiệp của các nước khác, khi các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đã đáp ứng được yêu cầu khó tính của khách hàng Mỹ

Trang 36

-là thị trường tiêu thụ chủ yếu Ngoài yếu tố thuận lợi -là các yêu cầu về chất lượng và kiểm dịch của Hoa Kỳ không quá chặt chẽ và khó khăn như của thị trường EU, cũng còn có khá nhiều khó khăn như khoảng cách vận chuyến xa, thị hiếu quá đa dạng và đặc biệt khả năng nuôi trồng và đánh bột của Việt Nam

tỏ ra rất hạn chế Mặt khác, hàng thúy sản đang bị đe doa bởi chính sách bảo

hộ của Hoa Kỳ như cá Basa, tôm Đ ể tiếp tục tăng xuất khẩu hải sản vào Hoa

Kỳ chúng ta cẩn đa dạng hoa chủng loại mặt hàng xuất khẩu và phấn đấu tăng

tỷ trọng hàng thúy sản đã qua chế biến Cuối năm 1999, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Hoa Kỳ không lạc quan Tuy nhiên năm 2000, mức tăng trưởng đã vượt xa dự kiến, khiến ngay cả phía Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự

lo ngại đối với thị trường của họ Mức tăng trưởng năm 2000 đặc biệt cao, đạt 124,7%, đưa nhóm hàng này lên vị trí đầu bảng K i m ngạch xuất khẩu thủy hải sản tăng dẩn qua các năm từ 476,7 triệu USD năm 2001 lên 617 triệu USD năm 2002 và 730,5 triệu USD năm 2003 Điểu này cho thấy khi các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện được năng lực cạnh tranh thì thị trường Hoa Kỳ thực sự là một mảnh đất đầy hứa hẹn

Bảng 4 : Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản sang Hoa Kỳ

Đơn vị: triệu USD

N ă m 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Giá trị X K 46,3 80,6 108,1 242,9 476.7 617 730,5

( Nguồn: Tổng hợp từ thống ké của Hoa Kỳ )

Xét cụ thể nhóm hàng này, có thể thấy một số loại tăng trong khi một số loại khác lại giảm Điều này phản ánh sự điều chỉnh tương thích của thị trường Trong tổng giá trị xuất khẩu thủy hải sản thì có tới hơn 8 0 % giá trị xuất khẩu thuộc về nhóm động vật giáp xác, tôm cua, sò m à mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm Những hàng này thường được xuất sang Hoa Kỳ dưới dạng tươi, sống, ướp lạnh hoặc hấp, luộc chín Qua sự tăng trưởng mạnh của nhóm hàng này có thể thấy ảnh hưởng quan trọng của yếu tố giá cả tại thị trường Hoa Kỳ

Trang 37

Phàn nhóm hàng quan trọng thứ hai là cá khúc và các loại thịt cá tươi, ướp lạnh hoặc đông Những mặt hàng này cũng có đóng góp không nhỏ trong tổng giá trị k i m ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ Các phân nhóm khác bao gốm động vật thân mềm, không sương sống và một

số loại cá đã qua chế biến đều tàng trưởng mạnh từ hơn 2 0 0 % đến 300% Duy nhất phân nhóm cá khò, hun khói hoặc ướp muối cho người ăn là giảm mặc dù không đáng kể N h ó m hàng này của Việt Nam gặp rất nhiều bất lợi vì chênh lệch về thuế

Khi Hiệp định thương mại giữa hai nước có hiệu lực, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội đưa mạt hàng này vào thị trường Mỹ Tuy nhiên việc tăng k i m ngạch xuất khẩu thúy sản của Việt Nam vào Mỹ vẫn còn nhiều khó khăn do cước phí vận tải hàng không, đường biển còn cao và thời hạn giao hàng của doanh nghiệp chưa linh hoạt so với nhiều đối thủ khác K ế tiếp là nền công nghiệp chế biến thúy sản còn nhỏ bé, chưa có nhiều kinh nghiệm Một vấn đề khác là vệ sinh an toàn thực phẩm, hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa đạt điều kiện quản lý an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn HACCP (phân tích mối nguy

và kiểm soát điểm thời hạn) - một yêu cầu hàng đầu với hàng thủy sản khi nhập khẩu vào Mỹ

Nhổm hàng giày dép và phu kiên giày dép:

Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép và phụ kiện giày dép lớn thứ ba trong số các nước xuất khẩu có dùng nguyên liệu của Hoa Kỳ sang thị trường này sau Trung Quốc và Indonesia Một thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tận dụng sức lao động trẻ của công nhân Việt Nam để làm hàng gia công xuất khẩu nên k i m ngạch xuất khẩu cao nhưng lợi nhuận thực của phía Việt Nam lại thấp so với các nhóm hàng xuất khẩu khác

Những năm trước đây, nhóm hàng này thường đứng đẩu trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ bởi các kênh phân phối khép kín sẵn có của

Trang 38

các hãng nổi tiếng như Nike và Reebok và một số công ty khác có trụ sở tại Hoa Kỳ N ă m 2000, giá trị xuất khẩu mặt hàng này đạt 124,4 triệu USD Trong dó, nhóm giày dép có đế ngoài bằng cao su, nhựa, da hoặc da tổng hứp vưứt lên, chiếm tỷ trọng cao nhất là 43,3% đóng góp 32,7% vào mức tăng trưởng chung của toàn nhóm N h ó m giày dép có đế ngoài và mũ bằng nhựa cao su giảm mạnh từ 57,7 triệu USD năm 1999 xuống còn 37,8 triệu USD năm

2000 Nhờ cải tiến mẫu m ã và chất lưứng sản phẩm m à k i m ngạch xuất khẩu giày dép tăng dần qua các năm N ă m 2001 là 132 triệu USD; năm 2002 là 224,2 triệu USD; năm 2003 là 324,8 triệu USD; năm 2004 là gần 400 triệu USD và riêng tháng 7 năm 2005, xuất khẩu giày dép đạt k i m ngạch 69 triệu USD, giảm 20,7% so với tháng trước và tăng 5 0 % so với cùng kỳ năm trước Việt Nam chiếm 4,0% tổng nhập khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳ trong tháng Ngày 7/7 vừa qua, ủy ban Châu  u (ÉC) đã quyết định mớ cuộc điều tra bán phá giá đối với giày dép của Việt Nam theo đơn kiện của Liên minh ngành sản xuất da Châu Âu Do đó từ nay đến cuối năm, thị trường Hoa Kỳ có thế sẽ trở thành một trong các điểm đến tiềm năng cho các doanh nghiệp da giày trong nước chuyển hướng xuất khẩu Dự báo tháng 8 giày dép xuất sang Hoa Kỳ sẽ đạt k i m ngạch 70 triệu USD Chúng ta có thể thấy hai nhóm hàng mới tăng mạnh là các bộ phận của giày dép như miếng lót, gót giày và giày không thấm nước K i m ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam tuy còn khiêm tốn nhưng

đã cho thấy khả năng xuất khẩu xét về mặt chất lưứng và tiêu chuẩn hóa của lực lưứng lao động trong ngành giày Việt Nam Một vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp sản xuất giày Việt Nam với vốn đầu tu trong nước phải nhanh chóng tiếp cận phương pháp sản xuất, phương pháp tiếp thị m à các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang áp dụng

Nguyên liêu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm của chúng:

Mặc dù mãi đến năm 1996, Việt Nam mới xuất khẩu những tấn dầu thô

đầu tiên sang Mỹ, nhưng ngay trong năm đầu tiên này k i m ngạch xuất khẩu dầu thô sang Mỹ đã đưức 80,6 triệu USD Các năm tiếp theo từ nám 1997 đến

Trang 39

năm 2000 k i m ngạch xuất khẩu dầu thô có tăng nhưng không ổn định Trong năm 1997, dầu thô chỉ chiếm 9,8% trong tổng k i m ngạch xuất khẩu hàng hoa sang thị trường Mỹ, tương đương với con số 36,6 triệu USD, giảm 54,4% so với năm 1996 Xuất khẩu dầu thô đạt đỉnh cao trong năm tiếp theo khi giá trị xuất khẩu lên tới con số kỷ lục 107,4 triệu USD, đứng vị trí thứ ba trong số các mủt hàng có k i m ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Mỹ năm 1998 Tỷ trọng xuất khẩu dầu thô trong tổng k i m ngạch xuất khẩu hàng hoa sang thị trường M ỹ lại giảm 4,5% xuống còn 16,1% trong năm 1999, tương ứng với 83,8 triệu USD về giá trị N ă m 2000, xuất khẩu dầu thô tăng 8,2% so với năm

1999, và chiếm 10,9% trong tổng k i m ngạch xuất khẩu hàng hoa cả năm sang

Mỹ với giá trị xuất khẩu là 90,7 triệu USD Chúng ta có thể thấy điều đó qua bảng dưới:

Bảng 5 : Tình hình xuất kháu dầu thô của Việt Nam sang thị trường Mỹ

(Đơn vị: triệu USD)

Tốc độ tăng trưởng (%/năm) - - 54,4 293,4 - 21,9 8,2

Nguồn: USỈTC Trade Database

Từ năm 2001 k i m ngạch xuất khẩu nguyên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm của chúng (trong đó chủ yếu là dầu thô ) tăng đều N ă m 2001 là 156,7 triệu USD; năm 2002 là 197,3 triệu USD; năm 2003 là 209,2 triệu USD Điều đó cho thấy sản lượng khai thác dầu của chúng ta ngày một tăng lên nhưng khả năng chế biến dầu của chúng ta còn kém

3 5

Trang 40

-Sản phẩm đổ gỗ nồi thất, đèn và các thiết bi chiếu sáng:

Mặc dù trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này ngày càng tăng nhưng các sản phẩm của Việt Nam vẫn chiếm một thị phần rất nhỏ tại thị trưểng Hoa Kỳ N ă m 2001, k i m ngạch xuất khẩu mặt hàng đồ

gỗ, nội thất, đèn và các thiết bị chiếu sáng đạt 14,3 triệu USD N ă m 2002 và

2003, giá trị này ngày càng tăng lên (81,8 triệu USD năm 2002 lên 189,6 triệu USD năm 2003) Như vậy, chúng ta có thể thấy chỉ riêng từ năm 2002 đến năm

2003, giá trị này đã tăng 131,8% Điều đó thể hiện chất lượng và mẫu m ã sản phẩm đổ gỗ, đổ nội thất, đèn và các thiết bị chiếu sáng của Việt Nam ngày càng tăng lên Tuy nhiên, để tăng giá trị xuất khẩu nhiều hơn nữa và tìm kiếm được nhiều bạn hàng hơn nữa, chúng ta cần liên tục cải tiến chất lượng, mẫu

m ã sản phẩm và mở rộng quan hệ hợp tác, giao lưu buôn bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hoa Kỳ

Nhóm hàng quả và hát ân được, vỏ quả ho chanh hoặc dưa:

Đây là nhóm thu hút nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam

vì các điều kiện và các cơ sở sản xuất sẵn có rất sẩn sàng phục vụ tiêu thụ sang thị trưểng khổng lổ như Hoa Kỳ Việt Nam là một nước nông nghiệp mạnh với thểi tiết đa dạng, phù hợp với hầu hết các loại hoa quả trên thế giới Hoa quả nhiệt đới của Việt Nam đã chứng tỏ được chỗ đứng của mình trên thị trưểng Hoa Kỳ năm 2000 N h ó m này thuộc vào nhóm những mạt hàng tăng trưởng mạnh nhất

Trong số các loại hoa quả xuất khẩu sang Hoa Kỳ, chiếm ưu thế tuyệt đối là nhóm dừa và hạt điều, chiếm tỷ trọng khoảng 9 0 % tổng k i m ngạch xuất khẩu của nhóm N ă m 2000, riêng phàn nhóm này đã tăng 27,5 triệu USD đóng góp gần như toàn bộ vào tăng trưởng của nhóm Các loại hoa quả như dưa, lê đông lạnh, một số loại hoa quả sấy khó bắt đầu có mặt tại thị trưểng Hoa Kỳ năm 2000, mặc dù k i m ngạch mới chỉ đạt vài nghìn USD nhưng đã cho thấy hướng đi mới trong chiến lược xuất khẩu nhóm ngành hàng này Liên tục từ năm 2001 đến 2003, giá trị xuất khẩu nhóm ngành hàng này đã tăng từ 48,1

Ngày đăng: 03/09/2015, 18:36

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w