1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch

93 6,8K 62

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 527 KB
File đính kèm LUAN VAN PHAP LUAT KINH DOANH LUU TRU DU LICH.zip (118 KB)

Nội dung

Đây là một Luận văn Cao học Luật chuyên đề về kinh doanh lưu trú du lịch, một đề tài khá hẹp nhưng hoàn toàn mới mẻ với những luận điểm có thể làm định hướng cho Luật Du lịch sửa đổi. Với sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Xuân Hải, tác giả đã bảo vệ thành công Luận văn của mình và chắc chắn đây là tài liệu tham khảo có giá trị.

Trang 1

PHAN NHẬT

PHÁP LUẬT

VỀ KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

Trang 3

PHAN NHẬT VŨ

PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH

LƯU TRÚ DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học:PGS TS BÙI XUÂN HẢI

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

Trang 4

Tôi xin cam đoan Luận Văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, với

sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Xuân Hải Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các tài liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, có nguồn gốc, tin cậy và trung thực.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2015

Tác giả luận văn

Phan Nhật Vũ

Trang 5

BLDS: Bộ luật dân sự

BVHTTDL: Bộ văn hóa thể thao Du lịch

LDN: Luật Doanh Nghiệp

LDL: Luật Du Lịch

TCDL: Tổng cục Du lịch

Trang 6

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

a Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 3

b Đối tượng nghiên cứu: 3

c Phạm vi nghiên cứu: 3

4 Phương pháp nghiên cứu: 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 4

6 Bố cục của luận văn: 4

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH 5

1.1 Khái niệm dịch vụ du lịch và lưu trú du lịch 5

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ du lịch 5

1.1.2 Khái niệm lưu trú du lịch 14

1.2 Khái niệm và đặc điểm của kinh doanh lưu trú du lịch 18

1.2.1 Khái niệm kinh doanh lưu trú du lịch 18

1.2.2 Đặc điểm của kinh doanh lưu trú du lịch 20

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch 23

1.4 Vai trò của hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch 28

1.5 Vai trò của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN 36

2.1 Thực trạng quy định pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch 36

2.1.1 Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch 36

2.1.2 Các loại cơ sở lưu trú du lịch 44

2.1.3 Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch 47

Trang 7

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch 77

2.2.1 Thị trường cơ sở lưu trú du lịch 77

2.2.2 Thực tiễn kinh doanh lưu trú ở Đà Lạt 80

2.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch 82

2.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch 82

2.3.2 Các kiến nghị cụ thể 83

KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay trên thế giới du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, là cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc Không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, du lịch là cánh cửa mở ra thế giới để chúng ta tìm kiếm sự giao thoa về kinh tế xã hội Tầm quan trọng đó đã được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một nghành kinh

tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế

về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước 1 Cụ thể hoá chủ trương này, văn kiện đại hội Đảng lần thứ X đã ra những quyết sách nhằm khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch 2 Có thể khẳng định rằng, với những chủ trương nêu trên, du lịch trong nước đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ, mà trong đó các thành phố phát triển về dịch vụ du lịch đã đóng góp một nguồn ngân sách lớn cho đất nước.

Trong các thành phố du lịch thì Đà Lạt được xem là một điểm đến lý tưởng với những điều kiện thiên nhiên ưu đãi, có các tiềm năng thế mạnh về phát triển kinh tế du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng và các lễ hội văn hóa lớn Hằng năm, Đà lạt thu hút một lượng lớn khách du lịch tới tham quan và nghỉ dưỡng Do đó, cùng với sự phát triển của ngành du lịch Đà Lạt thì ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch cũng chiếm một vị thế rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch Tuy nhiên, có thể nói hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch còn mang tính tự phát và pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế vướng mắc Đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang có những nỗ lực vượt bậc nhằm đánh thức tiềm năng phát triển của ngành du lịch, vì thế việc nghiên cứu về “Pháp luật kinh doanh lưu trú du lịch” là việc làm cấp thiết và mang tính thời sự sâu sắc Bởi những

quốc gia, tr.178.

2 Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), tlđd 1, tr.202

Trang 9

lẽ trên, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch” làm nội

dung nghiên cứu cho Luận văn Thạc sỹ Luật học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về kinh doanh lưu trú du lịch mà trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực này như:

Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Kim Dung năm 2007: “ Pháp

luật về kinh doanh du lịch-thực trạng và hướng hoàn thiện’’; Luận văn Thạc sĩ Luật

học của Trần Thị Mai Phước năm 2007: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh

doanh du lịch’’; Luận văn Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Lâm Trâm Anh (2010) “Xử

lý vi phạm hành chính trong lịch vực du lịch’’; Luận văn cử nhân của Nguyễn Thị

Giáng Sao năm 2011 “ Đánh giá thực trạng trong hoạt động quảng cáo tại khách

sạn Sammy Đà Lạt”; Luận văn cử nhân của Nguyễn Thị Hiền năm 2012 “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Vietsovpetro” (2012)…

Các công trình nghiên cứu này mới chỉ tập trung vào phân tích sự quản lý nhà nước trong kinh doanh dịch vụ du lịch và pháp luật trong kinh doanh du lịch nói chung, hoặc so sánh đánh giá sự thay đổi giữa pháp lệnh Du lịch 1999 và LDL

2005, các cam kết khi gia nhập WTO đối với dịch vụ kinh doanh lữ hành Các công trình nghiên cứu này chưa đi sâu phân tích pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch một cách cụ thể Dù vậy, các nghiên cứu này là những tài liệu tham khảo quan trọng, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch.

Ngoài ra, qua nghiên cứu các bài viết, tạp chí liên quan tác giả còn tiếp cận

được một số bài báo đăng trên các tạp chí như Hoàng Thị Lan Hương (2010), "Bài

học cho Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch ở một số nước trên thế giới" đăng trên Tạp chí Kinh tế phát triển số 2; Hải Dương

(2008), "Một số bất cập trong hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch", đăng

trên Tạp chí Du lịch Việt Nam số 11; hay một số bài viết trên các tờ báo điện tử,

chẳng hạn như bài viết "Những thuận lợi khó khăn trong kinh doanh lưu trú du lịch

khi luật du lịch thực thi” của tác giả Đỗ Thị Hồng Xoan…Tuy nhiên những bài báo,

kết quả nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc phân tích dưới góc độ quản lý nhà nước

về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch Mặc dù vậy, các thông tin từ các bài viết trên cũng có những giá trị tham khảo nhất định cho việc nghiên cứu chuyên sâu pháp luật kinh doanh lưu trú du lịch.

Trang 10

Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể các quy định của pháp luật kinh doanh lưu trú du lịch nhằm bổ sung, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch Do đó, việc nghiên cứu có hệ thống về vấn đề này là một yêu cầu mang tính cấp thiết.

3 Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận và thực trạng quy định pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch ở Việt Nam.

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu

cụ thể sau:

Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và kinh

doanh lưu trú du lịch và thực tiễn thi hành.

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật du lịch về

kinh doanh lưu trú du lịch.

Ba là, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về

kinh doanh lưu trú du lịch của Việt Nam.

b Đối tượng nghiên cứu:

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của đề tài là pháp luật

về kinh doanh lưu trú du lịch, thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch.

c Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu pháp luật kinh doanh lưu trú du lịch, tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định về kinh doanh lưu trú du lịch tại Luật Du lịch số 44/2005/ QH11 và các văn bản hướng dẫn thi hành kết hợp với việc nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch.

Về thực tiễn: Tác giả nghiên cứu về thực tiễn thực hiện pháp luật kinh doanh lưu trú du lịch và hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trong cả nước, đặc biệt là tại

TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

4 Phương pháp nghiên cứu:

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin và phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp khảo sát được sử dụng tại Chương II phần thực trạng kinh doanh lưu trú: khảo sát các cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,

Trang 11

thành phố Đà lạt để tìm ra được loại hình kinh doanh lưu trú mới; phương pháp thu thập số liệu thực tế của các cơ sở kinh doanh lưu trú tại Đà Lạt, phương pháp phân tích; phương pháp so sánh được áp dụng chủ yếu trong phần 2.1 về thực trạng quy định pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch như là: so sánh quy định của Luật Du lịch 2005 với Pháp lệnh du lịch 1999, so sánh các Nghị định hướng dẫn về kinh doanh du lịch để tìm ra sự chồng chéo và thiếu sót của các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch nói chung và kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng; phương pháp tổng hợp: tổng hợp các nhận định của các chuyên gia, các công trình đã nghiên cứu trước

đó, cũng như tổng hợp các số liệu về kinh doanh lưu trú du lịch Từ các phương pháp trên, tác giả có được kết quả để đánh giá và nghiên cứu những nội dung cơ bản của luận văn.

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Kết quả nghiên cứu giúp cho người đọc tiếp cận và đánh giá hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch dưới góc độ pháp luật và thực tiễn Luận văn này có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người muốn tìm hiểu về pháp luật kinh doanh lưu trú du lịch và thực tiễn thi hành, như người kinh doanh, sinh viên, và các nhà nghiên cứu

Một số kiến nghị cũng có thể được những cơ quan chức năng quan tâm

6 Bố cục của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm hai chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về kinh doanh lưu trú du lịch.

Chương 2: Thực trạng pháp luật kinh doanh lưu trú du lịch và Định hướng hoàn thiện.

Trang 12

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH

1.1 Khái niệm dịch vụ du lịch và lưu trú du lịch

Sự phát triển khoa học luôn gắn liền với việc xây dựng hệ thống cáckhái niệm Bởi lẽ, khái niệm vừa là kết quả của tư duy khoa học vừa làphương tiện để tư duy Vì thế, để nghiên cứu pháp luật về kinh doanh lưu trú

du lịch chúng ta sẽ bắt đầu từ những khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ du lịch

Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích,một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay du lịch đã trởthành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa xã hội củacác quốc gia Về mặt kinh tế, đối với các nước đang phát triển du lịch đượccoi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia.3 Hội đồng lữ

hành và Du lịch quốc tế (World travel and Tourism Council-WTTC) đã công

bố du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất

ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp Ở một số quốc gia, du lịch là nguồn thungoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương.4

Chính vì vậy, du lịch hiện nay là mối quan tâm của nhiều quốc gia bởi

nó đem lại một nguồn thu ngoại tệ lớn, thậm chí ở một số nước, du lịch đã trởthành ngành kinh tế mũi nhọn Do vậy khái niệm về du lịch có nhiều cách

hiểu rất khác nhau Mathieson và Wall của Mỹ cho rằng "Du lịch là sự di

chuyển tạm thời của người dân đến ngoài nơi ở và làm việc của họ, là những hoạt động xảy ra trong quá trình lưu lại nơi đến và các cơ sở vật chất tạo ra

để đáp ứng những nhu cầu của họ".5 Với quan niệm này, cho thấy du lịch cóđối tượng hướng đến đó là người du lịch và thể hiện một hoạt động đơn thuầncủa khách du lịch Cũng có quan niệm cho rằng du lịch là chuyến đi của conngười trong một khoảng thời gian không nhằm mục đích kiếm tiền như trong

định nghĩa của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa Canada: "Du lịch

3 Trần Đức Thanh (1998), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, tr 5.

4 Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa(2008), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Đại học kinh tế

quốc dân, Hà Nội, tr 5.

5 Trần Đức Thanh (1998), tldd 3, tr 12.

Trang 13

là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm" 6

Ở góc độ bao quát hơn, Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist

Organization) cho rằng du lịch là bao gồm tất cả mọi hoạt động của những

người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trảinghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đíchhành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng khôngquá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các duhành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơinăng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.7 Đây là một địnhnghĩa tương đối đầy đủ và khái quát về du lịch

Tóm lại, từ những định nghĩa trên cho thấy, khái niệm du lịch trên thếgiới có một nội hàm khá rộng, dùng để chỉ sự đi lại của con người tới nhữngvùng, lãnh thổ khác ngoài nơi họ sinh sống, với bất cứ mục đích gì, chẳng hạnnhư tham quan, khám phá, nghỉ ngơi thư giản, thậm chí cả hành nghề, nhưngloại trừ mục đích kiếm tiền một cách trực tiếp nơi họ đặt chân đến

Ở một góc độ khác, du lịch còn được xem xét dưới khía cạnh kinh tếnhư đánh giá của Trường Tổng hợp kinh tế thành phố Varna, Bulgarie:

"Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội được lặp đi lặp lại đều đặn chính là sản xuất và trao đổi dịch vụ và hàng hóa của các đơn vị kinh

tế riêng biệt, độc lập - đó là các tổ chức, các xí nghiệp với cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên môn nhằm đảm bảo sự đi lại, lưu trú, ăn uống, nghỉ ngơi với mục đích thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của những người lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của họ để nghỉ ngơi, chữa bệnh, giải trí (thuộc các nhu cầu về văn hóa, chính trị, kinh tế,v.v ) mà không có mục đích lao động kiếm lời".8

6 Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4.tr 15.

7 Nguồn từ: http://vi.wikipedia.org/wiki/Du_l%E1%BB%8Bch , truy cập ngày 19/8/2015.

8 Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr 15.

Trang 14

Như vậy, từ những phân tích trên đưa đến một nhìn nhận là, khái niệm

du lịch còn được đánh giá ở góc độ kinh tế, đó là một ngành kinh doanh, sựtrao đổi và cung cấp các dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu tham quan, tìm hiểu,giải trí, nghỉ dưỡng của con người trong một thời gian nhất định

Mặc dù mới hình thành và phát triển trong thời gian ngắn nhưng phápluật du lịch Việt Nam đã có điều kiện tiếp thu những giá trị tích cực từ quanniệm du lịch của các nước trên thế giới, đồng thời từng bước hoàn thiệnnhững quy định pháp luật nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch

Theo điều 10 Pháp lệnh Du lịch năm 1999 thì du lịch là hoạt động của con

người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu thamquan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định Với địnhnghĩa này thì du lịch mới dừng lại ở việc chỉ những hoạt động của con ngườingoài nơi cư trú thường xuyên của mình để thỏa mãn nhu cầu tham quan, giảitrí, nghỉ dưỡng, Khoản 1 Điều 4 Luật Du lịch 2005 đã điều chỉnh khái niệm

về du lịch theo hướng cụ thể hơn, theo đó thì "Du lịch là các hoạt động có liênquan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mìnhnhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong mộtkhoảng thời gian nhất định" Như vậy, khái niệm du lịch theo quy định củaViệt Nam có phạm vi khá hẹp, với bốn mục đích chính là tham quan, tìmhiểu, giải trí và nghỉ dưỡng

Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh việc phát triển ngành du lịch thìcũng kéo theo các loại hình dịch vụ liên quan Theo định nghĩa của ISO9001:1991 dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữangười cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ các hoạt động của người cungcấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.9 Dịch vụ có thể được tiến hànhnhưng không gắn liền với sản phẩm vật chất.10

Như vậy, có thể hiểu các hoạt động dịch vụ bổ trợ du lịch bao gồm cáchình thức sau:

Thứ nhất, dịch vụ lữ hành,

9 Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr 94

10 Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr 94.

Trang 15

Dịch vụ lữ hành gồm các hoạt động chính như: “Làm nhiệm vụ giao

dịch kí kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch”.11

Trong đó tồn tại song song hai hoạt động phổ biến sau:

+ Kinh doanh lữ hành (Tour Operators Business) là việc thực hiện cáchoạt động nghiên cứu thị trường, thành lập các chương trình du lịch trọn gói,hay từng phần; Quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếpqua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình

và hướng dẫn du lịch

+ Kinh doanh đại lý lữ hành(Travel Sub-agency Business) là việc thựchiện các dịch vụ đưa đón, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn thamquan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấpthông tin du lịch và tư vấn du lịch nhằm hưởng hoa hồng

Thứ hai, dịch vụ lưu trú du lịch,

Kinh doanh lưu trú du lịch là hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú củakhách du lịch Dịch vụ này được thực hiện tại các cơ sở lưu trú du lịch, gồm:Khách sạn; Làng du lịch; Biệt thự du lịch; Căn hộ du lịch; Bãi cắm trại dulịch; Nhà nghỉ du lịch; Nhà ở có phòng cho khách thuê; và các cơ sở lưu trú

du lịch khác

Thứ ba, kinh doanh vận chuyển khách du lịch (Transportation),

Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vậnchuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch và tại các khu du lịch, điểm dulịch, đô thị du lịch Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyểncủa con người từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ,với một khoảng cách xa Do vậy khi đề cập đến hoạt động du lịch nói chung,đến hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng, không thể không đề cập đến hoạtđộng kinh doanh vận chuyển Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này cónhiều phương tiện vận chuyển khác nhau như: Ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máybay… Thực tế cho thấy ít có doanh nghiệp du lịch (trừ một số tập đoàn dulịch trên thế giới) có thể đảm nhiệm toàn bộ việc vận chuyển khách du lịch từ

11 Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr 69.

Trang 16

nơi cư trú của họ đến điểm du lịch Phần lớn trong các trường hợp khách dulịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các phương tiện giao thông đại chúnghoặc của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển Đây cũng làmột loại hình kinh doanh có điều kiện.12

Thứ tư, dịch vụ phát triển khu du lịch,

Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tư bảotồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có, đưa các tài nguyên du lịch tiềm năngvào khai thác, phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh kết cấu hạtầng du lịch, cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch Chủ thể kinh doanh phát triểnkhu du lịch, điểm du lịch phải xây dựng dự án phù hợp với phát triển du lịch,trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Thứ năm, dịch vụ du lịch khác.13

Ngoài các hoạt động kinh doanh như đã nêu ở trên, trong lĩnh vực hoạtđộng kinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như kinhdoanh các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí; tuyên truyền, quảng cáo du lịch;

tư vấn đầu tư du lịch Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng nhữngnhu cầu của khách du lịch, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và sự gia tăngmạnh của các doanh nghiệp du lịch dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng trênthị trường du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ này ngày càng có xuhướng phát triển mạnh

Như vậy, từ những phân tích trên có thể khẳng định: Du lịch là mộtngành kinh tế dịch vụ Sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ khôngtồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho lưu bãi, không chuyển quyền sở hữukhi sử dụng Dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tácgiữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch, thông qua các hoạtđộng tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi íchcho tổ chức cung ứng dịch vụ.14 Cụ thể, đó là việc cung cấp các dịch vụ về lữhành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, hướng dẫn và những dịch

vụ khác nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch

12 Điều 57 Luật Du lịch 2005

13 Mục 6 Chương V Luật Du lịch 2005.

14 Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr194.

Trang 17

Với khái niệm này thì kinh doanh dịch vụ du lịch có những đặc điểm cơbản như sau:

(i) Tính phi vật chất.

Đây là tính chất quan trọng nhất của dịch vụ du lịch, tính phi vật chất

đã làm cho du khách không thể nhìn thấy hoặc không thể thử nghiệm trước.Cho nên đối với du khách thì tính phi vật chất của dịch vụ du lịch là trừutượng khi mà họ chưa một lần sử dụng nó Dịch vụ du lịch không đồng hànhvới những sản phẩm vật chất, nhưng dịch vụ du lịch mãi mãi tồn tại tính phivật chất của mình Du khách thực sự rất khó đánh giá dịch vụ Từ nhữngnguyên nhân nêu trên mà nhà cung ứng dịch vụ du lịch cần phải cung cấp đầy

đủ thông tin về lợi ích của dịch vụ chứ không chỉ đơn thuần chương trình dịch

vụ, qua đó làm cho du khách phải quyết định mua dịch vụ của mình15

(ii) Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch.

Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng thể hiện sự khác biệt giữa dịch

vụ và hàng hóa Đối với hàng hóa (vật chất) quá trình sản xuất và tiêu dùngtách rời nhau Người ta có thể sản xuất hàng hóa ở một nơi khác và ở một thờigian khác với nơi bán và tiêu dùng, còn đối với dịch vụ không thể như vậy

Do tính đồng thời như trên nên sản phẩm dịch vụ du lịch không thể lưu khođược Chẳng hạn thời gian nhàn rỗi của nhân viên du lịch vào lúc không cókhách không thể để dành cho lúc cao điểm, một phòng khách sạn không chothuê được trong ngày thì đã coi như mất dịch vụ, do đó mất một nguồn thu…Dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng đồng thời nên cung và cầu cũng khôngthể tách rời nhau Cho nên việc tạo ra sự ăn khớp giữa cung và cầu trong dịch

vụ là hết sức quan trọng16

(iii) Sự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra dịch vụ.

Đặc điểm này nói lên rằng khách du lịch ở một chừng mực nào đó đãtrở thành nội dung của quá trình sản xuất

Sự gặp gỡ giữa khách hàng và người sản xuất như một sự gắn bó qualại giữa các chủ thể với nhau Sự gắn liền họ trong sự tác động qua lại này

15 Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr195.

16 Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr195.

Trang 18

trong dịch vụ được khẳng định phụ thuộc vào mức độ lành nghề, khả năngcũng như ý nguyện của người tiêu dùng và người cung cấp dịch vụ Ngoàinhững nội dung kinh tế, những tính cách của con người trong sự tương tácđóng vai trò quan trọng như cảm giác, sự tin tưởng, tính thân thiện về cánhân, mối liên kết và những mối quan hệ trong dịch vụ được coi trọng hơnnhư khi mua những hàng hóa tiêu dùng khác Dịch vụ gắn liền với những kinhnghiệm chủ quan, đối với mỗi người là duy nhất đó cũng là một quá trình xãhội, và tất nhiên có nhiều nhân tố khác nhau tác động lên quá trình này ngườicung cấp dịch vụ và người tiêu dùng không thể bí mật thay đổi thời gian, địađiểm và các tình tiết liên quan đến quá trình cung ứng dịch vụ Ngoài trao đổithương mại, sự tương tác qua lại còn biểu hiện nhân tố thứ ba đó là sự trao đổitâm lý Mức độ hài lòng của khách hàng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự sẵnsàng cũng như khả năng của nhân viên làm dịch vụ, khả năng thực hiện ýnguyện của khách hàng, trong những trường hợp này thái độ và sự giao tiếpvới khách hàng còn quan trọng hơn cả các tiêu chí kĩ thuật, sản xuất và tiêudùng những loại dịch vụ này đòi hỏi phải tăng cường sự liên hệ của người sảnxuất với khách hàng Trong thời gian cung cấp dịch vụ, những chức năngtruyền thống đã gắn liền hai người bạn hàng (đối tác) với nhau trên thị trường.Người tiêu dùng đồng thời trở thành người đồng sáng tạo trong quá trình sảnxuất dịch vụ Người tiêu dùng tham gia hoặc là về mặt thể chất, trí tuệ hay là

về mức độ tình cảm trong quá trình tạo ra dịch vụ, xác định thời gian cũngnhư các khả năng sản xuất17

(iv) Tính không chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ.

Khi mua hàng hóa người mua có quyền được sở hữu đối với hàng hóa

và sau đó có thể sử dụng như thế nào, nhưng đối với dịch vụ khi được thựchiện thì không có quyền sở hữu nào được chuyển từ người bán sang ngườimua Người mua chỉ là người đang mua quyền sử dụng với tiến trình dịch vụ.Chẳng hạn khi đi du lịch được chuyển chở, được ở khách sạn, được sử dụngbãi biển nhưng trên thực tế họ không có quyền sở hữu đối với chúng.18

(v) Tính không thể di chuyển của dịch vụ du lịch.

17 Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr196.

18 Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr197.

Trang 19

Vì các cơ sở du lịch vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi cung ứng dịch vụnên dịch vụ du lịch thuộc loại không di chuyển được Khách hàng muốn tiêudùng dịch vụ thì phải đến cơ sở du lịch Do đó để nâng cao chất lượng dịch vụ

và đem lại hiệu quả kinh doanh, khi xây dựng các điểm du lịch cần lựa chọnđịa điểm thỏa mãn các điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, thủy văn, tàinguyên… Và điều kiện xã hội (dân số, phong tục tập quán, chính sách dân số,

cơ sở hạ tầng…) Đặc điểm này của dịch vụ du lịch đòi hỏi các cơ sở kinhdoanh du lịch tiến hành các dịch vụ du lịch xúc tiến mạnh mẽ để kéo được dukhách đến với điểm du lịch.19

(vi) Tính thời vụ của dịch vụ du lịch.

Dịch vụ có đặc trưng rất rõ nét ở tính thời vụ Ví dụ các khách sạn ởcác khu nghỉ mát thường vắng khách vào mùa đông nhưng lại đông nhất vàomùa hè Các nhà hàng trong khách sạn thường đông khách vào buổi trưa hoặcchiều tối, hoặc các khách sạn gần trung tâm thành phố thường đông khách vàongày nghỉ cuối tuần… dẫn đến cung cầu dịch vụ mất cân đối, vừa gây lãngphí cơ sở vật chất lúc trái vụ và chất lượng dịch vụ có nguy cơ giảm sút Vìvậy các doanh nghiệp thường đưa ra các chương trình khuyến mãi cho khách

du lịch khi cầu giảm hoặc tổ chức quản lí tốt chất lượng dịch vụ khi cầu caođiểm.20

(vii) Tính trọn gói của dịch vụ du lịch.

Bao gồm các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ bổ sung Dịch vụ cơ bản lànhững dịch vụ mà nhà cung ứng cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãnnhu cầu cơ bản, không thể thiếu được với khách hàng như dịch vụ vậnchuyển, dịch vụ phòng, dịch vụ nhà hàng, bar… dịch vụ bổ sung là nhữngdịch vụ phụ cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc trưng vànhu cầu bổ sung của khách

Tuy chúng không có tính bắt buộc như dịch vụ cơ bản nhưng phải cótrong chuyến hành trình của du khách Nhiều khi dịch vụ bổ sung lại có tínhquyết định đến sự lựa chọn của khách du lịch Tính trọn gói của dịch vụ du

19 Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr197.

20 Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr198.

Trang 20

lịch xuất phát từ nhu cầu đa dạng và tổng hợp của du khách Mặt khác nócũng đòi hỏi tính chất đồng bộ của chất lượng dịch vụ.

(viii) Tính không đồng nhất của dịch vụ du lịch.

Do khách hàng rất muốn chăm sóc như là những con người riêng biệtnên dịch vụ du lịch thường bị cá nhân hóa và không đồng nhất Doanh nghiệp

du lịch rất khó đưa ra các tiêu chuẩn dịch vụ

Tóm lại, dịch vụ du lịch mang những đặc trưng cơ bản mà các loại hìnhkhác không có Có thể thấy rõ sự khác nhau giữa sản phẩm vật chất và sảnphẩm du lịch đó là:

Đối với sản phẩm vật chất là một sản phẩm cụ thể, được trưng bàytrước khi bán, sản phẩm vật chất có thể được cất giữ hay lưu kho, vận chuyểnhay xuất khẩu, ngược lại dịch vụ du lịch lại là một sản phẩm phi vật chất hay

vô hình và thông thường không trưng bày khi bán, không thể lưu kho, cất giữ,không thể vận chuyển được và khó có thể xuất khẩu Ngoài ra, dịch vụ du lịchkhông có sự thay đổi về chủ sở hữu còn sản phẩm vật chất thì quyền sở hữuđược chuyển giao khi bán

1.1.2 Khái niệm lưu trú du lịch

Lưu trú là việc cung cấp tiện nghi phục vụ nhu cầu của khách nhất làchỗ ngủ và các thiết bị vệ sinh trong thời gian tạm xa nơi cư trú thườngxuyên Có thể hiểu lưu trú là việc cung cấp dịch vụ nghỉ qua đêm cho khách

Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụkhác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủyếu.21 So với Pháp lệnh Du lịch năm 1999 thì cơ sở lưu trú du lịch đã được đềcập đến, nhưng cơ sở lưu trú du lịch chỉ là kinh doanh về buồng giường vàcung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch22. Trong Luật Du lịch năm

2005 thể hiện rõ nghĩa cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường

và cung cấp dịch vụ khác phục vụ khách du lịch và cũng nêu rõ về hai loạihình mới của cơ sở lưu trú du lịch là nhà nghỉ du lịch và nhà ở có phòng chokhách du lịch thuê nhưng vẫn khằng định khách sạn vẫn là cơ sở lưu trú dulịch chủ yếu

21 Điều 12 Luật Du lịch 2005.

22 Điều 9 Pháp lệnh Du lịch 1999.

Trang 21

Như vậy lưu trú du lịch là việc khách du lịch ở lại một thời gian nhấtđịnh tại các cơ sở lưu trú du lịch nhằm mục đích tham quan tìm hiểu giá trịnghỉ dưỡng.

Lưu trú là một trong những nhu cầu chính của du lịch trong chuyến đi

du lịch Dưới góc độ kinh doanh du lịch hiện nay, lưu trú, vận chuyển và ănuống vẫn còn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tỷ trọng du lịch Việt Nam Mặtkhác, tùy theo khả năng chi trả của du khách, hiện trạng và khả năng cungứng của đối tác mà trong từng chuyến đi du lịch cụ thể du khách có thể được

hỗ trợ nghỉ lại tại các cơ sở lưu trú phù hợp

Theo khoản 1, mục II Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày30/12/2008 của Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiếtmột số điều của Luật du lịch về lưu trú du lịch, thì các loại hình lưu trú du lịchbao gồm:

- Khách sạn (Hotel), là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ 10 buồng

ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụcần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ Khách sạn còn là nơi cóđầy đủ điều kiện, tiện nghi phục vụ việc ở lại qua đêm và các nhu cầu củakhách như ăn, ngủ Tùy theo mức độ sang trọng của cơ sở vật chất, trangthiết bị và chế độ phục vụ mà các khách sạn được phân hạng khác nhau ỞViệt Nam, khách sạn được xếp hạng từ 1 sao đến 5 sao trong đó các loại hìnhdịch vụ phân theo cơ sở lưu trú thì đây là hình thức phổ biến nhất Đối tượng

du khách do vậy cũng khá phong phú, từ khách có khả năng chi trả trung bìnhđến du khách thương gia Đối với khách thương gia tầm cỡ, việc ở trongkhách sạn cao cấp là một trong những đòi hỏi hàng đầu

- Khách sạn thành phố (City Hotel), là khách sạn được xây dựng ở đô

thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan dulịch

Ví dụ: Charming city Hotel Taipei; Novotel Amsterdam City Hotel;Royal City Hotel Mandalay

Trang 22

- Khách sạn nghỉ dưỡng (Hotel Resort), là khách sạn được xây dựng

thành khối hoặc quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) ở khuvực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, thamquan của du khách Trong đó bungalow là một dạng nhà trọ làm bằng gỗ haycác vật liệu nhẹ được lắp ghép lại với nhau Cơ sở lưu trú này thường thấy tạicác vùng ven biển hay các vùng núi, các điểm nghỉ mát Bungalow có thểđược bố trí đơn lẻ thành cụm hoặc tập trung theo một quy hoạch cụ thể Nộithất của loại hình cơ sở lưu trú không được sang trọng nhưng lại đầy đủ chosinh hoạt gia đình hay tập thể Loại hình này có đối tượng phục vụ là các giađình, hiện nay ở nước ta loại hình này vẫn chưa phát triển

- Khách sạn nổi (Floating Hotel) di chuyển hoặc neo đậu trên mặt nước

Ví dụ: Park Hyatt Saigon ở TP Hồ Chí Minh, Sofitel Metropole ở HàNội

- Khách sạn bên đường (Motel), là một dạng cơ sở lưu trú được xây

dựng gần đường giao thông, có kiến trúc thấp tầng (thường chỉ có một tầng)phục vụ khách đi bằng phương tiện riêng (xe con, xe máy ) tại cơ sở lưu trúnày có bộ phận bảo dưỡng, kiểm tra sửa chữa xe cho khách Đối tượng phục

vụ của loại hình này thường là khách có thu nhập trung bình Ở nước ta loạihình này còn chưa phát triển

- Làng du lịch (Tourist village), là một quần thể các biệt thự hoặc

bungalow được bố trí để tạo ra một không gian du lịch cho phép khách vừa cóđiều kiện nghỉ ngơi vừa có không gian biệt lập khi họ muốn Được xây dựng

ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụgần các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao

và các phương tiện khác phục vụ du khách, loại hình này khá phát triển ởPháp, Tây Ban Nha

- Biệt thự du lịch (Tourist Villa): là biệt thự có trang thiết bị tiện nghi

cho khách du lịch thuê, cần tự phục vụ trong thời gian lưu trú Có từ 3 biệt thự

du lịch trở lên đây là cụm biệt thự du lịch

Ví dụ: Biệt thự Đà Lạt Edensee vip, Biệt thự Đà Lạt Edensee MimodaSupperior, Biệt thự Vũng Tàu-196A

Trang 23

- Căn hộ du lịch (Tourist apartment) là căn hộ có trang thiết bị tiện nghi

cho khách du lịch thuê, tự phục vụ trong thời gian lưu trú Có từ mười căn hộtrở lên

Ví dụ: căn hộ du lịch Côn Đảo, du lịch căn hộ gia đình Thụy Sĩ-Pari,căn hộ Mỹ Đức (Chung cư Mỹ Đức Bình Thạnh)

- Bãi cắm trại du lịch (Tourist Camping), là khu vực đất được quy

hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất

kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết khác cho cắm trại Camping là một khuvực mà ở đó người ta phân lô theo một quy hoạch nhất định Tại các lô nàybằng các vật liệu khác nhau người ta tạo nên các nền (ximăng, chất dẻo, gỗ,tre ) đoàn du khách cần chọn một địa điểm để dựng lều trại Đại đa số cácloại cơ sở lưu trú này đều có kho cho thuê các trang thiết bị cần thiết để quađêm: lều, bạt, chăn, màn Loại hình này thường được sinh viên ưa chuộng

- Nhà nghỉ du lịch (Tourist Guest Hotel), là cơ sở lưu trú du lịch có

trang thiết bị tiện nghi, cần thiết để phục vụ khách du lịch như khách sạnnhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn Nhà nghỉ cũng là lựa chọnhợp lý cho du khách bởi giá cả phải chăng cho những ai muốn tiết kiệm chiphí cho việc ngủ nghỉ Nhà nghỉ thường có giá bình dân, hợp lý với các thủtục đơn giản

- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay), là nơi sinh sống

của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú dulịch Homestay Là một loại hình du lịch lý tưởng của các bạn trẻ quốc tế yêuthích khám phá văn hóa các nước bản địa, là một hình thức không còn xa lạtại Việt Nam cũng như trên thế giới

Như vậy, có rất nhiều loại hình lưu trú du lịch cho khách hàng lựachọn Việc khách hàng lựa chọn loại hình lưu trú du lịch nào là hoàn toàn phụthuộc vào sở thích cá nhân và điều kiện kinh tế của khách hàng

1.2 Khái niệm và đặc điểm của kinh doanh lưu trú du lịch

1.2.1 Khái niệm kinh doanh lưu trú du lịch

Khái niệm “Kinh doanh” được hiểu là việc đầu tư nhằm mục đích sinh

lời Theo khoản 16, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 thì “Kinh doanh là việc

Trang 24

thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu

tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

Theo quy định của pháp luật du lịch hiện hành thì kinh doanh du lịch là

“Kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành nghề sau: Kinh doanh lữ hành, kinhdoanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh pháttriển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác”.23 Nhưvậy, có thể hiểu kinh doanh lưu trú du lịch là một loại hình của kinh doanhdịch vụ du lịch, tiến hành các hoạt động kinh doanh liên quan đến tổ chứcdịch vụ cung cấp tiện nghi cho việc đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan vàhướng dẫn cho khách du lịch nhằm mục đích sinh lợi Kinh doanh lưu trú dulịch là hoạt động kinh doanh cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ

du lịch khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú chủyếu

Trước đây kinh doanh lưu trú chỉ là hoạt động kinh doanh dịch vụnhằm bảo đảm chỗ ngủ qua đêm cho khách có trả tiền, nhưng với những đòihỏi thỏa mãn nhiều nhu cầu ở mức cao hơn của khách du lịch, các cơ sở kinhdoanh lưu trú du lịch dần tổ chức kinh doanh thêm những dịch vụ ăn uốngnhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu của khách Hoạt động kinh doanh lưu trú dulịch cũng phát triển mạnh mẽ dẫn đến việc cạnh tranh giữa các cơ sở kinhdoanh lưu trú du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều khách và nhất là nhữngkhách có khả năng chi trả cao đã làm tăng tính đa dạng trong hoạt động củangành Ngoài hai dịch vụ lưu trú và ăn uống là những nhu cầu thiết yếu, kinhdoanh lưu trú du lịch còn bổ sung thêm dịch vụ như giải trí, thể thao, y tế,dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, giặt ủi, tổ chức tiệc, cho thuê phương tiện…

Hiện nay có thể nói, kinh doanh lưu trú du lịch là tổng hợp của kinhdoanh các cơ sở lưu trú và các dịch vụ kèm theo Trong đó các dịch vụ đượcthực hiện tại các cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: Khách sạn, Làng du lịch, Biệtthự du lịch, Căn hộ du lịch, Bãi cắm trại du lịch, Nhà nghỉ du lịch, Nhà ở cóphòng cho khách du lịch thuê và các cơ sở lưu trú du lịch khác nhằm phục vụ

23 Điều 38 Luật Du lịch 2005.

Trang 25

cho khách du lịch Kinh doanh lưu trú du lịch là một hoạt động kinh doanhtrong kinh doanh du lịch và kinh doanh lưu trú du lịch chỉ tập trung kinhdoanh các cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn, làng du lịch, biệt thự du lịch, căn

hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách

du lịch thuê và các dịch vụ khác cho khách lưu trú

Ở góc độ này có thể đánh giá, kinh doanh lưu trú du lịch có nhữngđiểm khác biệt nếu so sánh các dịch vụ khác như kinh doanh lữ hành, kinhdoanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm dulịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác Cụ thể là:

- Đối với kinh doanh lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thựchiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch Doanhnghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa

và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trong đó: Kinh doanh lữ hànhnội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộchương trình du lịch cho khách du lịch nội địa Còn kinh doanh lữ hành quốc

tế là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chươngtrình du lịch cho khách du lịch quốc tế

- Đối với kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụvận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch,điểm du lịch, đô thị du lịch

- Đối với kinh doanh phát triển khu du lịch, địa điểm du lịch là đầu tưbảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềmnăng vào khai thác; phát triển du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựngkết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Tóm lại, kinh doanh lưu trú du lịch là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi.

1.2.2 Đặc điểm của kinh doanh lưu trú du lịch

Kinh doanh lưu trú du lịch là một hoạt động kinh doanh trong kinhdoanh du lịch, vì thế bên cạnh những đặc điểm đặc thù của hoạt động kinh

Trang 26

doanh lưu trú du lịch thì nó còn bao hàm những đặc điểm chung của kinhdoanh du lịch, có thể thấy như sau:

Một là: Kinh doanh lưu trú du lịch là một hình thức kinh doanh dịch vụ

du lịch

Khái niệm về dịch vụ có rất nhiều quan điểm khác nhau Một khái niệmdịch vụ khái quát được sử dụng rộng rãi đó là khái niệm theo tiêu chuẩn ViệtNam ISO 9000:2000 “Dịch vụ là kết quả của ít nhất một hoạt đồng cần đượctiến hành tại nơi tương giao giữa người cung cấp và khách hàng và thườngkhông hữu hình”.24 Một khái niệm khác của lý luận Marketing thì dịch vụđược coi là một hoạt động của chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, chúng cótính vô hình và không làm thay đổi quyền sở hữu.25 Như vậy, dịch vụ là kếtquả của hoạt động tương tác giữa nhà cung cấp và khách hàng không thể hiệnbằng sản phẩm vật chất, không làm thay đổi quyền sở hữu và không thể lưukho bãi Dịch vụ thể hiện bằng tính hữu ích của chúng và có giá trị kinh tế

Kinh doanh lưu trú du lịch được xem là một hình thức kinh doanh dịch

vụ du lịch bởi lẽ hoạt động này ngoài việc cung cấp nơi lưu trú cho khách dulịch còn cung cấp cho khách du lịch các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch

vụ bổ sung khác Hoạt động này luôn gắn liền với các dịch vụ du lịch khác,xét cho cùng đây là một hoạt động kinh doanh dịch vụ, người kinh doanhnhắm đến lợi nhuận trong khi khách du lịch thì hướng đến thỏa mãn nhu cầu

Hai là: Để thực hiện được hoạt động kinh doanh này đòi hỏi chủ thể

kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh du lịch theo quy định củapháp luật du lịch Kinh doanh lưu trú du lịch là một ngành nghề đặc thù, tácđộng đến nhiều lợi ích chung của cộng đồng cũng như tác động đến nhiềudoanh nghiệp kinh doanh du lịch khác Để đảm bảo quyền tự do kinh doanhcũng như hài hòa các quyền lợi khác như kinh tế, an ninh, trật tự xã hội, môitrường, danh lam thắng cảnh , việc đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch cầnphải đảm bảo điều kiện cần thiết do pháp luật quy định chính vì thế mà tạikhoản 1 Điều 64 Luật Du lịch đã quy định các điều kiện chung về kinh doanh

24 Mục 3.4.2 TCVN ISO 9000:2000.

25 Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB Lao động – Xã Hội, Hà

Nội, tr 217.

Trang 27

lưu trú du lịch là phải có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch và có biện phápbảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chữa cháytheo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch; tại khoản 2 Điều 64Luật Du lịch quy định cụ thể về điều kiện kinh doanh đối với khách sạn, làng

du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ,trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của người quản lý và nhân viên phục vụ theotiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng Đối với biệt thự du lịch

và căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị và mức độphục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng; đối vớibãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê,

cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩnkinh doanh lưu trú du lịch

Ba là, kinh doanh lưu trú du lịch phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại

các điểm du lịch

Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất mạnh đến việc kinh doanh lưu trú

du lịch bởi lẽ, phần lớn dịch vụ du lịch mang tính chất cố định, không thể dichuyển vì các cơ sở du lịch vừa là nơi sản xuất vừa là nơi cung ứng dịch vụnhư là địa điểm du lịch, nhà hàng khách sạn 26còn khách du lịch lại phântán khắp nơi Các tài nguyên thiên nhiên, các nhà kinh doanh cơ sở lưu trúđều không thể đem những giá trị của mình đến tận nơi cho khách hàng sửdụng mà ngược lại, muốn được tiêu dùng và hưởng thụ, khách du lịch phải rờikhỏi nơi cư trú thường xuyên để đến nơi có tài nguyên, các cơ sở kinh doanh

du lịch Mặt khác, các nhà kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch muốn tồn tại đượcphải bằng mọi cách thu hút khách du lịch đến với cơ sở kinh doanh lưu trúcủa mình

Như vậy, tài nguyên du lịch sẽ thu hút khách du lịch tới và kinh doanhlưu trú du lịch ở đó mới thành công Giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên dulịch sẽ quyết định hiệu quả của kinh doanh lưu trú du lịch Chính vì vậy, khiđầu tư vào kinh doanh khách sạn, đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải nghiên cứu

kỹ các thông số của tài nguyên du lịch cũng như nhóm khách hàng mục tiêu

26 Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Trần Thị Minh Hòa (2008), tldd 4, tr 220.

Trang 28

và khách hàng tiềm năng Khi các điều kiện khách quan tác động đến giá trị

và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch thì chủ thể kinh doanh lưu trú du lịchcũng cần phải điều chỉnh cơ sở vật chất, phương pháp kinh doanh cho phùhợp

Bốn là, kinh doanh lưu trú du lịch đòi hỏi vốn đầu tư lớn.

Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế ngày càng đi lên, thu nhập của mọingười ngày càng tăng làm nhu cầu về du lịch tăng theo cũng như đòi hỏi vềchất lượng dịch vụ hơn nữa Khi tham gia du lịch, khách du lịch sẽ có yêu cầuđược phục vụ tốt hơn, tiện nghi đầy đủ, lịch sự, vệ sinh, an toàn hơn Điều đó,cần các nhà kinh doanh du lịch phải chuyên môn hóa cao, nâng cao chấtlượng dịch vụ cũng như uy tín của các sản phẩm du lịch

Cũng xuất phát từ yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm lưu trú,Các cơ sở lưu trú đòi hỏi phải được đầu tư thỏa đáng Kinh doanh lưu trú dulịch quan trọng cần đảm bảo chất lượng của dịch vụ, vì vậy đòi hỏi cơ sở vậtchất phải được đầu tư kỹ lưỡng Chất lượng của dịch vụ phụ thuộc rất nhiềuvào cơ sở vật chất, sự sang trọng và hiện đại của cơ sở vật chất là nguyênnhân đẩy chi phí đầu tư ban đầu của cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch lên cao

Năm là, kinh doanh lưu trú du lịch đòi hỏi lượng lao động trực tiếp lớn.

Kinh doanh lưu trú du lịch chủ yếu mang tính chất phục vụ và sự phục

vụ này trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay thì không thể cơ giới hóa được

mà chỉ được thực hiện bởi các nhân viên phục vụ Đây là điểm khác biệt rấtlớn so với các loại hình kinh doanh du lịch khác Nếu như đối với các loạihình kinh doanh du lịch khác như kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyểnkhách du lịch thì lượng lao động trực tiếp không đòi hỏi lớn như kinh doanhlưu trú du lịch Mặt khác lao động trong lĩnh vực này đòi hỏi tính chuyên mônhóa cao, thời gian lao động lại phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách dulịch, thường là kéo dài 24/24 giờ mỗi ngày Do vậy, cần phải sử dụng một sốlượng lớn lao động phục vụ trực tiếp Với đặc điểm này, các cơ sở kinh doanhlưu trú du lịch luôn luôn phải đối mặt với những chi phí lao động trực tiếptương đối cao, khó giảm thiểu chi phí này mà không ảnh hưởng xấu đến chấtlượng dịch vụ lưu trú Mặt khác, khó khăn trong công tác tuyển dụng, lựa

Trang 29

chọn, phân công và bố trí nguồn nhân lực, đặc biệt trong các điều kiện kinhdoanh theo mùa vụ các cơ sở kinh doanh muốn giảm thiểu chi phí lao độngmột cách hợp lý là một thách thức đối với họ.

Sáu là, Kinh doanh lưu trú du lịch chịu sự tác động của các quy luật

của nền kinh tế thị trường

Kinh doanh lưu trú du lịch chịu sự chi phối của các quy luật như quyluật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội, quy luật tâm lý của khách hàng… vấn

đề đặt ra đối với cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch là phải nghiên cứu kỹ cácquy luật và sự tác động của chúng đến kinh doanh lưu trú du lịch, từ đó chủđộng tìm kiếm các biện pháp khắc phục những tác động tiêu cực và phát huynhững tác động tích cực nhằm phát triển hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch

- Yếu tố điều chỉnh của pháp luật

Các quy định của pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinhdoanh du lịch nói chung và kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng Các yếu tốluật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanhcũng như thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Các quy phạmpháp luật ổn định, phù hợp là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanhlưu trú du lịch Thay đổi về pháp luật có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhómdoanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác Hệthống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạomôi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh doanh lưu trú dulịch Mức độ ổn định về luật pháp của một quốc gia cho phép chủ thể kinhdoanh lưu trú du lịch có thể đánh giá được mức độ rủi ro của môi trường kinhdoanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào, vì vậy yếu tốluật pháp ổn định là yêu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham giavào thị trường

- Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật

Trong kinh doanh lưu trú du lịch thì cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tốvật chất quan trọng, nó quyết định phần lớn đến mức độ thỏa mãn của khách

Trang 30

trong các khâu hoạt động và nhu cầu thiết yếu Nó quyết định một phần đếnchất lượng, đến lượng khách và thời gian khách lưu lại các cơ sở lưu trú

Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm: Sức mạnh vềtài chính, tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lí,trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêukinh doanh và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu

Sức mạnh về tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ

sở hữu, vốn huy động) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khảnăng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh Sức mạnh tàichính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinhlời của doanh nghiệp…

Tiềm lực vô hình: Là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trênthị trường, tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn,chấp nhận và ra quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng Trong mối quan

hệ thương mại yếu tố tiềm lực vô hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sửdụng dịch vụ, tạo nguồn cũng như khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng,

mở rộng thị trường kinh doanh… Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp có thể

là hình ảnh uy tín của doanh nghiệp trên thị trường hay mức độ nổi tiếng củathương hiệu, hay khả năng giao tiếp và uy tín của người lãnh đạo trong cácmối quan hệ xã hội…

Vị trí địa lí, cơ sở vật chất của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệpthu hút sự chú ý của khách hàng, thuận tiện cho cung cấp dịch vụ Cơ sở vậtchất kỹ thuật của doanh nghiệp thể hiện nguồn tài sản cố định mà doanhnghiệp huy động vào kinh doanh bao gồm văn phòng, các thiết bị chuyêndùng… Điều đó thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, quy mô kinh doanhcũng như lợi thế trong kinh doanh…

Để được coi là căn nhà thứ hai của khách du lịch thì đòi hỏi trang thiết

bị cho nhu cầu sinh hoạt bình thường của khách du lịch phải đầy đủ, tiện lợi,phù hợp Ngoài ra hình thức kiến trúc và trang trí nội, ngoại thất là một trongnhững yếu tố gây sự chú ý của du khách và chính nó tạo ra sự hấp dẫn của cơ

sở lưu trữ đối với du khách Như vậy, việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Trang 31

chịu tác động rất lớn bởi tiêu chuẩn về phòng ngủ, món ăn, đồ uống, tiệnnghi của các đơn vị kinh doanh du lịch Điều đó chứng minh rằng, yếu tố cơ

sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành

du lịch

- Chất lượng của đội ngũ lao động,

Kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lưu trú du lịch nói riêngthì nhân tố con người được coi là vấn đề hàng đầu Tiềm năng về con người:Thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của hoạtđộng kinh doanh lưu trú du lịch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, độingũ cán bộ của doanh nghiệp trung thành luôn hướng về doanh nghiệp có khảnăng chuyên môn hoá cao, lao động giỏi có khả năng đoàn kết, năng độngbiết tận dụng và khai thác các cơ hội kinh doanh …

Một nụ cười và lời mời của nữ nhân viên phục vụ bao giờ cũng chiếmđược nhiều cảm tình của khách Việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng chịutác động chủ yếu bởi thái độ phục vụ nhã nhặn, ứng xử lịch sự, sẵn sàng giúp

đỡ khách, phẩm chất trình độ nghiệp vụ của nhân viên, điều đó chothấy nhânlực du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch.Yếu tố con người chi phối rất mạnh đến chất lượng sản phẩm khách sạn vì cácdịch vụ là kết quả cuối cùng của lao động trực tiếp thì vai trò của người quản

lý điều hành trong khách sạn cũng rất quan trọng Họ phải là những người cótrình độ về quản lý kinh tế, nghiệp vụ du lịch…Từ đó có cái nhìn đúng đắn vềcác biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tổ chức tốt công tác đánhgiá và có các biện pháp quản lý hữu hiệu nhất về chất lượng kinh doanh tạikhách sạn mình

- Yếu tố trật tự trị an

Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến bất cứ chủ thể kinh doanh lưu trú nàotrong việc kinh doanh Chủ thể kinh doanh lưu trú ngoài việc phải tuân thủhoàn toàn theo các qui định của pháp luật, chính sách của Nhà nước, ví dụnhư chính sách về thuế, chính sách mặt hàng kinh doanh… còn phải phụthuộc vào trật tự trị an tại thời điểm kinh doanh Trật tự trị an là yếu tố có ảnhhưởng lớn tới khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

Trang 32

bởi nó là một trong các yếu tố hình thành tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng.Nếu trật tự trị an tại địa điểm và thời điểm kinh doanh được đảm bảo thì cơ sởkinh doanh lưu trú du lịch sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn.

Để việc kinh doanh đạt hiệu quả lâu dài, Chủ thể kinh doanh lưu trú dulịch luôn quan tâm về các chính sách của Đảng và Nhà nước để đưa raphương án kinh doanh phù hợp có lợi nhất, Cùng với sự ổn định của chính trị,

về mặt xã hội doanh nghiệp luôn quan tâm đến các tập quán, thói quen và thịhiếu của từng dân tộc, từng nước trong khu vực và thị trường kinh doanh củamình

- Ảnh hưởng của môi trường kinh tế,

Môi trường kinh tế có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập

mở rộng thị trường ngành hàng này nhưng lại hạn chế sự phát triển cuả ngànhhàng khác Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến sức mua, sự thay đổi nhu cầutiêu dùng hay xu hướng phát triển của các ngành hàng, vì thế trong hoạt độngkinh doanh lưu trú du lịch các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đến hiệu quả củahoạt động kinh doanh này bao gồm :

Hoạt động ngoại thương: Xu hướng đóng mở cửa nền kinh tế có ảnhhưởng đến các cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện cạnh tranh,khả năng sử dụng ưu thế quốc gia về công nghệ, nguồn vốn nhằm thu hútkhách du lịch đến từ các nước khác

Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập,tích luỹ, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư trong kinh doanh lưu trú

du lịch

Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến vị trí vai trò và xu hướngphát triển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triểncủa doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Thể hiện xu hướng phát triển chung củanền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanhlưu trú du lịch của mỗi doanh nghiệp

Ngoài các nhân tố trên, lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh

tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính, tiền tệ, tỷ giá hối đoái… cũng ảnh

Trang 33

hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch Muốn đảm bảo về tốc

độ tăng trưởng trong tình hình khó khăn về vốn đầu tư cũng như khủng hoảngkinh tế trong khu vực và trên Thế giới thì chủ thể kinh doanh phải chủ độngtrong việc tìm nguồn vốn, tìm cách quay nhanh vòng vốn, đào tạo đội ngũnhân viên các cấp Đặc biệt tránh phải việc bị lạm dụng vốn…

- Yếu tố cạnh tranh,

Cạnh tranh là yếu tố hết sức quan trọng đối với bất cứ một chủ thể kinh

tế nào kinh doanh trên thị trường, khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tếthị trường thì cạnh tranh là yếu tố tất yếu Khi đã có cạnh tranh thì vấn đề xảy

ra đó là sự yếu đi về các mặt khác của chủ thể kinh doanh như tài chính, giábán bị giảm, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ kém đi Điều đó chỉ có lợi chongười tiêu dùng Trong cơ chế thị trường hiện nay muốn mở rộng được thịphần thì ta phải cạnh tranh với các chủ thể kinh doanh khác nhưng phải tuântheo nguyên tắc đó là cạnh tranh “văn minh, lành mạnh và hợp pháp” Đối thủcạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp kinh doanh lưu trú Tuy nhiên,doanh nghiệp có cạnh tranh được thì mới có khả năng tồn tại, ngược lại sẽ bịđẩy lùi ra khỏi thị trường Cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hoạtđộng của mình phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao được tính năng độngnhưng luôn trong tình trạng bị đẩy lùi

- Yếu tố khách hàng,

Khách hàng là những người có nhu cầu và khả năng thanh toán vềhàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch hướng đến.Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệpkinh doanh lưu trú du lịch trong nền kinh tế thị trường Khách hàng có nhucầu rất phong phú và khác nhau tuỳ theo từng lứa tuổi, giới tính mức thunhập, tập quán …Mỗi nhóm khách hàng có một đặc trưng riêng phản ánh nhucầu du lịch của họ Do đó doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch phải cóchính sách đáp ứng nhu cầu từng nhóm khách hàng cho phù hợp

1.4 Vai trò của hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch

Hiện nay, kinh doanh lưu trú du lịch có vai trò hết sức quan trọng cho

sự phát triển chung của ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế xã hội nói

Trang 34

chung, góp phần làm tăng nhận thức của người dân trong quá trình phát triểncủa quốc gia, vai trò này được thể hiện như sau:

- Thứ nhất, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Kinh doanh lưu trú du lịch là một trong những hoạt động chính củangành du lịch nên hoạt động này có vai trò thực hiện các nhiệm vụ quan trọngcủa ngành Thông qua kinh doanh lưu trú du lịch thì một phần trong quỹ tiêudùng của người dân được sử dụng vào việc tiêu dùng các dịch vụ và hàng hóatại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch Vì vậy, kinh doanh lưu trú du lịch sẽlàm tăng GDP của vùng và của cả quốc gia, tăng ngoại tệ, tác động đến cáncân thanh toán cho các vùng địa phương và quốc gia

Kinh doanh lưu trú du lịch phát triển góp phần tăng cường thu hút đượcvốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là thu hút được vốn đầu tư nướcngoài vào Việt Nam

Kinh doanh lưu trú du lịch là bạn hàng lớn của nhiều ngành kinh doanhkhác trong nền kinh tế, vì hàng ngày kinh doanh lưu trú du lịch tiêu thụ mộtkhối lượng lớn các sản phẩm của nhiều ngành như: Công nghiệp nặng, côngnghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, bưu chính viễn thông, ngânhàng và đặc biệt là thủ công mỹ nghệ thế nên khi kinh doanh lưu trú du lịchphát triển cũng đồng nghĩa với việc kéo theo các ngành nghề khác phát triển,trong đó bao gồm cả việc khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng cho các điểm

du lịch

- Thứ hai, góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội

Kinh doanh lưu trú du lịch tạo điều kiện cho việc nghỉ ngơi tích cựctrong thời gian đi du lịch của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên, kinhdoanh lưu trú du lịch góp phần giữ gìn và phục hồi khả năng lao động và sứcsản xuất của con người tại các điểm du lịch Vai trò của kinh doanh lưu trú dulịch trong việc nâng cao khả năng lao động cho con người càng được tăng lên.Thông qua việc thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi cuối tuần một cáchtích cực cho số đông người dân đã góp phần nâng cao mức sống về vật chất

và tinh thần cho nhân dân Điều đó càng làm tăng nhu cầu tìm hiểu di tích lịch

sử văn hóa của đất nước và các thành tựu của công cuộc xây dựng và bảo vệ

Trang 35

đất nước của Đảng ta, góp phần giáo dục lòng yêu nước và lòng tự hào dântộc cho thế hệ trẻ.

- Thứ ba, tạo thêm việc làm

Kinh doanh lưu trú du lịch đòi hỏi lượng lao động trực tiếp tương đốicao nên phát triển kinh doanh lưu trú du lịch sẽ giải quyết một khối lượng lớncông ăn việc làm cho người dân làm việc trong ngành Mặt khác, do phản ứngdây chuyền về sự phát triển giữa kinh doanh lưu trú du lịch và các ngành kinhdoanh khác là bạn hàng như đã phân tích ở trên sẽ tạo ra sự phát triển theocấp số nhân về việc làm gián tiếp trong các ngành có liên quan Điều nàychứng tỏ vai trò quan trọng của kinh doanh lưu trú du lịch trong sự phát triểnkinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay

- Thứ tư, thúc đẩy sự phát triển giao lưu giữa các quốc gia và các dân tộc trên thế giới.

Vai trò quan trọng khác nữa của kinh doanh lưu trú du lịch là thông quahoạt động này, người dân các nước, các dân tộc gặp nhau và làm quen vớinhau, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự gần gũi giữa mọi người từ khắpmọi nơi, từ các quốc gia, các châu lục trên thế giới tới Việt Nam Điều đócũng tăng ý nghĩa vì mục đích hòa bình, hữu nghị và tình đoàn kết giữa cácdân tộc của kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lưu trú du lịch nóiriêng Các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch hiện đại có thể là nơi tiến hành cáccuộc họp, các hội nghị cấp cao hoặc các hội nghị theo các chuyên đề, các đạihội, các cuộc gặp gỡ công vụ về kinh tế, chính trị văn hóa Đây cũng có thể lànơi chứng kiến những sự kiện ký kết các văn bản chính trị, kinh tế quan trọngtrong nước và thế giới Tại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch cũng thườngđược tổ chức nhiều hoạt động văn hóa như hòa nhạc, trưng bày nghệ thuậthoặc triển lãm Theo cách đó, kinh doanh lưu trú du lịch đóng góp tích cựccho sự phát triển giao lưu giữa các quốc gia và các dân tộc trên thế giới vớinhiều phương diện khác nhau

1.5 Vai trò của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch

Cũng như các ngành kinh tế khác, du lịch được xác định là một trongnhững ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, là ngành kinh tế thuộc “kinh tế

Trang 36

đối thoại” đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO, do đóđòi hỏi pháp luật du lịch vừa đảm bảo là động lực tích cực thúc đẩy sự pháttriển của ngành du lịch trong nước vừa phù hợp với các cam kết trên conđường hội nhập quốc tế Từ những phân tích nêu trên đưa đến một khẳng định

là, việc thể chế hóa các quy định về kinh doanh lưu trú du lịch đóng một vaitrò đặc biệt quan trọng Có thể nói, Luật Du lịch 2005 đã tạo ra một luồng giómới cho sự phát triển du lịch Việt Nam Hành lang pháp lý do Luật mở ra chongành Du lịch đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động khá thôngthoáng, không lệ thuộc quá nhiều vào cơ quan quản lý Một cách khái quát,vai trò của pháp luật được thể hiện qua một số luận điểm cơ bản sau:

(i) Đảm bảo sự quản lý của Nhà Nước trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch

Du lịch đã chứng tỏ được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân làmột ngành kinh tế thực sự và có khả năng đóng góp quan trọng vào sự pháttriển kinh tế, xã hội của đất nước Du lịch không chỉ là nguồn thu ngoại tệquan trọng cho đất nước mà còn tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động trựctiếp và hàng triệu lao động gián tiếp trong xã hội Lưu trú du lịch là một trongnhững hoạt động kinh doanh quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinhdoanh du lịch ở nước ta Du lịch đã mở rộng và đa dạng hóa các loại hìnhkinh doanh du lịch để thu hút cá nhân, tổ chức tham gia vào loại hình kinhdoanh này Tuy nhiên không thể để hoạt động kinh doanh này phát triển tùytiện mà phải đảm bảo yêu cầu quản lý của Nhà Nước trong hoạt động kinhdoanh lưu trú du lịch

Luật du lịch năm 2005 đã xác định các loại hình cơ sở lưu trú du lịch;điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhânkinh doanh lưu trú du lịch; quy định về việc xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch

Chẳng hạn như về điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch khác với kinhdoanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp, kinh doanh cơ sở lưu trú có thểdưới hình thức doanh nghiệp, cá nhân đăng ký kinh doanh Tổ chức, cá nhânkinh doanh cơ sở lưu trú du lịch phải đáp ứng các điều kiện chung về đảm bảo

an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy

Trang 37

và các điều kiện riêng (yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang bị, dịch vụ, trình

độ chuyên môn ) đối với từng loại hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú đượcquy định theo các nhóm: Khách sạn, Làng du lịch, Biệt thự, Căn hộ du lịch,Bãi cắm trại, Nhà nghỉ du lịch, Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê

Tóm lại, hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch phải tuân thủ các quyđịnh của pháp luật, thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, biện phápbảo đảm an toàn tính mạng, bảo đảm chất lượng phục vụ, trang thiết bị ổnđịnh, biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường

(ii) Bảo đảm môi trường pháp lý thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch

Bên cạnh các quy định trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch thìNhà nước cũng tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh

có thể phát triển, đa dạng hóa loại hình lưu trú, nâng cấp cơ sở vật chất hạtầng nhằm thỏa mãn và phục vụ nhu cầu của khách du lịch Chủ thể kinhdoanh lưu trú du lịch là các tổ chức, cá nhân có đủ diều kiện kinh doanh theoquy định của pháp luật hiện hành Theo quy định tại Điều 64 của Luật du lịch

2005 thì điều kiện để chủ thể có thể kinh doanh lưu trú du lịch bao gồm:

- Điều kiện chung:

+ Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch

+ Có biện pháp bảo đảm an ninh vệ sinh môi trường, an toàn, phòngcháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật cơ sở lưu trú du lịch

- Điều kiện cụ thể:

+ Đối với khách sạn, Làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu vềxây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của ngườiquản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng với mỗiloại hạng

+ Đối với Biệt thự du lịch và Căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu tốithiểu về trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứngvới mỗi loại hạng

Trang 38

+ Đối với Bãi cắm trại du lịch, Nhà nghỉ du lịch, Nhà ở có phòng chokhách du lịch thuê và các cơ sở lưu trú du lịch khác phải đảm bảo tối thiểu đạttiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.

Nếu ở Pháp lệnh Du lịch 1999, điều kiện về kinh doanh du lịch đượcquy định rất đơn giản là tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch phải

có cơ sở lưu trú có đủ điều kiện tiêu chuẩn do cơ quan quản lý Nhà nước về

du lịch có thẩm quyền quy định thì ở Nghị định số 39/2000/NĐ-CP và Thông

tư 01/2001/TT-BVHTTDL hướng dẫn thi hành Nghị định 39 cũng đã có quyđịnh kỹ hơn về chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch thể hiện dưới hai hình thức

là doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể Chủ thể kinh doanh lưu trú du lịchtheo Luật Du lịch 2005 là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể Điều nàykhác với kinh doanh lữ hành có chủ thể kinh doanh bắt buộc phải là doanhnghiệp

Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo môi trường pháp lý thuận lợicho các chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch được thể hiện ở các khía cạnh:Được tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh; Kinh doanh một hoặc nhiềungành nghề mà pháp luật cho phép; Lựa chọn loại hình và sản phẩm du lịchkhông trái với quy định của pháp luật để kinh doanh trong cơ sở lưu trú dulịch

(iii) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia du lịch và của xã hội

Người tham gia du lịch là người di chuyển từ nơi ở đến nơi khác trongkhoảng thời gian nhất định, nhằm mục đích du lịch hoặc kết hợp đi du lịch,trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.Bao gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa

Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ởnước ngoài du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại ViệtNam ra nước ngoài du lịch

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trútại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam Đối với khách du lịch nộiđịa có thể phân biệt thành hai nhóm

Trang 39

Nhóm 1, Gồm những người và mục đích đi du lịch thuần túy, trong

nhóm này có thể có người không sử dụng dịch vụ của ngành du lịch, song vìmục đích chuyến đi của họ quá rõ ràng nên họ vẫn được gọi là khách du lịch

Nhóm 2, Là những người sử dụng những dịch vụ của ngành du lịch,

trong số này có những người không phải là khách du lịch thật sự và mục đíchchuyến đi của họ không liên quan đến du lịch, song do họ sử dụng các dịch vụ

du lịch nên họ vẫn được đưa vào danh sách thống kê

Như vậy, đối tượng kinh doanh lưu trú du lịch là khách du lịch đến lưutrú tại các cơ sở lưu trú du lịch So với đối tượng kinh doanh phát triển dulịch, điểm du lịch thì đối tượng kinh doanh lưu trú du lịch có nhiều đặc điểmkhác Đối tượng kinh doanh phát triển du lịch, điểm du lịch là đầu tư, bảo tồn,nâng cấp tài nguyên du lịch đã có, đưa các tài nguyên tiềm năng vào khaithác; phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới, xây dựng kết cấu hạ tầng dulịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Điểm khác nhau của đối tượng kinh doanh lưu trú du lịch với đối tượngkinh doanh vận chuyển khách du lịch là khách du lịch đến cơ sở lưu trú vàvận chuyển khách du lịch Đối với kinh doanh vận chuyển khách du lịch làviệc cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du lịch theo tuyến du lịch, theochương trình du lịch tại các khu du lịch, đô thị du lịch

Tuy nhiên hiện nay, khá nhiều doanh nghiệp lữ hành không chỉ làngười mua hay người bán sản phẩm của nhà cung cấp dịch vụ mà còn đápứng vai trò là người sản xuất ra trực tiếp các sản phẩm du lịch ( doanh nghiệp

lữ hành kinh doanh dịch vụ hàng không, nhà hàng, khách sạn )

Để có hoạt động du lịch thì phải có khách du lịch, bởi vậy khách dulịch được đặt ở vị trí trung tâm trong kinh doanh du lịch Do đó, nhiều nộidung trong luật du lịch được quy định để bảo vệ quyền lợi chính đáng chokhách du lịch Các quy định về kinh doanh lữ hành, lưu trú, vận chuyển, kinhdoanh các dịch vụ du lịch khác cũng hướng đến mục đích nâng cao chấtlượng dịch vụ, đảm bảo chất lượng, số lượng dịch vụ như đã cam kết với dukhách, tương ứng với số tiền mà khách du lịch đã chi trả

Trang 40

Trong kinh doanh lưu trú du lịch cũng vậy nhìn ở góc độ chung thì luật

du lịch quy định cụ thể về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những ngườitham gia du lịch và của xã hội ở việc bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch27 vàbảo đảm an toàn cho khách du lịch.28

Theo đó khách sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ như: Được lựa chọn hìnhthức du lịch, hưởng đầy đủ các dịch vụ theo hợp đồng, được đối xử bìnhđẳng, được yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch thực hiện các biệnpháp đảm bảo về tính mạng, sức khỏe, tài sản

27 Điều 35 Luật Du lịch 2005.

28 Điều 37 Luật Du lịch 2005.

Ngày đăng: 31/08/2015, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w