Có chiến lược cạnh tranh phù hợp.

Một phần của tài liệu Chính sách thương mại của mỹ và những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu của việt nam sang thị trường mỹ (Trang 69)

Lý thuyết quản trị chiến lược đã chỉ ra chỉ có hai hướng cạnh tranh cơ bản: một là bằng giá, hai là bằng sự khác biệt của sản phẩm. Khác biệt của sản phẩm có thể là khác về công dụng, đối tượng sử dụng, đề tài, mẫu/mốt, chất lượng, dịch vụ đi kèm kể cả dịch vụ sau bán hàng...

Các doanh nghiệp Việt Nam là những người đến sau tại thị trường Hoa Kỳ. Nếu muốn xuất khẩu vào Hoa Kỳ những mặt hàng không khác so với hàng đang được tiêu thụ trên thị trường m à không chứng minh được với các nhà nhộp khẩu Hoa Kỳ khả nâng cung cấp ổn định về số lượng và chất lượng, và

đảm bảo thời gian giao hàng ít nhất như các bạn hàng hiện có của họ, và nếu giá của Việt Nam không rẻ hơn giá nhập khấu hiện hành thì các doanh nghiệp Việt Nam rất khó có hy vọng thâm nhập được thị trường này.

Hiện nay, đối với nhiều mặt hàng, đáp ứng các yêu cầu trên là mẩt thách thức đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Những lý do cơ bản như đã nêu là(l) Qui m ô sản xuất của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ hoặc thậm chí manh mún. Nhiều doanh nghiệp lệ thuẩc vào nhập khẩu hoặc thậm chí gia công. những hạn chế và khó khăn này cẩng với quản lý yếu kém dẫn đến giá thành sản xuất cao và khó đảm bảo cung cấp ổn định về số lượng, chất lượng, và thời gian giao hàng; (2) Giá thành nhập khẩu mẩt số mặt hàng Việt Nam vào Hoa Kỳ kém cạnh tranh mẩt phần do Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu cao hơn so với hàng nhập khẩu từ các nước khác; (3) Cước phí và thời gian vận tải hàng từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cao hơn và dài hơn so với từ nhiều nơi khác.

Đối với những mặt hàng khó cạnh tranh bằng giá và số lượng thì cạnh tranh bằng tính đẩc đáo và khác biệt của sản phẩm để thâm nhập vào các thị trường có thể là chiến lược m à các doanh nghiệp Việt Nam phải lựa chọn. Các doanh nghiệp cẩn phải tập trung đầu tư đế khai thác tốt lợi thế cạnh tranh nổi bật của Việt Nam hiện nay là lao đẩng rẻ, khéo tay và dễ đào tạo nhằm tạo ra những mật hàng đẩc đáo khác với những sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường, nhất là những mặt hàng đòi hỏi tay nghề cao và có giá trị gia tăng cao để cạnh tranh xuất khẩu nói chung và tại Hoa Kỳ nói riêng.

Tuy nhiên, tạo ra được nhũn sản phẩm đẩc đáo phù hợp với nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ không phải là chuyện đơn giản, nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam đều yếu cả về tài chính và nhân lực trong nghiên cứu thị trường và sáng tạo mẫu/mốt sản phẩm. Trong hoàn cảnh này, khai thác lợi t h ế lao đẩng Việt Nam như nói trên để sản xuất các sản phẩm đẩc đáo theo mẫu/ mốt hoặc thượng hiệu của cấc nhà nhập khẩu nước ngoài có thể là hướng đi thích hợp trước mắt m à các doanh nghiệp Việt Nam không nên bỏ qua.

5. Tìm hiểu đôi tác kinh doanh tại Hoa Kỳ:

Tìm hiểu đối tác kinh doanh là việc làm thiết yếu đầu tiên đối với tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành giao dịch với một đối tác mới. Hầu như tất cả các doanh nghiệp hoạt động ở Hoa Kỳ đều là các doanh nghiệp tư nhân. Việc thành lập doanh nghiệp ớ Hoa Kỳ rất đơn giản. Do vậy bên cạnh những công ty lớn có tiếng tăm và hoạt động trên phạm vi toàn liên bang hoặc toàn cầu, ở Hoa Kỳ còn rất nhiều công ty nhỏ hoặc mới thành láp, trong đó không loại trờ có cả những công ty ma hoặc làm ăn không nghiêm túc. T i m hiểu đối tác Hoa Kỳ không phải chỉ là yêu cầu đối với các công ty nước ngoài m à còn là yêu cầu đối với ngay cả các công tỵ Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn và rất mới đối với Việt Nam. Do vậy, việc tìm hiểu đối tác kinh doanh tại Hoa Kỳ lại càng cần thiết. Doanh nghiệp không nên vì tiết kiệm thời gian hoặc vài ba trăm hoặc thậm chí vài ba ngàn USD đế rồi bị mất hàng trăm ngàn hoặc thậm chí hàng triệu USD về sau hoặc bị lỡ cơ hội kinh doanh do đối tác hạn chế về năng lực hoặc không nghiêm túc hoặc thậm chí chủ tâm lờa. Trên thực tế, một số doanh nghiệp Việt Nam đã không chú ý hoặc không làm tốt việc này dẫn đến bị tổn thất tài chính do đã giao hàng m à không nhận được tiền thanh toán hoặc đã thanh toán toàn bộ hoặc một phần trị giá hợp đồng m à không nhận được hàng.

Những thông tin mà đối tác tự giới thiệu qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua tài liệu như catalogue hoặc trên trang Web là những thông tin cẩn thiết song không đủ để đánh giá đối tác. Thông tin về đối tác tờ những nguồn khác như cơ quan cấp đăng ký kinh doanh, toa án, ngân hàng, đối tác của đối tác, các phương tiện thông tin đại chúng, các công ty chuyên cung cấp dịch vụ điêu tra công ty là những thông tin rất quan trọng và không thể thiếu để đánh giá đầy đủ năng lực và độ tin cậy của đối tác. Tim k i ế m thông tin về đối tác ở Hoa Kỳ tờ các nguồn trung gian nói trên không phải đơn giản. Đố i tác có thể cung cấp danh sách các bạn hàng m à họ có quan hệ để bạn tham khảo và tìm hiểu về họ song thông thường đó là danh sách những bạn hàng m à đối tác có quan hệ tốt

và những thông tin do những bạn hàng này cung cấp về đối tác thường là tích cực. X i n hoặc mua thông tin về đối tác từ các cơ quan chính quyền, toa án.

hoặc ngân hàng cũng không dễ vì có thể chính những cơ quan này cũng không có đẩy đủ thông tin về đối tác hoặc do những nguyên tắc giữ bí mật về tài chính cho khách hàng. Trong hầu hết các trường hợp, đế tìm hiếu đẩy đủ và kở lưỡng về một đối tác ở Hoa Kỳ, các công ty nước ngoài thường phải mua thông tin từ những còng ty chuyên nghiệp điều tra công ty. Nói như vậy không có nghĩa là doanh nghiệp không thể tự làm được gì trong việc tìm hiếu đối tác ở nước ngoài. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, ngay tại Việt Nam, bạn cũng có thể tiến hành tìm hiểu và đánh giá sơ bộ về đối tác của mình từ các thông tin do chính đối tác cung cấp và qua các nguồn tin trên Intemet.

Một phần của tài liệu Chính sách thương mại của mỹ và những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu của việt nam sang thị trường mỹ (Trang 69)