1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường eu mở rộng

113 1,8K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC LIÊN KẾT HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu hướng tất yếu của thời đại ngày nay. Xu thế này mang đến cho các q

Trang 1

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của liên kết kinh tế quốc tế

1.1.1.1 Khái niệm

Liên kết kinh tế quốc tế là quá trình hợp nhất các nền kinh tế của cácquốc gia trong một hệ thống kinh tế thống nhất với các mối quan hệ kinh tếđược sắp xếp trong một trật tự nhất định trên cơ sở thỏa thuận giữa các nướcthành viên.

Liên kết kinh tế quốc tế làm tăng cường quá trình phối hợp và điều chỉnhlợi ích và lợi thế của các thành viên, giảm thiểu những chênh lệch về trình độphát triển và thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển cả về khối lượng vàcường độ, cả về chiều rộng và chiều sâu

1.1.1.2 Đặc trưng của liên kết kinh tế quốc tế

Thứ nhất, liên kết kinh tế quốc tế hình thành và phát triển là do sự phụ

thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng Quá trình này có nguồngốc từ sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu trên cơ sở việc ứng dụngnhanh chóng và có hiệu quả những tiến bộ khoa học công nghệ

Thứ hai, liên kết kinh tế quốc tế là một hoạt động tự giác của các Chính

phủ trên cơ sở nhận thức được những lợi ích do quá trình này mang lại Liên kếtkinh tế quốc tế tạo ra khuôn khổ lớn hơn về mặt kinh tế và pháp lý cho cuộc

Trang 2

cạnh tranh kinh tế giữa các chủ thể thuộc nền kinh tế của các nước thành viên vàtạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế quốc tế.

Thứ ba, liên kết kinh tế quốc tế là một giải pháp hợp lý để xử lý mối quan

hệ có tính chất đối nghịch nhau giữa các xu hướng tự do hóa thương mại và bảohộ mậu dịch trong chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia, tạo điềukiện cho các quốc gia khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế phát triểntrong khu vực, nâng cao hiệu quả của từng nền kinh tế và của cả liên kết kinh tế.

Thứ tư, liên kết kinh tế quốc tế góp phần loại bỏ tính biệt lập của nền kinh

tế và chủ nghĩa cục bộ của từng quốc gia trong nền kinh tế thế giới Đây là quátrình mở rộng giao lưu về mọi mặt giữa các cộng đồng người và làm cho các quốcgia trở nên gần gũi nhau hơn trong các mối quan hệ, giảm bớt những cuộc xungđột cục bộ và góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới.

1.1.2 Bản chất và tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.2.1 Khái niệm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là một thuật ngữ đã xuất hiện trong vài thập kỷgần đây, nhưng cho đến nay vẫn đang tồn tại các cách hiểu khác nhau về hộinhập kinh tế quốc tế.

Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng hiện nay khái niệm tương

đối phổ biến được nhiều nước chấp nhận về hội nhập như sau: Hội nhập kinh tếquốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tếkhu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có sự ràngbuộc theo những quy định chung của khối Nói một cách khái quát nhất, hội nhậpkinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyệntham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa vàtự do hóa thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.

Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết 6 vấn đề chủ yếu:

Một là đàm phán cắt giảm thuế quan; Hai là giảm, loại bỏ hàng rào phithuế quan; Ba là giảm bớt các trở ngại đối với đầu tư quốc tế; Bốn là điều chỉnh

Trang 3

các chính sách thương mại khác; Năm là triển khai các hoạt động văn hóa, giáodục, y tế…có tính chất toàn cầu.

Về bản chất, hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện chủ yếu ở một số mặt sau:

 Hội nhập kinh tế quốc tế là sự đan xen, gắn bó và phụ htuộc lẫn nhaugiữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới

 Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình xóa bỏ từng bước và từng phầncác rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hóakinh tế.

 Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho việc thực hiện các côngcuộc cải cách ở các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối vớicác quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là cácchính sách và phương thức quản lý vĩ mô.

 Hội nhập kinh tế quốc tế chính là tạo dựng các nhân tố mới và điềukiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sởtrình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất.

 Hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự khơi thông các dòng chảy nguồnlực trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giao côngnghệ và các kinh nghiệm quản lý.

1.1.2.2 Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khách quan.

Ngày nay, một mặt do trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất làmcho tính chất xã hội hóa của chính nó càng vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốcgia, lan tỏa sang các quốc gia khu vực và thế giới nói chung và mặt khác, tự dohóa thương mại cũng đang trở thành xu hướng tất yếu và được xem là nhân tốquan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của mọi quốcgia Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới theo định hướng phát triểncủa mình đều điều chỉnh các chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡbỏ các hàng rào thương mại, tạo điều kiện cho việc lưu chuyển các nguồn lực vàhàng hóa tiêu dùng giữa các quốc gia ngày càng thuận lợi hơn, thông thoáng hơn.

Trang 4

Như vậy, mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập để phát triển, trong bốicảnh cạnh tranh gay gắt đều phải chú ý đến các quan hệ trong và ngoài khu vực.Về lâu dài, cũng như trước mắt, việc giải quyết các vấn đề của quốc gia đều phảitính đến và cân nhắc với xu hướng hội nhập toàn cầu để đảm bảo lợi ích pháttriển tối ưu của mỗi quốc gia Việt Nam cũng không nằm ngoài quá trình này.Trong điều kiện hội nhập, các quốc gia dù giàu có hoặc phát triển đến đâu cũngkhông thể tự mình đáp ứng được tất cả các nhu cầu của chính mình Trình độphát triển càng cao càng phụ thuộc với mức đọ nhiều hơn vào thị trường thếgiới Đó là một vấn đề có tính quy luật Những quốc gia chậm trễ trong hội nhậpkinh tế quốc tế thường phải trả giá bằng chính sự tụt hậu của mình, ngược lạivới những nước vội vã không phát huy nội lực, không chủ động hội nhập cũngđã bị trả giá

1.1.3 Các tác động của liên kết, hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.3.1 Những tác động tích cực

Liên kết, hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động tích cực đến cácnước thành viên thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

Một là khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các nước thành viên, hình

thành cơ cấu kinh tế khu vực phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi và tăng cườngphát triển các quan hệ thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu vànhập khẩu.

Hai là tạo nên sự ổn định trong quan hệ giữa các nước nhằm đạt đến các

mục tiêu của quá trình liên kết.

Ba là hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô

và nguồn lực phát triển, tạo việc làm cho dân cư và gia tăng phúc lợi của toànthể cộng đồng.

Bốn là hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô

và nguồn lực phát triển, tạo việc làm cho dân cư và gia tăng phúc lợi của toànthể cộng đồng.

Trang 5

Năm là tạo động lực cạnh tranh, kích thích việc ứng dụng các thành tựu

khoa học, công nghệ mới ở các quốc gia và doanh nghiệp.

Sáu là điều chỉnh chính sách phát triển của các quốc gia để tương thích và

phù hợp với chính sách phát triển của toàn thể liên kết.

Bảy là tiết kiệm được các loại chi phí quản lý, chi phí hải quan cửa khẩu

và các loại chi phí giao dịch khác.

1.1.3.2 Những tác động tiêu cực

Các tác động chủ yếu của liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế tới từngquốc gia thành viên và đối với nền kinh tế thế giới chủ yêu thể hiện ở nhữngđiểm sau:

Một là tạo ra sự cạnh tranh giữa các nước thành viên khi hình thành một

thị trường thống nhất, gây xáo trộn các quan hệ kinh tế đã được hình thành trongtừng nền kinh tế của từng nước, làm phá sản doanh nghiệp và có thể ảnh hưởngđến công ăn việc làm của dân cư trong các nước thành viên.

Hai là gây ra tình trạng chia cắt thị trường thế giới, hình thành các nhóm

lợi ích cục bộ và làm chậm tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

1.1.4 Các loại hình liên kết, hội nhập kinh tế quốc tế

Liên kết hội nhập kinh tế quốc tế được xem xét theo các góc độ khácnhau Tương ứng với mỗi góc độ xem xét có những hình thức liên kết nhất định.

Thứ nhất, theo góc độ chủ thể có liên kết nhỏ và liên kết lớn Liên kết nhỏ

là loại hình liên kết giữa các công ty hoặc giữa các doanh nghiệp Hình thức nàyđược thực hiện ở từng khâu của quá trình sản xuất bao gồm nghiên cứu, thiết kế,thử nghiệm chế tạo sản phẩm mới, chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất cácsản phẩm và chi tiết sản phẩm, liên kết trong tiêu thụ, quảng cáo, vận tải và thựchiện các dịch vụ sau bán hàng Liên kết lớn là liên kết giữa các chính phủ giữacác nước thành viên thông qua việc ký kết các Hiệp định quốc tế Hình thức liênkết lớn gồm có liên kết giữa các quốc gia và liên kết siêu quốc gia Liên kết giữacác quốc gia là loại hình liên kết trong đó cơ quan lãnh đạo liên kết là đại biểu

Trang 6

của các quốc gia thành viên tham gia với các quyền hạn chế Các quyết định củaliên kết chỉ có tính chất tham khảo đối với các nước thành viên còn quyết địnhcuối cùng do từng chính phủ quyết định Liên kết siêu quốc gia là liên kết trongđó cơ quan lãnh đạo là đại diện của các quốc gia có những quyền rộng lớn

Thứ hai, căn cứ vào các cấp độ của liên kết có khu vực mậu dịch tự do,liên minh thuế quan, thị trường chung, đồng minh kinh tế và liên minh tiền tệ

Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area): Đây là một hình thức liên kết

trong đó các nước thành viên thỏa thuận hạ thấp hoạc loại bỏ các hàng rào thuếquan và phi thuế quan để hàng hóa và dịch vụ được di chuyển tự do giữa cácnước Mức thuế quan nhập khẩu thường được hạ thấp xuống còn 0 – 5% Tuynhiên, các nước thành viên vẫn duy trì chính sách thương mại quốc tế độc lậpvới các nước không phải là thành viên

Đồng minh thuế quan (Custom Union): Đây là một liên minh trong đó

những nội dung về các thỏa thuận được đưa ra trong Khu vực mậu dịch tự dotức là các rào cản thương mại giữa các nước thành viên được loại bỏ Tuy nhiên,một đặc điểm nổi bật trong loại hình này là các nước thành viên cùng thống nhấtchính sách thuế quan với các nước không phải là thành viên Hình thức liên kếtnày cao hơn so với khu vực mậu dịch tự do

Thị trường chung (Common Market): Thị trường chung là một hình thức

liên kết cao hơn so với các hình thức liên kết trên đây Nó có những nội dunggiống với khu vực mậu dịch tự do là loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuếquan Đồng thời, nó có đặc điểm tương tự với hình thức đồng minh thuế quan.Tuy nhiên, nội dung liên kết của nó rộng hơn so với các hình thức trên thể hiệnở việc các hàng hóa sức lao động và vốn đầu tư được di chuyển tự do giữa cácthành viên thị trường chung Châu Âu (EEC) trước đây là một ví dụ cho hìnhthức liên kết này.

Liên minh tiền tệ (Monetary Union): Liên minh tiền tệ là một hình thức

liên kết trong đó các nước thành viên cùng phối hợp và thống nhất các chính

Trang 7

sách tiền tệ, giao dịch tiền tệ quốc tế, dự trữ tiền tệ, phát hành đồng tiền tập thể.Đồng thời các quốc gia thống nhất chính sách tỷ giá hối đoái, duy trì chế độ tỷgiá hối đoái được điều tiết trong một giới hạn nhất định để ổn định các quan hệtiền tệ trong liên kết Đây là hình thức liên kết cao hơn so với các hình thức liênkết trên đây Liên minh tiền tệ Châu Âu là một ví dụ điển hình của loại hình liênkết này

Liên minh kinh tế (Economic Union): Liên minh kinh tế là một hình thức

phát triển cao trong liên kết kinh tế khu vực Đặc trưng của hình thức liên kết nàylà các thành viên có thể là hai hoặc nhiều hơn thành lập thị trường chung, nghĩa làcác hàng hóa, dịch vụ, sức lao động và vốn đầu tư được di chuyển một cách tự do.Các nước có biểu thuế quan chung với các nước không phải là thành viên

1.2 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của EU

1.2.1 Sự ra đời của Cộng đồng châu Âu

Cộng đồng than thép châu Âu, tổ chức tiền thân của EU: Ngày 18/2/1951,

Hiệp ước thành lập cộng đồng than thép châu Âu (ECSC) được 5 nước Đức, Bỉ,Hà-Lan, Lúc-xem-bua, và I-ta-lia cùng Pháp ký tại Paris, và ngày 23/7/1952,Cộng đồng Than Thép Châu Âu chính thức ra đời.

Sự ra đời tiếp theo của EEC và Euratom: Hội nghị liên chính phủ tại

Venise ngày 29/5/1956 chấp thuận tiến hành đàm phán để đi đến thành lập Cộngđồng kinh tế châu Âu (EEC) và Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu(Euratom) Ngày 25/3/1957, Hiệp ước thành lập hai Cộng đồng nói trên được kýkết, và ngày 1/1/1958 hai Cộng đồng này chính thức ra đời.

1.2.2 Sự hình thành liên minh tiền tệ châu Âu

Trong lĩnh vực tiền tệ, cuối năm 1958, Hiệp định về Tiền tệ Châu Âu đã bắtđầu có hiệu lực Đến đầu năm 1972, cùng với kinh tế, giai đoạn đầu của một liênminh tiền tệ đã được chuẩn bị những điều kiện cần thiết Tháng 5/1998, Hộiđồng đặc biệt của Liên minh Châu Âu đã đưa ra quyết nghị rằng 11 nước thuộcEU đã thoả mãn các điều kiện phát hành một đồng tiền chung Trải qua bao năm

Trang 8

thăng trầm nhưng đúng theo kế hoạch, từ 1/1/1999, 11 trong số 15 thành viênEU là Áo, Bỉ, Luc-xem-bua, Phần-lan, Pháp, Ai-len, Đức, I-ta-lia, Hà-Lan, Bồ-đào-nha và Tây-ba-nha đã thông qua đồng tiền chính thức được lưu hành trêntoàn lãnh thổ 12 nước được gọi là khu vực EURO, đánh dấu một thắng lợi vĩ đạivề những nỗ lực của Liên minh tiền tệ Châu Âu.

1.2.3 Thể chế của liên minh Châu Âu

Nghị viện Châu Âu: Nghị viện Châu Âu là cơ quan lập pháp của EU, gồm

626 nghị sĩ của các nước thành viên và được chia thành 18 ủy ban Nghị việnchâu Âu có chức năng thông qua nhân sách, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cácchính sách của EU, cùng hội đồng châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực.Nghị viện cũng có quyền bãi miễn ủy viên Uỷ ban châu Âu.

Hội đồng liên minh châu Âu: Hội đồng Liên minh châu Âu có trách nhiệm

cơ bản là thực hiện quyền lập pháp cùng với Nghị viện châu Âu; Phối hợp đểban hành chính sách kinh tế lớncủa các nước thành viên; Thay mặt Liên minh kýkết các hiệp định quốc tế song hoặc đa biên hay với các tổ chức quốc tế; cùngtham gia quản lý ngân sách với Nghị viện; Ra những quyết định cần thiết để thựchiện chính sách đối ngoại và an ninh.

Uỷ ban châu Âu: Uỷ ban châu Âu là lực lượng chỉ huy của Liên minh Uỷ

ban có quyền dự thảo pháp luật trình Nghị viện và Hội đồng Liên minh châu Âu.Là cơ quan hành pháp, Uỷ ban có trách nhiệm thực thi pháp luật, thực hiện cácchương trình ngân sách đã được Nghị viện và Hội đồng thông qua; Theo dõi việcthực thi các Hiệp ước và cùng Tòa tư pháp đảm bảo luật pháp Cộng đồng đượcthực thi nghiêm chỉnh; Thay mặt Liên minh trên trường quốc tế và đàm phán cácthỏa thuận quốc tế, chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và hợp tác kinh tế.

Trên đây là “bộ ba” lập pháp và hành pháp quan trọng và chủ yếu của Liênminh Châu Âu Ngoài ra, còn có hai cơ quan khá quan trọng đó là Toà án vàViện Kiểm Kế Châu Âu

Tòa án châu Âu: đặt trụ sở tại Luxemborg, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sư

do các chính phủ thỏa thuận bổ nhiệm Tòa án có vai trò độc lập, có quyền bác

Trang 9

bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban châu Âu, văn phòng chính phủcác nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU

Tòa kiểm toán châu Âu: có chức năng kiểm tra các khoản tài chính của EU

để đảm bảo tính hợp pháp của các khỏan thu chi, đồng thời phối hợp với các cơquan thể chế khác của EU để thực hiện các hoạt động có liên quan đến tài chínhcủa mình.

Ngoài các thể chế trên, EU còn có hệ thống các ủy ban khu vực hay ủy bankinh tế xã hội đại diện cho quan điểm và quyền lợi của các tổ chức xã hội Cácủy ban này sẽ tham vấn về những vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế xã hội.Các ủy ban này cũng có thể đưa ra quan điểm riêng của mình về những vấn đềmà ủy ban cho là quan trọng.

1.2.4 Mục đích mở rộng của EU

Kể từ khi thành lập, EU liên tục được củng cố và mở rộng Cho tới nay,xét về mặt thời gian, Liên minh châu Âu đã 5 lần mở rộng thông qua việc kếtnạp các nước thành viên mới.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, và ngay cả các nhà lãnh đạo EU cũngthừa nhận là mục đích đầu tiên, trước mắt và bao trùm lên chiến lược mở rộng

lần này là mục tiêu chính trị Việc mở rộng lần này là một cơ hội lịch sử nhằm

thống nhất Châu Âu sau nhiều thế hệ chia rẽ và đối đầu, nó còn có ý nghĩa hàngắn một Châu Âu bị chia rẽ và tạo ra một khối đoàn kết hơn của các công dânChâu Âu Sau sự kiện 11/9/2001 tại Hoa Kỳ, một Châu Âu mạnh và đoàn kết làvấn đề quan trọng hơn bao giờ hết để củng cố an ninh khu vực, và khi đó sẽ tăngcường được uy tín chính trị của EU trên trường quốc tế, để có thể làm đối trọngvới Hoa Kỳ trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Về mục đích kinh tế, trong những năm đầu khi mở rộng, các nhà lãnh đạo

EU không tham vọng nhiều trong việc cải thiện tình trạng kinh tế trì trệ của họ,vì các thành viên cũ phải tập trung nguồn lực để cải cách thể chế của Liên minhvốn đang rất quan liêu và cồng kềnh, cho phù hợp với một Liên minh gồm 25

Trang 10

đến 28 thành viên Hơn nữa các thành viên cũ phải tập trung nguồn lực để cảicách cơ cấu kinh tế của các thành viên mới cho đồng nhất với cơ cấu kinh tế củacác thành viên cũ, đồng thời để nâng mức sống của cộng đồng dân cư khu vực cácthành viên mới chỉ bằng 24% mức GDP đầu người trung bình ở các thành viên cũ.Tuy nhiên, khi lượng người tiêu dùng tăng lên, thị trường được mở rộngsẽ kích thích kinh tế phát triển Việc Châu Âu liên minh lại với nhau sẽ đưa đếnmột châu lục mạnh hơn và ổn định hơn, bổ sung cho nhau về nhiều lĩnh vực nhưthị trường tiêu thụ sản phẩm, lao động, đầu tư,.v.v., như vậy có thể giúp ChâuÂu tận dụng được những lợi thế trong một thị trường nội địa thống nhất Một thịtrường lớn như vậy sẽ tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư và tạo thêm nhiều việc làmcho công dân trong khối, tăng cường sự thịnh vượng cho cả thành viên cũ vàmới Khi vai trò vị trí của EU trong nền kinh tế thế giới được tăng cường và cảithiện hơn thì sẽ có tác động rất lớn đến tiếng nói chính trị, an ninh, thương mạivà các lĩnh vực quản lý toàn cầu khác của EU trên trường quốc tế.

Hộp 1: Niên bi u c a EUểu của EUủa EU

9-5-1950: trong diễn văn lấy cảm hứng từ Jean Monnet, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp RobertSchuman đề xuất rằng Pháp, Đức và bất kỳ quốc gia châu Âu nào muốn tham gia hãy cùng liên kếtquản lý chung về than và thép (“Tuyên bố Schuman”).

18-4-1951: Sáu ưnớc (Bỉ, Pháp, Đức, Italia, Lucxămbua, Hà Lan) Ký Hhiệp ươc Paris vềthành lập Cộng đồng than và thép Châu Âu (ECSC).

25-3-1957: Các hiệp ước thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) và Cộng đồng nănglượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) được 6 nước ký kết (Bỉ, Pháp, Đức, Italia, Lúcxămbua, Hà Lan)tại Rome, và hiện nay vẫn được nhắc tới với tên gọi Các hiệp ước Rome.

1-7-1967: Hiệp ước sáp nhập để gắn kết các cộng đồng châu Âu lại (ECSC, EEC,EURATOM) bắt đầu có hiệu lực Kể từ đó, các cộng đồng châu Âu sẽ có duy nhất một Uỷ ban vàmột Hội đồng.

13-3-1979: Hội đồng châu Âu họp tại Paris đã cho ra đời Hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS)7-10-1979: Bầu cử Quốc hội châu Âu lần đầu tiên theo chế độ phổ thông đầu phiếu trực tiếp.17-2-1986: Đạo luật về một châu Âu đơn nhất sửa đổi Hiệp ước Rome được ký kết.1-7-1990: Giai đoạn đầu tiên của Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu (EMU) được thực hiện.Bốn nước thành viên (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Ailen) được dành cho quy chếngoại lệ.

Trang 11

16-12-1991: “Các thoả ước châu Âu” được ký kết với Ba Lan, Hunggari và Tiệp Khắc MộtHiệp ước dự thảo được ký kết tại Maastricht sau khi kết thúc Hội nghị liên chính phủ về Liên minhkinh tế và tiền tệ.

7-2-1992: Hiệp ước về Liên minh Châu Âu được Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Tàichính các nước ký kết tại Maastricht.

22-6-1993: Hội đồng Châu Âu họp tại Copenhagen cam kết rằng các nước Trung và Đông Âu sẽtrở thành thành viên chính thức ngay khi họ thoả mãn được các điều kiện tiền đề về kinh tế và chính trị.

1-1-1994: Giai đoạn II của Liên minh kinh tế và tiền tệ bắt đầu và Viện Tiền tệ châu Âu(EMI) được thành lập.

17-6-1997: Hội đồng châu Âu họp tại Amsterdam và đưa ra dự thảo Hiệp ước mới.

30-3-1998: Một cuộc gặp cấp bộ trưởng đã khởi động cho quá trình gia nhập của 10 nướcTrung và Đông Âu, Síp và Manta.

3-5-1998: một Hội đồng đặc biệt quyết định rằng 11 nước thành viên đã đáp ứng được yêucầu về sử dụng đồng tiền chung kể từ ngày 1-1-1999 Chủ tịch của Ngân hàng Trung ương châuÂu được bổ nhiệm.

1-1-1999: Đồng Euro chính thức ra đời tại các quốc gia: Áo, Bỉ, Phần Lan, Đức, Ailen,Italia, Lucxămbua, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

7-8-12-2000: Một Hiệp ước mới được ký kết tại Nice, ngay sau khi kết thúc Hội nghị liênchính phủ (IGC).

15-12-2001: Tuyên bố Laeken khởi động cho quá trình cải cách Hiến pháp.

28-2-2002: Các đồng nội tệ quốc gia hết giá trị pháp lý tại EMU Hội nghị về cải cách thểchế được bắt đầu tại Brussels (Brucxen).

9-10-2002: Uỷ ban tuyên bố rằng 8 nước Trung và Đông Âu (Ba Lan, Cộng hoà Séc,Hunggari, Xlôvakia, Xlôvenia, Extônia, Lýtva, Látvia) cộng với Síp và Manta sẽ đáp ứng được tiêuchuẩn Copenhagen vào năm 2002.

25-10-2002: Một Hội đồng châu Âu đặc biệt được triệu tập tại Brussels đã thông qua đềxuất của Uỷ ban châu Âu.

28-10-2002: Một khuôn khổ đầu tiên của Hiến pháp Châu Âu được Chủ tịch Hội nghị ChâuÂu Valery Giscar d’Estaing đưa ra.

12-13-12-2002: Hội đồng châu Âu họp tại Copenhagen chính thức kết thúc các cuộc đàmphán xin gia nhập đối với 8 nước Trung và Đông Âu +Manta và Síp; một khoản tài chính trọn gónđược nhất trí dành cho mỗi nước trong các năm 2004 – 2005 – 2006.

1-2-2003: Hiệp ước Nice bắt đầu có hiệu lực.

16-4-2003: Các hiệp ước kết nạp thành viên mới được ký kết tại Athens.

20-6-2003: Bản dự thảo Hiến pháp được đệ trình ra cuộc họp tại Saloniki của người đứngđầu nhà nước và chính phủ các nước thành viên.

5-2004: Mười quốc gia thành viên mới gia nhập EU.

1.3 SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Trang 12

1.3.1 Về phía EU

Theo đánh giá một cách khách quan và đầy đủ về tiềm năng và vai tròcủa Việt Nam đối với EU thì Việt Nam trước hết có vị trí địa lý, chính trị thuậnlợi cho giao lưu quốc tế Với vị trí trung tâm của Đông Nam Á, Việt Nam đượcnhư “ngã sáu mặt tiền của bán đảo Đông Dương, là cửa ngõ nhìn ra Thái BìnhDương của bán đảo này Trong con mắt của châu Âu, Việt Nam là một thịtrường đầy hấp dẫn với tiềm năng to lớn về kinh tế, tài nguyên và con người

Ngoài ra, Việt Nam còn là nguồn cung cấp nguyên liệu khá dồi dào chocác nhà đầu tư từ châu Âu, mặc dù tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam tínhtrên đầu người không phải giàu Những đánh giá cao của các nước châu Âu vềViệt Nam được khẳng định trong lời nói của Chủ Tịch Uỷ ban châu Âu, ôngJacques Delors, khi Thủ tướng võ Văn Kiệt tới thăm các nước EU tháng 6/1995:“Liên minh châu Âu không thể có mặt ở khắp nơi trên thế giới, nhưng Việt Namlà nước phải được ưu tiên Cộng đồng sẽ dành cho Việt Nam tình cảm xứngđáng, sự giúp đỡ và hợp tác cần thiết”

Qua đó, có thể nói việc thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế nói chung vàthương mại nói riêng của Việt Nam với EU là hết sức cần thiết và quan trọng,nó giúp cho EU khai thác những lợi thế của Việt Nam ngày càng thuận lợi, tăngcường vị thế của Việt Nam trên thị trường này.

1.3.2 Về phía Việt Nam

Việc tăng cường hợp tác kinh tế thương mại với các quốc gia châu Âucó ý nghĩa to lớn, tác động tích cực đến việc triển khai chính sách đối ngoại rộngmở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam, gópphần ổn định để xây dựng đất nước, tạo một thị trường tiềm năng to lớn hơn chonền kinh tế Việt Nam, đồng thời cũng phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa, hợptác và phụ thuộc lẫn nhau để cùng nhau phát triển Vì vậy việc thiết lập và tăngcường quan hệ hợp tác thương mại với EU là phù hợp với xu thế chung đó

Trang 13

Trong khu vực châu Âu, EU là một trung tâm kinh tế mạnh, có vai tròlớn trong nền kinh tế và thương mại thế giới EU cũng là đơn vị giao dịch thốngnhất lớn nhất thế giới, chiếm tới 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóatoàn cầu Vai trò quan trọng của EU trong mậu dịch toàn cầu sẽ còn lớn hơn vớikế hoạch mở rộng và phát triển trong 5-10 năm tới, trong đó có việc đón nhậncác thành viên mới ở Đông Âu EU với tư cách là một Liên minh kinh tế và tiềntệ lớn, một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới, đã có ảnh hưởng không nhỏđến sự phát triển kinh tế thương mại của Việt Nam trong thập kỷ 90 thế kỷ 20.Những tác động tích cực của EU đối với kinh tế Việt Nam sẽ góp phần củng cốvà hoàn thiện hơn mối quan hệ thương mại Việt Nam- EU nói riêng và cũng nhưASEAN- EU nói chung trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21.

Bên cạnh đó, trên cơ sở lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánhtương đối thì cơ cấu kinh tế của Việt Nam và các nước châu Âu hoàn toàn có thểbổ sung cho nhau Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại lànhững mặt hàng mà thị trường châu Âu có nhu cầu nhập khẩu lớn và ngược lại

Quan hệ thương mại Việt Nam- EU được phát triển, mở rộng, Việt Namcó điều kiện đẩy mạnh xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hóa với nước ngoài, gópphần cân bằng cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu, hạn chế và phân tán rủi rothương mại, tránh bị phụ thuộc vào một thị trường Đồng thời, thị trường ViệtNam sẽ trở nên phong phú hơn, đa dạng và nhộn nhịp hơn các hàng hóa nhậpkhẩu từ châu Âu, người tiêu dùng có nhiều cơ hội chọn lựa các mặt hàng nhậpkhẩu từ châu Âu Ngoài ra, Việt Nam cũng có điều kiện tham gia vào phân cônglao động quốc tế qua các chương trình hợp tác liên doanh, tạo điều kiện đầu tư,phát triển chiều sâu theo hướng chuyên môn hóa sản xuất quốc tế Cụ thể, thịtrường Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn và do đó thu hút được nhiều hơn cácdòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính thức cùng vớinhững công nghệ mới, hiện đại, kỹ năng quản lý đi kèm theo, không những từcác nhà đầu tư châu Âu mà cả các nhà đầu tư nước ngoài khác trên thế giới và

Trang 14

trong khu vực Với sự gia tăng về bổ sung tài chính như vậy, Việt Nam sẽ cóđiều kiện để tăng cường sản lượng công nghiệp của các ngành công nghiệp, tăngkim ngạch xuất nhập khẩu, thúc đẩy quá trình mở rộng dung lượng thị trườngtrong và ngoài nước, khai thông một số thị trường mà trước đay Việt Nam cònbỏ trống, tạo lợi thế cho hàng Việt Nam thâm nhập ổn định vò các thị trườngnày Không những thế, Việt Nam sẽ có cơ hội để trả nợ cũ, cân đối ngân sách,tăng nguồn thu ngoại tệ, mua mới các trang thiết bị, máy móc hiện đại cải tiếncác điều kiện sản xuất, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phần tiêu dùng thườngxuyên và đáp ứng các nhu cầu phát sinh.

Như vậy, sự tăng cường các hoạt động trao đổi thương mại giữa ViệtNam và EU cho phép các yếu tố sản xuất đang được sử dụng ở trong nước đượcphân bổ lại một cách hiệu quả hơn; đồng thời tối đa hóa giá trị sử dụng, khaithác, tăng mức độ mở rộng quy mô chuyên môn hóa sản xuất, tận dụng đợc quyluật hiệu quả tăng dần theo quy mô sản xuất, đem lại lợi ích cao về mặt kinh tế.Thêm vào đó, Việt Nam có cơ hội thuận lợi để đối chiếu, tham khảo, học hỏikinh nghiệm về quản lý, kỹ thuật sản xuất , đào tạo được một nguồn nhân lựcdồi dào và có chất lượng, đáp ứng nhu cầu kỹ thuật công nghệ trong thời gianmới, đồng thời cung cấp công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống chongười lao động, góp phần phát triển xã hội.

1.4 THỊ TRƯỜNG EU

1.4.1 Đặc điểm của thị trường EU

EU là một thị trường rộng lớn với khoảng 490 triệu dân của 25 nướcthành viên, mỗi nước thành viên lại có đặc điểm tiêu dùng riêng Do đo, có thểthấy rằng, thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về chủng loạihàng hóa Có những loại hàng rất dược ưa chuộng ở thị trường Pháp, Italia hayBỉ nhưng lại không được người tiêu dùng Anh, Ailen, Đan Mạch hoặc Đức thíchdùng Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán, thị hiếu tiêu dùng giữa cácthị trường của từng quốc gia trong khối EU, nhưng 15 nước thành viên cũ đều là

Trang 15

những quốc gia nằm ở khu vực Tây Bắc Âu nên có những điểm tương đồng vềkinh tế và văn hóa

Ngày nay, những tập quán, tâm lý xã hội, văn hoá đặc thù của dân tộckhông phải là rào cản quá khó khăn để vượt qua Hơn nữa, do xu thế toàn cầuhoá, khu vực hoá mạnh mẽ nên trong kinh doanh có những yếu tố văn hoá ngàycàng gần với thông lệ, chuẩn mực quốc tế Mặt khác, thị trường EU thống nhấtcho phép tự do lưu chuyển sức lao động, hàng hoá và vốn giữa các nước thànhviên Do đó, thị trường EU có tính đa dạng trong sự thống nhất.

1.4.1.1 Tập quán, thị hiếu tiêu dùng và kênh phân phối

Tập quán và thị hiếu tiêu dùng

Do trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước thành viên khá đồngđều và có những điểm tương đồng về địa lý, văn hoá, cho nên người dân thuộckhối EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng.

Đối với hàng may mặc và giầy dép: Người dân Áo, Đức và Hà Lan chỉmua hàng may mặc và giầy dép không chứa chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ(Azo - dyes) Khách hàng EU đặc biệt quan tâm tới chất lượng và thời trang củahai loại sản phẩm này Nhiều khi yếu tố thời trang lại có tính quyết định cao hơnnhiều so với giá cả Đối với nhóm hàng giầy dép: Người tiêu dùng EU đang cóxu hướng đi giày vải Đối với hai mặt hàng này nhu cầu thay đổi nhanh chóng,đặc biệt về mẫu mốt.

Đối với thuỷ hải sản: Một điểm đáng lưu ý là EU đang có xu hướng giảmtiêu dùng súc sản, gia cầm và tăng tiêu dùng thủy hải sản Tuy nhiên, người tiêudùng EU không mua những sản phẩm thuỷ hải sản nhập khẩu bị nhiễm độc dotác động của môi trường hoặc do chất phụ gia không được phép sử dụng Vớisản phẩm thuỷ hải sản đã qua chế biến, người Châu Âu chỉ dùng những sảnphẩm đóng gói có ghi rõ tên sản phẩm nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản và sửdụng, mã số và mã vạch Họ tẩy chay các loại thuỷ hải sản nhập khẩu có chứakhuẩn salmonella, độc tố lustamine, nhiễm V.Parahaemoliticus, nhiễm

Trang 16

V.cholesae Người Châu Âu ngày càng ăn nhiều thuỷ hải sản vì họ cho rằng sẽgiảm được béo mà vẫn khoẻ mạnh.

Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm cónhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới Họ cho rằng, những nhãn hiệu này gắn liền vớichất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên dùng những sản phẩm mangnhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an toàn về chất lượng và an toàn cho người sử dụng.Nhiều trường hợp, những sản phẩm này giá rất đắt nhưng họ vẫn mua và khôngthích thay đổi sang các sản phẩm không nổi tiếng khác cho dù giá rẻ hơn nhiều.Đặc biệt đối với những sản phẩm của nhà sản xuất không có danh tiếng thì rấtkhó tiêu thụ vì họ cho rằng mua những sản phẩm như vậy sẽ không đảm bảo chấtlượng về vệ sinh thực phẩm và an toàn cho người sử dụng, do đó không an toànđối với sức khoẻ và cuộc sống của họ.

EU là một trong những thị trường lớn trên thế giới cũng như Mỹ, nhưngkhác với thị trường Mỹ ở chỗ EU là một cộng đồng kinh tế mạnh, trung tâm vănminh lâu đời của nhân loại, do đó sở thích của người tiêu dùng Châu Âu rất caosang Họ có thu nhập, mức sống cao và khá đồng đều, yêu cầu khắt khe về chấtlượng và độ an toàn của sản phẩm nói chung, còn đối với thực phẩm thì chấtlượng và vệ sinh là hàng đầu Yếu tố quyết định tiêu dùng ở thị trường này làchất lượng hàng hoá chứ không phải là giá cả đối với đại đa số các mặt hàngđược tiêu thụ trên thị trường này.

Thị trường EU về cơ bản cũng giống như một thị trường quốc gia, do vậy

có 3 nhóm người tiêu dùng khác nhau: Một là, nhóm có khả năng thanh toán ở

mức cao, chiếm gần 20% dân số của EU, dùng hàng có chất lượng tốt nhất và giá

cả cũng đắt nhất hoặc những mặt hàng hiếm và độc đáo; Hai là, nhóm có khả

năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm 68% dân số, sử dụng chủng loại hàng

có chất lượng kém hơn một chút so với nhóm 1 và giá cả cũng rẻ hơn; Ba là,

nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp hơn so với hàng của nhóm 2 Hàng hoáđáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường này gồm cả hàng cao cấp lẫn hàngbình dân phục vụ cho mọi đối tượng Đối tượng tiêu dùng hàng Việt Nam là

Trang 17

nhóm hai và ba Các đối thủ cạnh tranh chính của hàng Việt Nam là hàng TrungQuốc và hàng của các nước ASEAN khác.

Xu hướng tiêu dùng trên thị trường EU đang có những thay đổi như:không thích sử dụng đồ nhựa mà thích dùng đồ gỗ, thích ăn thuỷ hải sản hơn ănthịt, yêu cầu về mẫu mốt và kiểu dáng hàng hoá thay đổi nhanh, đặc biệt đối vớinhững mặt hàng thời trang như giầy dép, quần áo Cùng với sự phát triển mạnhmẽ của khoa học công nghệ, sở thích và thói quen tiêu dùng của người Châu Âuđang có xu hướng chuyển từ những sản phẩm chất lượng cao, giá đắt, vòng đờisản phẩm dài sang những sản phẩm có chu trình sống ngắn hơn, giá rẻ hơn vàphương thức dịch vụ tốt hơn Tuy vậy, chất lượng hàng hoá vẫn là yếu tố quyếtđịnh đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường này.

Kênh phân phối

Hệ thống phân phối EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối củamột quốc gia, gồm mạng lới bán buôn và mạng lới bán lẻ Hiện nay, cuộc cáchmạng khoa học công nghệ ở Tây Âu đã dẫn tới sự thay đổi cơ cấu các ngànhkinh tế, kéo theo sự biến đổi về cơ cấu ngành kinh tế, kéo theo là trào lưu “Nhấtthể hoá” và “Tổ chức lại” các công ty xuyên quốc gia.

“Nhất thể hoá” hay là sự sát nhập hợp nhất của các công ty xuyên quốcgia Quá trình này đang diễn ra sôi động trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất đếnlu thông, và biểu hiện đậm nét ở các ngành: hàng không, sản xuất ôtô, tài chính -ngân hàng - bảo hiểm

Trào lưu “Tổ chức lại” cũng không kém phần sôi động thông qua việc tìmnguồn cung ứng từ nước ngoài, tập trung vào việc phát triển những sản phẩmcông nghệ cao ở trong nước và hoạt động tiếp thị

Các công ty xuyên quốc gia EU thường phát triển theo mô hình gồm:ngân hàng hoặc công ty tài chính, nhà máy, công ty thương mại, siêu thị, cửahàng v.v… Các công ty xuyên quốc gia tổ chức mạng lưới tiêu thụ hàng củamình rất chặt chẽ, họ chú trọng từ khâu đầu tư sản xuất hoặc mua hàng đến khâuphân phối hàng cho mạng lới bán lẻ.

Trang 18

Hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trườngEU là theo tập đoàn và không theo tập đoàn Kênh phân phối theo tập đoàn cónghĩa là các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu cả một tập đoàn chỉ cung cấp cho các hệthống cửa hàng siêu thị của tập đoàn này mà không cung cấp hàng cho hệ thống bánlẻ của tập đoàn khác Còn kênh phân phối không theo tập đoàn hay gọi là kênh phânphối tự do gồm các nhà sản xuất và nhập khẩu của tập đoàn này, ngoài việc cungcấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình còn cung cấp hàng hoá cho hệthống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập.

Hệ thống phân phối của EU đã hình thành lên một tổ hợp rất chặt chẽ vàcó nguồn gốc lâu đời Tiếp cận được hệ thống phân phối này không phải là việcdễ đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam, vì các nhà bán buôn và bán lẻ trong hệthống phân phối của EU thường có quan hệ làm ăn lâu đời và rất ít khi mua hàngcủa các nhà cung cấp không quen biết cho dù giá hàng có rẻ hơn nhiều bởi uy tínkinh doanh với khách hàng của họ được đặt lên hàng đầu Muốn giữ được điềunày thì hàng phải đảm bảo chất lượng và nguồn cung cấp ổn định Vì vậy, cácnhà xuất khẩu của ta muốn tiếp cận các kênh phân phối chủ đạo trên thị trườngEU thì phải tiếp cận được với các nhà nhập khẩu EU Thực hiện điều này có thểbằng cách xuất khẩu trực tiếp hoặc liên doanh với các công ty xuyên quốc giaEU để trở thành công ty con.

1.4.2 Chính sách ngoại thương của EU

Đặc điểm cơ bản nhất trong chính sách ngoại thương EU là tất cả cácthành viên của EU đều áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với cácnước ngoài khối Chính sách ngoại thương của EU bao gồm: Chính sách thươngmại tự trị và chính sách thương mại dựa trên nguyên tắc: không phân biệt đối xử,minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng Các biện pháp được áp dụngphổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng hàng rào kỹthuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.

Trang 19

1.4.2.1 Biểu thuế quan thống nhất (CCT – Common Custom Tariff)

EU áp dụng biểu thuế quan chung (CCT) đối với các mặt hàng côngnghiệp Đây là công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại của liên minh.

Các thành phần của CCT bao gồm danh mục các mặt hàng tính thuế, cácqui định về cách tính thuế, miễn hoặc giảm thuế, xuất xứ hàng hoá Hiệp ướcRoma có quy định điều khoản theo đó các thành viên EC luôn sẵn sàng đàmphán nhằm cắt giảm các mức thuế quan chung Khi CCT đã được xây dựng ở cácmức thì các thành viên phải có nghĩa vụ áp dụng chúng theo một cách thốngnhất Điều này liên quan đến danh mục các mặt hàng, thủ tục tính thuế và cácquy định về xuất xứ hàng hoá kết hợp với việc thực hiện chương trình ưu đãithuế quan phổ cập (GSP).

Muốn nắm được các đặc điểm trong chính sách ngoại thương EU, cầnphải nghiên cứu biểu thế quan có liên quan đến xuất xứ của hàng hoá Xuất xứhàng hoá của EU được quy định như sau:

- Đối với các sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước hưởngGSP như: khoáng sản, động thực vật, thuỷ sản đánh bắt trong lãnh hải và cáchàng hoá sản xuất từ sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được hưởng GSP.

- Đối với các sản phẩm sản xuất tại nước hưởng GSP (tính theo giá xuấtxưởng) phải đạt 60% tổng trị giá hàng liên quan Tuy nhiên, đối với một số nhómhàng thì hàm lượng này thấp hơn EU quy định cụ thể tỷ lệ trị giá và công đoạn giacông đối với một số nhóm hàng mà yêu cầu phần trị giá sáng tạo thấp hơn 60%.

EU còn quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng của một nước có thànhphần xuất xứ từ một nước cùng một tổ chức khu vực cũng được GSP thì các thànhphần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan Đây là đặc điểm về xuấtxứ của EU mà các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức lưu ý và vận dụng.

1.4.2.2 Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU

Chế độ GSP là một biện pháp đẩy mạnh thương mại của EU đối với cácnước đang và chậm phát triển (trong đó có Việt Nam) với mục đích giúp chohàng hóa của nước này tăng khả năng thâm nhập vào thị trường EU thông qua

Trang 20

một số ưu đãi thuế quan nhất định, từ đó thúc đẩy kinh tế của các nước này pháttriển Chế độ GSP được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, không đòi hỏicó đi có lại, đơn phương quyết định.

Chương trình này trong những năm gần đây được cụ thể hoá ở một số vănbản sau: Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập sửa đổi bắt đầu áp dụng cho giaiđoạn 1/1/2002 đến 31/12/2004 (đã gia hạn hết năm 2005) Hệ thống mới này đãkết hợp với sáng kiến “Mọi sản phẩm trừ vũ khí _ EBA” dành cho các nước kémphát triển nhất có hiệu lực từ 5/3/2001 Tuy nhiên, có 3 mặt hàng có lộ trình tựdo hoá riêng tự do hoá hoàn toàn Gạo sẽ giảm 20% vào ngày 1/9/2006, 50% vào1/9/2007, 80% vào ngày 1/7/2006, 50% vào ngày 1/7/2007, 80% vào 1/7/2008và tự do hoá hoàn toàn vào 1/7/2009.

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập dành cho 143 nước độc lập và 36 nướcvà khu vực lãnh thổ thuộc địa Hệ thống GSP mới đã đơn giản hoá việc phân loạisản phẩm hàng hoá từ 4 loại là không nhạy cảm, rất nhạy cảm, nhạy cảm và bánnhạy cảm thành 2 loại là không nhạy cảm và nhạy cảm

Nhóm 1- sản phẩm rất nhạy cảm bao gồm: phần lớn là nông sản và một sốít sản phẩm công nghệp tiêu dùng như chuối tươi, chuối khô, dứa tươi, dứa hộp(lượng đường không quá 17% trọng lượng), quần áo may sẵn, nguyên liệu thuốclá, lụa tơ tằm… được hưởng mức thuế GSP bằng 85% thuế suất MFN Đây lànhóm mặt hàng mà EU hạn chế nhập khẩu.

Nhóm 2 – sản phẩm nhạy cảm: chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, hóa chất,nguyên liệu, hàng thủ công (gạch lát nền, đồ sứ), giày dép, hàng điện tử dândụng, xe đạp, ô tô, đồ chơi trẻ em được hưởng mức thuế GPS bằng 70% thuếsuất MFN Đây là nhóm mặt hàng mà EU không khuyến khích nhập khẩu.

Nhóm 3 – sản phẩm bán nhạy cảm: bao gồm phần lớn thủy sản đông lạnh(tôm, cua, mực đông lạnh, cá tươi ướp lạnh), một số nguyên liệu và hóa chất, hàngcông nghiệp dân dụng (máy điều hòa, máy giặt, tủ lạnh)…được hưởng mức thuếGSP bằng 35% thuế suất MFN Đây là nhóm mặt hàng EU khuyến khích nhập khẩu.

Trang 21

Nhóm 4 – sản phẩm không nhạy cảm: chủ yếu là một số loại thực phẩm,đồ uống (nước khoáng, bia, rượu) nguyên liệu (than đá, dầu thô, cao su,…), nôngsản (dừa cả vỏ, hạt điều)…được hưởng mức thuế GSP bằng 0% đến 10% thuếsuất MFN Đây là nhóm mặt hàng EU đặc biệt khuyến khích nhập khẩu.

Các biện pháp khuyến khích trong GSP của EU so với ưu đãi mà các nướcvà khu vực dành cho các nước đang phát triển vào loại thấp nhất Theo GSP củaEU bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/1999 thì những trường hợp sau được hưởngưu đãi thêm:

+ Bảo vệ quyền lợi của người lao động: nước hưởng GSP cần chứng minhtrong các văn bản pháp quy của mình có các quy định về các tiêu chuẩn áp dụngcác nguyên tắc về tổ chức, đàm phán tập thể và tuổi lao động tối thiểu.

+ Bảo vệ môi trường: các văn bản pháp quy của nước hưởng GSP phải cócác quy định áp dụng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.

Uỷ ban châu Âu đề xuất hệ thống ưu đãi thương mại cho giai đoạn 2008 dành cho các nước hưởng lợi có nhu cầu nhất, đơn giản hơn và khuyếnkhích phát triển bền vững:

2006-Ngày 20/10/2004, Uỷ ban châu Âu đã thông qua một đề xuất bao gồmnhững chi tiết về hệ thống ưu đãi thương mại EU (Hệ thống Ưu đãi Phổ cập –GSP) cho giai đoạn 2006-2008 Đề xuất này được xây dựng trên hướng dẫn củaUỷ ban châu Âu ban hành trong tháng 7/2004.

GSP là một công cụ chính để giúp các nước đang phát triển giảm nghèođói bằng cách khuyến khích xuất khẩu sang châu Âu Đề xuất của Uỷ ban lànhằm cải thiện hệ thống hiện tại trong một số lĩnh vực: đơn giản hoá (cắt giảm từ5 xuống 3 thoả thuận); mở rộng diện sản phẩm; tập trung lợi ích vào những mặthàng mà các nước đang phát triển đang cần nhất; thiết lập các lợi ích GSP bổsung (GSP +) nhằm khuyến khích phát triển bền vững Văn bản này sẽ được gửiđến các thành viên EU, Nghị viện châu Âu và Uỷ ban Kinh tế và Xã hội đểthông qua và đi vào thực hiện ngày 1/7/2005.

Trang 22

Nội dung chủ yếu của đề xuất:

Một GSP mới đơn giản hơn: Năm nhóm GSP hiện tại được giảm xuống

GSP mới sẽ được áp dụng trong suốt 3 năm mà không có thay đổi nào.GSP mới sẽ mở rộng thêm gần 300 sản phẩm được hưởng ưu đãi.

GSP sẽ chỉ được rút bỏ khỏi các nhóm sản phẩm của một hoặc một vài

nước – khi mà những sản phẩm này đã đạt mức cạnh tranh trên thị trường Cộngđồng và không còn cần tới GSP Việc xem xét sẽ dựa trên một tiêu chí đơn giản:khi một nhóm sản phẩm (“phần” của mã hải quan) từ một nước cụ thể vượt quá15% tổng nhập khẩu EU cho cùng một loại sản phẩm theo GSP trong 3 năm liêntục Việc xem xét loại bỏ này không phải là một khoản phạt, mà là một dấu hiệurằng GSP đã thực hiện thành công chức năng tạo nên luồng xuất khẩu; và do vậyGSP sẽ mang lại lợi ích tốt hơn cho các nước yếu nhất và dễ tổn thương nhất.

GSP mới sẽ linh hoạt hơn về quy tắc xuất xứ: Sự tích lũy khu vực cần được

tăng cường để cho phép các thành viên của một nhóm khu vực (ASEAN, …) sửdụng tốt hơn những ưu đãi, do vậy thúc đẩy hợp tác khu vực Đặc biệt, tích lũy khuvực sẽ được thông qua việc loại bỏ các tiêu chuẩn nguyên tắc giá trị gia tăng Hơnnữa, sẽ có tích lũy giữa các khu vực nếu các quốc gia quan tâm yêu cầu nó.

Hệ thống GSP+ được đưa ra dựa trên các tiêu chí rõ ràng, minh bạch và khôngphân biệt đối xử, hoàn toàn tuân thủ phán quyết của Cơ quan Phúc thẩm WTO.

Trang 23

1.4.2.3 Chính sách chống bán phá giá

Các quy định về chống bán phá giá của EU được xây dựng trên cơ sở điềukhoản của WTO về lĩnh vực này Theo nguyên tắc của WTO, EC chỉ được ápdụng các biện pháp chống bán phá giá trong trường hợp các ngành công nghệcủa EU bị tổn hại do việc nhập khẩu các sản phẩm phá giá Đây là những sảnphẩm được bán trên thị trường nội địa với múc giá “thông thường” Tuy nhiên,việc so sánh các mức giá này thường gặp khó khăn Cách tính giá “thôngthường” của EU dựa vào chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận cận biên Vấn đề làmức lợi nhuận như thế nào mới được coi là thích hợp Xu hướng của EU là tínhmức lợi nhuận cao, có khi tới 30%.

Bán phá giá thường liên quan tới hàng nhập khẩu bán giá rẻ hoặc với giáthấp hơn chi phí, nhưng thực tế vấn đề này phức tạp hơn nhiều Quy chế chốngbán phá giá năm 1996 quy định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, nhưng chỉđược áp dụng thuế này trong những điều kiện sau:

- Có phát hiện bán phá giá: Giá xuất khẩu của sản phẩm bán trên thịtrường cộng đồng Châu Âu thấp hơn giá bán tại thị trường trong nước của nhàxuất khẩu.

- Có tổn hại vật chất cho doanh nghiệp của cộng đồng: Hàng nhập khẩugây ra hoặc đe doạ gây tổn thất cho phần lớn ngành kinh doanh trong cộng đồngChâu Âu, chẳng hạn như mất thị phần, buộc các nhà sản xuất phải giảm giá vàgây sức ép đối với sản xuất, bán hàng, lợi nhuận, năng suất…

- Lợi ích của Cộng đồng: Chi phí mà cộng đồng bỏ ra để thực hiện cácbiện pháp không được tỷ lệ nghịch với lợi ích thu được.

Uỷ Ban Châu Âu chịu trách nhiệm điều tra những khiếu nại và đánh giáliệu những khiếu nại này có hợp lý hay không Uỷ Ban cũng có thể áp dụng cácbiện pháp chống bán phá giá tạm thời và chỉ được áp dụng biện pháp chống bánphá giá chính thức đối với sản phẩm than và thép Hội đồng Bộ trưởng là nơiquyết định biện pháp chống bán phá giá chính thức trong mọi trường hợp.

Trang 24

Khi mức bán phá giá đã được tính toán thì bước tiếp theo là xác định liệucác mặt hàng bán phá giá đó có tổn hại đến ngành sản xuất nội địa hay không.Mức độ gây tổn hại thường được đo bằng các chỉ số như lợi nhuận, công suấthoạt động và thị phần Quá trình này cần đến việc thu thập và xử lý một lượngthông tin lớn về kinh tế, tài chính và thương mại.

Sau khi xác định được mức bán phá giá và mức độ tổn hại đối với cácngành sản xuất nội địa, EU sẽ áp dụng các mức thuế chống bán phá giá hoặcchấp nhận đề nghị từ phía người xuất khẩu là họ sẽ giảm lượng bán hoặc nângmức giá xuất khẩu lên.

1.4.2.4 Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng của Liên minh châu Âu

Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi người tiêu dùng rấtđược bảo vệ, khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển Để đảm bảoquyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơisản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏviệc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới EU ban hành một hệ thống quy định bảovệ người tiêu dùng như quy định các thành phần của sản phẩm, cách bảo quản vàkhi có hiện tượng độc hại thì kịp thời báo động; kể cả việc làm sai quy cáchnhư : đóng gói bao bì, nhãn mác, các sản phẩm nhập lậu, đánh cắp bản quyền …Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chếđịnh chuẩn Quốc gia hoặc châu Âu Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ởthị trường này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung của EU, cácluật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩmđược sản xuất ra từ các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt mức an toànngang với tiêu chuẩn của EU

Tóm lại: Chính sách và chế độ quản lý xuất nhập khẩu của EU rất phức tạp,

do đó cần phải có đầy đủ thông tin cập nhật và có bộ phận theo dõi phân tích Trongthực tế, các nước đang phát triển chỉ sử dụng được 48% các ưu đãi của EU theo chếđộ GSP EU là thị trường rất khó tính và luôn đòi hỏi chất lượng cao.

Trang 25

1.4.3 Các yêu cầu của thị trường EU đối với hàng xuất khẩu

Hiện nay, EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng của ViệtNam, là khu vực thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau ASEAN, đồng thời EU làthị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, nhu cầu nhập khẩu hàng nămrất lớn Hàng năm EU nhập khẩu rất nhiều các mặt hàng xuất khẩu chủ lực củaViệt Nam như giày dép, dệt may, thuỷ sản, nông sản…Kim ngạch xuất khẩu củaViệt Nam sang EU tăng nhanh.

Hiện nay, EU vẫn là một thị trường bảo hộ rất chặt chẽ với rào cản kỹthuật rất nghiêm ngặt, mặc dù thuế quan của EU thấp hơn các cường quốc kinhtế lớn và đang có xu hướng giảm Hàng xuất khẩu Việt Nam muốn vào được thịtrường này thì phải vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU Rào cản kỹ thuậtchính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêudùng của EU, được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: chất lượng, vệ sinhthực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và lao động.

1.4.3.1 Thứ nhất là tiêu chuẩn chất lượng

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đốivới các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU thuộc cácnước đang phát triển Thực tế cho thấy ở các nước đang phát triển Châu Á vàViệt Nam, hàng của những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thâmnhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng hoá của các doanhnghiệp không có giấy chứng nhận này.

Đây là Hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đặtra để giúp các đơn vị sản xuất cải tiến hệ thống quản lý nhằm nâng cao năngsuất và chất lượng sản phẩm, duy trì sự đồng nhất và phù hợp giữa chất lượngvà giá thành Có thể coi ISO 9000 như một ngôn ngữ xác định chữ tín giữadoanh nghiệp và khách hàng, giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, là sự khẳngđịnh cam kết cung ứng sản phẩm có chất lượng đáng tin cậy cũng như“phương tiện thâm nhập” vào thị trường EU mà các doanh nghiệp Việt Namcần lưu ý và thực hiện.

Trang 26

1.4.3.2 Thứ hai là tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm

Các công ty chế biến thực phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặtchẽ Đặc biệt việc áp dụng hệ thống HACCP (Hazard Analysis Critical ControlPoint) trong các xí nghiệp chế biến hải sản là một yêu cầu không thể thiếu.HACCP là Hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu áp dụngcho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, được thiết kế riêng cho công nghiệpthực phẩm và các ngành có liên quan (chăn nuôi, trồng trọt…) Hệ thống này cótính bắt buộc với các công ty thực phẩm của EU và trên danh nghĩa là không bắtbuộc với các công ty nước ngoài Nhưng từ ngày 1/1/1993, EU đã ra một vănbản hướng dẫn nhập khẩu hàng thủy sản nêu rõ: “Các điều khoản áp dụng chonhập khẩu thủy sản từ nước thứ ba phải tương đương với hàng lưu thông trongEU” Như vậy, một cách gián tiếp cơ chế này đã bắt buộc các nhà xuất khẩunước ngoài phải tuân thủ các nguyên tắc HACCP khi muốn thâm nhập vảo thịtrường EU Các công ty chế biến thực phẩm của Việt Nam phải tuân thủ các tiêuchuẩn vệ sinh chặt chẽ.

Về phương diện này, việc áp dụng hệ thống HACCP là rất quan trọng vàgần như là yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản của cácnước đang phát triển muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU.

1.4.3.3 Thứ ba là tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng

Ký mã hiệu trở nên quan trọng số 1 trong việc lưu thông hàng hoá trên thịtrường EU Các sản phẩm có liên quan tới sức khoẻ của người tiêu dùng phải cóký mã hiệu theo quy định của EU Ví dụ, ký mã hiệu CE bắt buộc đối với đồchơi, thiết bị điện áp thấp, thiết bị y tế, nguyên vật liệu xây dựng.v.v.

Hiện nay, ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban châu Âu về định chuẩn,Uỷ ban châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viến thông của châu Âuchịu trách nhiệm đưa ra các quy chế định chuẩn Theo hệ thống quy chế này, kýmã hiệu là quan trọng số một trong lưu thông hàng hóa trên thị trường EU vàđược quy định rất nghiêm ngặt.

Trang 27

1.4.3.4 Thứ tư là tiêu chuẩn bảo vệ môi trường

Thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dánnhãn theo quy định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tếcông nhận Đây là bộ tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở các thỏa thuận quốctế, đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lý môi trường và cung cấp cáccông cụ hỗ trợ có liên quan như đánh giá môi trường, phân tích chu kỳ sống củasản phẩm … nhằm cải thiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở.Như vậy, thị trường EU yêu cầu hàng hóa có liên quan đến môi trường phải dánnhãn theo quy định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tếcông nhận, nên các doanh nghiệp Việt Nam cần có ý thức tôn trọng Ví dụ, tiêuchuẩn GAP (Good agricultural Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels)đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ các cấp độ khác nhau về môi trườngtốt Ngoài ra, các công ty ngày càng được yêu cầu phải tuân thủ hệ thống quản lýmôi trường (các tiêu chuẩn ISO 14000) và các bộ luật mang tính xã hội và đạođức-Tiêu chuẩn The Social Accountability 8000 (SA8000) sẽ ngày càng trở nênquan trọng trong những năm tới.

1.4.3.5 Thứ năm là tiêu chuẩn về lao động

Uỷ Ban Châu Âu (EC) đình chỉ hoạt động của các xí nghiệp sản xuất nộiđịa ngay khi phát hiện ra những xí nghiệp này sử dụng lao động cưỡng bức vàcấm nhập khẩu những hàng hoá mà quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hìnhthức lao động cưỡng bức nào như được xác định trong các Hiệp ước Geneva ngày25/9/1926 và 7/9/1956 và các Hiệp ước Lao động Quốc tế số 29 và 105 Ví dụ, cáchình thức lao động cưỡng bức như: lao động tù nhân, lao động trẻ em.v.v.

Ngoài ra, EU còn sử dụng các công cụ hành chính khác nhằm quản lýnhập khẩu Hiện nay, để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại và để

khắc phục với những trở ngại trong buôn bán với thế giới thứ ba, EU còn banhành chính sách chống bán phá giá như đã trình bày trong phần trước, chống trợ

Trang 28

cấp xuất khẩu và áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán phá giá” Bên cạnh đó,trong việc quản lý nhập khẩu, EU còn phân biệt hai nhóm nước: nhóm áp dụngcơ chế kinh tế thị trường (nhóm 1) và nhóm có nền thương nghiệp quốc doanh(nhóm 2) Hàng hóa xuất khẩu sang EU từ các nước thuộc nhóm 2, trong đó có ViệtNam, chịu sự quản lý chặt và thường phải xin phép trước khi nhập khẩu vào EU

EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng rất cao, điều kiện thương mạinghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt Các khách hàng EU nổi tiếng là khó tínhvề mẫu mốt thị hiếu Khác với Việt Nam nơi giá cả có vai trò quyết định trongviệc mua hàng, đối với phần lớn người Châu Âu thì “thời trang” là một trongnhững yếu tố quyết định Chỉ khi các yếu tố chất lượng, thời trang và giá cả hấpdẫn thì khi đó sản phẩm mới có cơ hội bán được ở Châu Âu Việc nhiều nướcChâu Á khác, đặc biệt là Trung Quốc với tiềm năng xuất khẩu lớn và đã có kinhnghiệm có mặt ở thị trường EU là một khó khăn lớn đối với Việt Nam khi thâmnhập vào thị trường này Ngày nay, EU là một thị trường mở có quy mô lớn đốivới các nhà đầu tư và các sản phẩm nước ngoài, đặc biệt là sự kiện ngày1/5/2004 đánh dấu bước mở rộng lịch sử của EU15 thành một EU25 Do đó, EUlà một thị trường hết sức cạnh tranh vì lượng hàng nhập khẩu rất lớn Nhiều mặthàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường này đang bị sức ép rất mạnh củahàng Trung Quốc (giày dép, dệt may, hàng điện tử, đồ chơi, thủ công mỹ nghệ),hàng Thái Lan (thuỷ sản, rau quả, ngũ cốc chế biến), hàng Indonesia (dệt may,giày dép,.v.v ) Phần lớn hàng của các đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn hàng củata về chất lượng, giá cả và nguồn cung cấp ổn định Muốn đẩy mạnh xuất khẩusang thị trường EU thì không còn cách nào khác là chúng ta phải chiến thắngtrong cạnh tranh, vượt trội các đối thủ và chiếm lĩnh thị trường Để làm đượcđiều đó thì hàng xuất khẩu Việt Nam phải đáp ứng được các yêu cầu trên của sảnphẩm và phải phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.

Trang 29

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM

Năm 2005, kinh tế EU tăng trưởng thấp do tác động của các bất ổn vềkinh tế và chính trị toàn cầu, đặc biệt tác động của giá dầu tăng cao khác thường,thảm họa về thiên tai và dịch bệnh liên tiếp, biến động khó lường về giá vàng vàUSD, sức ép về nguy cơ khủng bố hiện diện khấp nơi Thương mại của EU cũng

Trang 30

tăng thấp so với các khu vực khác trên thế giới Trong bối cảnh như vậy, buônbán giữa Việt Nam và EU tăng khá trong năm 2005, trong đó xuất khẩu của ViệtNam tăng 14,6% thể hiện rõ tính hiệu quả trong điều hành hoạt động xuất nhập khẩucủa Chính phủ, của Bộ Thương mại và sự nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam

2.1.1 Về kim ngạch

Theo thống kê của Bộ thương mại, tỷ trọng xuất khẩu sang EU trong tổngkim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng, mức tăng trưởng lớn hơn sovới các thị trường Trung Quốc, Mỹ, ASEAN, Nhật Bản Tổng giá trị xuất nhậpkhẩu hai chiều Việt Nam – EU năm 2005 đạt 8,1 tỷ USD gấp 27 lần năm 1990và hai lần năm 2000 trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 5,4 tỷ USD, gấp đôi năm2000, nhập khẩu đạt khoảng 2,7 tỷ USD, tăng 200% so với năm 2000 Việt Namliên tục xuất siêu hơn 2 tỷ USD/năm.

Bảng 1: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu chính trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2000-2005

n v : %Đơn vị: %ị: %

Nguồn: Các báo cáo thống kê từ 2000-2005 của Bộ Thương mại

Bảng trên cho thấy một xu hướng nổi bật là tỷ trọng của thị trường EUtrong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng vượt các thịtrường khác như Nhật Bản, ASEAN Do đó, có thể khẳng định rằng, thị trườngEU ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Trang 31

Biểu 1: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu chính trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2000-2005

Trung QuècNhËtASEANEU

Nguồn: Các báo cáo thống kê từ 2000-2005 của Bộ Thương mại

Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sangEU có gia tăng khá đều đặn trong giai đoạn 2000 – 2004 Tuy nhiên, 2004-2005 tỷtrọng này có phần chững lại do Việt Nam phân tán thị trường, xuất khẩu sang Mỹ tăngmạnh Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân của xu hướng này là do xuất khẩu ViệtNam gần đây đang tập trung và chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường châu Á, ChâuPhi nhiều hơn Bộ Thương mại dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – EUnăm 2006 sẽ đạt 9,2 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 6,05 tỷ USD.

Biểu 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2000 – 4T/2006

Tæng KNXK cña VN sang EU

2824,2 3002,9 3149,9

0100020003000400050006000700080009000

Trang 32

2.1.2 Về cơ cấu thị trường

Xét theo thị trường thành viên EU thì các nước Đức, Anh, Pháp và HàLan luôn là thị trường có sức mua lớn nhất những mặt hàng xuất khẩu của ViệtNam Những nước như Thuỵ Điển, Áo, Ai len, Bồ Đào Nha là những thị trườngnhỏ có sức tiêu thụ hàng hoá của ta thấp Những nước như Tây Ba Nha, Hy Lạp lànhững thị trường mới đối với hàng của ta nhưng là thị trường có nhiều hứa hẹn vìmức tăng trưởng hàng năm rất cao Và 10 thành viên mới của EU có dấu hiệu giatăng trong kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên vẫn còn nhỏ bé, thậm chí còn giảm sovới trước khi gia nhập khối EU Có thể xem xét tình hình xuất khẩu của Việt Namsang thị trường từng nước thành viên của EU25 qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với thành viên EU25 giai đoạn 2000 – 2005

(Đơn vị: %n v : tri u USD)ị: %ệu USD)

Nguồn: Báo cáo thống kê của Bộ Thương mại 2000-2005

Đơn vị : Triệu USD

Trang 33

Với các thành viên cũ, thì kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, luôn đứng đầu làĐức, thứ hai là Anh, thứ ba là Hà Lan, tiếp đó là Pháp Đối với các nước thànhviên mới, Ba Lan vẫn là nước đứng đầu trong kim ngạch xuất khẩu của ViệtNam sang các nước thuộc khối CEEC, thứ hai là Cộng hòa Séc, tiếp đến làHung-ga-ri và Slôvakia.

2.1.3 Về cơ cấu xuất khẩu

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường EU là giàydép, hàng dệt may, thủy sản, cà phê, các sản phẩm bằng da thuộc, đồ gỗ giadụng, đồ chới trẻ em và các dụng cụ thể thao, đồ gốm sứ, máy móc thiết bị Theonhư đánh giá của Bộ Thương mại, những mặt hàng này thường chiếm khoảng75-80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU.

Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong những năm gần đâyđang có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ hàng chế biến ngày càng gia tăng Tỷ trọnghàng xuất khẩu chế biến tăng lên chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu Việt

Nam – EU, tỷ trọng nguyên liệu thô giảm xuống 30% (theo tổng Cục Thống kê).

Bảng 3: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU

(Đơn vị: Triệu USD)

Nguồn: Báo cáo Bộ Thương mại 2000-2005

Giày dép là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của ViệtNam vào EU, đạt 1,794 tỷ USD vào năm 2005, gấp 1,7 lần năm 2000 Mặt hàngcó kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam vào EU là dệt may, đạt 820triệu USD năm 2005 Theo thỏa thuận từ ngày 1/1/2005, hàng dệt may của ViệtNam đã xuất khẩu tự do không hạn ngạch vào thị trường EU mặc dù, Việt Nam

Trang 34

chưa phải là thành viên của WTO Cà phê, chè là những mặt hàng xuất khẩutruyền thống vào EU Những năm qua, xuất khẩu các mặt hàng này ổn định vàtăng khá đều đặn Mặt hàng tiềm năng mà hiện nay thị trường EU đang chú ý tớinhiều đó là hàng Thủy sản Trong giai đoạn 2000 – 2004, kim ngạch xuất khẩumặt hàng này sang thị trường EU có sự gia tăng đều đặn, tuy có sự giảm sút năm2002 do có phái đoàn EC sang kiểm tra, song sang năm 2003 kim ngạch xuấtkhẩu thủy sản đã có dấu hiệu phục hồi nhanh chóng Và trong năm 2004-2005,đã có sự gia tăng mạnh của kim ngạch xuất khẩu thủy sản do nhu cầu tiêu dùngcủa người dân châu Âu ngày càng tăng cao và ảnh hưởng của dịch SAT Và mộtthuận lợi đặc biệt là tháng 7/2006, EU đã công nhận thêm 38 doanh nghiệp ViệtNam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thủy sản vào EU, nâng tổng số doanh nghiệp ViệtNam được phép xuất khẩu thủy sản vào EU lên 209 doanh nghiệp.

Kết quả xuất khẩu vài năm gần đây cho thấy, xuất khẩu phần lớn các mặthàng chủ lực đều tăng cả giá và lượng Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã xuấthiện nhiều nhóm hàng hóa tuy kim ngạch chưa cao nhưng có tốc độ tăng trưởngtốt và ổn định Như vậy, có thể thấy diện mặt hàng xuất khẩu của nước ta đãtừng bước đa dạng hơn so với những năm trước, xuất khẩu đang đi đúng hướngđặt ra từ đầu năm, đó là bên cạnh các mặt hàng truyền thống cần phát hiện vàđẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng mới, có khả năng cạnh tranh cao

2.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VIỆT NAM SANG THỊTRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN NAY

2.2.1 Về kim ngạch

Đây là mặt hàng hiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Để có thể theo

dõi chính xác tình hình xuất khẩu hàng của Việt Nam vào EU, tháng 8/1999 haibên đã ký tắt biên bản ghi nhớ về chống gian lận trong buôn bán các sản phẩmgiầy, dép, áp dụng 1/1/2000 Việc ký biên bản này tránh được khả năng EU ápđặt hạn ngạch đối với mặt hàng giầy, dép của Việt Nam Biện pháp áp dụng đãkhông gây ảnh hưởng xấu đối với hoạt động xuất khẩu giầy dép của Việt Namsang EU kể từ 1/1/2000 hàng giầy dép nhận xuất khẩu (E/C) và giấy chứng nhậnxuất xứ mẫu A do Bộ thương mại cấp (C/O form A).

Trang 35

Tuy kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang EU tăng nhanh,nhưng chúng ta chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công (chiếm trên 70% kimngạch) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ (25%-30% tổng doanh thu xuất khẩu) Nguyênnhân dẫn đến tình trạng này là do: Một là sự phát triển yếu kém của ngành da vàcác ngành sản xuất nguyên liệu làm cho ngành giầy dép phải sử dụng nguyên liệungoại nhập, mặt khác, giữa các ngành không có sự hỗ trợ lẫn nhau như ngành giàykhông nhận được sự hỗ trợ của ngành da và các ngành sản xuất phụ liệu Hai là sựyếu kém của bản thân ngành giầy dép làm cho nó gần như phụ thuộc hoàn toànvào khách hàng nưóc ngoài về kỹ thuật, công nghệ, thiết kế mẫu và tiếp thị Thêmvào đó, khâu tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế dokhông có điều kiện quan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu của EU Chính vì vậy,các doanh nghiệp Việt Nam không nắm bắt được những yêu cầu về chất lượng,giá cả và mẫu mã thị trường Ba là quan hệ mua bán theo kiểu gia công dễ dàngđạt tốc độ tăng trưởng cao làm cho các cơ sở không quan tâm đến việc đa dạnghoá mặt hàng, cải tiến nâng cao chất lượng nên sản phẩm xuất khẩu đơn điệu vềmẫu mã và chất lượng chưa cao, kém khả năng cạnh tranh so với sản phẩm củamột số nước trong khu vực như Trung Quốc, Inđônêxia Nếu tình trạng nàykhông sớm được khắc phục thì các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ lâm vào vị thếhoàn toàn bất lợi trong cạnh tranh trên thị trường EU khi họ xoá bỏ chế độ GSP.Lúc đó, các sản phẩm giầy dép Việt Nam sẽ thất bại trong cạnh tranh trước cácsản phẩm cùng loại của Trung Quốc và các nước ASEAN khác.

Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EUgiai đoạn 2000-4T/2006

(Đơn vị: %n v : tri u USD)ị: %ệu USD)

Trang 36

Biểu 3: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU giai đoạn 2000-4T/2006

Nguồn: Báo cáo tổng kết Bộ Thương mại 2000 – T4/2006

Căn cứ vào số liệu trên, ta có thể thấy rằng kim ngạch xuất khẩu giày dépViệt Nam sang EU tăng đều qua các năm đến 2003 Kim ngạch năm 2003 tănggấp 1,5 lần so với năm 2000 Tỷ trọng kim ngạch giày dép xuất sang EU chiếmkhoảng 68%/năm trong tổng kim ngạch giày dép xuất khẩu của Việt Nam.

Giày dép là mặt hàng xuất khẩu chủ lực lớn nhất của Việt Nam trong mấynăm vừa qua vào EU mà không chịu hạn ngạch Năm 2001 giày dép của ViệtNam xuất vào EU chiếm tới 16,5%, và chỉ đứng sau Trung Quốc (với thị phần nhậpkhẩu năm 2001 là 27,2%) Năm 2002, tỷ trọng này của Việt Nam tụt xuống còn 8,6%.

Tuy nhiên, từ năm 2004 tới nay, tỷ trọng xuất khẩu giày dép vào EU cóxu hướng giảm dần Đó là do các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép của nước tasang EU gặp nhiều khó khăn đã làm chậm tốc độ của toàn ngành Bên cạnh đó,khó khăn lớn nhất của ngành là chưa phát triển đồng bộ giữa công nghiệp sảnxuất nguyên phụ liệu với sản xuất giày dép Nhiều nguyên liệu nhất là nguyênliệu làm mũ giày vẫn phải nhập khẩu Điều này đã hạn chế sự cạnh tranh về giágiữa giày dép của Việt Nam so với các nước vốn có nguồn nguyên liệu dồi dàonhư Trung Quốc, Hồng Kông…

KNXK giµy dÐp vµo EUKNXK giÇy dÐp c¶ n íc

Trang 37

Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu giày dépsang EU, thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng này liên tục giảm Tại thịtrường EU, giày dép của Việt Nam không chỉ phải đối mặt với hàng của các doanhnghiệp Trung Quốc vốn có lợi thế hơn về nguyên phụ liệu và năng suất lao động màcòn phải cạnh tranh với sản phẩm của các nước bị ảnh hưởng của đợt sóng thần,được miễn thuế xuất khẩu vào thị trường này Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩugiầy dép của Việt Nam còn bị Liên minh châu Âu điều tra kiện bán phá giá.

Mục tiêu xuất khẩu giày dép cả nước năm 2006 là đạt kim ngạch 3,5 tỉUSD, tăng 16-17% so với năm 2005 Theo Bộ Thương mại, đến hết tháng 6-2006, kim ngạch xuất khẩu giày dép cả nước đạt 1,7 tỉ USD, bằng 50% mục tiêuxuất khẩu cả năm, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2005 Thị trường xuất khẩulớn nhất hiện nay là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản Tuy nhiên, trong khi Hoa Kỳ cókim ngạch xuất khẩu tăng 55% thì EU chỉ đạt tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu30% trong 5 tháng đầu năm.

2.2.2 Về cơ cấu thị trường từng nước EU

Trong số các thị trường xuất khẩu chủ yếu, EU là thị trường xuất khẩu lớnnhất của ngành da giày Việt Nam Theo thống kê của EU, từ năm 1996, ViệtNam đã đạt vị trí thứ 3 (sau Trung Quốc và Indonesia) trong số các nước xuấtkhẩu giày dép nhiều nhất vào EU Một trong những nguyên nhân khiến EU trởthành thị trường xuất khẩu số một của giày da Việt Nam là do thị trường EU lớn,khối lượng tiêu dùng cao và đây lại là vùng có khí hậu hàn đới, mùa lạnh kéo dàinên nhu cầu về giày da tương đối cao.

Bảng 5: Tỷ trọng xuất khẩu giày dép theo thị trường của Việt Nam năm 2000 – 2005

n v : %Đơn vị: %ị: %

Trang 38

Nguồn: Bộ Thương mại 2000-2005

Qua bảng số liệu có thể thấy, tỷ trọng xuất khẩu hàng giày dép của ViệtNam sang thị trường EU luôn đứng đầu trong các thị trường xuất khẩu chính củaViệt Nam Tuy nhiên, trong giai đoạn 2000 – 2005 có xu hướng giảm dần theo tỷtrọng do chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Thị trường EU trong 2 năm 2004, 2005 có giảm 10% về tỷ trọng, songEU vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam Tiếp đó làMỹ, đứng vị trí thứ hai, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép củaViệt Nam.

Việt Nam luôn là một trong 10 nước sản xuất và xuất khẩu giày lớn nhấtthế giới Từ năm 2004, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ tư thế giới về xuấtkhẩu giày dép, sau Trung Quốc, Hồng Kông, Italy, với kim ngạch đạt hơn 2,6 tỷUSD trong năm 2004, tăng gần 15% so với năm 2003 Đến năm 2005, kimngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam đã đạt 3,039 tỷ đô la.

0%20%40%60%80%100%

Trang 39

Bảng 6: Cơ cấu xuất khẩu giày dép của Việt Nam theo thị trường từng nước EU 25

n v : 1000 USDĐơn vị: %ị: %

NămTên nước

8 Hà Lan132.981 158.405 186.671 215.598237.827239.884

9 Hy Lạp 8.2839.98517.17816.58315.42017.59410 Italy 86.503102.344 120.185 145.890133.311162.056

-12 Pháp139.600 167.551 181.867 193.817182.830180.408

13 Phần Lan 6.8176.8986.0595.7055.3066.03514 Tây Ban Nha 39.16245.01254.10573.44677.69289.32715 Thuỵ Điển 22.50121.99027.10138.69740.82237.890

Nguồn: Bộ Thương mại 2000-2005

Qua bảng số liệu, có thể thấy trong khối EU thì Anh là thị trường nhập

khẩu giày dép của Việt Nam lớn nhất, đạt 472.831.000 USD năm 2005, chiếmtới 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào thị trường EU.

Đứng thứ hai là thị trường Đức, đạt kim ngạch nhập khẩu giày dép của Việt Nam

năm 2005 là 210.406.000 USD, chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch xuất khẩu

giày dép của Việt Nam vào thị trường EU Tiếp đó là Hà Lan và Pháp Trong số

Trang 40

các nước thành viên mới của EU thì Ba Lan là nước nhập khẩu giày dép của Việt

Nam lớn nhất, đạt 3.605.000 USD, chiếm 0,02% tổng kim ngạch xuất khẩu giày

dép của Việt Nam vào thị trường EU.

Đồng thời chúng ta cũng nhận thấy từ bảng số liệu, kim ngạch xuất khẩugiày dép của Việt Nam sang các nước thuộc khối EU trong giai đoạn 2000 –2005 có xu hướng tăng đều đặn Song giai đoạn 2004 – 2005 có phần chững lạido sức cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc, Hồng Kông và Thái Lan Bên cạnhđó, còn do một số doanh nghiệp xuất khẩu giày dép chưa thực hiện tốt tiêu chuẩncủa EU về nhãn mác, trách nhiệm xã hội, môi trường và điều kiện với người laođộng Hàng giày dép Việt Nam xuất khẩu sang EU được hưởng thuế quan ưu đãiGSP và không bị áp dụng hạn ngạch Mặc dù hiện nay giá giày dép của ViệtNam vẫn cao hơn sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, nhưng việc xuất khẩugiày dép của Việt Nam vào các thị trường chính như EU, Mỹ, Nhật Bản, vẫnkhông giảm cho đến năm 2005 Nhưng từ năm 2005 trở đi, khi EU loại bỏ hạnngạch đối với hàng giày dép Trung Quốc, thì hàng giày dép của Việt Nam phảicạnh tranh nhiều hơn với hàng Trung Quốc ở thị trường này.

Các thị trường chính ở Châu Âu giày dép Việt Nam trong 5 tháng đầu năm2006 vẫn tiếp tục gia tăng là ở các nước Anh, Đức, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, và Áo

Giày dép Việt Nam xuất sang các thị trường CEEC trong thời gian qua khôngđáng kể mặc dù không bị khống chế bởi một hình thức rào cản nào Kim ngạch xuấtkhẩu vào cả khu vực Đông Âu này hàng năm cũng chỉ khoảng 5-10 triệu$, năm caonhất là năm 2000 chỉ đạt 14 triệu $ Thị trường chính ở khu vực Đông Âu này là Ba-lan, Hung-ga-ri và Séc Các thị trường khác thuộc CEEC không đáng kể

Nhu cầu giày dép ở cả EU15 và CEEC10 đều còn rất lớn Vì vậy, điềukiện mở rộng thị trường xuất khẩu giày dép vào EU mở rộng là hoàn toàn thuậnlợi Việc tăng được kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này hay không là hoàn toàn phụthuộc vào chất lượng sản phẩm, mẫu mã và năng lực marketing của các doanh

Ngày đăng: 27/11/2012, 08:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tỷ trọng cỏc thị trường xuất khẩu chớnh trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2000-2005 - Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường eu mở rộng
Bảng 1 Tỷ trọng cỏc thị trường xuất khẩu chớnh trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2000-2005 (Trang 30)
Qua bảng số liệu trờn cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU cú gia tăng khỏ đều đặn trong giai đoạn 2000 – 2004 - Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường eu mở rộng
ua bảng số liệu trờn cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU cú gia tăng khỏ đều đặn trong giai đoạn 2000 – 2004 (Trang 31)
Tổng KNXK của VN sang EU - Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường eu mở rộng
ng KNXK của VN sang EU (Trang 31)
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với thành viờn EU25 giai đoạn 2000 – 2005 - Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường eu mở rộng
Bảng 2 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với thành viờn EU25 giai đoạn 2000 – 2005 (Trang 32)
Bảng 3: Một số mặt hàng xuất khẩu chớnh của Việt Nam sang EU (Đơn vị: Triệu USD) - Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường eu mở rộng
Bảng 3 Một số mặt hàng xuất khẩu chớnh của Việt Nam sang EU (Đơn vị: Triệu USD) (Trang 33)
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu giày dộp của Việt Nam sang EU giai đoạn 2000-4T/2006 - Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường eu mở rộng
Bảng 4 Kim ngạch xuất khẩu giày dộp của Việt Nam sang EU giai đoạn 2000-4T/2006 (Trang 35)
Qua bảng số liệu cú thể thấy, tỷ trọng xuất khẩu hàng giày dộp của Việt Nam sang thị trường EU luụn đứng đầu trong cỏc thị trường xuất khẩu chớnh của  Việt Nam - Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường eu mở rộng
ua bảng số liệu cú thể thấy, tỷ trọng xuất khẩu hàng giày dộp của Việt Nam sang thị trường EU luụn đứng đầu trong cỏc thị trường xuất khẩu chớnh của Việt Nam (Trang 38)
Bảng 6: Cơ cấu xuất khẩu giày dộp của Việt Nam theo thị trường từng nước EU 25 - Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường eu mở rộng
Bảng 6 Cơ cấu xuất khẩu giày dộp của Việt Nam theo thị trường từng nước EU 25 (Trang 39)
Biểu 4: Tỷ trọng xuất khẩu giày dép theo thị trường của  Việt Nam năm 2000   2005– - Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường eu mở rộng
i ểu 4: Tỷ trọng xuất khẩu giày dép theo thị trường của Việt Nam năm 2000 2005– (Trang 39)
Qua bảng số liệu, cú thể thấy trong khối EU thỡ Anh là thị trường nhập khẩu giày dộp của Việt Nam lớn nhất, đạt 472.831.000 USD năm 2005, chiếm  tới 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dộp của Việt Nam vào thị trường EU - Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường eu mở rộng
ua bảng số liệu, cú thể thấy trong khối EU thỡ Anh là thị trường nhập khẩu giày dộp của Việt Nam lớn nhất, đạt 472.831.000 USD năm 2005, chiếm tới 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dộp của Việt Nam vào thị trường EU (Trang 40)
- Trung Quốc + - Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường eu mở rộng
rung Quốc + (Trang 46)
Bảng 8: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn năm 2000-2005 - Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường eu mở rộng
Bảng 8 Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn năm 2000-2005 (Trang 46)
2.3.2 Về cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường cỏc nước EU mở rộng  giai đoạn 2000 – 2005 - Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường eu mở rộng
2.3.2 Về cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường cỏc nước EU mở rộng giai đoạn 2000 – 2005 (Trang 49)
Bảng 9: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường cỏc nước EU giai đoạn 2000 - 2005 - Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường eu mở rộng
Bảng 9 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường cỏc nước EU giai đoạn 2000 - 2005 (Trang 49)
Qua bảng số liệu cú thể thấy, Bỉ, Đức và Italy vẫn là những thị trường nhập khẩu thủy sản chớnh của Việt Nam tại EU, mà chủ yếu là mặt hàng tụm  (theo đỏnh giỏ của Bộ Thủy sản) - Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường eu mở rộng
ua bảng số liệu cú thể thấy, Bỉ, Đức và Italy vẫn là những thị trường nhập khẩu thủy sản chớnh của Việt Nam tại EU, mà chủ yếu là mặt hàng tụm (theo đỏnh giỏ của Bộ Thủy sản) (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w