6. Bố cục của luận văn:
2.2.2. Thực tiễn kinh doanh lưu trú ở Đà Lạt
Đà Lạt là một thành phố mệnh danh là thiên đường du lịch trong nhiều năm, nằm ở độ cao 1500m so với mực nước biển có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 18-220C, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp: Thác Camly, Thác Pren, Thác Vatanla, Hồ Xuân Hương, Hồ than thở, Hồ tuyền lâm, Thung lũng tình yêu, đỉnh núi Lang-Bi-Ang huyền thoại...là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình du lịch.
Bên cạnh đó thành phố Đà Lạt còn được mệnh danh là Thành phố di sản – “Bảo tàng kiến trúc Pháp khổng lồ” với nhiều phong cách kiến trúc Pháp và nhiều công trình văn hóa độc đáo: Thiền viện trúc lâm; Nhà thờ Domain de Maria, Lăng mộ cụ Nguyễn Hữu Hào, Trường đại học Đà Lạt, Trường cao đẳng sư phạm, Ngôi nhà kỳ dị... Do đó thành phố Đà Lạt có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch.
Thị trường cơ sở lưu trú ở Đà Lạt trong những năm gần đây khá sôi động, hiện nay toàn tỉnh có 733 cơ sở lưu trú, trong đó có 21 khách sạn cao cấp từ 3 đến 5 sao. Chủ yếu là nhà nghỉ, nhà khách và nhiều khách sạn không có sao nghĩa là cơ sở lưu trú du lịch dành cho mức chi tiêu thấp là chính trong khi đó khách sạn từ 3 đến 5 sao dành cho khách cao cấp thì lại đứng sau cùng.
Du lịch Đà Lạt chủ yếu là khách nội địa và tương đối ít khách quốc tế, phát triển du lịch chậm, ngày càng có khoảng cách so với tỉnh bạn. Nếu so với Nha Trang thì số lượng khách du lịch Quốc tế đến tham quan du lịch tại Đà Lạt ít hơn. Đặc biệt trong những năm gần đây khi mà Nha Trang ưu tiên, thúc đẩy phát triển ngành du lịch thì đã thu hút được nhiều du khách nước ngoài đến đây tham quan hơn.
Mặt khác, trong cơ cấu khách nội địa chủ yếu là khách bình dân, khách có mức chi tiêu thấp, một số khách có khả năng chi tiêu lớn cho rằng “lên Đà
Lạt không có nơi để tiêu tiền”. Qua thị trường kinh doanh cơ sở lưu trú và hiệu quả kinh doanh du lịch ở thành phố Đà Lạt là chưa cao, điều này cho chúng ta thấy một du lịch Đà Lạt nghèo nàn về dịch vụ, thấp kém về chất lượng và đang mất dần đi cái nhìn thiện cảm của khách trong nước và nước ngoài. Đây là vấn đề đáng báo động vì cung cách phục vụ kém và các dịch vụ ít hấp dẫn, đã đẫn đến ngày càng thưa thớt khách du lịch đến Đà Lạt. Vào mùa du lịch, lượng khách du lịch tăng cao dẫn tới giá phòng tại các khách sạn cũng tăng cao. Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thứ nhất, đó là sự làm ăn thực dụng, không mang tính bền vững của các chủ khách sạn, thứ hai đó là sự đầu cơ của các đại lý du lịch, các đại lý du lịch sẽ đặt phòng trước mùa du lịch rồi tự đẩy giá lên cao.83 Một bên là chủ khách sạn, một bên là đại lý du lịch cùng tạo ra môi trường du lịch không bền vững cho thành phố Đà Lạt nói riêng cũng như các thành phố du lịch khác nói chung. Bên cạnh đó, việc kinh doanh du lịch tại đây còn khá nhỏ lẻ, các cơ cở kinh doanh lưu trú du lịch đa phần là quy mô gia đình, việc kiểm soát khung giá khi nhu cầu thị trường tăng khó khăn. Mặc dù chính quyền địa phương đã có các chính sách bình ổn giá, nhưng đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ thì đó chỉ mang tính tuyền truyền, vận động là chính.
Kết quả là, môi trường du lịch bị hủy hoại, văn hóa bản địa mất dần theo thời gian, khách du lịch cũng ít dần theo thời gian. Đây là minh chứng rõ nhất về hậu quả của việc phát triển du lịch không bền vững, sự khai thác tài nguyên du lịch hiện tại một cách quá mức mà không để ý đến tương lai.
Chính vì vậy, ở góc độ địa phương, Đà Lạt cần có chiến lược phát triển hình ảnh của mình có chiều sâu hơn, sự tuyên tuyền về phát triển du lịch bền vững phải mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, cần có sự gây dựng một ý thức có trách nhiệm về phát triển du lịch, gìn giữ bản sắc địa phương
83 Nguyễn Vinh, “Đà Lạt ơi, đừng mất đẹp trong mắt du khách”, http://www.thesaigontimes.vn/129396/Da- Lat-oi-dung-mat-dep-trong-mat-du-khach.html, truy cập ngày 19/08/2015