Nguồn: Tổng hợp từ thống ké của Hoa Kỳ)

Một phần của tài liệu Chính sách thương mại của mỹ và những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu của việt nam sang thị trường mỹ (Trang 36)

Xét cụ thể nhóm hàng này, có thể thấy một số loại tăng trong khi một số loại khác lại giảm. Điều này phản ánh sự điều chỉnh tương thích của thị trường. Trong tổng giá trị xuất khẩu thủy hải sản thì có tới hơn 8 0 % giá trị xuất khẩu thuộc về nhóm động vật giáp xác, tôm .cua, sò... m à mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm. Những hàng này thường được xuất sang Hoa Kỳ dưới dạng tươi, sống, ướp lạnh hoặc hấp, luộc chín. Qua sự tăng trưởng mạnh của nhóm hàng này có thể thấy ảnh hưởng quan trọng của yếu tố giá cả tại thị trường Hoa Kỳ.

Phàn nhóm hàng quan trọng thứ hai là cá khúc và các loại thịt cá tươi, ướp lạnh hoặc đông. Những mặt hàng này cũng có đóng góp không nhỏ trong tổng giá trị k i m ngạch xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Các phân nhóm khác bao gốm động vật thân mềm, không sương sống và một số loại cá đã qua chế biến đều tàng trưởng mạnh từ hơn 2 0 0 % đến 3 0 0 % . Duy nhất phân nhóm cá khò, hun khói hoặc ướp muối cho người ăn là giảm mặc dù không đáng kể. N h ó m hàng này của Việt Nam gặp rất nhiều bất lợi vì chênh lệch về thuế.

Khi Hiệp định thương mại giữa hai nước có hiệu lực, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội đưa mạt hàng này vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên việc tăng k i m ngạch xuất khẩu thúy sản của Việt Nam vào Mỹ vẫn còn nhiều khó khăn do cước phí vận tải hàng không, đường biển còn cao và thời hạn giao hàng của doanh nghiệp chưa linh hoạt so với nhiều đối thủ khác. K ế tiếp là nền công nghiệp chế biến thúy sản còn nhỏ bé, chưa có nhiều k i n h nghiệm. Một vấn đề khác là vệ sinh an toàn thực phẩm, hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa đạt điều kiện quản lý an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn HACCP (phân tích mối nguy và kiểm soát điểm thời hạn) - một yêu cầu hàng đầu với hàng thủy sản khi nhập khẩu vào Mỹ.

Nhổm hàng giày dép và phu kiên giày dép:

Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu giày dép và phụ kiện giày dép lớn thứ ba trong số các nước xuất khẩu có dùng nguyên liệu của Hoa Kỳ sang thị trường này sau Trung Quốc và Indonesia. Một thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tận dụng sức lao động trẻ của công nhân Việt Nam để làm hàng gia công xuất khẩu nên k i m ngạch xuất khẩu cao nhưng lợi nhuận thực của phía Việt Nam lại thấp so với các nhóm hàng xuất khẩu khác.

Những năm trước đây, nhóm hàng này thường đứng đẩu trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ bởi các kênh phân phối khép kín sẵn có của

các hãng nổi tiếng như Nike và Reebok và một số công ty khác có trụ sở tại Hoa Kỳ. N ă m 2000, giá trị xuất khẩu mặt hàng này đạt 124,4 triệu USD. Trong dó, nhóm giày dép có đế ngoài bằng cao su, nhựa, da hoặc da tổng hứp vưứt lên, chiếm tỷ trọng cao nhất là 43,3% đóng góp 32,7% vào mức tăng trưởng chung của toàn nhóm. N h ó m giày dép có đế ngoài và mũ bằng nhựa cao su giảm mạnh từ 57,7 triệu USD năm 1999 xuống còn 37,8 triệu USD năm 2000. Nhờ cải tiến mẫu m ã và chất lưứng sản phẩm m à k i m ngạch xuất khẩu giày dép tăng dần qua các năm. N ă m 2001 là 132 triệu USD; năm 2002 là 224,2 triệu USD; năm 2003 là 324,8 triệu USD; năm 2004 là gần 400 triệu USD và riêng tháng 7 năm 2005, xuất khẩu giày dép đạt k i m ngạch 69 triệu USD, giảm 20,7% so với tháng trước và tăng 5 0 % so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam chiếm 4,0% tổng nhập khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳ trong tháng. Ngày 7/7 vừa qua, ủy ban Châu  u (ÉC) đã quyết định mớ cuộc điều tra bán phá giá đối với giày dép của Việt Nam theo đơn kiện của Liên minh ngành sản xuất da Châu Âu. Do đó từ nay đến cuối năm, thị trường Hoa Kỳ có thế sẽ trở thành một trong các điểm đến tiềm năng cho các doanh nghiệp da giày trong nước chuyển hướng xuất khẩu. Dự báo tháng 8 giày dép xuất sang Hoa Kỳ sẽ đạt k i m ngạch 70 triệu USD. Chúng ta có thể thấy hai nhóm hàng mới tăng mạnh là các bộ phận của giày dép như miếng lót, gót giày và giày không thấm nước. K i m ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam tuy còn khiêm tốn nhưng đã cho thấy khả năng xuất khẩu xét về mặt chất lưứng và tiêu chuẩn hóa của lực lưứng lao động trong ngành giày Việt Nam. Một vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp sản xuất giày Việt Nam với vốn đầu tu trong nước phải nhanh chóng tiếp cận phương pháp sản xuất, phương pháp tiếp thị m à các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang áp dụng.

Nguyên liêu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm của chúng: Mặc dù mãi đến năm 1996, Việt Nam mới xuất khẩu những tấn dầu thô

đầu tiên sang Mỹ, nhưng ngay trong năm đầu tiên này k i m ngạch xuất khẩu dầu thô sang Mỹ đã đưức 80,6 triệu USD. Các năm tiếp theo từ nám 1997 đến

năm 2000 k i m ngạch xuất khẩu dầu thô có tăng nhưng không ổn định. Trong năm 1997, dầu thô chỉ chiếm 9,8% trong tổng k i m ngạch xuất khẩu hàng hoa sang thị trường Mỹ, tương đương với con số 36,6 triệu USD, giảm 54,4% so với năm 1996. Xuất khẩu dầu thô đạt đỉnh cao trong năm tiếp theo k h i giá trị xuất khẩu lên tới con số kỷ lục 107,4 triệu USD, đứng vị trí thứ ba trong số các mủt hàng có k i m ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Mỹ năm 1998. Tỷ trọng xuất khẩu dầu thô trong tổng k i m ngạch xuất khẩu hàng hoa sang thị trường M ỹ lại giảm 4,5% xuống còn 16,1% trong năm 1999, tương ứng với 83,8 triệu USD về giá trị. N ă m 2000, xuất khẩu dầu thô tăng 8,2% so với năm

1999, và chiếm 10,9% trong tổng k i m ngạch xuất khẩu hàng hoa cả năm sang Mỹ với giá trị xuất khẩu là 90,7 triệu USD. Chúng ta có thể thấy điều đó qua bảng dưới:

Bảng 5 : Tình hình xuất kháu dầu thô của Việt Nam sang thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Chính sách thương mại của mỹ và những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu của việt nam sang thị trường mỹ (Trang 36)