6. Bố cục của luận văn:
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch
- Yếu tố điều chỉnh của pháp luật
Các quy định của pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng. Các yếu tố luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh cũng như thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Các quy phạm pháp luật ổn định, phù hợp là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Thay đổi về pháp luật có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Mức độ ổn định về luật pháp của một quốc gia cho phép chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch có thể đánh giá được mức độ rủi ro của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào, vì vậy yếu tố luật pháp ổn định là yêu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường.
- Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật
Trong kinh doanh lưu trú du lịch thì cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất quan trọng, nó quyết định phần lớn đến mức độ thỏa mãn của khách
trong các khâu hoạt động và nhu cầu thiết yếu. Nó quyết định một phần đến chất lượng, đến lượng khách và thời gian khách lưu lại các cơ sở lưu trú.
Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm: Sức mạnh về tài chính, tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lí, trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu.
Sức mạnh về tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp…
Tiềm lực vô hình: Là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thị trường, tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và ra quyết định sử dụng dịch vụ của khách hàng. Trong mối quan hệ thương mại yếu tố tiềm lực vô hình đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng dịch vụ, tạo nguồn cũng như khả năng cạnh tranh thu hút khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh… Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp có thể là hình ảnh uy tín của doanh nghiệp trên thị trường hay mức độ nổi tiếng của thương hiệu, hay khả năng giao tiếp và uy tín của người lãnh đạo trong các mối quan hệ xã hội…
Vị trí địa lí, cơ sở vật chất của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng, thuận tiện cho cung cấp dịch vụ. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp thể hiện nguồn tài sản cố định mà doanh nghiệp huy động vào kinh doanh bao gồm văn phòng, các thiết bị chuyên dùng… Điều đó thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, quy mô kinh doanh cũng như lợi thế trong kinh doanh…
Để được coi là căn nhà thứ hai của khách du lịch thì đòi hỏi trang thiết bị cho nhu cầu sinh hoạt bình thường của khách du lịch phải đầy đủ, tiện lợi, phù hợp. Ngoài ra hình thức kiến trúc và trang trí nội, ngoại thất là một trong những yếu tố gây sự chú ý của du khách và chính nó tạo ra sự hấp dẫn của cơ sở lưu trữ đối với du khách. Như vậy, việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
chịu tác động rất lớn bởi tiêu chuẩn về phòng ngủ, món ăn, đồ uống, tiện nghi... của các đơn vị kinh doanh du lịch. Điều đó chứng minh rằng, yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch.
- Chất lượng của đội ngũ lao động,
Kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng thì nhân tố con người được coi là vấn đề hàng đầu. Tiềm năng về con người: Thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp trung thành luôn hướng về doanh nghiệp có khả năng chuyên môn hoá cao, lao động giỏi có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụng và khai thác các cơ hội kinh doanh …
Một nụ cười và lời mời của nữ nhân viên phục vụ bao giờ cũng chiếm được nhiều cảm tình của khách. Việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng chịu tác động chủ yếu bởi thái độ phục vụ nhã nhặn, ứng xử lịch sự, sẵn sàng giúp đỡ khách, phẩm chất trình độ nghiệp vụ của nhân viên, điều đó chothấy nhân lực du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch. Yếu tố con người chi phối rất mạnh đến chất lượng sản phẩm khách sạn vì các dịch vụ là kết quả cuối cùng của lao động trực tiếp thì vai trò của người quản lý điều hành trong khách sạn cũng rất quan trọng. Họ phải là những người có trình độ về quản lý kinh tế, nghiệp vụ du lịch…Từ đó có cái nhìn đúng đắn về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tổ chức tốt công tác đánh giá và có các biện pháp quản lý hữu hiệu nhất về chất lượng kinh doanh tại khách sạn mình.
- Yếu tố trật tự trị an
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến bất cứ chủ thể kinh doanh lưu trú nào trong việc kinh doanh. Chủ thể kinh doanh lưu trú ngoài việc phải tuân thủ hoàn toàn theo các qui định của pháp luật, chính sách của Nhà nước, ví dụ như chính sách về thuế, chính sách mặt hàng kinh doanh… còn phải phụ thuộc vào trật tự trị an tại thời điểm kinh doanh. Trật tự trị an là yếu tố có ảnh hưởng lớn tới khách hàng cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
bởi nó là một trong các yếu tố hình thành tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng. Nếu trật tự trị an tại địa điểm và thời điểm kinh doanh được đảm bảo thì cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn.
Để việc kinh doanh đạt hiệu quả lâu dài, Chủ thể kinh doanh lưu trú du lịch luôn quan tâm về các chính sách của Đảng và Nhà nước để đưa ra phương án kinh doanh phù hợp có lợi nhất, Cùng với sự ổn định của chính trị, về mặt xã hội doanh nghiệp luôn quan tâm đến các tập quán, thói quen và thị hiếu của từng dân tộc, từng nước trong khu vực và thị trường kinh doanh của mình.
- Ảnh hưởng của môi trường kinh tế,
Môi trường kinh tế có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng thị trường ngành hàng này nhưng lại hạn chế sự phát triển cuả ngành hàng khác. Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến sức mua, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hay xu hướng phát triển của các ngành hàng, vì thế trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh này bao gồm :
Hoạt động ngoại thương: Xu hướng đóng mở cửa nền kinh tế có ảnh hưởng đến các cơ hội phát triển của doanh nghiệp, các điều kiện cạnh tranh, khả năng sử dụng ưu thế quốc gia về công nghệ, nguồn vốn nhằm thu hút khách du lịch đến từ các nước khác.
Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích luỹ, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư trong kinh doanh lưu trú du lịch...
Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến vị trí vai trò và xu hướng phát triển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh lưu trú du lịch của mỗi doanh nghiệp.
Ngoài các nhân tố trên, lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính, tiền tệ, tỷ giá hối đoái… cũng ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Muốn đảm bảo về tốc độ tăng trưởng trong tình hình khó khăn về vốn đầu tư cũng như khủng hoảng kinh tế trong khu vực và trên Thế giới thì chủ thể kinh doanh phải chủ động trong việc tìm nguồn vốn, tìm cách quay nhanh vòng vốn, đào tạo đội ngũ nhân viên các cấp. Đặc biệt tránh phải việc bị lạm dụng vốn…
- Yếu tố cạnh tranh,
Cạnh tranh là yếu tố hết sức quan trọng đối với bất cứ một chủ thể kinh tế nào kinh doanh trên thị trường, khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là yếu tố tất yếu. Khi đã có cạnh tranh thì vấn đề xảy ra đó là sự yếu đi về các mặt khác của chủ thể kinh doanh như tài chính, giá bán bị giảm, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ kém đi. Điều đó chỉ có lợi cho người tiêu dùng. Trong cơ chế thị trường hiện nay muốn mở rộng được thị phần thì ta phải cạnh tranh với các chủ thể kinh doanh khác nhưng phải tuân theo nguyên tắc đó là cạnh tranh “văn minh, lành mạnh và hợp pháp”. Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp kinh doanh lưu trú. Tuy nhiên, doanh nghiệp có cạnh tranh được thì mới có khả năng tồn tại, ngược lại sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường. Cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hoạt động của mình phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao được tính năng động nhưng luôn trong tình trạng bị đẩy lùi.
- Yếu tố khách hàng,
Khách hàng là những người có nhu cầu và khả năng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch hướng đến. Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch trong nền kinh tế thị trường. Khách hàng có nhu cầu rất phong phú và khác nhau tuỳ theo từng lứa tuổi, giới tính mức thu nhập, tập quán …Mỗi nhóm khách hàng có một đặc trưng riêng phản ánh nhu cầu du lịch của họ. Do đó doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch phải có chính sách đáp ứng nhu cầu từng nhóm khách hàng cho phù hợp.