HỒ CHÍ MINH ---MAI XUÂN ĐÀO MỐI QUAN HỆ GIỮA HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CỦA CHÍNH PHỦ, NHẬN THỨC ĐỘNG CƠ XUẤT KHẨU, NHẬN THỨC RÀO CẢN XUẤT KHẨU VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÁC DOAN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-MAI XUÂN ĐÀO
MỐI QUAN HỆ GIỮA HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CỦA CHÍNH PHỦ, NHẬN THỨC ĐỘNG CƠ XUẤT KHẨU, NHẬN THỨC RÀO CẢN XUẤT KHẨU VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN+3
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2021
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
-MAI XUÂN ĐÀO
MỐI QUAN HỆ GIỮA HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CỦA CHÍNH PHỦ, NHẬN THỨC ĐỘNG CƠ XUẤT KHẨU, NHẬN THỨC RÀO CẢN XUẤT KHẨU VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN+3
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 9340121
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu, nhận thức rào cản xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam sang thị trường ASEAN+3” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn
của Người hướng dẫn khoa học
Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực Nội dung của luận án chưatừng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý của luận án này
TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 04
năm 2021
Nghiên cứu sinh
Mai Xuân Đào
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến ThầyPGS TS Lê Tấn Bửu và Cô TS Ngô Thị Ngọc Huyền đã hết mình chỉ dẫn tôi thựchiện luận án trong suốt thời gian qua Nhờ sự hướng dẫn hết lòng của Thầy, Cô, tôi đãhoàn thành luận án Hơn nữa, những hướng dẫn của Thầy Cô còn là hành trang đángquý cho chặng đường nghiên cứu khoa học của tôi trong tương lai
Bên cạnh đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô khoa Kinhdoanh quốc tế - Marketing trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh đã tận tụy giảngdạy và hướng dẫn các học phần cho tôi
Tôi chân thành cám ơn Viện sau đại học, trường Đại học Kinh tế Tp Hồ ChíMinh đã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ tôi hoàn thành các thủ tục để bảo vệ ở mỗi giaiđoạn
Hơn nữa, giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình thực hiện luận án này là cácbước thảo luận tay đôi, thảo luận nhóm tập trung và khảo sát Tôi không thể hoàn thànhluận án của mình nếu không có sự hỗ trợ tích cực và nhiệt tình tham gia các cuộc phỏngvấn, thảo luận nhóm của các chuyên gia và trả lời bảng khảo sát của đại diện các doanhnghiệp…
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo và các đồng nghiệp trongkhoa Thương Mại, trường Đại học Tài chính Marketing nơi tôi công tác Các thầy lãnhđạo và thầy cô đồng nghiệp đã luôn động viên và hỗ trợ suốt giai đoạn tôi thực hiệnluận án tiến sỹ
Cuối cùng, lời cảm ơn đặc biệt tôi muốn gửi đến gia đình, người thân đã luônbên cạnh động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thêm thời gian, nghị lựctập trung hoàn thành luận án của mình
Chân thành cám ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 04
năm 2021
Nghiên cứu sinh
Mai Xuân Đào
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC BẢNG PHỤ LỤC xi
DANH MỤC HÌNH xiv
TÓM TẮT LUẬN ÁN xv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu 1
1.1.1 Về mặt thực tiễn 1
1.1.2 Về khía cạnh khoảng trống lý thuyết 10
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 22
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 22
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 23
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 23
1.3.2 Đối tượng khảo sát 24
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 24
1.4 Phương pháp nghiên cứu 25
1.5 Đóng góp mới của nghiên cứu 25
1.6 Kết cấu của luận án 26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 28
2.1 Cơ sở lý thuyết liên quan đề tài 28
2.1.1 Lý thuyết quan điểm dựa vào nguồn lực (The Resource-Based View - RBV) 30
2.1.2 Lý thuyết giai đoạn (Mô hình Uppsala) 31
2.1.3 Lý thuyết mạng lưới (Network model) 33
2.1.4 Lý thuyết doanh nghiệp quốc tế mới/doanh nghiệp toàn cầu bẩm sinh 34
(The International New Ventures - INVs/Born Global Enterprises Theory) 34
2.1.5 Thuyết mô hình lãnh đạo theo tình huống (Contingency Theory) 35
Trang 62.1.6 Lý thuyết thể chế (The Institutional Based View - IBV) 37
2.2 Các khái niệm liên quan 39
2.2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa 39
2.2.2 Thị trường ASEAN+3 40
2.2.3 Nhận thức động cơ xuất khẩu 43
2.2.3.1 Khái niệm nhận thức động cơ xuất khẩu 43
2.2.3.2 Các thành phần của động cơ xuất khẩu 44
2.2.4 Nhận thức rào cản xuất khẩu 47
2.2.4.1 Khái niệm nhận thức rào cản xuất khẩu 47
2.2.4.2 Các thành phần rào cản xuất khẩu 49
2.2.5 Hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ 55
2.2.5.1 Khái niệm 55
2.2.5.2 Các thành phần chương trình hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ 55
2.2.6 Kết quả hoạt động xuất khẩu 58
2.3 Một số nghiên cứu thực nghiệm 61
2.4 Giả thuyết nghiên cứu 68
2.4.1 Mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và nhận thức động cơ……
xuất khẩu 68
2.4.2 Mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và nhận thức rào cản……
xuất khẩu 70
2.4.3 Mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và kết quả hoạt động………
xuất khẩu 71
2.4.4 Mối quan hệ giữa nhận thức động cơ xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu72 2.4.5 Mối quan hệ giữa nhận thức rào cản xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu73 2.4.6 Sự khác biệt theo nhóm các đặc điểm doanh nghiệp về các mối quan hệ trong… mô hình nghiên cứu 74
2.5 Mô hình nghiên cứu 75
2.5.1 Mô hình lý thuyết 75
2.5.2 Mô hình cạnh tranh 76
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 79
3.1 Quy trình nghiên cứu 79
3.2 Thang đo nghiên cứu 81
Trang 73.2.1 Thang đo nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp 81
3.2.2 Thang đo nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong và bên ngoài doanh nghiệp 83
3.2.3 Thang đo hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ 86
3.2.4 Thang đo kết quả hoạt động xuất khẩu 87
3.3 Nghiên cứu định tính 87
3.3.1 Thiết kế nghiên cứu định tính 88
3.3.2 Phỏng vấn tay đôi 88
3.3.3 Thảo luận nhóm tập trung 91
3.3.4 Khảo sát thử 99
3.4 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 99
3.4.1 Thiết kế nghiên cứu định lượng sơ bộ 99
3.4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ 104
3.5 Nghiên cứu định lượng chính thức 108
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 110
4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 110
4.2 Đánh giá mô hình đo lường 112
4.3 Đánh giá mô hình cấu trúc 116
4.4 Phân tích cấu trúc đa nhóm 125
4.4.1 Kiểm định sự khác biệt theo vị trí địa lý của các doanh nghiệp 125
4.4.2 Kiểm định sự khác biệt theo quy mô doanh nghiệp 126
4.4.3 Kiểm định sự khác biệt theo số năm hoạt động 126
4.4.5 Kiểm định sự khác biệt theo hình thức xuất khẩu 127
4.4.6 Kiểm định sự khác biệt theo thị trường xuất khẩu chủ yếu 127
4.4.7 Kiểm định sự khác biệt theo một mặt hàng và đa dạng các mặt hàng nông sản xuất khẩu 127
4.5 Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết 128
4.6 Thảo luận 132
4.6.1 Mức độ tác động của từng yếu tố trong mô hình 132
4.6.2 Sự khác biệt của các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu theo các đặc điểm của mẫu khảo sát 138
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý NGHIÊN CỨU 144
5.1 Kết luận 144
Trang 85.2 Đề xuất một số hàm ý quản trị 146
5.3 Những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 156
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 159
PHỤ LỤC 1: SỐ LIỆU XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN+3 191
PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP THÀNH PHẦN CỦA CÁC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU197 PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 201
PHỤ LỤC 4: DÀN BÀI PHỎNG VẤN TAY ĐÔI 202
PHỤ LỤC 5: Ý KIẾN CÁC CHUYÊN GIA Ở BƯỚC PHỎNG VẤN TAY ĐÔI 204
PHỤ LỤC 6: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG 209
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG 214
PHỤ LỤC 8: CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ 223
PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ 229
PHỤ LỤC 10: CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC 233
PHỤ LỤC 11: KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC 239
PHỤ LỤC 12: ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CẤU TRÚC _ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT (MHLT) 246
PHỤ LỤC 13: ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CẤU TRÚC _ MÔ HÌNH CẠNH TRANH (MHCT) 250
PHỤ LỤC 14: PHÂN TÍCH ĐA NHÓM 255
PHỤ LỤC 15: HỆ SỐ TRỌNG SỐ NGOÀI CỦA CÁC BIẾN QUAN SÁT 277
PHỤ LỤC 16: THANG ĐO GỐC CỦA KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU 279
PHỤ LỤC 17: TỔNG HỢP MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI 282
PHỤ LỤC 18: DANH SÁCH CÔNG TY KHẢO SÁT 306
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANOVA Analysis of variance Phân tích phương sai
AVE Average variance extracted Phương sai trích
CB-SEM Covariance Based-Structural Mô hình phương trình cấu trúc
Equation Modeling dựa trên hiệp phương sai
EB Perceived external barriers Nhận thức rào cản xuất khẩu
bên ngoài doanh nghiệpEFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá
ES Perceived external stimuli Nhận thức động cơ xuất khẩu
bên ngoài doanh nghiệp
EP Education and Training support Những chương trình hỗ trợ
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FP Financial support programs Những chương trình hỗ trợ tài
chính
Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự doGDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nộiGNP Gross National Product Tổng sản lượng quốc dân
GS Government support programs Những chương trình hỗ trợ của
Chính phủ
Tỉ lệ đặc điểm dị biệt – đặcHTMT Heterotrait – monotrait điểm đơn nhất của các mối
tương quan (giá trị phân biệt)
IB Perceived internal barriers Nhận thức rào cản xuất khẩu
bên trong doanh nghiệp
IS Perceived internal stimuli Nhận thức động cơ xuất khẩu
bên trong doanh nghiệp
IP Information support programs Những chương trình hỗ trợ
thông tinITC Trade statistics for international Thống kê thương mại cho hoạt
business development động kinh doanh quốc tế
Trang 10OECD Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển
Cooperation and Development kinh tếOLS Ordinary least squares Hồi quy bình phương tối thiểuPLS-SEM Partial Least Square - Structural Mô hình phương trình cấu trúc
Trang 11Equation Modeling dựa trên bình phương tối thiểu
riêng phầnSEM Structural Equation Modeling Mô hình phương trình cấu trúcSMEs Small and Medium-sized Enterprises Các doanh nghiệp nhỏ và vừa
TP Trade mobility support programs Những chương trình hỗ trợ
thuận lợi thương mạiWTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai
VJEPA The Vietnam-Japan Economic Hiệp định đối tác kinh tế Việt
Partnership Agreement Nam – Nhật Bản
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Rào cản xuất khẩu và những hỗ trợ tương ứng của Chính phủ 56
Bảng 3.1: Tổng hợp biến quan sát của thang đo nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp từ các nghiên cứu trước 83
Bảng 3.2: Tổng hợp biến quan sát của thang đo nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp từ các nghiên cứu trước 83
Bảng 3.3: Tổng hợp biến quan sát của thang đo nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp từ các nghiên cứu trước 84
Bảng 3.4:Tổng hợp biến quan sát của thang đo nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp từ các nghiên cứu trước 85
Bảng 3.5: Tổng hợp biến quan sát của thang đo hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ của Leonidou & cộng sự (2011) 86
Bảng 3.6: Thang đo kết quả hoạt động xuất khẩu 87
Bảng 3.7: Thang đo nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp 93
Bảng 3.8: Thang đo nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp 94
Bảng 3.9: Thang đo nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp 95
Bảng 3.10: Thang đo nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp 96
Bảng 3.11: Thang đo hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ 97
Bảng 3.12: Thang đo kết quả hoạt động xuất khẩu……… 84
Bảng 3.13: Số doanh nghiệp trung bình hàng năm đang hoạt động có kết quả SXKD ngành nông lâm thủy sản giai đoạn từ năm 2011 đến 2017 theo khu vực 100 Bảng 3.14: Độ tin cậy và giá trị hội tụ các thang đo trong thang đo bậc 2 GS (định lượng sơ bộ) 104
Bảng 3.15: Giá trị phân biệt - (hệ số Fornell – Larcker) các thang đo trong thang đo bậc 2 GS (định lượng sơ bộ) 105
Bảng 3.16: Độ tin cậy và giá trị hội tụ các thang đo trong mô hình (định lượng sơ bộ) 106
Bảng 3.17: Giá trị phân biệt - (hệ số Fornell – Larcker) các thang đo trong mô hình (định lượng sơ bộ) 107
Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu 110
Bảng 4.2: Độ tin cậy và giá trị hội tụ các thang đo trong thang đo bậc 2 GS (định lượng chính thức) 112
Bảng 4.3: Giá trị phân biệt - (hệ số Fornell – Larcker) các thang đo trong thang đo bậc 2 GS (định lượng chính thức) 112
Bảng 4.4: Độ tin cậy và giá trị hội tụ các thang đo trong mô hình (định lượng chính thức) 113
Bảng 4.5: Độ tin cậy và giá trị hội tụ của các thang đo sau loại biến (định lượng chính thức) 115
Bảng 4.6: Giá trị phân biệt - (hệ số Fornell – Larcker) các thang đo trong mô hình 115
Trang 13Bảng 4.7: Giá trị VIF (mô hình lý thuyết) 117
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc (mô hình lý thuyết) 117
Bảng 4.9: Kết quả mối quan hệ gián tiếp giữa GS và EXP (mô hình lý thuyết) 118
Bảng 4.10: Hệ số xác định R2 và xác định điều chỉnh R2adj (mô hình lý thuyết) 119
Bảng 4.11: Hệ số tác động f2 (mô hình lý thuyết) 119
Bảng 4.12: Đánh giá sự liên quan của dự báo Q2 (mô hình lý thuyết) 120
Bảng 4.13: Hệ số tác động q2 (mô hình lý thuyết) 120
Bảng 4.14: Giá trị VIF (mô hình cạnh tranh) 121
Bảng 4.15: Kết quả ước lượng mô hình cấu trúc (mô hình cạnh tranh) 121
Bảng 4.16: Kết quả các mối quan hệ gián tiếp (mô hình cạnh tranh) 122
Bảng 4.17: Hệ số xác định R2 và xác định điều chỉnh R2adj (mô hình cạnh tranh) 123
Bảng 4.18: Hệ số tác động f2 (mô hình cạnh tranh) 124
Bảng 4.19: Đánh giá sự liên quan của dự báo Q2 (mô hình cạnh tranh) 124
Bảng 4.20: Hệ số tác động q2 (mô hình cạnh tranh) 124
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định các giả thuyết 128
Bảng 4.22: Tác động của các yếu tố đến biến phụ thuộc trong mô hình 133
Bảng 4.23: Sự khác biệt của các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu theo các đặc điểm của mẫu khảo sát 139
Bảng 5.1: Các chương trình hỗ trợ nhằm tăng nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp (theo thứ tự tầm quan trọng của nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp) 154
Trang 14DANH MỤC BẢNG PHỤ LỤC
Bảng PL1.1: Cán cân thương mại giữa Việt Nam và ASEAN+3 qua 3 năm 2017, 2018,
2019 191
Bảng PL1.2: Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam từ 2005-2019 192
Bảng PL1.3: Kết quả xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc 193
Bảng PL1.4: Kết quả xuất khẩu nông sản Việt Nam sang ASEAN 194
Bảng PL1.5: Kết quả xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản 195
Bảng PL1.6: Kết quả xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Hàn Quốc 196
Bảng PL2.1: Tổng hợp các thành phần động cơ xuất khẩu 197
Bảng PL2.2: Tổng hợp các thành phần rào cản xuất khẩu 197
Bảng PL2.3: Tổng hợp biến quan sát của thang đo hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ 198
Bảng PL2.4: Tổng hợp biến quan sát của thang đo kết quả hoạt động xuất khẩu 199
Bảng PL6.1: Thảo luận thang đo nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp 211
Bảng PL6.2: Thảo luận thang đo nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp 211
Bảng PL6.3: Thảo luận thang đo nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp 212
Bảng PL6.4: Thảo luận thang đo nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp 212
Bảng PL6.5: Thảo luận thang đo hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ 212
Bảng PL6.6: Thảo luận thang đo kết quả hoạt động xuất khẩu 213
Bảng PL7.1: Thang đo nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp 215
Bảng PL7.2: Thang đo nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp 216
Bảng PL7.3: Thang đo nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp 217
Bảng PL7.4: Thang đo nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp 218
Bảng PL7.5: Thang đo hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ 220
Bảng PL7.6: Thang đo kết quả hoạt động xuất khẩu 222
Bảng PL9.1: Kết quả độ tin cậy, hệ số tin cậy tổng hợp, giá trị hội tụ của thang đo GS bậc 1 229
Bảng PL9.2: Kết quả hệ số tải ngoài của thang đo bậc 1 của thang đo bậc 2 GS 229
Bảng PL9.3: Kết quả giá trị phân biệt (hệ số Fornell – Larcker) 230
Bảng PL9.4: Kết quả độ tin cậy, hệ số tin cậy tổng hợp, giá trị hội tụ của thang đo 230
Bảng PL9.5: Hệ số tải ngoài 230
Bảng PL9.6: Kết quả giá trị phân biệt (hệ số Fornell – Larcker) 232
Bảng PL11.1: Độ tin cậy và giá trị hội tụ các thang đo trong thang đo bậc 2 GS 239
Bảng PL11.2: Hệ số tải ngoài của các thang đo trong thang đo bậc 2 GS 239
Bảng PL11.3: Giá trị phân biệt - (hệ số Fornell – Larcker) các thang đo trong thang đo bậc 2 GS 240
Bảng PL11.4: Độ tin cậy và giá trị hội tụ các thang đo trong mô hình (chạy lần 1) 240
Trang 15Bảng PL11.5: Hệ số tải ngoài các thang đo trong mô hình (chạy lần 1) 240
Bảng PL11.6: Độ tin cậy và giá trị hội tụ các thang đo trong mô hình (Chạy lần 2 sau khi loại biến ES3, ES6, ES7, IB1, IB6 và EB2) 242
Bảng PL11.7: Hệ số tải ngoài các thang đo trong mô hình (Chạy lần 2 sau khi loại biến ES3, ES6, ES7, IB1, IB6 và EB2) 242
Bảng PL11.8: Độ tin cậy và giá trị hội tụ các thang đo trong mô hình (Chạy lần 3 sau khi loại biến EB9, IB4) 244
Bảng PL11.9: Hệ số tải ngoài các thang đo trong mô hình (Chạy lần 3 sau khi loại biến EB9, IB4) 244
Bảng PL12.1: Giá trị VIF (MHLT) 246
Bảng PL12.2: Kết quả mối quan hệ giữa các cấu trúc trong mô hình (MHLT) 246
Bảng PL12.3: Ước lượng hệ số đường dẫn và khoảng tin cậy mô hình (MHLT) 246
Bảng PL12.4: Tác động gián tiếp cụ thể qua từng yếu tố (MHLT) 247
Bảng PL12.5: Ước lượng hệ số đường dẫn và khoảng tin cậy của tác động gián tiếp cụ thể qua từng yếu tố (MHLT) 247
Bảng PL12.6: Tổng tác động gián tiếp qua các yếu tố (MHLT) 247
Bảng PL12.7: Ước lượng hệ số đường dẫn và khoảng tin cậy của tổng tác động gián tiếp qua các yếu tố (MHLT) 247
Bảng PL12.8: Hệ số xác định R2 và xác định điều chỉnh R2 adj (MHLT) 248
Bảng PL12.9: Hệ số tác động f2 (MHLT) 248
Bảng PL12.10: Đánh giá sự liên quan của dự báo Q2 (MHLT) 248
Bảng PL12.11: Đánh giá sự liên quan của dự báo Q2 (Khi bỏ IS tác động lên EXP) (MHLT) 248
Bảng PL12.12: Đánh giá sự liên quan của dự báo Q2 (Khi bỏ ES tác động lên EXP) (MHLT) 248
Bảng PL12.13: Đánh giá sự liên quan của dự báo Q2 (Khi bỏ IB tác động lên EXP) (MHLT) 249
Bảng PL12.14: Đánh giá sự liên quan của dự báo Q2 (Khi bỏ EB tác động lên EXP) (MHLT) 249
Bảng PL12.15: Đánh giá sự liên quan của dự báo Q2 (Khi bỏ GS tác động lên EXP) (MHLT) 249
Bảng PL13.1: Giá trị VIF (MHCT) 250
Bảng PL13.2: Kết quả mối quan hệ giữa các cấu trúc trong mô hình (MHCT) 250
Bảng PL13.3: Ước lượng hệ số đường dẫn và khoảng tin cậy mô hình (MHCT) 250
Bảng PL13.4: Tác động gián tiếp cụ thể qua từng yếu tố (MHCT) 251
Bảng PL13.5: Ước lượng hệ số đường dẫn và khoảng tin cậy của tác động gián tiếp cụ thể qua từng yếu tố (MHCT) 251
Bảng PL13.6: Tổng tác động gián tiếp qua các yếu tố (MHCT) 252
Bảng PL13.7: Ước lượng hệ số đường dẫn và khoảng tin cậy của tổng tác động gián tiếp qua các yếu tố (MHCT) 252
Bảng PL13.8: Hệ số xác định R2 và xác định điều chỉnh R2 adj (MHCT) 252
Trang 16Bảng PL13.9: Hệ số tác động f2 (MHCT) 253Bảng PL13.10: Đánh giá sự liên quan của dự báo Q2 (MHCT) 253Bảng PL13.11: Đánh giá sự liên quan của dự báo Q2 (Khi bỏ IS tác động lên EXP, IB,EB) (MHCT) 253Bảng PL13.12: Đánh giá sự liên quan của dự báo Q2 (Khi bỏ ES tác động lên EXP, IB,EB) (MHCT) 253Bảng PL13.13: Đánh giá sự liên quan của dự báo Q2 (Khi bỏ IB tác động lên EXP)(MHCT) 254Bảng PL13.14: Đánh giá sự liên quan của dự báo Q2 (Khi bỏ EB tác động lên EXP)(MHCT) 254Bảng PL14.1: Kiểm định sự khác biệt theo vị trí địa lý của doanh nghiệp về các mốiquan hệ trực tiếp 255Bảng PL14.2: Hệ số đường dẫn và p-value của các mối quan hệ trực tiếp giữa các doanhnghiệp theo vị trí địa lý 256Bảng PL14.3: Kiểm định sự khác biệt theo vị trí địa lý của doanh nghiệp về các mốiquan hệ gián tiếp 257Bảng PL14.4: Hệ số đường dẫn và p-value của các mối quan hệ gián tiếp giữa cácdoanh nghiệp theo vị trí địa lý 258Bảng PL14.5: Kiểm định sự khác biệt theo vị trí địa lý của doanh nghiệp về tổng cácmối quan hệ gián tiếp 259Bảng PL14.6: Kiểm định sự khác biệt theo quy mô doanh nghiệp về các mối quan hệtrực tiếp 260Bảng PL14.7: Kiểm định sự khác biệt theo quy mô doanh nghiệp về các mối quan hệgián tiếp 261Bảng PL14.8: Kiểm định sự khác biệt theo quy mô doanh nghiệp về tổng các mối quan
hệ gián tiếp 262Bảng PL14.9: Kiểm định sự khác biệt theo số năm hoạt động của doanh nghiệp về cácmối quan hệ trực tiếp 263Bảng PL14.10: Hệ số đường dẫn và p-value của các mối quan hệ trực tiếp giữa cácdoanh nghiệp theo số năm hoạt động của doanh nghiệp 264Bảng PL14.11: Kiểm định sự khác biệt theo số năm hoạt động của doanh nghiệp về cácmối quan hệ gián tiếp 265Bảng PL14.12: Kiểm định sự khác biệt theo số năm kinh doanh xuất khẩu của doanhnghiệp về các mối quan hệ trực tiếp 266Bảng PL14.13: Hệ số đường dẫn và p-value của các mối quan hệ trực tiếp giữa cácdoanh nghiệp theo số năm kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp 267Bảng PL14.14: Kiểm định sự khác biệt theo số năm kinh doanh xuất khẩu của doanhnghiệp về các mối quan hệ gián trực tiếp 268Bảng PL14.15: Kiểm định sự khác biệt theo hình thức xuất khẩu chủ yếu của doanhnghiệp về các mối quan hệ trực tiếp 269
Trang 17Bảng PL14.16: Hệ số đường dẫn và p-value của các mối quan hệ trực tiếp giữa các
doanh nghiệp theo số năm kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp 270
Bảng PL14.17: Kiểm định sự khác biệt theo hình thức xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp về các mối quan hệ gián tiếp 271
Bảng PL14.18: Kiểm định sự khác biệt theo thị trường xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp về các mối quan hệ trực tiếp 272
Bảng PL14.19: Hệ số đường dẫn và p-value của các mối quan hệ trực tiếp giữa các doanh nghiệp theo thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 273
Bảng PL14.20: Kiểm định sự khác biệt theo thị trường xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp về các mối quan hệ gián tiếp 274
Bảng PL14.21: Hệ số đường dẫn và p-value của các mối quan hệ gián tiếp giữa các doanh nghiệp theo thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 275
Bảng PL14 22: Kiểm định sự khác biệt theo một mặt hàng và đa dạng các mặt hàng nông sản xuất khẩu của doanh nghiệp về các mối quan hệ trực tiếp 276
Bảng PL14.23: Kiểm định sự khác biệt theo một mặt hàng và đa dạng các mặt hàng nông sản xuất khẩu của doanh nghiệp về các mối quan hệ gián tiếp 276
Bảng PL15: Hệ số trọng số ngoài của các biến quan sát ……… 277
Bảng PL16.1: Thang đo nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp, nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp 279
Bảng PL16.2: Thang đo nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp, nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp 280
Bảng PL16.3: Thang đo hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ 281
Bảng PL16.4: Thang đo kết quả hoạt động xuất khẩu 281
DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Tổng quan về tiến trình quốc tế hóa 28
Hình 2.2: Mô hình tổng hợp lý thuyết hành vi xuất khẩu của DNNVV 29
Hình 2.3: Tổng hợp các lý thuyết nền trong luận án 39
Hình 2.4: Những yếu tố giải thích quốc tế hóa 45
Hình 2.5: Mối quan hệ gián tiếp giữa các chương trình hỗ trợ xuất khẩu thông qua các rào cản xuất khẩu 67
Hình 2.6: Mô hình lý thuyết 76
Hình 2.7: Mô hình cạnh tranh 78
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 81
Hình 3.2: Thực hiện nghiên cứu định tính 88
Hình 4.1: Mô hình cấu trúc (mô hình lý thuyết) 118
Hình 4.2: Kết quả kiểm định mô hình cạnh tranh (không có cấu trúc bậc 1 của GS) 130
Hình 4.3: Kết quả kiểm định mô hình cạnh tranh (có cấu trúc bậc 1 của GS) 131
Trang 18TÓM TẮT LUẬN ÁN
Đề tài: “Mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu, nhận thức rào cản xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam sang thị trường ASEAN+3”
Lí do nghiên cứu: Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường ASEAN+3 cho nông sản là phù
hợp với nguồn lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thường xuất khẩu sang thịtrường gần và góp phần tạo công ăn việc làm, giảm cán cân thương mại thâm hụt vớinhóm thị trường này Bên cạnh đó, những nghiên cứu trước đây chưa kiểm định đồngthời mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu,nhận thức rào cản xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu, đặc biệt là mối quan hệgián tiếp giữa hỗ trợ xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu qua nhận thức động cơxuất khẩu và mối quan hệ giữa nhận thức động cơ xuất khẩu và nhận thức rào cản xuấtkhẩu Vì vậy luận án thực hiện nhằm nắm được hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, nhậnthức động cơ xuất khẩu, nhận thức rào cản xuất khẩu của doanh nghiệp ảnh hưởng đếnkết quả hoạt động xuất khẩu như thế nào để đề xuất một số hàm ý quản trị giúp nângcao kết quả hoạt động xuất khẩu cho DNNVV xuất khẩu nông sản sang thị trườngASEAN+3, góp phần giảm thâm hụt với nhóm thị trường này
Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng, kiểm định mô hình nghiên cứu giữa hỗ trợ xuất khẩu
của Chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp, nhận thức động
cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp, nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanhnghiệp, nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp, kết quả hoạt động xuấtkhẩu, phân tích đa nhóm và đề xuất một số hàm ý quản trị
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp
nghiên cứu định lượng Dữ liệu từ 257 doanh nghiệp ở miền Bắc, Trung, Tây nguyên vàmiền Nam được thu thập và xử lý qua phần mềm Smart-PLS
Kết quả nghiên cứu: Trong 13 giả thuyết về các mối quan hệ trong mô hình nghiên
cứu, có 6 giả thuyết được chấp nhận: (1) có mối quan hệ cùng chiều giữa hỗ trợ xuấtkhẩu của Chính phủ và nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp; (2) cómối quan hệ cùng chiều giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và nhận thức động cơ xuấtkhẩu bên ngoài doanh nghiệp; (3) có mối quan hệ cùng chiều giữa hỗ trợ xuất khẩu của
Trang 19Chính phủ và kết quả hoạt động xuất khẩu; (4) có mối quan hệ cùng chiều giữa nhậnthức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp và kết quả hoạt động xuất khẩu; (5) cómối quan hệ ngược chiều giữa nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp vànhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp; (6) có mối quan hệ ngược chiềugiữa nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp và nhận thức rào cản xuấtkhẩu bên trong doanh nghiệp Có 7 giả thuyết bị bác bỏ: không tồn tại mối quan hệgiữa: (1) hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và nhận thức rào cản xuất khẩu bên trongdoanh nghiệp; (2) hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và nhận thức rào cản xuất khẩu bênngoài doanh nghiệp; (3) nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp và kếtquả hoạt động xuất khẩu; (4) nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp vàkết quả hoạt động xuất khẩu; (5) nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp
và kết quả hoạt động xuất khẩu; (6) nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanhnghiệp và nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp; (7) nhận thức động cơxuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp và nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanhnghiệp Không tồn tại sự khác biệt về các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp theo quy
mô và số loại hàng xuất khẩu Tồn tại sự khác biệt ở một số mối quan hệ giữa các doanhnghiệp theo một số vùng địa lý, số năm hoạt động, số năm kinh doanh xuất khẩu và một
số thị trường xuất khẩu
Kết luận và hàm ý quản trị: Kết quả nghiên cứu giúp lấp khoảng trống lý thuyết, gợi ý
hàm ý quản trị cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý và là tài liệu tham khảo cho cácnghiên cứu tiếp sau
Từ khóa: hỗ trợ của Chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu, nhận thức rào cản xuất
khẩu, kết quả hoạt động xuất khẩu
Trang 20ABSTRACT OF THE DISSERTATION
Dissertation title: “Relationship among Government export support, perceived export stimuli, perceived export barriers and export performance in Vietnamese SMEs exporting agricultural products to ASEAN+3”
Reason for research: increase the export to ASEAN+3 is suitable for limited resources
SMEs which usually export to close distant markets and it contributes to the jobcreation, trade deficit reduce with these markets In addition, previous studies have notsimultaneously tested the relationship among the Government export support, perceivedexport stimuli, perceived export barriers and export performance, especially, theindirect relationship between the Government export support and export performancevia the perceived export stimuli and the relationship between perceived export stimuliand perceived export barriers Therefore, the dissertation is carried out to find out theeffects of Government support, perceived export stimuli, perceived export barriers onexport performance to increase the export agricultural products to ASEAN+3 whichleads to the contribution towards trade deficit decrease with these markets
Research objectives: Constructing and testing the research model, multigroup analysis
and suggesting management implication
Research method: Qualitative and quantitative methods are applied Smart-PLS
software is used to test data of 257 SMEs in the North, Middle, Highland and the South
of Vietnam
Research findings and results: Among 13 hypotheses of the model, 6 hypotheses are
accepted: there is a positive relationship between (1) Government export support andperceived internal export stimuli; (2) Government export support and perceived externalexport stimuli; (3) Government export support and export performance; (4) perceivedinternal export stimuli and export performance; (5) there is a negative relationshipbetween perceived internal export stimuli and perceived internal export barriers; and (6)perceived external export stimuli and perceived internal export barriers 7 hypothesesare rejected There are not the relationships between: (1) Government export supportand perceived internal export barriers; (2) Government export support and perceivedexternal export barriers; (3) perceived external export stimuli and export performance;
Trang 21(4) perceived internal export barriers and export performance; (5) perceived externalexport barriers and export performance; (6) perceived internal export stimuli and perceivedexternal export barriers; (7) perceived external export stimuli and perceived external exportbarriers There are not differences based on firm size and the variety of export products.There are just some differences in some relationships based on some specific firm areas,firm performance period, firm export period, export mode and firm export markets.
Conclusions and managerial implications: The research results fill the theoretical gap,
suggest managerial implications for SMEs, policy makers and they are reference forsubsequent studies
Key words: Government support, perceived export stimuli, perceived export barriers,
export performance
Trang 22CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương 1 trình bày tổng quan nghiên cứu về các nội dung: sự cần thiết của nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp mới của nghiên cứu và kết cấu của luận án.
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu
kê Hải quan, 2021b) Qua đây cho thấy hoạt động xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI ápđảo so với doanh nghiệp nội Hai là, dù cán cân thương mại thặng dư nhưng lại thâm hụt ởmột số thị trường như châu Á (ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), châu ĐạiDương, châu Phi Trong đó, ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN+3) lànhững nước đã ký các FTA với Việt Nam, góp phần tăng xuất khẩu sang các nước nàychiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Bộ Công Thương, 2018, 2019,2020a) Tuy nhiên, ở nhóm thị trường này, cán cân thương mại lại bị thâm hụt mạnh nhất
Cụ thể là trong 4 năm gần đây 2017, 2018, 2019, 2020 thâm hụt với ASEAN+3 lần lượt là61,67 tỷ USD; 60,88 tỷ USD, 67,3 tỷ USD và 72,5 tỷ USD (Tác giả tính toán từ số liệubáo cáo xuất nhập khẩu 2018, 2019, 2020a của Bộ Công Thương và Thống kê Hải quan
Trang 232021b– Phụ lục 1, Bảng PL1.1) Ba là, với 98% doanh nghiệp là DNNVV nhưng tỷ trọngxuất khẩu của khu vực này chỉ chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc và chỉkhoảng 21% DNNVV tham gia mạng lưới kinh doanh toàn cầu, trong khi đó con số này ởnhững quốc gia khu vực là cao hơn như Thái Lan là 30%, Malaysia là 46% (Phùng ThếĐông, 2019) DNNVV là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói chung vàViệt Nam nói riêng Các DNNVV ở Việt Nam hàng năm đóng góp khoảng 45% GDP của
cả nước, 31% tổng số thu ngân sách Nhà nước và tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; sửdụng tới 51% lao động xã hội (Phùng Thế Đông, 2019) Tuy đóng vai trò quan trọng là vậynhưng các DNNVV còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn vay, sử dụng công nghệ cũ,lạc hậu, hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn, bất cập về trình độ quản lý
và chất lượng nguồn lao động, năng lực tiếp cận với các chính sách pháp luật và thông lệquốc tế trong kinh doanh còn hạn chế Với những tồn tại trên về sự áp đảo trong hoạt độngxuất khẩu của doanh nghiệp FDI, thâm hụt thương mại với ASEAN+3, những hạn chế củaDNNVV Việt Nam thì vấn đề đặt ra là làm sao đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu choDNNVV, từ đó giúp cải thiện cán cân thương mại với nhóm thị trường đang thâm hụtmạnh nhất ASEAN+3?
Là một quốc gia nông nghiệp với dân số ở nông thôn gần 65,6% (Tổng cục Thống
kê, 2019), 34,7% lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong khu vực nông, lâm, thủy sản
(Tổng cục thống kê, 2020), nông sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu nông sản trung bình hàng năm từ 2005-2019 là gần 12 tỷ USD,chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Tính toán của tác giả từ báo cáothực hiện xuất khẩu nông lâm thủy sản giai đoạn 2005-2010, 2011-2015 của Bộ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn, 2011, 2016 và số liệu thống kê qua các năm 2016 đến 2019– Phụ lục 1, Bảng PL1.2) Tỷ trọng xuất khẩu nông sản tuy có giảm dần qua mỗi năm phảnánh cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước theo hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, song ngoài là hàng xuất khẩu truyền thống, nông sản vẫn là mặthàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt được kếtquả đáng khích lệ Việt Nam đã lọt vào top 15 nước xuất khẩu nông sản lớn nhất trên thếgiới (Vũ Kim Dũng, 2019) Một số nông sản Việt Nam hiện có thứ hạng cao trên thịtrường quốc tế như hạt điều, hạt tiêu (hạng nhất), gạo, cà phê (hạng hai), chè (hạng năm)…Xét về thị trường xuất khẩu nông sản thì ASEAN+3 thuộc những thị trường chủ yếu củaViệt Nam Trong ba năm gần đây (2017, 2018, 2019) những vị trí đầu thị trường xuất khẩunông sản Việt Nam theo thứ tự là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, ASEAN, Nhật Bản và HànQuốc (Bộ Công Thương, 2018, 2019, 2020a)
Trang 24Với vai trò quan trọng của xuất khẩu nông sản và thị trường lớn trong xuất khẩunông sản là ASEAN+3, bài toán cải thiện thâm hụt thương mại với ASEAN+3 có thể đượcgiải quyết bằng việc tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của DNNVV Việt Nam sangnhóm thị trường này Việc DNNVV đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang ASEAN+3 là cầnthiết ở cấp độ vĩ mô lẫn vi mô Ở cấp vĩ mô, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang ASEAN+3không những góp phần cải thiện cán cân thương mại thâm hụt ở nhóm thị trường này màcòn tạo việc làm cho đại bộ phận dân số Ở cấp vi mô, xuất khẩu sang thị trườngASEAN+3 là thị trường gần nên phù hợp DNNVV với nguồn lực hạn chế Hơn nữa nhómthị trường này sẽ là bàn đạp để DNNVV phát triển xuất khẩu sang các thị trường xa hơn,khó tính hơn nhưng nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển Để đạt được việc này, vấn đề đặt ra
là phải hiểu được doanh nghiệp nhận thức có những động cơ nào khuyến khích, những ràocản nào cản trở làm ảnh hưởng kết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang nhómthị trường ASEAN+3
Xuất khẩu nông sản sang mỗi thị trường ASEAN+3, doanh nghiệp gặp nhiều thuậnlợi nhưng đối mặt cũng không ít các khó khăn Năm 2019, Trung Quốc là thị trường xuấtkhẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam với 5,92 tỷ USD, giảm 7,4% so với 2018, xuất khẩunông sản sang ASEAN đạt 2,07 tỷ USD, tăng nhẹ 1,3%, kim ngạch xuất khẩu sang HànQuốc và Nhật Bản là hơn 300 triệu USD (Thống kê hải quan, 2020)
Từ năm 2016 đến 2019, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhấtcủa nông sản, thủy sản Việt Nam (chiếm 25,4%), là thị trường xếp thứ nhất trong xuấtkhẩu của Việt Nam về rau quả, cao su và sắn các loại, xếp thứ 4 về chè, thứ 9 về cà phê và
là thị trường tiềm năng đối với một số nông sản khác (Bộ Công Thương, 2017, 2018,
2019, 2020a) Tuy nhiên, từ đầu năm 2019, Trung Quốc bắt đầu gia tăng yêu cầu về chấtlượng như gắt gao trong kiểm dịch hàng nhập khẩu nên xuất khẩu nông sản sang thị trườngnày không còn dễ như trước Vì vậy sang năm 2020, Trung Quốc không còn là thị trườngxuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam mà xuống thị trường lớn thứ 2 sau Hoa Kỳ vàthị phần giảm còn 24,6%, chênh lệch không đáng kể so với Hoa Kỳ (26,2%) (Đỗ Hương,2020) Tốc độ tăng trưởng trung bình kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm 2017, 2018, 2019một số mặt hàng nông sản chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc như sau: cao su 3,8%, điều12%, cà phê 22%, chè 33%, rau củ quả 66%, sắn giảm nhẹ 0,17%, gạo giảm 52% (Tínhtoán của tác giả dựa vào tổng hợp các số liệu thống kê – Phụ lục 1, Bảng PL1.3) Về thịphần một số mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc trong 3 năm 2017, 2018,2019: cao su, chè và rau củ quả đều tăng dần với thị phần trung bình là 9%, 10% và 12%.Thị phần trung bình của cà phê là 11% và gạo là 39% (Tính toán của tác giả dựa vào tổng
Trang 25hợp các số liệu thống kê của ITC, 2021 – Phụ lục 1, Bảng PL1.3) Sắn và các sản phẩm từsắn Việt Nam chiếm 87%, hạt điều 18% thị phần ở Trung Quốc (Bộ Công Thương, 2016).
ASEAN là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 4 của Việt Nam, sau Trung Quốc,
EU và Hoa Kỳ (Bộ Công Thương, 2017, 2018, 2019) Năm 2020 thị phần nông sản ViệtNam xuất sang ASEAN vẫn đứng thứ 4 sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU với con số là 9,18%(Đỗ Hương, 2020) Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN hầu hết đều được hưởngthuế nhập khẩu ưu đãi theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN với phần lớn thuế suấtcác mặt hàng về 0%-5% nhưng do giá cả phụ thuộc biến động thế giới, giá trị thấp nên kimngạch xuất khẩu không ổn định Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trườngnày gồm cà phê, rau quả, chè, hạt tiêu, sắn, gạo… Tốc độ tăng trưởng trung bình kimngạch xuất khẩu trong 3 năm 2017, 2018, 2019 một số mặt hàng nông sản chủ yếu xuấtkhẩu sang ASEAN như sau: gạo tăng 55%, rau quả tăng 27%, chè tăng 19%, cà phê tăng5%, tiêu giảm 13% (Tính toán của tác giả dựa vào tổng hợp các số liệu thống kê của ITC,
2021 – Phụ lục 1, Bảng PL1.4) Về thị phần nông sản một số mặt hàng nông sản xuất khẩusang ASEAN trong 3 năm 2017, 2018, 2019: thị phần gạo năm 2018 giảm khoảng 3% sonăm 2017 nhưng sang năm 2019 tăng vọt, chiếm đến 60% Rau quả có thị phần tăng dầnqua 3 năm với thị phần trung bình còn khá nhỏ: 1,5% Thị phần chè năm 2018, 2019 tăng
so với năm 2017 và thị phần trung bình là 9% Cà phê chiếm thị phần khá cao với 36% vànăm 2018, 2019 đều tăng so với năm 2017 Mặt hàng tiêu có thị phần chiếm tương đốinhưng lại giảm dần và con số trung bình là 14,8% (Tính toán của tác giả dựa vào tổng hợpcác số liệu thống kê của ITC, 2021 – Phụ lục 1, Bảng PL1.4)
Sau ASEAN, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 5 của Việt Nam nóichung, chiếm 6,6% (Bộ Công Thương, 2017, 2018, 2019), là thị trường thứ 2 về rau quảnói riêng (Bộ Công Thương, 2016) Sang năm 2020, thị phần nông sản xuất khẩu ViệtNam sang thị trường này tăng lên gần 8,3% (Đỗ Hương, 2020) Các mặt hàng xuất khẩusang thị trường này gồm điều, cao su, chè, cà phê, sắn và sản phẩm từ sắn… Với nông sảnnhập từ nước ngoài, Nhật Bản là nước đưa ra nhiều rào cản kỹ thuật nên nông sản ViệtNam thâm nhập thị trường này khá khó khăn Hơn nữa, nông sản Việt Nam cũng gặp phảicạnh tranh khốc liệt ở thị trường này Tốc độ tăng trưởng trung bình kim ngạch xuất khẩutrong 3 năm 2017, 2018, 2019 một số mặt hàng nông sản chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bảnnhư sau: gạo tăng 28%, rau củ quả tăng 25%, chè tăng 20% Một số mặt hàng giảm như càphê: 12%, cao su 2,3%, sắn 0,6% (Tính toán của tác giả dựa vào tổng hợp các số liệu thống
kê – Phụ lục 1, Bảng 1.5) Về thị phần nông sản một số mặt hàng nông sản xuất khẩu sangNhật Bản trong 3 năm 2017, 2018, 2019: chỉ có mặt hàng cà phê và sắn Việt
Trang 26Nam chiếm thị phần tương đối là 13% và 17% Các mặt hàng khác chiếm thị phần rất thấptrên thị trường Nhật Bản: gạo 0,03%, chè 0,63%, cao su 1,2%, rau củ quả 1,5% Trong đó,rau củ quả, sắn và chè là 3 mặt hàng có thị phần tăng dần qua mỗi năm (Tính toán của tácgiả dựa vào tổng hợp các số liệu thống kê của ITC, 2021 – Phụ lục 1, Bảng 1.5).
Sau Nhật Bản, Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 6 của Việt Nam(Bộ Công Thương, 2017, 2018, 2019) Tương tự như Nhật Bản, các tiêu chuẩn kỹ thuật gắtgao cho nông sản nhập cũng được Hàn Quốc áp dụng nên thâm nhập vào thị trường nàykhông dễ dàng cho nông sản Việt Nam Bên cạnh đó, cạnh tranh xuất khẩu nông sản vàoHàn Quốc rất khốc liệt từ các quốc gia cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như ASEAN,Trung Quốc, Ấn Độ… Hiện nay nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường nàygồm cà phê, hạt điều, cao su, rau quả chế biến… Tốc độ tăng trưởng trung bình kim ngạchxuất khẩu trong 3 năm 2017, 2018, 2019 một số mặt hàng nông sản chủ yếu xuất khẩusang Hàn Quốc như sau: chè tăng 51%, rau củ quả tăng 38%, sắn tăng 11% Một số mặthàng giảm như cà phê: 16%, gạo 15%, cao su 8,4% (Tính toán của tác giả dựa vào tổnghợp các số liệu thống kê của ITC, 2021 – Phụ lục 1, Bảng PL1.6) Về thị phần nông sảnmột số mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Hàn Quốc trong 3 năm 2017, 2018, 2019: sắn,rau củ quả, chè là những mặt hàng có thị phần tăng dần qua các năm và thị phần trung bìnhcủa 3 mặt hàng này là sắn 42%, rau củ quả 6,1%, chè 1,3% Các mặt hàng còn lại có thịphần trung bình là gạo 17,5%, cà phê 9,2%, cao su 6% (Tính toán của tác giả dựa vào tổnghợp các số liệu thống kê của ITC, 2021 – Phụ lục 1, Bảng PL1.6)
Về kết quả doanh thu, lợi nhuận của DNNVV xuất khẩu nông sản sang ASEAN+3thì không có số liệu cụ thể này Tuy nhiên, Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019 (Bộ
Kế hoạch và đầu tư, 2020) có thống kê về doanh thu, lợi nhuận của DNNVV chung chotoàn ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản Theo đó thì doanh nghiệp khu vực nông, lâmnghiệp và thủy sản tạo ra bình quân mỗi năm 110,95 nghìn tỷ đồng doanh thu trong giaiđoạn 2016-2018, tăng 51,2% so với bình quân giai đoạn 2011-2015 Bình quân giai đoạn2016-2018 mỗi năm doanh nghiệp khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tạo ra 4,47 nghìn
tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 41,7% so với bình quân giai đoạn 2011-2015 Như vậytrong giai đoạn 2016-2018 DNNVV ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản có doanh thu tănghơn 50% nhưng lợi nhuận lại giảm gần 50% so với giai đoạn 2011-2015 cho thấy DNNVVngày càng khó khăn trong tạo ra lợi nhuận
Có nhiều động cơ thúc đẩy DNNVV xuất khẩu nông sản sang ASEAN+3 như nhucầu cao, cắt giảm thuế quan… So với nhiều ngành khác, nông sản là mặt hàng không thểthiếu trong bất kỳ hoàn cảnh nào cho thấy nhu cầu về hàng nông sản luôn là nhu cầu thiết
Trang 27yếu ở các quốc gia Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới với quy mô dân
số 1,4 tỷ, trong đó số người thuộc tầng lớp trung lưu đã và đang tăng nhanh, dự kiến đạt
550 triệu người vào năm 2022 Nhu cầu tiêu dùng nông sản của Trung Quốc là rất lớn (BộCông Thương, 2020b) Với dân số khoảng 650 triệu người, tăng trưởng bình quân4,7%/năm, ASEAN là thị trường quan trọng của Việt Nam nói chung và hàng nông sản nóiriêng Đây là thị trường lớn về gạo, cà phê, tiêu của Việt Nam Đối với thị trường NhậtBản thì trong 5 năm trở lại đây, nhóm hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam xuất khẩusang Nhật Bản tăng đều đặn và người tiêu dùng Nhật chi nhiều cho thực phẩm trong tiêudùng hàng ngày (Thanh Trà, 2020) Bên cạnh đó, nhu cầu nhập nông sản của Nhật Bảnkhá cao vì sản xuất nông nghiệp đang giảm dần ở Nhật Bản Đối với Hàn Quốc thì đâycũng là quốc gia lớn về nhập nông sản và nhu cầu nông sản nhập ngày càng cao vì nướcnày cũng đang giảm dần sản xuất nông nghiệp Thị trường này rất ưa chuộng nông sảnViệt Nam Mỗi năm người Hàn Quốc sử dụng trung bình 200kg rau/người, 60kg tráicây/người mà thị phần nông sản Việt Nam trên thị trường Hàn Quốc chỉ khoảng 6% nên
dư địa xuất khẩu của Việt Nam còn rất lớn (Thanh Hải, 2019) Bên cạnh đó, việc ký kếtcác FTA giúp loại bỏ các hàng rào thuế quan cũng thúc đẩy xuất khẩu nông sản giữa cácquốc gia thành viên Theo Hiệp định ACFTA, nhóm hàng nông sản Việt Nam xuất khẩusang thị trường Trung Quốc có nhiều thuận lợi nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan nhậpkhẩu trong khuôn khổ ACFTA với mức thuế cơ bản 0% (Trung tâm WTO, 2019) Đối với
hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), năm 2018 Việt Nam đã hoàn thành lộtrình cắt giảm với tỷ lệ xóa bỏ thuế quan hơn 98,6% Đối với đối tác Nhật Bản thì nhờhiệpđịnh đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), nông sản Việt Nam hiện là hàng xuấtkhẩu được hưởng ưu đãi thuế quan nhiều nhất khi xuất khẩu sang nước này Ngoài ra NhậtBản và Việt Nam đều thuộc thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyênThái Bình Dương (CPTPP) Theo cam kết, ngay khi hiệp định có hiệu lực, một số sảnphẩm nông sản chủ lực Việt Nam được Nhật Bản xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu gồm: tiêu,điều, cà phê, một số loại rau hoa quả và các gia vị khác (Khánh Hoà, 2020) Sau Hiệp địnhThương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, nhiều sản phẩm nông nghiệp được giảm thuếnhư thủy sản (tôm, cua, cá), nông lâm sản (hoa quả nhiệt đới, đồ gỗ) và mở cửa thị trườngcho tỏi, gừng, mật ong, khoai lang (Thanh Hải, 2019) Tóm lại, xuất khẩu nông sản sangASEAN+3, với những yếu tố về nhu cầu cao, rào cản thuế quan bị loại bỏ, khoảng cách địa
lý gần, văn hóa tương đồng… đã tạo động cơ thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ởtầm vĩ mô Ở tầm vi mô, những động cơ từ doanh thu, lợi nhuận thu được từ xuất
Trang 28khẩu hoặc từ nguồn lực, năng lực nội tại tùy từng doanh nghiệp cũng khuyến khích doanhnghiệp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang nhóm thị trường này.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi tạo động cơ thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu nôngsản, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn tạo thành rào cản cản trở doanhnghiệp xuất khẩu Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2019 đã chỉ ra hai tồn tại, khó khăn
cơ bản trong xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam như sau: Một là, chất lượng nông sản ViệtNam nói chung còn thấp, khó đáp ứng những thị trường đòi hỏi cao về chất lượng và antoàn thực phẩm Sản xuất nhỏ, phân tán, chưa đáp ứng đòi hỏi sản xuất hàng hóa quy môlớn và tiêu chuẩn gắt gao trên thị trường quốc tế, vì thế, chưa đáp ứng được hoàn toàn nhucầu thị trường Dù có nhiều tiến bộ nhưng sản xuất nông nghiệp chưa bắt kịp trào lưu mới
về sản xuất hữu cơ, sản xuất xanh sạch Bên cạnh đó chưa xây dựng hệ thống tiêu chuẩncho nông sản Việt Nam, xây dựng thương hiệu quốc gia Hai là, tuy đã làm tốt công tácđàm phán thông qua các Hiệp định FTA để cắt giảm thuế nhập khẩu cho nông sản ViệtNam nhưng việc đàm phán để được công nhận về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm,quản lý chất lượng còn hạn chế Vì thế hiện nay, nhiều nông sản Việt Nam dù đã đượcgiảm thuế về 0% nhưng vẫn chưa được phép nhập khẩu vào một số thị trường Ngoài ranông sản Việt Nam chủ yếu là xuất thô hoặc ít qua chế biến Giá nông sản Việt thườngthấp hơn đối thủ cạnh tranh và chịu ảnh hưởng nhiều từ biến động của thị trường thế giới.Cạnh tranh gay gắt cũng là thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nông sản…
Việc xác định những động cơ khuyến khích và những rào cản xuất khẩu màDNNVV phải đối mặt có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra những chính sách hỗ trợphù hợp vì rào cản xuất khẩu là khác nhau và mức độ quan trọng cũng khác nhau theo lĩnhvực sản phẩm và quốc gia (Tambunan, 2012) Bên cạnh đó, theo Sách trắng DNNVV 2017(Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2018), DNNVV Việt Nam tồn tại những khó khăn cố hữu từ bêntrong doanh nghiệp như: thiếu vốn, tài chính, khó khăn về tín dụng và từ bên ngoài doanhnghiệp như thủ tục hành chính, thuế rườm rà, các chương trình hướng dẫn, hỗ trợ chodoanh nghiệp còn theo chiều rộng chưa chú trọng theo chiều sâu… Vì vậy, DNNVV nóichung và DNNVV ngành nông sản rất cần những chương trình hỗ trợ xuất khẩu của Nhànước Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và hỗ trợ hoạt động của các DNNVV, Nhà nước đã
đề ra nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ và được quy định cụ thể trong một số văn bảnluật như luật hỗ trợ DNNVV (Quốc hội, 2014), quyết định 2471/QĐ-TTg của Thủ tướngchính phủ về phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 địnhhướng đến 2030 (Thủ tướng Chính phủ, 2011), nghị định 28/2018 về một số biện phápphát triển ngoại thương (Chính phủ, 2018a), quyết định số 72/2010/QĐ-TTg về việc xây
Trang 29dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia (Thủ tướng Chínhphủ, 2010)… Những chương trình hỗ trợ này liên quan hỗ trợ tài chính, thị trường, đào tạo,khoa học công nghệ, pháp lý Hỗ trợ tài chính liên quan việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cậnvốn tín dụng Các tổ chức tín dụng đều có chính sách khách hàng khác nhau đối vớiDNNVV dựa trên cơ sở mức độ tín nhiệm, năng lực tài chính của khách hàng và hiệu quảcủa phương án vay vốn Bên cạnh đó, DNNVV còn nhận được bảo lãnh tín dụng một phầnhoặc toàn bộ khoản vay từ ngân hàng phát triển Việt Nam Ngoài ra các DNNVV cònđược điều chỉnh giảm lãi suất cho vay và gia hạn thời gian cho vay vốn tín dụng đầu tư vàtín dụng xuất khẩu Đối với hỗ trợ thị trường thì Bộ Công Thương đã xây dựng trang webhttp://www.VietnamExport.com với mục tiêu góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộngthị trường xuất khẩu, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Ngoài ranhằm hỗ trợ trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước góp phầngiúp doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động, dễ dàng phát triển thị trường, cổng thông tindoanh nghiệp http://www.business.gov.vn cũng đã được Bộ Công Thương xây dựng Hoạtđộng xúc tiến thương mại góp phần hỗ trợ doanh nghiệp khai thác các thị trường truyềnthống và tìm kiếm, phát triển thị trường mới, nhờ vậy mà xuất khẩu của Việt Nam sangnhiều thị trường tăng trưởng cao, đặc biệt là các thị trường Việt Nam đã ký FTA Nhiềuhội chợ triển lãm, hội chợ chuyên ngành, hội nghị quốc tế ngành hàng trong nước và đoàngiao dịch thương mại tại nước ngoài đã được tổ chức Về cơ bản, các đơn vị chủ trì chươngtrình xúc tiến thương mại đã nỗ lực triển khai các đề án một cách bài bản, chuyên nghiệp,
hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường hiệu quả Tuy nhiên còn tồn tại một số đơn vị chủtrì, do hạn chế về nguồn lực, chưa nghiên cứu kỹ nhu cầu doanh nghiệp, chưa dự báo sátthị trường, chưa cung cấp đầy đủ các dịch vụ tư vấn, tập huấn cho doanh nghiệp trước khitham gia các hội chợ triển lãm và giao dịch tại nước ngoài nên đã hạn chế hiệu quả thamgia của doanh nghiệp Đối với hỗtrợ đào tạo, tư vấn thì hàng nămNhà nước dành kinh phí
hỗ trợ trang bị kiến thức, nâng cao năng lực quản trị kinh doanh cho chủ doanh nghiệp vàđội ngũ cán bộ quản lý của các DNNVV Các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao nănglực và thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường ngày càng được các cơ quan và doanhnghiệp quan tâm nhiều hơn Các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực như hỗ trợdoanh nghiệp phát triển sản phẩm, nâng cao kiến thức về hội nhập quốc tế… do các tổchức xúc tiến thương mại tổ chức đã mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Ngoàira
tư vấn hỗ trợ phát triển DNNVV cũng được Nhà nước quan tâm Hỗ trợ tư vấn gồm tư vấnkiến thức về kinh doanh, công nghệ và quản lý sản xuất Các chuyên gia tư vấn DNNVV
đã tiến hành tham quan khảo sát các doanh nghiệp để đưa ra những tư vấn phù
Trang 30hợp giải quyết vấn đề của các doanh nghiệp Nhà nước còn hỗ trợ các doanh nghiệp thuêchuyên gia trong và ngoài nước để tư vấn nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm, pháttriển xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài Đối với hỗ trợ pháp lý được triển khaivới nhiều hoạt động như xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động doanhnghiệp, tài liệu giới thiệu, phổ biến pháp luật; bồi dưỡng kiến thức pháp luật thông qua cáclớp học, buổi hội thảo, tọa đàm Những chương trình hỗ trợ trên được áp dụng cho cácdoanh nghiệp xuất khẩu nói chung.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, một số chương trình hỗ trợ đặc thùliên quan hàng nông sản được thể hiện trong báo cáo xuất nhập khẩu của Bộ Công Thươngqua các năm Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2019 (Bộ Công Thương, 2020a) cho thấymột số chương trình hỗ trợ gồm hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê do Trung tâm Xúctiến thương mại tỉnh Đắk Lắk tổ chức, hội chợ nông nghiệp quốc tế Việt Nam do Trungtâm xúc tiến đầu tư - thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ tổ chức, hội chợ thực phẩm
và đồ uống GULFOOD tại UAE (giai đoạn 2) và Nhật Bản (giai đoạn 2) do Trung tâm xúctiến thương mại nông nghiệp đã tổ chức cho doanh nghiệp tham gia, hội chợ hoa quả quốc
tế Quảng Châu và đoàn giao dịch thương mại, thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản và thựcphẩm sang thị trường tại Philippines do Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức cho doanhnghiệp tham gia Đối với hỗ trợ doanh nghiệp gắn với thị trường cụ thể thì Cục chế biến vàphát triển thị trường nông sản đã thành lập 4 tổ thị trường theo vùng địa lý gồm: Tổ thịtrường Đông Á (theo dõi Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN); Tổ thị trường Trung Quốc; Tổthị trường châu Mỹ và tổ thị trường EU Hoạt động của các tổ thị trường này liên quan hỗtrợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu Như vậy vớitrường hợp nghiên cứu về DNNVV xuất khẩu nông sản sang ASEAN+3 của luận án cũngphù hợp với cách chia tổ thị trường cho hỗ trợ doanh nghiệp theo Cục chế biến và pháttriển thị trường nông sản
Qua trên cho thấy chính sách, chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu nóichung và DNNVV xuất khẩu nông sản nói riêng có rất nhiều Tuy nhiên những chươngtrình hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước hiện nay có được doanh nghiệp đánh giá cao về lợiích trong việc góp phần tăng động cơ và giảm rào cản xuất khẩu cho doanh nghiệp, ảnhhưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu hay không cũng cần được nghiên cứu vì nếu kếtquả xuất khẩu nông sản sang ASEAN+3 tăng sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tăng xuất khẩusang nhóm thị trường này, từ đó góp phần giải quyết thâm hụt thương mại với nhóm thịtrường ASEAN+3
Trang 31Tóm lại, gia tăng xuất khẩu nông sản vào thị trường ASEAN+3 nhằm góp phần giảiquyết thâm hụt thương mại với nhóm thị trường này, tạo thêm công ăn việc làm, đẩy mạnhxuất khẩu của doanh nghiệp trong nước là rất cần thiết Mặt khác xuất khẩu sang thị trườnggần ASEAN+3 cũng phù hợp với nguồn lực hạn chế của các DNNVV Để đạt được điềunày, cần nghiên cứu DNNVV nhận thức những động cơ xuất khẩu nào khuyến khích vànhững rào cản xuất khẩu nào cản trở ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu nông sảncủa doanh nghiệp sang thị trường ASEAN+3 Bên cạnh đó, DNNVV rất cần hỗ trợ củaChính phủ và doanh nghiệp đánh giá lợi ích của những chương trình hỗ trợ có giúp tăngnhận thức động cơ, giảm nhận thức rào cản xuất khẩu, ảnh hưởng đến kết quả hoạt độngxuất khẩu của doanh nghiệp như thế nào cũng cần được nghiên cứu để từ đó đưa ra nhữnghàm ý quản trị phù hợp.
1.1.2 Về khía cạnh khoảng trống lý thuyết
Xuất khẩu là một phương thức phổ biến nhất và phát triển nhanh nhất trong thâmnhập thị trường quốc tế, đặc biệt được nhiều DNNVV lựa chọn vì không cần nhiều nguồnlực và ít rủi ro hơn các phương thức khác Xuất khẩu cũng là hoạt động quan trọng đối vớinền kinh tế của một quốc gia vì nó đóng góp đáng kể trong tạo công ăn việc làm, cân bằngcán cân thương mại, tăng trưởng kinh tế và mức sống cao hơn (Lee & Habte-Giorgis,2004) Với tầm quan trọng về mặt vi mô và vĩ mô như vậy của hoạt động xuất khẩu nêntheo Sousa và Martinez-Lopez (2008), sự tồn tại và mở rộng hoạt động xuất khẩu củadoanh nghiệp phụ thuộc vào việc nắm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt độngxuất khẩu của doanh nghiệp
Đối với các DNNVV do nguồn lực hạn chế nên thường giới hạn xuất khẩu sangnhững thị trường gần (Hollensen, 2012) Hơn nữa theo lý thuyết giai đoạn (mô hìnhUppsala) của Johanson và Vahlne (1977, 1990) có đề cập giai đoạn đầu tiên các doanhnghiệp hoạt động ở thị trường nhà mà không tham gia xuất khẩu Qua giai đoạn tiếp, cácdoanh nghiệp mở rộng kinh doanh bằng cách xuất khẩu sang những thị trường gần hoặc cónhiều tương đồng với thị trường nhà Như vậy, với DNNVV thường là những doanhnghiệp mới hoặc chưa có thời gian hoạt động lâu dài nên thường xuất khẩu sang thị trườnggần như lý thuyết giai đoạn đề cập Như vậy, thị trường ASEAN+3 được lựa chọn nghiêncứu trong luận án là phù hợp với lý thuyết giai đoạn Bên cạnh đó, hiện nay các doanhnghiệp hoạt động trong môi trường hội nhập và liên kết kinh tế sâu rộng, thể hiện qua việchình thành ngày càng nhiều các FTA Mục tiêu của FTA là tăng cường thương mại trongnội khối, nghĩa là hướng các doanh nghiệp điều chỉnh xuất khẩu tập trung vào các nướcthành viên Việc hình thành các vùng mậu dịch tự do cũng ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất
Trang 32khẩu trong nội khối (Rahman, 2003; Cooper, 2012; Rugman & Verbeke, 2004) và cácdoanh nghiệp thấy có lợi hơn khi xuất khẩu sang các thị trường đã ký FTA Vì vậy cường
độ xuất khẩu của các nước cũng như của doanh nghiệp tăng lên ở các thị trường thành viên
do kết quả của một khối thị trường thống nhất, tiếp nhận kiến thức và học hỏi thị trườngcũng tăng lên trong khi chi phí thị trường giảm đáng kể (Caves, 1996; Krugman, 2008).Việc tham gia FTA còn giúp mở ra cơ hội thâm nhập vào những thị trường khác, đặc biệtnếu quốc gia thành viên là một thành viên trong chuỗi cung ứng toàn cầu (Siddiqui & cộng
sự, 2014) Từ đây cho ta thấy lợi ích của đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước thành viênFTA và cũng là hướng tiếp cận của luận án khi nghiên cứu xuất khẩu sang ASEAN+3 lànhững quốc gia có khoảng cách địa lý gần và đã ký FTA với Việt Nam
Vai trò quan trọng của xuất khẩu đối với nền kinh tế của quốc gia cũng như củadoanh nghiệp đã thu hút rất nhiều nghiên cứu về kết quả hoạt động xuất khẩu Tuy nhiêncòn ít những nghiên cứu về kết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp vào một nhómcác thị trường thành viên tham gia FTA Hầu hết các nghiên cứu chỉ đặt bối cảnh nghiêncứu trong môi trường FTA chứ chưa nghiên cứu kết quả hoạt động xuất khẩu của doanhnghiệp ở các thị trường FTA Những nghiên cứu dạng này có tác giả Alexandra (1996) đãnghiên cứu tầm quan trọng của những rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp Hoa Kỳđến các chiến lược xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ xuất khẩu sang các thị trườngthuộc NAFTA; nghiên cứu của Da Silva và Da Rocha (2001) về nhận thức những rào cảnxuất khẩu ở thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) của các doanh nghiệp Brazil; nghiêncứu của Sangeeta và cộng sự (2010) về tác động của những rào cản thương mại lên chiếnlược xuất khẩu của các doanh nghiệp Ấn Độ trong quá trình thực hiện FTA EU - Ấn Độ…Qua đây cũng cho thấy khi nghiên cứu về xuất khẩu của các doanh nghiệp vào các thịtrường thành viên FTA, rào cản xuất khẩu là một yếu tố được nhiều nghiên cứu quan tâm
Đẩy mạnh kết quả hoạt động xuất khẩu là quan trọng đối với các doanh nghiệp ởcác nước đang phát triển mà xem thị trường quốc tế là cơ sở cho sự tồn tại và tăng trưởngcủa doanh nghiệp (Matanda & Freeman, 2009) Những thị trường đã ký FTA cũng tạođộng cơ khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, tuy nhiên DNNVV cũng nhậnthức không ít những rào cản cản trở xuất khẩu vào những thị trường này Vì vậy việc xácđịnh những động cơ xuất khẩu làm tăng kết quả hoạt động xuất khẩu và những rào cảnxuất khẩu đe dọa kết quả hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc nâng caonăng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế nói chung của các doanh nghiệp ở những nướcđang phát triển (Jalali, 2012) và thị trường các nước thành viên FTA nói riêng Bên cạnh
đó, Aaby và Slater (1989); Zou và Stan (1998) cho rằng những yếu tố quan trọng nhất ảnh
Trang 33hưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu là nhận thức về hoạt động xuất khẩu cũng nhưnhận thức của nhà quản lý về rào cản xuất khẩu, động cơ xuất khẩu.
Katsikeas và Morgan (1994) lập luận rằng kể từ khi doanh nghiệp hiểu về môitrường hoạt động của mình, có thể giả thuyết là có mối quan hệ cùng chiều giữa những vấn
đề thực tế và những gì nhận thức được Trong quá trình hoạt động, bằng kinh nghiệm, kiếnthức tích lũy, doanh nghiệp nhận thức được những yếu tố thuận lợi và bất lợi khi xuất khẩusang thị trường cụ thể Từ môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, những yếu tốthuận lợi được doanh nghiệp nhận thức thành động cơ, những yếu tố bất lợi được doanhnghiệp nhận thức thành rào cản Những yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp gồmnguồn lực và năng lực của doanh nghiệp Nguồn lực của doanh nghiệp được chia thànhnguồn lực vật chất, nguồn lực tổ chức, và nguồn nhân lực (Barney, 1991) Theo Kaleka(2002), trong xuất khẩu, nguồn lực có thể được coi là nguồn tài sản tạo nên nguyên liệusẵn có cho hoạt động nước ngoài của doanh nghiệp trong khi năng lực được coi như quátrình doanh nghiệp phát triển, kết hợp và biến đổi nguồn lực tạo thành sản phẩm có giá trịcho thị trường nước ngoài Những yếu tố môi trường bên ngoài gồm đa dạng các yếu tốchính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa ở thị trường nhà cũng như thị trường khách hàng Vì vậynguồn lực và năng lực của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đạt được kết quảvượt trội trong môi trường bên ngoài đa dạng nhiều yếu tố (Zou & cộng sự, 2003) Việcdoanh nghiệp triển khai hợp lý nguồn lực và năng lực vượt trội sẽ tạo nên lợi thế cạnhtranh trên thị trường nước ngoài mà doanh nghiệp lựa chọn hoạt động và do đó nâng caokết quả hoạt động xuất khẩu (Morgan & cộng sự, 2004; Morgan & cộng sự, 2006) TheoJohanson và Vahlne (1990), Michailova và Wilson (2008), quá trình tiếp nhận kiến thức,thông tin trong hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng đến nhận thức của chủ doanh nghiệp, cácnhà quản lý về những cơ hội, động cơ, những khó khăn, rào cản xuất khẩu từ môi trườngbên trong và ngoài doanh nghiệp Doanh nghiệp xuất khẩu nhận thức được những rào cảnxuất khẩu đã, đang hoặc sẽ đối mặt trong hoạt động của mình (Katsikeas & Morgan,1994) Katsikeas và cộng sự (1996) cho rằng nhận thức rào cản xuất khẩu ảnh hưởng đếnkết quả hoạt động xuất khẩu gắn với thị trường cụ thể và điều này cũng tương tự nhận thứcđộng cơ xuất khẩu Theo Da Silva và Da Rocha (2001) hiểu được nhận thức của ban quảntrị về rào cản xuất khẩu là quan trọng vì nó liên quan đến việc doanh nghiệp quyết định cótiếp tục hoạt động ở thị trường lựa chọn hay không từ kết quả hoạt động xuất khẩu.Wengel và Rodriguez (2006) cho rằng loại bỏ hoặc giảm thiểu hóa rào cản xuất khẩu sẽgóp phần nâng cao tỷ trọng xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu và đây cũng là mụctiêu lớn của các Chính phủ Tương tự như nhận thức rào cản xuất khẩu, nắm được nhận
Trang 34thức động cơ xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ giúp ta hiểu lý do doanh nghiệp tiếp tục xuấtkhẩu qua kết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Mặt khác, kết quả nghiên cứu vềnhận thức rào cản xuất khẩu là khác nhau do khác biệt ở quốc gia nghiên cứu, sản phẩm,ngành, thời gian, bối cảnh nghiên cứu, loại hình doanh nghiệp, phương pháp nghiên cứu(Al-Hyari & cộng sự, 2012) Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu ở các quốc gia còn ítnghiên cứu về nhận thức rào cản xuất khẩu là cần thiết.
Đối với những nghiên cứu về nhận thức động cơ và rào cản xuất khẩu thì thườngchia theo chức năng của nhận thức động cơ về nguồn lực, thông tin, kiến thức (Seringhaus
& Rosson, 1989), chức năng của nhận thức rào cản về kiến thức, hạn chế nguồn lực bêntrong, những rào cản thủ tục và những rào cản bên ngoài (Abassi, 2012); chia theo tính chủđộng, bị động của nhận thức động cơ xuất khẩu (Leonidou & cộng sự, 2007; Tan & cộng
sự, 2007) và rào cản xuất khẩu; chia theo yếu tố bên trong và ngoài DN: nhận thức động
cơ xuất khẩu bên trong và ngoài doanh nghiệp (Leonidou, 1995a; Lenidou & cộng sự,2007; Navarro-Garcıa, 2016), nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong và ngoài doanhnghiệp (Cavusgil, 1984; Leonidou, 1995b; Tesfom & Lutz, 2006; Pinho & Martins, 2010;Al-Hyari & cộng sự, 2012; Jones & cộng sự, 2018; Sinkovics, 2018) Cách chia theo yếu
tố bên trong và ngoài doanh nghiệp giúp hiểu được rõ ràng những yếu tố nào thuộc môitrường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp và đây cũng là cách tiếp cận của tác giả trongnghiên cứu này
Những nghiên cứu về nhận thức động cơ xuất khẩu, rào cản xuất khẩu thườngnghiên cứu mối quan hệ riêng lẻ giữa nhận thức động cơ xuất khẩu với kết quả hoạt độngxuất khẩu (Pett, 2004; Boubbakri & cộng sự, 2013; Hemmati & cộng sự, 2018), nhận thứcrào cản xuất khẩu với kết quả hoạt động xuất khẩu (Altıntaş & cộng sự, 2007; Al-Hyari &cộng sự, 2012; Jalali, 2012; Trần Hữu Ái & cộng sự, 2015), hoặc vừa nhận thức động cơxuất khẩu, nhận thức rào cản xuất khẩu với kết quả hoạt động xuất khẩu (Haghighi & cộng
sự, 2008; Stoian, 2010; Gilaninia & cộng sự, 2013; Anil & cộng sự, 2016) TheoRamaseshan và Soutar (1996), những doanh nghiệp nhận thức rào cản xuất khẩu nhưngvẫn duy trì và phát triển hoạt động xuất khẩu là do nhận thức những động cơ nhiều hơn sovới rào cản Vì vậy việc nghiên cứu kết hợp về tác động của nhận thức động cơ và rào cảnxuất khẩu lên quyết định xuất khẩu mang lại kết quả hoạt động xuất khẩu là tốt hơn so vớinghiên cứu riêng lẻ các mối quan hệ nhận thức động cơ xuất khẩu với kết quả hoạt độngxuất khẩu và nhận thức rào cản xuất khẩu với kết quả hoạt động xuất khẩu Bên cạnh đó,theo Buckley và cộng sự (1988), kết quả hoạt động xuất khẩu phải đánh giá ở cấp độ thịtrường xuất khẩu vì nhận thức động cơ xuất khẩu, rào cản xuất khẩu thay đổi khác nhau
Trang 35theo thị trường xuất khẩu Hơn nữa theo Katsikeas và cộng sự (1996), việc nghiên cứudoanh nghiệp xuất khẩu nên theo một lĩnh vực ngành hàng cụ thể, thị trường xuất khẩu cụthể để giảm sự không đồng nhất của mẫu nghiên cứu mà từ đó sẽ giảm sự không có ýnghĩa của kết quả nghiên cứu Vì vậy việc nghiên cứu về DNNVV xuất khẩu nông sảnsang thị trường ASEAN+3 của luận án là phù hợp với quan điểm của Buckley và cộng sự(1988), Katsikeas và cộng sự (1996).
Nhận thức rào cản xuất khẩu ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động xuất khẩu.Vậy có cách nào giúp giảm rào cản xuất khẩu mà doanh nghiệp nhận thức được?, đặc biệtđối với DNNVV thường hạn chế về nguồn lực Theo quan điểm dựa vào nguồn lực(Barney, 1991), kiến thức và kỹ năng của doanh nghiệp/ban quản trị (chẳng hạn như kiếnthức về thị trường, công nghệ, sở thích người tiêu dùng, môi trường thị trường nước ngoài,những thủ tục pháp lý) là có giá trị, khó bắt chước tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanhnghiệp (Penrose, 1980) Mặc dù vậy, đối với DNNVV thì các nguồn lực này là hạn chếnên tạo thành những rào cản xuất khẩu thực sự hoặc nhận thức về những rào cản này(Czinkota, 1994) như rào cản về thông tin, về nguồn vốn Hạn chế trong tiếp cận thông tinthị trường là nguyên nhân dẫn đến hoạt động xuất khẩu kém hiệu quả, không nắm bắt được
cơ hội, đặc biệt là đối với DNNVV (Cadogan & cộng sự, 2002; Spence, 2003) Hạn chế vềnguồn vốn cũng dẫn đến DNNVV không đủ lực nghiên cứu thị trường nước ngoài để amhiểu về thị trường Vì vậy, DNNVV rất cần sự hỗ trợ từ mạng lưới hoạt động bên ngoài,trong đó hỗ trợ của Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong phát triển nguồn lực, năng lựcdoanh nghiệp cho xuất khẩu
Có rất nhiều nghiên cứu về hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ cho doanh nghiệp Quatổng hợp các nghiên cứu trước đây cho thấy có năm cách phân loại những hỗ trợ xuất khẩucủa Chính phủ Cách chia thứ nhất là theo những hỗ trợ cần thiết tương ứng cho từng ràocản xuất khẩu của doanh nghiệp (OECD, 1997; OECD-APEC, 2006 & OECD, 2012).Cách thứ hai là chia hỗ trợ Chính phủ thành hỗ trợ thông tin và hỗ trợ cung cấp kinhnghiệm (Singer & Czinkota, 1994; Durmuşoğlu & cộng sự, 2012; Faroque & Takahashi,2015; Geldres-Weiss & Carrasco-Roa, 2016) Cách chia thứ ba là gồm 2 thành phần: hỗtrợ thị trường và hỗ trợ tài chính (Ali & Shamsuddoha, 2007); hỗ trợ tài chính và phi tàichính (Ayob & Freixanet, 2014) Cách chia thứ tư là theo bốn thành phần gồm hỗ trợthông tin, hỗ trợ giáo dục đào tạo, hỗ trợ thuận lợi hóa thương mại và hỗ trợ tài chính(Leonidou & cộng sự, 2011) Cách chia cuối cùng là liệt kê các chương trình hỗ trợ ở từngquốc gia (Gençtürk & Kotabe, 2001; Shamsuddoha & cộng sự, 2009) Trong những cáchphân loại trên thì cách chia thành bốn thành phần hỗ trợ thông tin, hỗ trợ giáo dục đào tạo,
Trang 36hỗ trợ thuận lợi hóa thương mại và hỗ trợ tài chính là khá rõ ràng, thể hiện đầy đủ cácnhóm chương trình hỗ trợ của Chính phủ giúp doanh nghiệp vượt qua các nhóm rào cảnxuất khẩu và đây cũng là hướng tiếp cận của tác giả trong nghiên cứu này.
Một số tác giả đã nghiên cứu về tính hữu ích của hỗ trợ Chính phủ đối với kết quảhoạt động của doanh nghiệp Crick và Jones (2000) phát hiện một số doanh nghiệp nhậnthức về những hỗ trợ của Chính phủ là phù hợp hơn cho những doanh nghiệp kinh nghiệmcòn hạn chế Vì vậy đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa hỗ trợ Chính phủ vàkết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp (Singer & Czinkota, 1994; Geldres-Weiss
& Carrasco-Roa, 2016; Joan & Iya, 2018) Năng lực xuất khẩu là nguồn lực bên trongdoanh nghiệp sở hữu, còn những chương trình hỗ trợ xuất khẩu là nguồn lực bên ngoài giúpdoanh nghiệp tìm kiếm thông tin, tiếp nhận kiến thức, kinh nghiệm để đạt nguồn lực cầnthiết, từ đó dẫn đến đạt kết quả hoạt động tốt hơn (Singer & Czinkota, 1994) Mặc dù vai tròcủa hỗ trợ Chính phủ là quan trọng như vậy, Deakins và cộng sự (2013) đã phát hiệnDNNVV ngại tìm kiếm sự hỗ trợ này vì nghĩ rằng quy mô nhỏ thì không phù hợp với nhữngchương trình hỗ trợ và doanh nghiệp cũng không đủ nhân sự để tìm kiếm các
chương trình hỗ trợ Tuy nhiên một số nghiên cứu cũng thể hiện sự quan tâm của doanhnghiệp về vai trò các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với kết quả hoạt động xuất khẩu.Những hỗ trợ của Chính phủ bao gồm việc phát hành các ấn phẩm thông tin thị trường, hộithảo, hội chợ nước ngoài, tham quan thị trường nước ngoài, nghiên cứu thị trường, hệthống mạng lưới, chương trình tư vấn xuất khẩu, hỗ trợ tài chính… Những hỗ trợ này củaChính phủ sẽ được doanh nghiệp đánh giá về lợi ích ảnh hưởng đến kết quả hoạt động củadoanh nghiệp như thế nào Mặc dù có nhiều nghiên cứu về tác động trực tiếp và gián tiếpcủa các chương trình hỗ trợ xuất khẩu lên kết quả hoạt động xuất khẩu ở một hoặc mộtnhóm thị trường, tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu là khá khác nhau Một số nhànghiên cứu đã phát hiện các chương trình hỗ trợ xuất khẩu không mang lại lợi ích cho kếtquả hoạt động xuất khẩu (Crick, 1997; Moini, 1998; Gençtürk và Kotabe, 2001; Mahajar
& Mohd Yunus, 2006; Geldres-Weiss & Carrasco-Roa, 2016) Ngược lại, một số nhànghiên cứu như Durmuşoğlu và cộng sự (2012), Joan và Iya (2018) phát hiện chương trình
hỗ trợ xuất khẩu giúp tăng kết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Ngoài tác độngtrực tiếp, một số tác giả nghiên cứu tác động gián tiếp của hỗ trợ Chính phủ lên kết quảhoạt động xuất khẩu thông qua những yếu tố khác nhau như chiến lược giá (Lages &Montgomery, 2005); nhận thức môi trường xuất khẩu, kiến thức xuất khẩu, chiến lược xuấtkhẩu, cam kết xuất khẩu (Ali & Shamsuddoha, 2007); nguồn lực tổ chức và năng lực liênquan xuất khẩu, chiến lược marketing xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh xuất khẩu (Leonidou &
Trang 37cộng sự, 2011); mối quan hệ với doanh nghiệp khu vực, mối quan hệ với người mua nướcngoài (Haddoud & cộng sự, 2017); lợi thế quốc gia, vốn cho xuất khẩu, thông tin thịtrường, năng lực quản lý (Njinyah, 2017); năng lực thực hiện chiến lược thị trường (Wang
& cộng sự, 2017) Như vậy có rất nhiều nghiên cứu trực tiếp và gián tiếp về mối quan hệgiữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và kết quả hoạt động xuất khẩu Tác động gián tiếpcũng được nghiên cứu qua đa dạng các biến trung gian nhưng chưa có nghiên cứu qua biếntrung gian là đồng thời vừa nhận thức động cơ xuất khẩu và rào cản xuất khẩu
DNNVV với nguồn lực hạn chế, nhận thức về nhiều rào cản xuất khẩu nên rất cầnnhững chương trình hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ để vượt rào cản Hầu hết các Chínhphủ cung cấp các chương trình hỗ trợ nhằm góp phần thúc đẩy những nỗ lực trong hoạtđộng xuất khẩu của doanh nghiệp và để bổ sung thêm vào nguồn lực và năng lực củaDNNVV (Karakaya & Yannopoulos, 2012) Mặc dù có nhiều nghiên cứu về mối quan hệgiữa nhận thức rào cản xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu nhưng qua lược khảo cácnghiên cứu trước chỉ thấy nghiên cứu của Karakaya và Yannopoulos (2012) nghiên cứumối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và kết quả hoạtđộng xuất khẩu thông qua rào cản xuất khẩu Mặt khác, Karakaya và Yannopoulos (2012)nghiên cứu ở quốc gia phát triển là Canada nên cần tiến hành thêm nghiên cứu này ở cácquốc gia đang phát triển như Việt Nam Hơn nữa, hỗ trợ xuất khẩu trong nghiên cứu củaKarakaya và Yannopoulos (2012) chỉ tổng hợp các chương trình hỗ trợ mà chưa phânthành từng nhóm các chương trình hỗ trợ như hỗ trợ thông tin, hỗ trợ giáo dục đào tạo, hỗtrợ thuận lợi hóa thương mại và hỗ trợ tài chính (Leonidou & cộng sự, 2011) như đã đề cập
ở trên Đối với nhận thức rào cản xuất khẩu, Karakaya và Yannopoulos (2012) chia thànhbốn yếu tố: không nhận được thanh toán, thiếu hỗ trợ của Chính phủ, rào cản thủ tục, doanhnghiệp thiếu năng lực mà chưa chia theo nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong và ngoàidoanh nghiệp để tập hợp đầy đủ hơn các rào cản được doanh nghiệp nhận thức từ môi trườngbên trong và ngoài doanh nghiệp Mặt khác, trong các nghiên cứu trước cũng như củaKarakaya và Yannopoulos (2012) chưa thấy nghiên cứu biến trung gian về nhận thức động
cơ xuất khẩu trong khi yếu tố này cũng được xem là quan trọng cho thành công trong hoạtđộng xuất khẩu của doanh nghiệp (Aaby & Slater, 1989; Leonidou & cộng sự, 1998; Zou &Stan, 1998) Katsikeas và cộng sự (1996) cũng phát hiện những chính sách xúc tiến xuất khẩuquốc gia đóng vai trò như động cơ xuất khẩu và có ảnh hưởng tích cực
đến kết quả xuất khẩu Mencinger (2003) thì cho rằng hỗ trợ của Chính phủ còn thu hútdoanh nghiệp thâm nhập thị trường, từ đó giúp nền kinh tế tăng trưởng, tạo ra nhiều công
ăn việc làm, góp phần đóng góp thuế cho Nhà nước Như vậy hỗ trợ xuất khẩu của Chính
Trang 38phủ ảnh hưởng đến tăng nhận thức động cơ xuất khẩu, từ đó góp phần ảnh hưởng đến kếtquả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Cùng với nhiều kết quả nghiên cứu mối quan
hệ giữa nhận thức động cơ xuất khẩu, rào cản xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩucho thấy cần bổ sung yếu tố trung gian của nhận thức động cơ xuất khẩu cùng với yếu tốrào cản xuất khẩu vào mô hình của Karakaya và Yannopoulos (2012)
Đối với những nghiên cứu về hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, nhận thức động cơxuất khẩu, nhận thức rào cản xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu, đã có nhiều các lýthuyết nền được sử dụng Các yếu tố quyết định kết quả hoạt động xuất khẩu là các yếu tốthể hiện sự thành công khi tham gia hoạt động quốc tế Có hai lý thuyết xác định các yếu
tố quan trọng cho thành công hay thất bại của hoạt động xuất khẩu là lý thuyết quan điểmdựa vào nguồn lực (The Resource-Based View - RBV) và thuyết mô hình lãnh đạo theotình huống (Contingency Theory) Ngoài ra một số nghiên cứu còn sử dụng lý thuyết thểchế (The Institutional Based View - IB) và lý thuyết mạng lưới (Network)
Lý thuyết quan điểm dựa vào nguồn lực
DNNVV với nguồn lực hạn chế nên nhận thức rất nhiều rào cản cản trở hoạt độngxuất khẩu của doanh nghiệp Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp lại sở hữu những thế mạnhriêng tạo nên động cơ xuất khẩu Lý thuyết RBV cho rằng kết quả hoạt động có được từ sởhữu và khai thác những nguồn lực độc đáo của doanh nghiệp (Dhanaraj & Beamish, 2003).Nguồn lực và năng lực của doanh nghiệp là quan trọng để hiểu được kết quả hoạt động củadoanh nghiệp (Amit & Paul, 1993; Peteraf, 1993) RBV cho rằng lợi thế cạnh tranh củadoanh nghiệp xuất phát từ nguồn lực hữu hình và vô hình Trong bối cảnh quốc tế hóa, nếudoanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường quốc tế thì nên xem nguồn lực có là lợi thế cạnhtranh (Wernerfelt, 1984) Barney (1991) cho rằng doanh nghiệp nên đánh giá nguồn lực cógiá trị, hiếm, khó bắt chước hoặc thay thế hay không Những nghiên cứu trước thường sửdụng RBV để giải thích mối quan hệ giữa nhận thức động cơ, nhận thức rào cản xuất khẩucủa doanh nghiệp với kết quả hoạt động xuất khẩu Một số nghiên cứu sử dụng lý thuyếtnày có Stoian và Rialp (2011); Karakaya và Yannopoulos (2012); Anil và cộng sự (2016)
Thuyết mô hình lãnh đạo theo tình huống
Một số học giả cho rằng RBV chỉ giải thích yếu tố bên trong doanh nghiệp mà bỏqua yếu tố môi trường bên ngoài trong khi hoạt động của doanh nghiệp được quyết địnhbởi đặc điểm môi trường bên ngoài mà thể hiện qua đặc trưng ngành và thị trường xuấtkhẩu (Fu & cộng sự, 2010; Raible, 2013) Thuyết mô hình lãnh đạo theo tình huống chorằng hành vi quốc tế hóa của các DNNVV là năng động và đa dạng bởi vì nó hầu như phụthuộc vào khả năng của doanh nghiệp và một phần vào môi trường (nhu cầu thị trường,
Trang 39loại ngành công nghiệp, cấu trúc công nghiệp, phát triển công nghệ và những chương trình
hỗ trợ của Chính phủ) (Ibeh, 2003; Li & cộng sự, 2004; Crick & Spence, 2005;) Môi
trường bên ngoài tạo áp lực buộc doanh nghiệp phải thích ứng để tồn tại và phát triển(Collis, 1991) Vì vậy lý thuyết này giúp giải thích bối cảnh môi trường cụ thể là một bổsung cho lý thuyết RBV chỉ giải thích nguồn lực, năng lực cần thiết của doanh nghiệp vàhai yếu tố này cùng ảnh hưởng kết quả hoạt động của doanh nghiệp Một số nghiên cứu sửdụng lý thuyết này có Fu và cộng sự (2010); Raible (2013) Ngoài ra Lages vàMontgomery (2005) còn sử dụng lý thuyết này để giải thích mối quan hệ gián tiếp của hỗtrợ xuất khẩu của Chính phủ thông qua chiến lược giá
Lý thuyết thể chế
Trong khi phần lớn các nghiên cứu sử dụng lý thuyết RBV để giải thích hành vixuất khẩu của doanh nghiệp thì lý thuyết thể chế được cho là liên quan hơn khi nghiên cứuquá trình quốc tế hóa của doanh nghiệp nhỏ (Szyliowicz & Galvin, 2010; Oparaocha 2015;Martineau & Pastoriza, 2016) Những hỗ trợ của Chính phủ giúp doanh nghiệp học hỏi, cảitiến tạo động cơ xuất khẩu (Bruton & cộng sự, 2010), vì vậy giúp giải thích cho mối quan
hệ giữa hỗ trợ Chính phủ và nhận thức động cơ xuất khẩu Những hỗ trợ của Chính phủgiúp giảm nhận thức rào cản xuất khẩu (Bruton & cộng sự, 2010), nên cũng giúp giải thíchcho mối quan hệ giữa hỗ trợ Chính phủ và nhận thức rào cản xuất khẩu Một số nghiên cứu
sử dụng lý thuyết này có Bruton và cộng sự (2010); Oparaocha (2015); Cardoza và cộng
sự (2016); Narooz và Child, (2017)
Lý thuyết mạng lưới
Johanson và Mattsson (1988) nhấn mạnh vai trò các mối quan hệ mạng lưới trongquá trình quốc tế hóa của doanh nghiệp Theo Easton và Axelsson (1992), mạng lưới là bộhai hoặc nhiều mối quan hệ gồm khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, ngành và các
cơ quan quản lý trong hay ngoài nước Johanson và Mattsson (1988) cho rằng, mạng lướicung cấp kiến thức, thông tin thị trường để giải quyết nguồn lực hạn chế của DNNVV, tạothuận lợi, kích thích doanh nghiệp hoạt động ra nước ngoài Các chương trình hỗ trợ xuấtkhẩu tạo điều kiện kết nối một mạng lưới giữa các doanh nghiệp xuất khẩu (Sim & Ali,2001) và mạng lưới bên trong và bên ngoài gồm các nhà cung cấp, người mua và các tổchức khác trong và ngoài nước Hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ đóng một vai trò quantrọng trong việc tạo điều kiện chia sẻ kiến thức và thiết lập liên kết với các đối tác thươngmại (Ali & Shamsuddoha, 2007) Một số nghiên cứu sử dụng lý thuyết này có Ali vàShamsuddoha, (2007), Haddoud và cộng sự (2017)
Trang 40Như vậy các lý thuyết nền trên đều giải thích cho mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩucủa Chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu, nhận thức rào cản xuất khẩu và kết quả hoạtđộng xuất khẩu Các lý thuyết không mâu thuẫn nhau mà bổ sung cho nhau.
Về phương pháp trong các nghiên cứu ảnh hưởng của các chương trình hỗ trợthường sử dụng phương pháp định lượng qua phân tích hồi quy OLS (Ayob & Freixanet,
2014, Faroque & Takahashi, 2015, Joan & Iya, 2018), hồi quy Probit (Geldres-Weiss &Carrasco-Roa, 2016), hồi quy logit (Lederman & cộng sự, 2016) Các nghiên cứu ảnhhưởng nhận thức động cơ xuất khẩu đa số sử dụng phương pháp định lượng qua phân tíchhồi quy OLS (Boubbakri & cộng sự, 2013, Revindo & Gan, 2016, Vassilios & cộng sự,2017), PLS-SEM (Navarro-Garcıa, 2016, Orlando & cộng sự, 2018) Nghiên cứu củaHemmati và cộng sự (2018) sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính qua phỏng vấn tayđôi các doanh nghiệp Những nghiên cứu về nhận thức rào cản xuất khẩu thường sử dụngphương pháp định lượng qua phân tích hồi quy OLS (Khorana & cộng sự, 2010,Martinović & Matana, 2017, Köhr & cộng sự, 2018), hồi quy logistic (Kahiya, 2013), hồiquy Probit (Forte & Moreira, 2018), SEM (Jalali, 2012, Rajendran, 2015, Safari & cộng
sự, 2019), PLS-SEM (Jones & cộng sự 2018) Các nghiên cứu về mối quan hệ gián tiếpcủa hỗ trợ xuất khẩu thường sử dụng phương pháp định lượng với phân tích mô hình SEM
là chủ yếu (Lages & Montgomery, 2005; Ali & Shamsuddoha, 2007; Leonidou & cộng sự,2011; Durmuşoğlu & cộng sự, 2012; Karakaya & Yannopoulos, 2012; Njinyah, 2017;Wang & cộng sự, 2017), nghiên cứu của Haddoud & cộng sự (2017) sử dụng PLS-SEM.Qua tổng hợp các phương pháp nghiên cứu liên quan đề tài cho thấy: (1) Đa số các nghiêncứu sử dụng phương pháp định lượng; (2) Với các nghiên cứu mối quan hệ giữa biến độclập (hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ/nhận thức động cơ xuất khẩu /nhận thức rào cản xuấtkhẩu hoặc vừa nhận thức động cơ và rào cản xuất khẩu) và biến phụ thuộc (kết quả hoạtđộng xuất khẩu) thường sử dụng phân tích hồi quy OLS; (3) Với các nghiên cứu mối quan
hệ gián tiếp của hỗ trợ xuất khẩu Chính phủ thường sử dụng mô hình SEM; (4) từ năm
2015, PLS-SEM trở thành phương pháp phân tích phổ biến vì những ưu điểm của nó nhưkhông cần mẫu lớn, dữ liệu không cần phân phối chuẩn, sử dụng cho mô hình phức tạp .
Mặt khác, mô hình tác giả kế thừa của Karakaya và Yannopoulos (2012) sử dụng mô hìnhSEM để phân tích Do đó cần những nghiên cứu tiếp theo Karakaya và Yannopoulos(2012) sử dụng PLS-SEM
Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đề tài chưa được nhiều và đa dạng nhưnghiên cứu ở nước ngoài Liên quan đến kết quả hoạt động xuất khẩu hàng nông sản cónghiên cứu của Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu (2015) về các yếu tố tác động đến kết quả