1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu, nhận thức rào cản xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam sang thị trường ASEAN+3 TT

27 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,29 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --- MAI XUÂN ĐÀO MỐI QUAN HỆ GIỮA HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CỦA CHÍNH PHỦ, NHẬN THỨC ĐỘNG CƠ XUẤT KHẨU, NHẬN THỨC RÀO CẢN XUẤT KHẨU VÀ KẾT QU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

-

MAI XUÂN ĐÀO

MỐI QUAN HỆ GIỮA HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CỦA CHÍNH PHỦ, NHẬN THỨC ĐỘNG CƠ XUẤT KHẨU, NHẬN THỨC RÀO CẢN XUẤT KHẨU VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN+3

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học:

Vào hồi ……… giờ ……… ngày …… tháng …… năm……

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

Trang 3

CÁC CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở:

Mai Xuân Đào và các cộng sự (2020) Mối quan hệ giữa nhận thức rào cản xuất khẩu, đặc điểm doanh nghiệp và lựa chọn thị trường xuất khẩu ASEAN+3 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Trường hợp

nghiên cứu các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Tài chính – Marketing Chủ nhiệm đề tài

Bài báo đăng trên tạp chí khoa học:

Lê Tấn Bửu và Mai Xuân Đào (2020) Tác động của nhận thức về động

cơ xuất khẩu đến lựa chọn thị trường ASEAN+3 để xuất khẩu nông sản

của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Tạp chí nghiên cứu Tài chính Marketing Số 55 tháng 2/2020 ISSN 1859-3690

Bài báo đăng trên Hội thảo khoa học quốc tế:

1 Le Tan Buu and Mai Xuan Dao (2019) Effect of perceived external export motives and barriers on ASEAN+3 export market selection: The case of small and medium-sized agricultural exporters in

Vietnam The 2 nd International Conference on Contemporary Issues in Economics, Management and Business - CIEMB 2019 November 26th –

27th, 2019

2 Le Tan Buu, Mai Xuan Dao, Dang Thi Thanh Mai (2020) The relationship among Government support programs, perceived export stimuli and export performance: the case of Vietnamese small and

medium-sized agricultural enterprises exporting to ASEAN+3 The 3 rd

International Conference on Contemporary Issues in Economics, Management and Business - CIEMB 2020 November 18th – 19th, 2020

3 Mai Xuan Dao, Nguyen Thi Thuy Giang, Tran Thi Lan Nhung,

Ta Hoang Thuy Trang (2020) Effect of perceived export stimuli and export barriers on export performance: the case of Vietnamese

agricultural SMEs exporting to ASEAN+3 International Conference on

on Finance – Accounting for promoting Sustainable Development in Private Sector – FASPS 2020 December 10th, 2020

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu

1.1.1 Về mặt thực tiễn

Từ năm 2012, Việt Nam đã chuyển từ thâm hụt thương mại sang thặng

dư thương mại Tuy nhiên Việt Nam lại thâm hụt ở một số thị trường, đặc biệt là thị trường ASEAN+3 với trên 60 tỷ USD mỗi năm trong 4 năm gần đây 2017, 2018, 2019, 2020 (Tác giả tính toán từ số liệu báo cáo xuất nhập khẩu 2018, 2019, 2020 của Bộ Công Thương và Thống kê Hải quan 2021b) Bên cạnh đó, là một quốc gia nông nghiệp, nông sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống và ASEAN+3 là những thị trường chủ yếu của Việt Nam Bài toán cải thiện thâm hụt thương mại với ASEAN+3 có thể được giải quyết bằng việc tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của DNNVV Việt Nam sang nhóm thị trường này Ngoài ra, việc đẩy mạnh xuất khẩu sang ASEAN+3 còn tạo việc làm cho đại bộ phận dân số, phù hợp DNNVV với nguồn lực hạn chế, khó xuất khẩu sang các thị trường xa hơn, khó tính hơn

Để đạt được điều này, vấn đề đặt ra là phải hiểu được doanh nghiệp nhận thức có những động cơ nào khuyến khích, những rào cản nào cản trở làm ảnh hưởng kết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang nhóm thị trường ASEAN+3 Bên cạnh đó, theo Sách trắng DNNVV (2017), DNNVV Việt Nam tồn tại những khó khăn cố hữu từ bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp nên rất cần những chương trình hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước Doanh nghiệp có đánh giá cao lợi ích các chương trình hỗ trợ xuất khẩu trong việc góp phần tăng động cơ, giảm rào cản xuất khẩu cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu hay không cũng cần được nghiên cứu

1.1.2 Về khía cạnh khoảng trống lý thuyết

Có nhiều nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa hỗ trợ Chính phủ và kết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Trong mối quan hệ gián tiếp, đối với biến trung gian là nhận thức rào cản xuất khẩu thì mới có nghiên cứu của Karakaya và Yannopoulos (2012) và chưa có nghiên cứu qua biến trung gian là nhận thức động cơ xuất khẩu Đối với những nghiên cứu trong nước liên quan đề tài, qua lược khảo cho thấy

Trang 5

còn thiếu những nghiên cứu định lượng về mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, nhận thức động cơ, rào cản xuất khẩu, kết quả hoạt động xuất khẩu và kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố này

Từ đây cho thấy sự cần thiết về mặt thực tiễn nghiên cứu về đề tài và

sự cần thiết về mặt lý luận nhằm lấp khe hổng nghiên cứu trong và ngoài nước khi chưa đo lường và kiểm định mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, nhận thức động cơ, nhận thức rào cản xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu của DNNVV ở một quốc gia đang phát triển, với nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Một là, xây dựng mô hình mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp, nhận thức động

cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp, nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp, nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp và kết quả hoạt động xuất khẩu; kiểm định các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa các yếu tố trên trong mô hình

Hai là, kiểm định sự khác biệt về các mối quan hệ giữa các yếu tố trong

mô hình theo một số đặc điểm doanh nghiệp

Ba là, đề xuất một số hàm ý quản trị cho cơ quan quản lý Nhà nước và DNNVV xuất khẩu nông sản sang thị trường ASEAN+3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong, bên ngoài doanh nghiệp và kết quả hoạt động xuất khẩu Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định tính là thành viên ban giám đốc DNNVV xuất khẩu nông sản trực tiếp, chính ngạch sang ASEAN+3, đại diện cơ quan quản lý nhà nước liên quan hàng nông sản và xúc tiến xuất khẩu, một số nhà khoa học là giảng viên Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định lượng là giám đốc/phó giám đốc, trưởng/phó phòng kinh doanh xuất khẩu hoặc những chuyên viên trong doanh nghiệp có trên 5 năm kinh nghiệm làm việc tại doanh nghiệp được khảo sát

Trang 6

Phạm vi nghiên cứu về mặt lý luận là tiếp cận nhận thức động cơ và rào cản xuất khẩu theo bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, hỗ trợ xuất khẩu theo từng nhóm chương trình hỗ trợ, kết quả hoạt động xuất khẩu theo thang

đo chủ quan Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian là khảo sát doanh nghiệp ở miền Bắc, Trung, Tây Nguyên và Nam Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: được tiến hành vào năm 2019

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính được tiến hành qua phỏng vấn tay đôi, thảo luận nhóm tập trung để điều chỉnh thang đo cho phù hợp bối cảnh nghiên cứu Nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua phần mềm Smart-PLS với 120 doanh nghiệp được khảo sát để đánh giá sơ bộ thang đo

ở bước định lượng sơ bộ, 257 doanh nghiệp được khảo sát để đánh giá thang

đo, kiểm định mô hình lý thuyết, mô hình cạnh tranh, các giả thuyết và phân

tích đa nhóm ở bước định lượng chính thức

1.5 Đóng góp mới của nghiên cứu

 Về phương diện lý thuyết:

 Kiểm định đồng thời các mối quan hệ giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, nhận thức động cơ xuất khẩu, nhận thức rào cản xuất khẩu với kết quả hoạt động xuất khẩu

 Nhận thức động cơ xuất khẩu đóng vai trò biến trung gian là sự kế thừa và phát triển nghiên cứu của Karakaya và Yannopoulos (2012)

 Kiểm định mối quan hệ trực tiếp giữa nhận thức động cơ xuất khẩu

và nhận thức rào cản xuất khẩu, mối quan hệ gián tiếp giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và nhận thức rào cản xuất khẩu thông qua nhận thức động cơ xuất khẩu trong mô hình cạnh tranh

 Hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ ảnh hưởng tới nhận thức rào cản xuất khẩu theo hướng tiếp cận hỗ trợ xuất khẩu theo nhóm các chương trình

và rào cản xuất khẩu theo rào cản bên trong và bên ngoài doanh nghiệp là mới so với nghiên cứu trước

 Điều chỉnh thang đo hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ cho hàng nông

sản từ kế thừa nghiên cứu của Leonidou (2011)

Trang 7

 Về phương diện thực tiễn:

 Bối cảnh nghiên cứu mới là ở Việt Nam

 Nghiên cứu về doanh nghiệp ở nhóm hàng cụ thể là nông sản Mẫu khảo sát ở các miền trên đất nước Việt Nam

 Góp phần đề xuất một số hàm ý quản trị

1.6 Kết cấu của nghiên cứu

Ngoài lời mở đầu, phụ lục thì luận án bao gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và hàm ý nghiên cứu

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Cơ sở lý thuyết liên quan đề tài

Crick và Spence (2005), Coviello và Cox (2006), Damoah (2011) cho rằng hành vi xuất khẩu của DNNVV khá phức tạp, vì vậy không thể dựa trên

lý thuyết đơn lẻ để giải thích mà cần sử dụng tổng hợp các lý thuyết hành vi xuất khẩu của DNNVV gồm 5 lý thuyết dưới đây

2.1.1 Lý thuyết quan điểm dựa vào nguồn lực (RBV): Barney (1991)

cho rằng doanh nghiệp nên đánh giá nguồn lực có (1) giá trị, (2) hiếm, (3) khó bắt chước hoặc (4) thay thế được hay không Nếu nguồn lực được khai thác tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh và kết quả hoạt động Doanh nghiệp nhận thức được nguồn lực mình đang sở hữu sẽ tạo ra những

động cơ, rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp

2.1.2 Lý thuyết giai đoạn (Mô hình Uppsala): doanh nghiệp càng có

nhiều kiến thức và kinh nghiệm được tích lũy, quy mô càng mở rộng qua quá trình quốc tế hóa thì càng có khả năng vượt qua các rào cản, tạo động cơ xuất khẩu để thâm nhập thị trường, xuất khẩu đạt kết quả tốt hơn (Johanson

& Vahlne, 1977, 1990)

2.1.3 Lý thuyết mạng lưới (Network model): mạng lưới cung cấp kiến

thức, thông tin thị trường, tạo thuận lợi, kích thích doanh nghiệp hoạt động

ra nước ngoài, phát triển và duy trì hoạt động kinh doanh Việc doanh nghiệp thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ với các bên liên quan trong hoạt động của mình nếu tốt thì được doanh nghiệp nhận thức thành những động

Trang 8

cơ bên trong và nếu không tốt thì thành rào cản xuất khẩu bên trong doanh

nghiệp (Johanson & Mattsson, 1988)

2.1.4 Lý thuyết doanh nghiệp quốc tế mới (INVs): INVs được định

nghĩa là tổ chức kinh doanh đã xây dựng lợi thế cạnh tranh từ việc sử dụng nguồn lực và bán sản phẩm ở nhiều quốc gia kể từ khi thành lập (Oviatt & McDougall, 1994) Lý thuyết INVs giúp giải thích ảnh hưởng của đặc điểm doanh nghiệp thành lập để kinh doanh quốc tế (có định hướng, tầm nhìn, ưa thích hoạt động quốc tế) là yếu tố bên trong doanh nghiệp, ảnh hưởng đến

kết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

2.1.5 Thuyết mô hình lãnh đạo theo tình huống (Contingency Theory): hành vi quốc tế hóa của các DNNVV là năng động và đa dạng bởi

vì nó hầu như phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp và một phần vào môi trường bên ngoài (Lawrence & Lorsch, 1967) Những yếu tố môi trường bên ngoài thuận lợi sẽ được doanh nghiệp nhận thức thành động cơ xuất khẩu bên ngoài và những yếu tố môi trường bên ngoài bất lợi sẽ được doanh

nghiệp nhận thức thành rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp

Ngoài ra đề tài này nghiên cứu về DNNVV có liên quan đến hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ nên còn sử dụng lý thuyết thể chế như một số nghiên cứu trước (Szyliowicz & Galvin, 2010; Oparaocha, 2015; Martineau

& Pastoriza, 2016)

2.1.6 Lý thuyết thể chế (IBV): Luận án tiếp cận lý thuyết thể chế theo cách

chính thống (như cách chia của North, 1990) hay theo những quy định (như cách chia của Scott, 1995) Theo đó thì những hỗ trợ Chính phủ được coi như thể chế chính thống hay quy định đưa ra nhằm hướng dẫn doanh nghiệp, cung cấp kiến thức, kinh nghiệm, giảm những điều không chắc chắn… nhằm

đạt kết quả hoạt động tốt

2.2 Các khái niệm liên quan

2.2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa: tiếp cận theo nghị định 39/2018/NĐ-CP nhưng chỉ dựa trên số lao động tham gia bảo hiểm bình quân năm

2.2.2 Thị trường ASEAN+3: gồm 10 quốc gia Đông Nam Á thuộc Cộng

đồng kinh tế ASEAN (AEC) và 3 quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Các nước này có khoảng cách địa lý gần với Việt Nam và đều có các

Trang 9

FTA với Việt Nam Bên cạnh đó, ASEAN+3 nằm trong nhóm các thị trường

xuất khẩu lớn của nông sản Việt Nam

2.2.3 Nhận thức động cơ xuất khẩu: là nhận thức về những yếu tố ảnh

hưởng doanh nghiệp quyết định bắt đầu, tiếp tục hoặc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu (Leonidou, 1995a & Morgan,1997) Luận án tiếp cận chia nhận thức động cơ xuất khẩu theo bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

(Leonidou, 1995a)

2.2.4 Nhận thức rào cản xuất khẩu: là nhận thức về những hạn chế mà

làm cản trở khả năng một doanh nghiệp bắt đầu, tiếp tục hay đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ở thị trường nước ngoài (Morgan & Katsikeas, 1997; Leonidou, 2004) Luận án tiếp cận chia nhận thức rào cản xuất khẩu theo bên

trong và bên ngoài doanh nghiệp (Leonidou, 1995b)

2.2.5 Hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ: là các chương trình với mục

đích tạo ra sự hiểu biết về xuất khẩu, tạo khuyến khích và giảm những rào cản xuất khẩu cho doanh nghiệp (Seringhaus & Rosson, 1991) Luận án tiếp cận theo cách chia của Leonidou và cộng sự (2011) là thang đo bậc 2 với các nhóm hỗ trợ thông tin, giáo dục đào tạo, thuận lợi hóa thương mại và tài

chính

2.2.6 Kết quả hoạt động xuất khẩu: là kết quả tổng hợp doanh thu quốc

tế của các doanh nghiệp và được đo lường qua doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận xuất khẩu và những thay đổi trong doanh thu hoặc lợi nhuận (Shoham, 1998) Luận án tiếp cận theo lựa chọn thang đo chủ quan dựa vào

sự hài lòng của doanh nghiệp về kết quả hoạt động xuất khẩu

2.3 Một số nghiên cứu thực nghiệm

Qua lược khảo các nghiên cứu trước đây cho thấy có nghiên cứu thể hiện tác động thuận chiều giữa nhận thức động cơ và kết quả hoạt động xuất khẩu, tác động nghịch chiều giữa nhận thức rào cản và kết quả hoạt động xuất khẩu (Boubbakri & cộng sự, 2013; Hemmati & cộng sự, 2018; Gerschewski & Rose, 2020) Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu có kết quả ngược lại (Pett, 2004) hoặc không tồn tại mối quan hệ (Boubbakri & cộng sự, 2013) Một số nghiên cứu về ảnh hưởng trực tiếp của hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ lên kết quả hoạt động xuất khẩu thể hiện kết quả khác

Trang 10

nhau về ảnh hưởng tích cực hoặc không ảnh hưởng Trong mối quan hệ gián tiếp giữa hỗ trợ xuất khẩu và kết quả hoạt động xuất khẩu, các nghiên cứu cho thấy đa dạng các yếu tố trung gian Trong đó yếu tố về nhận thức động

cơ xuất khẩu chưa có nghiên cứu, yếu tố về nhận thức rào cản xuất khẩu mới

có nghiên cứu của Karakaya và Yannopoulos (2012)

2.4 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan đề tài, các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:

H1a: Có mối quan hệ cùng chiều giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp

H1b: Có mối quan hệ cùng chiều giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp

H2a: Có mối quan hệ ngược chiều giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp

H2b: Có mối quan hệ ngược chiều giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp

H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ và kết quả hoạt động xuất khẩu

H4a: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp và kết quả hoạt động xuất khẩu

H4b: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp và kết quả hoạt động xuất khẩu

H5a: Có mối quan hệ ngược chiều giữa nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp và kết quả hoạt động xuất khẩu

H5b: Có mối quan hệ ngược chiều giữa nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp và kết quả hoạt động xuất khẩu

Kỳ vọng P: Có sự khác biệt về mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình theo một số đặc điểm doanh nghiệp (P1: vị trí địa lý, P2: quy mô, P3: số năm hoạt động, P4: số năm kinh doanh xuất khẩu, P5: hình thức xuất khẩu, P6: thị trường xuất khẩu, P7: sự đa dạng mặt hàng xuất khẩu)

2.5 Mô hình nghiên cứu

2.5.1 Mô hình lý thuyết

Trang 11

Hình 2.6: Mô hình lý thuyết

Nguồn: tác giả xây dựng

2.5.2 Mô hình cạnh tranh

Đề xuất thêm 4 giả thuyết:

H6a: Có mối quan hệ ngược chiều giữa nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp và nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp

H6b: Có mối quan hệ ngược chiều giữa nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp và nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp

H6c: Có mối quan hệ ngược chiều giữa nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp và nhận thức rào cản xuất khẩu bên trong doanh nghiệp

H6d: Có mối quan hệ ngược chiều giữa nhận thức động cơ xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp và nhận thức rào cản xuất khẩu bên ngoài doanh nghiệp

Trang 12

Hình 2.7: Mô hình cạnh tranh

Nguồn: tác giả xây dựng

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả xây dựng

Trang 13

3.2 Thang đo nghiên cứu

Theo Martinović và Matana (2017), các nghiên cứu trước đề cập rất nhiều rào cản xuất khẩu nên việc lựa chọn những rào cản xuất khẩu thích hợp cho bối cảnh nghiên cứu là cần thiết Jalali (2013) cũng cho rằng mỗi nghiên cứu có những quan điểm khác nhau để đưa ra các rào cản, đặc biệt là liên quan đến ngành nghề và khu vực địa lý cụ thể Vì vậy, thang đo nhận thức động cơ và rào cản xuất khẩu không thể kế thừa thang đo cụ thể của tác giả nào mà phải chọn những rào cản và động cơ xuất khẩu phù hợp với bối cảnh nghiên cứu về DNNVV VN xuất khẩu nông sản sang ASEAN+3 Vì vậy, tác giả đã tổng hợp thang đo nhận thức động cơ, rào cản xuất khẩu của DNNVV từ các nghiên cứu trước để thực hiện nghiên cứu định tính nhằm xác định thang đo cho phù hợp bối cảnh nghiên cứu Đối với thang đo hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ, tác giả kế thừa thang đo của Leonidou và cộng sự (2011) Thang đo kết quả hoạt động xuất khẩu, tác giả kế thừa thang đo chủ quan của Katsikeas và cộng sự (1996)

3.3 Nghiên cứu định tính

Sau khi tổng hợp các thang đo từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua phỏng vấn tay đôi với đại diện một số DNNVV xuất khẩu nông sản, một số đại diện cơ quan quản lý Nhà nước và các nhà khoa học; thảo luận nhóm tập trung với đại diện một số DNNVV xuất khẩu nông sản Kết thúc bước phỏng vấn tay đôi và thảo luận nhóm tập trung, các thang đo được hình thành như sau:

Bảng 3.7: Thang đo nhận thức động cơ xuất khẩu bên trong doanh nghiệp

IS Nhận thức động cơ xuất

IS1

Cấp quản lý của doanh

nghiệp quan tâm thâm nhập

X

Leonidou (1995a); Katsikeas (1996); Leonidou (1998); Trimeche (2002); Westhead & cộng sự (2002)

IS2 Doanh nghiệp có những nhà

quản lý giỏi

Leonidou (1995a); Katsikeas (1996), OECD (2009); Revindo (2016), Vassilios & cộng sự (2017)

IS3 Sản phẩm doanh nghiệp đáp

ứng nhu cầu thị trường X Phỏng vấn tay đôi

IS4

Doanh nghiệp thu được

doanh thu/lợi nhuận cao khi

xuất khẩu sang thị trường X

Leonidou (1995a); Katsikeas (1996); Leonidou (1998); Westhead & cộng

sự (2002)

Ngày đăng: 20/04/2021, 15:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w