1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sỹ kinh tế Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại Vùng du lịch Bắc bộ của Việt Nam

225 593 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 225
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

NCS xin được cảm ơn chân thành tới các Thày Cô giáo và các cán bộ trong Khoa Du lịch Và Khách sạn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các Cán bộ, Giáo viên Viện đào tạo Sau đại học trường Đ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Nghiên cứu sinh

Hoàng Thị Lan Hương

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu sinh xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thày hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Thường, PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh đã chỉ bảo, hướng dẫn hết sức tận tình để NCS hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này NCS xin được cảm ơn chân thành tới các Thày Cô giáo và các cán bộ trong Khoa Du lịch Và Khách sạn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các Cán bộ, Giáo viên Viện đào tạo Sau đại học trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các vị lãnh đạo Tổng cục Du lịch Việt Nam, các vụ: Vụ Khách sạn, Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Lữ hành, Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Tổng Công ty du lịch Hà Nội, Khách sạn Hoà Bình, Khách sạn Sài Gòn Hạ Long, các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh thuộc Vùng du lịch Bắc Bộ, các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã dành cho NCS sự ủng hộ, động viên, chia sẻ và giúp đỡ tận tình trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH 13

1.1 Kinh doanh lưu trú du lịch 13

1.2 Lý luận cơ bản về Vùng du lịch và phát triển kinh doanh lưu trú du lịch ở Vùng du lịch 26

1.3 Các nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch 37

1.4 Chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch 44

1.5 Mô hình phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch ở một số nước ASEAN 58

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH TẠI VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ CỦA VIỆT NAM 69

2.1 Tổng quan về Vùng du lịch Bắc Bộ và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch gắn với phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại Vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam 69

2.2 Thực trạng quản lý Nhà nước về kinh doanh lưu trú du lịch tại Vùng du lịch Bắc Bộ 81

2.3 Đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại Vùng du lịch Bắc Bộ theo hướng bền vững qua các chỉ tiêu 89

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH TẠI VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ CỦA VIỆT NAM 140

Trang 4

3.1 Căn cứ đề xuất các giải pháp phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch tại

Vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam 140

3.2 Các giải pháp phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch tại Vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam 155

3.3 Các kiến nghị 184

KẾT LUẬN 190

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 195

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 197

PHỤ LỤC 205

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APEC Asia Pacific Economic

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM 5 The 5th Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á Âu lần thứ 5

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

Trang 6

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt

PATA Pacific Asia Travel Association Hiệp hội du lịch châu Á Thái Bình

Organization

Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hiệp Quốc

UNCED United Nation Conference of

Environment and Development

Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc

UNESCO United Nation Education and

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

I BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình cơ sở lưu trú du lịch của Việt Nam từ 1990 đến 2008 90

Bảng 2.2: Cơ cấu của các cơ sở lưu trú du lịch theo hình thức sở hữu 91

Bảng 2.3: Các cơ sở lưu trú được xếp hạng ở Việt Nam đến năm 2008 94

Bảng 2.4: Phân bố khách sạn theo quy mô 95

Bảng 2.5 Công suất sử dụng buồng bình quân của các cơ sở lưu trú du lịch theo hạng của cả nước (2003-2008) 97

Bảng 2.6 Tổng hợp công suất sử dụng buồng trung bình của các cơ sở lưu trú du lịch theo các tiểu vùng thuộc VDLBB (2005-2008) 98

Bảng 2.7 Thu nhập xã hội từ du lịch qua các năm 113

Bảng 2.8 Doanh thu du lịch phân theo các tiểu vùng thuộc VDLBB (2001-2008) 114 Bảng 2.9: Tổng số ngày buồng thực hiện và CSSDBTB 117

của khách sạn Hòa Bình (2005 – 2008) 117

Bảng 2.10: Thị trường khách du lịch quốc tế chủ yếu của khách sạn Hòa Bình 118

Bảng 2.11: Tổng số ngày buồng thực hiện và CSSDBTB của khách sạn Saigon Halong (2005 – 2008) 120

Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của khách sạn Saigon Halong.121 Bảng 2.13 Nguồn và tỷ trọng tiêu thụ điện của CSLTDL ở VN 122

Bảng 2.14 Tỷ trọng các khách sạn áp dụng biện pháp QL tiêu thụ năng lượng trong KD 123

Bảng 2.15 Tỷ trọng các khách sạn tiết kiệm chi phí điện năng trong KD 124

Bảng 2.16 Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào VDLBB 128

Bảng 2.17 Quy mô vốn đầu tư theo địa bàn vào lĩnh vực du lịch ở VDLBB 129

Bảng 2.18: Mức độ áp dụng các chính sách chia sẻ lợi ích kinh tế và xã hội với cộng đồng địa phương ở một số khách sạn điển hình tại VDLBB 132

Bảng 2.19 Đánh giá tổng hợp theo các chỉ tiêu phát triển bền vững KDLTDL tại VDLBB (2001 - 2008) 135

Bảng 3.1: Bảng phân tích SWOT đối với KDLTDL ở VDLBB 145

Trang 8

Bảng 3.2: Dự báo chỉ tiêu khách DLQT đến VDLBB Thời kỳ 2010-2020 150 Bảng 3.3: Dự báo chỉ tiêu khách DLNĐ đến VDLBB Thời kỳ 2010-2020 152 Bảng 3.4: Dự báo nhu cầu về buồng của CSLTDL tại VDLBBthời kỳ 2010 – 2020 153

Trang 9

II HÌNH

Hính 2.1 So sánh tổng số buồng lưu trú của Vùng du lịch Bắc Bộ với các vùng du

lịch khác và cả nước giai đoạn 2001 -2008 91

Hình 2.2: Tỉ trọng số buồng của từng tiểu vùng so với toàn Vùng du lịch Bắc Bộ năm 2007-2008 92

Hình 2.3: Tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2001-2008 101

Hình 2.4: Tỷ trọng khách DLQT đến VDLBB so với đến Việt Nam 102

Hình 2.5: Phân loại khách du lịch quốc tế theo động cơ đi du lịch đến Sapa 103

Hình 2.6: Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch đến Sapa 104

Hình 2.7: Phân loại khách DLQT đến Sapa theo thu nhập/năm 105

Hình 2.8: Mức chi tiêu dự kiến của khách du lịch quốc tế tại Sapa 105

Hình 2.9 Số lượng khách du lịch nội địa của Việt Nam qua các năm 106

Hình 2.10: Tỷ trọng khách du lịch nội địa đến VDLBB so với cả nước 107

Hình 2.11 : Số lượng lao động ngành du lịch Việt Nam qua các năm 109

Hình 2.12 Hiện trạng về tỷ trọng lao động ngành du lịch của Vùng du lịch Bắc Bộ so với các vùng khác và cả nước giai đoạn 2001 - 2008 110

Hình 2.13: So sánh hiện trạng doanh thu từ du lịch vùng du lịch Bắc Bộ 113

Hình 2.14: Một số thị trường khách chính của khách sạn Saigon Hạ Long 120

Hình 2.16 Mức độ sử dụng chất thải rắn trong các CSLTDL 126

Hình 2.17 Cơ cấu dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực du lịch 129

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Mặc dù trong bối cảnh trong và ngoài nước đang có nhiều biến động với những khó khăn, thách thức cùng với những thuận lợi và cơ hội mới trong phát triển

du lịch, Việt Nam vẫn tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém, để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Trên cơ sở đó, kết cấu hạ tầng sẽ phát triển; cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; chất lượng đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường vững chắc; môi trường sinh thái được bảo vệ và cải thiện; vị thế nước ta trong quan hệ quốc tế được củng cố và nâng cao Tất cả những yếu tố trên là cơ sở vững chắc cho sự phát triển du lịch nói chung và kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng một cách nhanh và bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn tới

Vùng du lịch Bắc Bộ (VDLBB) bao gồm 28 tỉnh, thành phố từ Hà Giang đến

Hà Tĩnh là nơi hội tụ nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch Với các trung tâm du lịch quan trọng là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; với nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Đền Hùng, Tam Đảo, Tam Cốc - Bích Động, Hương Sơn, Cát Bà, Vịnh

Hạ Long, Sầm Sơn VDLBB đã thu hút được một số lượng lớn khách du lịch trong

và ngoài nước Sự phát triển du lịch đã góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, làm thay đổi diện mạo những tỉnh

có tiềm năng du lịch vốn còn nghèo trước đây Một lực lượng lớn lao động được tạo thêm công ăn việc làm do phát triển du lịch ở VDLBB trong thời gian qua

Tuy nhiên ở nhiều nơi, việc khai thác tài nguyên quá mức, xây dựng cơ sở

hạ tầng, cơ sở lưu trú du lịch còn thiếu quy hoạch, thiếu tính định hướng, không theo hướng bền vững, không thu hút được sự tham gia của người dân địa phương

đã góp phần làm suy kiệt nhanh chóng tài nguyên du lịch, gây ô nhiễm môi

Trang 11

trường tự nhiên và xã hội Nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị bị xâm phạm,

sự khai thác quá tải ở một số điểm du lịch văn hóa cũng đã tác động xấu đến việc bảo tồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường sinh thái nghiêm trọng Bên cạnh những đóng góp tích cực của hệ thống cơ sở lưu trú đối với sự phát triển của ngành du lịch, sự phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú ở VDLBB trong thời gian

qua đã bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém, không đảm bảo cả về mặt lượng và chất Ở cấp độ doanh nghiệp, việc quản lý kinh doanh của đa số các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú có thứ hạng thấp ở nhiều địa phương còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự quan tâm tới chất lượng dịch vụ, sử dụng

các nguồn lực còn chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao Ở cấp độ ngành, cơ cấu đầu tư cho phát triển cơ sở lưu trú giữa các tiểu vùng trong VDLBB và tại các tỉnh nội vùng còn nhiều bất cập, định hướng phát triển chưa thật rõ ràng Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch như các

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam với Chính quyền địa phương các tỉnh trong VDLBB còn chưa thật ăn ý Hệ thống cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước về du lịch nói chung và kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng còn chưa thật ăn khớp và thiếu đồng bộ Tất cả những điều đó đã ảnh hư-ởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch, làm nảy sinh những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh lưu trú du lịch (KDLTDL) trong thời gian vừa qua

Trong giai đoạn đòi hỏi sự phát triển mạnh cả về lượng và chất, với nhu cầu

mở rộng hợp tác và tích cực, chủ động hội nhập với khu vực và thế giới của ngành

du lịch Việt Nam, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch và việc phải có quy hoạch phát triển cho hệ thống cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL) ở Việt Nam theo hướng phát triển bền vững đang trở thành vấn đề quan trọng cần được quan tâm và ưu tiên giải quyết trong thời gian trước mắt

Để giải quyết những vấn đề tồn tại trên, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế, thúc đẩy lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch ở VDLBB của Việt Nam phát triển không ngừng và bền vững, đề tài luận án: “Phát triển kinh

Trang 12

doanh lưu trú du lịch tại Vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam” trở nên quan trọng và cần thiết Việc tìm ra những hạn chế, khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ; những mâu thuẫn cần giải quyết và đưa ra những định hướng, giải pháp, những đề xuất, kiến nghị nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch ở VDLBB của Việt Nam - vùng du lịch quan trọng phía Bắc của Tổ quốc

- là một đòi hỏi có tính bức bách trong thời giai tới

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận án

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng phát triển kinh doanh lưu trú du lịch

ở VDLBB của Việt Nam, vận dụng lý luận về phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch, đưa ra các giải pháp để phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch tại VDLBB của Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kinh doanh lưu trú du lịch và phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch;

- Đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh lưu trú du lịch ở VDLBB của Việt Nam trong thời gian qua theo quan điểm phát triển bền vững

- Đề xuất những giải pháp đồng bộ nhằm phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch ở VDLBB, đồng thời luận án cũng đề xuất những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan và các chủ thể tham gia vào lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch ở VDLBB nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi hơn cho phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch trong giai đoạn tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu lý luận về phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch; thực trạng phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du

lịch tại VDLBB

Trang 13

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Thứ nhấ t, luận án tiếp cận khái niệm “phát triển” theo quan điểm phát triển bền vững vì những giá trị của phương thức tiếp cận bền vững trong việc tối ưu hóa phát triển của ngành du lịch đang ngày càng được khẳng định và được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới Khái niệm “kinh doanh lưu trú du lịch” cũng được tiếp

cận theo nghĩa rộng của nó, tức là: kinh doanh lưu trú du lịch được xem là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù của ngành du lịch

Thứ hai, phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch được nghiên cứu ở hai cấp độ: ngành và doanh nghiệp Trong khuôn khổ của luận án, phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch được đề cập chủ yếu ở cấp độ ngành Phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch ở cấp độ doanh nghiệp chỉ được đề cập mang tính chất minh chứng cho mức độ phát triển bền vững về kinh tế trong kinh doanh lưu trú du lịch ở cấp

độ ngành Các doanh nghiệp được lựa chọ là loại hình CSLTDL tiêu biểu cho hai trung tâm du lịch trọng điểm trong VDLBB

Những giới hạn phạm vi nghiên cứu trên hoàn toàn không làm ảnh hưởng tới

kết quả tổng thể và mục tiêu nghiên cứu của luận án

Thứ ba, luận án nghiên cứu tại VDLBB của Việt Nam (theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010) trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2008 và định hướng phát triển đến 2020

4 Phương pháp nghiên cứu của luận án

Phương pháp luận

Phương pháp luận của luận án dựa trên quan điểm của phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử làm nền tảng trong quá trình phân tích và kết luận vấn đề nghiên cứu

Dựa trên quan điểm phép duy vật biện chứng, trong đề tài luận án, tác giả vận

dụng các quy luật chung nhất về sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, là những nguyên tắc và cơ sở chung của thế giới khách quan và sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức của con người, để đặt vấn đề phát triển kinh doanh lưu trú

Trang 14

du lịch dựa trên các tiêu chí phát triển bền vững trong mối quan hệ biện chứng với các điều kiện đặc thù về kinh tế, xã hội và môi trường của Vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam

Dựa trên quan điểm phép duy vật lịch sử, trong đề tài luận án, tác giả vận dụng

nền sản xuất xã hội với tư cách là cơ sở tồn tại của con người Mỗi hệ thống quan hệ sản xuất nảy sinh trên một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất, phải phục tùng những quy luật chung cho tất cả mọi hình thái cũng như những quy luật phát sinh, hoạt động và chuyển lên hình thức cao hơn có tính đặc thù, vốn có của một trong những hình thức ấy Nhấn mạnh ảnh hưởng tích cực trở lại của tư tưởng , tổ chức chính trị và các thiết chế xã hội (đường lối, chính sách , pháp luật, thủ tục hành chính ) đối với cơ sở hạ tầng, nêu bật vai trò to lớn của nhân tố chủ quan

Trên cơ sở phương pháp luận, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu của

đề tài luận án sau đây:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Luận án dựa trên hệ thống cơ sở lý luận về du lịch, về kinh doanh khách sạn,

về phát triển bền vững và phát triển bền vững du lịch, về phân vùng du lịch trong hệ thống phân vị lãnh thổ du lịch và lý thuyết hệ thống để hệ thống hóa cơ sở lý luận

về kinh doanh lưu trú du lịch và phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch

Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng trong suốt quá trình phân tích, đánh giá toàn diện đối tượng nghiên cứu của luận án Thông qua phương pháp phân tích tổng hợp, luận án chỉ ra những vấn đề còn tồn tại của việc phát triển thiếu tính bền vững, tìm ra những nguyên nhân để từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục và phát triển theo hướng bền vững của đối tượng nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thông tin có liên quan đến nội dung và đối tượng nghiên cứu của đề tài

Trang 15

Phương pháp này rất quan trọng, là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu của đề tài một cách khách quan và có cơ

sở thực tiễn.Có hai phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu cơ bản được sử dụng trong luận án là:

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Luận án sử dụng các dữ kiện thông tin thứ cấp đã được nghiên cứu và công bố

để phân tích, so sánh, khái quát tình hình thực trạng phát triển kinh doanh lưu trú

du lịch ở VDLBB Để có nguồn thông tin thứ cấp, NCS thu thập từ việc đọc có chọn lọc các giáo trình, các công trình nghiên cứu, các tạp chí có liên quan, các tài liệu của Vụ Khách sạn Tổng cục Du lịch Việt Nam và của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, các báo cáo tổng kết năm của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh thuộc Vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam và các thông tin từ các websites chuyên ngành trong và ngoài nước

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để có nguồn dữ liệu sơ cấp, NCS sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

− Phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch

ở Hà Nội và các nhà quản lý Nhà nước về du lịch ở TCDL Việt Nam

− Điều tra, khảo sát qua bảng hỏi để thu thập thông tin và lấy ý kiến của một số đối tượng khách du lịch đại diện đến VDLBB, các chủ doanh nghiệp của một số CSLTDL ở một số trung tâm du lịch trong VDLBB, các nhà quản lý Nhà nước về

du lịch ở một số Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh trực thuộc VDLBB, Chính quyền địa phương một số tỉnh trong VDLBB của Việt Nam

Phương pháp xử lý thông tin

Luận án sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích định tính và định lượng để phân tích thực trạng công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh lưu trú du lịch; mức độ phát triển bền vững của kinh doanh lưu trú du lịch ở VDLBB của Việt Nam và tìm ra các mối quan hệ tương quan giữa các vấn đề đã phân tích

Phương pháp chuyên gia

Trang 16

Nghiên cứu sinh đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam để đưa ra các nhận định và phán đoán suy luận vấn đề nghiên cứu của đề tài

5 Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài của luận án

5.1 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước

Năm 1992: Rio de Janeiro, Brasil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất, tên chính thức là Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCED) Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên “Chương trình Nghị sự 21” (Agenda 21)

Về phát triển du lịch bền vững cũng đã được đề cập và nghiên cứu rộng khắp trên toàn thế giới Cũng tại Hội nghị của Ủy ban Môi trường và Phát triển của Liên

hợp quốc năm 1987 đã đề cập đến phát triển du lịch bền vững là một nhánh của phát triển bền vững nói chung Tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp

quốc năm 1992, Tổ chức Du lịch Thế giới cũng đã đề cập đến phát triển du lịch bền vững và đã đưa ra một khái niệm tổng quát về du lịch bền vững

Trong các nghiên cứu về cơ sở lý luận phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững có thể kể tới các công trình nghiên cứu có tính khái quát hóa cao trên thế giới đã được công bố như:

- Donella Meadows (1989) “Indicator and information system for sustainable development” năm 1989

- Peter Hardi và Donald Hawkins (1992) “Assessing sustainable development: Principles in practice” năm 1992

- Hội thảo về phát triển bền vững, New York (1995), “Tourism and Sustainable Development” , New York năm 1995

- Báo cáo của Balaton Group (1999) “Indicator for Sustainable Development: Theory, Method, Applications” năm 1999

- “Tourism 2000: Building a Sustainable Future of Asia Pacific”

Trang 17

- Báo cáo tổng kết của hội nghị Bộ Trưởng các nước Châu Á Thái Bình Dương

về du lịch và môi trường theo hướng bền vững (2002)“Defining, mesuring and evaluating Carrying Capacity in European Tourism Destinations” do khoa nghiên cứu môi trường của Trường Đại học AEGEAN của Mỹ tổ chức năm

2002

Các công trình nghiên cứu trên đều chủ yếu tập trung vào nghiên cứu cơ sở

lý luận về phát triển bền vững du lịch nói chung và các nguyên lý phát triển bền vững trong du lịch Chỉ có một công trình nghiên cứu ứng dụng cho các nước đang phát triển như “Tourism and sustainability – New tourism in the Third World” của Martin Mowforth và Lan Munt năm 2002 Hầu như không có công trình nghiên cứu nào đã đi sâu nghiên cứu về phát triển bền vững trong một lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch tại một vùng du lịch

5.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững xuất hiện muộn hơn so với thế giới và mới được nghiên cứu trong khoảng hơn một thập kỷ nay Việc nghiên cứu về phát triển bền vững ở những địa bàn cụ thể áp dụng cho một lĩnh vực kinh doanh cụ thể trong du lịch như kinh doanh lưu trú du lịch còn rất hạn chế

Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam muộn hơn nhưng nó lại sớm được thể hiện ở nhiều cấp độ Về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới khoa học nước ta tiếp thu nhanh Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến là công trình do giới nghiên cứu môi trường tiến hành như "Tiến tới môi trường bền vững” (1995) của Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội Công trình này đã tiếp thu khái niệm phát triển bền vững theo báo cáo Brundtland như một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật; "Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I” (2003) do Viện Môi trường và

Trang 18

phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững của Brundtland và kinh nghiệm các nước Trung Quốc, Anh, Mỹ, các tác giả đã đưa ra các tiêu chí cụ thể

về phát triển bền vững đối với một quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội

và bền vững môi trường, đồng thời cũng đề xuất một số phương án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển bền vững cho Việt Nam; "Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững” (2000) do nhóm tác giả Lưu Đức Hải và cộng sự tiến hành đã trình bày

hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi trường cho phát triển bền vững Công trình này đã xác định phát triển bền vững qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hóa và đã tổng quan nhiều mô hình phát triển bền vững như mô hình 3 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trường giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô hình tương tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình liên

hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của Worl Bank

Nhìn chung các công trình nghiên cứu này có một điểm chung là khai thác khái niệm phát triển bền vững theo Brundtland, tuy nhiên những nghiên cứu đó còn mang tính liệt kê, trong khi đó tính thích ứng của chúng với thực tế Việt Nam, cụ thể là ở cấp độ địa phương, vùng, miền, hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội như lĩnh vực du lịch vẫn chưa được làm rõ

Mặc dù vấn đề phát triển bền vững đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm

và đã được cụ thể hóa trong các chủ trương, chính sách ở tầm quốc gia hướng tới sự

phát triển bền vững của đất nước Các khái niệm về phát triển du lịch bền vững mới

được đề cập và nghiên cứu trong những năm gần đây

Trong đề tài ”Cơ sở khoa học xác định tổ chức hệ thống khách sạn theo lãnh thổ”, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã nghiên cứu những luận cứ khoa học và định hướng phát triển hệ thống khách sạn Việt Nam theo lãnh thổ Nghiên cứu này

hầu như chỉ tập trung vào một loại hình CSLTDL duy nhất là khách sạn, còn các

loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác đã không được đề cập Các vấn đề về quy hoạch

Trang 19

phát triển của khách sạn trong nghiên cứu này tương đối dàn trải, thiếu sự tập trung vào một vùng du lịch trọng điểm nào

Năm 2000, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam đã nghiên cứu đề

tài ”Tổng quan kinh nghiệm các nước về phát triển du lịch bền vững” Đề tài

nghiên cứu đã liệt kê tổng quát một số hướng khai thác phát triển du lịch theo quan điểm bền vững đã thực hiện thành công và chỉ ra những kinh nghiệm phát triển chưa thành công ở một số nước trên thế giới Những bài học kinh nghiệm về phát triển bền vững du lịch nói chung đã được đúc kết cho Việt Nam Tuy nhiên, những

vấn đề của phát triển bền vững KDLTDL chưa được đặt ra trong nghiên cứu này

Các đề tài khác như "Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững

ở Việt Nam” của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã nghiên cứu năm 2001 cũng

đã đưa ra hệ thống cơ sở khoa học cơ bản về phát triển bền vững du lịch, đã đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh du lịch của ngành du lịch trên lãnh thổ Việt Nam Tuy nhiên, các đánh giá chuyên sâu về kinh doanh lưu trú du lịch và thực trạng các loại hình CSLTDL theo cơ cấu chưa được nghiên cứu

Năm 2005, trong “Khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú trên địa bàn cả nước” đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch

đã thống kê các doanh nghiệp KDLTDL ở Việt Nam và đưa ra các đánh giá chủ yếu tập trung vào tình hình các khách sạn thuộc một số trung tâm du lịch lớn của Việt Nam Tuy nhiên, còn nhiều trung tâm du lịch thuộc VDLBB kém phát triển hơn

chưa được đề cập

Một số tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam (như SNV, IUCN ) cũng đã quan tâm đến các vấn đề về phát triển bền vững, các vấn đề về bảo tồn, phát triển cộng đồng, phát triển bền vững nói chung ở những vùng sâu, vùng xa của Việt Nam, gắn với các chương trình xóa đói giảm nghèo ở một số tỉnh vùng núi kém phát triển mà thiếu đi một mảng nghiên cứu quan trọng về phát triển hoạt động KDLTDL bền vững hướng tới chia sẻ lợi ích kinh tế - xã hội với cộng đồng địa phương và gắn với công cuộc xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Trang 20

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác cũng đã nghiên cứu chủ yếu về

cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững nói chung, đã làm rõ các nguyên tắc của phát triển bền vững trong du lịch và nghiên cứu gắn với một số tỉnh cụ thể như Phong Nha – Kẻ Bàng ở Quảng Bình, Sapa Lào Cai… Hầu hết các đề tài đều chưa nghiên cứu chuyên sâu về phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch ở một không gian du lịch cụ thể theo hệ thống phân vị trong tổ chức lãnh thổ du lịch đó là một vùng du lịch - Vùng du lịch Bắc bộ của Việt Nam

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án

Luận án trước hết sẽ nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Việc xây dựng các luận cứ khoa học dựa trên cơ sở cả lý luận và thực tiễn sẽ là công cụ hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch các cấp ở Việt Nam có những định hướng hiệu quả hơn trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch nói riêng và của ngành du lịch Việt Nam nói chung theo hướng bền vững trong tương lai

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở khoa học giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch tại VDLBB nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung đưa ra những quyết định đúng đắn và những lựa chọn giải pháp phù hợp để phát triển họa động kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn và bền vững hơn trong môi trường kinh doanh với sự hội nhập thế giới ngày càng sâu, rộng trong thời gian tới ở nước ta

Luận án còn là tài liệu tham khảo cho các đối tượng có liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch như các cán bộ quản lý nhà nước, các nhà quản lý doanh nghiệp, các cán bộ nghiên cứu và giảng dậy về du lịch, khách sạn và các sinh viên chuyên ngành Du lịch Khách sạn của các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu ở Việt Nam

7 Kết cấu nội dung của luận án

Với mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu như trên, ngoài

Trang 21

phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu làm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh lưu trú du lịch

Chương 2: Thực trạng về phát triển kinh doanh lưu trú du lịch ở VDLBB của Việt

Nam

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch

tại VDLBB của Việt Nam

Trang 22

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH

1.1 Kinh doanh lưu trú du lịch

1.1.1 Khái niệm kinh doanh lưu trú du lịch

Khái niệm kinh doanh lưu trú du lịch được tiếp cận theo hai nghĩa: nghĩa hẹp

và nghĩa rộng

Theo nghĩa hẹp, “Kinh doanh lưu trú du lịch” bao gồm việc kinh doanh các

dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung như dịch vụ giặt là, dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ bãi đỗ, dịch vụ báo thức buổi sáng …) của cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch Các dịch vụ này không tồn tại ở dạng vật chất và được cung cấp cho các đối tượng khách, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là khách du lịch Trong quá trình “sản xuất” và bán các sản phẩm dịch vụ, cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL) không tạo ra sản phẩm mới và cũng không tạo ra giá trị mới Hoạt động của các CSLTDL thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) và hoạt động phục vụ của các nhân viên đã giúp chuyển dần giá trị từ dạng vật chất sang dạng tiền tệ dưới hình thức “khấu hao” Vì vậy kinh doanh lưu trú du lịch không thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, mà thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ [11,tr 12]

Theo nghĩa hẹp: Kinh doanh lưu trú du lịch là hoạt động kinh doanh ngoài

lĩnh vực sản xuất vật chất nhằm cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và một số dịch vụ bổ sung cho khách du lịch trong thời gian họ lưu lại tạm thời tại cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch nhằm mục đích có lãi

Các dịch vụ bổ sung trong kinh doanh lưu trú du lịch bao gồm các dịch vụ bổ sung bắt buộc và dịch vụ bổ sung không bắt buộc, trong đó các dịch vụ bổ sung bắt buộc là những dịch vụ mà các CSLTDL bắt buộc phải cung cấp cho khách theo quy định trong hệ thống tiêu chuẩn xếp hạng CSLTDL của các quốc gia Số lượng và sự đa dạng của các dịch vụ bổ sung bắt buộc trong KDLTDL tùy thuộc vào từng cấp hạng và từng loại hình của CSLTDL Ngoài ra, các CSLTDL có thể

Trang 23

cung cấp thêm các dịch vụ bổ sung không bắt buộc khác mà không có trong quy định tiêu chuẩn xếp hạng quốc gia tương ứng cho thứ hạng của CSLT nếu như khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp có nhu cầu và nằm trong khuôn khổ cho phép của pháp luật hiện hành

Theo nghĩa rộng, kinh doanh lưu trú du lịch là một bộ phận cấu thành không

thể tách rời của hoạt động kinh doanh du lịch nói chung., trong đó, kinh doanh lưu trú du lịch được hiểu là một lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch cung cấp các sản phẩm đặc thù là các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ qua đêm cho khách du lịch tại các điểm đến du lịch Vì thế, có thể định nghĩa kinh doanh lưu trú

du lịch theo nghĩa rộng như sau:

Kinh doanh lưu trú du lịch là một lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong ngành du lịch, cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và dịch vụ bổ sung nhằm thỏa mãn nhu cầu lưu lại tạm thời của khách du lịch tại điểm đến du lịch là một tỉnh, một vùng hay một quốc gia phát triển du lịch

Các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch bao gồm

nhiều loại khác nhau, chúng còn được gọi là các cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL) Theo điều 62 Luật Du lịch Việt Nam đã xác định rõ: “Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: Khách sạn, Làng du lịch, Biệt thự du lịch, Căn hộ du lịch, Bãi cắm trại du lịch, Nhà nghỉ du lịch, Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các cơ sở lưu trú

du lịch khác” [10, tr 21]

Theo đó, các cơ sở lưu trú du lịch không bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh thuần túy các dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí hay các dịch vụ đơn

lẻ riêng biệt, độc lập với các cơ sở lưu trú du lịch nói trên

1.1.2 Giới thiệu một số thể loại cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu

Một số thể loại cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu được khai thác phát triển phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và ở Việt Nam được đi sâu nghiên cứu, bao gồm:

1.1.2.1 Khách sạn (Hotel)

Trang 24

Khách sạn là thể loại cơ sở lưu trú du lịch chính yếu nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất về số lượng và cũng rất đa dạng về loại kiểu, thứ hạng trong hệ thống các cơ sở

lưu trú du lịch Thuật ngữ “Khách sạn” - “Hotel” có nguồn gốc từ tiếng Pháp được

du nhập vào hầu hết các nước trên thế giới và trở thành một thuật ngữ quốc tế

Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4391: 2009 của Tổng Cục Du Lịch đã ghi

rõ: “Khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo

chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách” [3]

Khoa du lịch trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, trong giáo trình

“Kinh doanh khách sạn” đã đưa ra khái niệm về khách sạn:“Khách sạn là cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú (với đầy đủ tiện nghi), dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách lưu lại qua đêm và thường được xây dựng tại các điểm du lịch” [11, tr.43]

Trên thực tế, khách sạn được tồn tại dưới nhiều hình thức rất khác nhau, với những tên gọi rất khác nhau, tuỳ thuộc vào các tiêu chí phân loại Có thể khái quát các thể loại khách sạn theo một số tiêu chí sau

(1) Theo vị trí địa lý

Trên cơ sở đó, các khách sạn được chia thành 5 loại: khách sạn thành phố, khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn ven đô, khách sạn ven đường, khách sạn hàng không (khách sạn sân bay)

(2) Theo mức cung cấp dịch vụ

Theo đó, khách sạn được phân thành 4 loại: khách sạn sang trọng, khách sạn cung cấp đầy đủ dịch vụ, khách sạn cung cấp số lượng hạn chế dịch vụ, khách sạn bình dân

(3) Theo mức giá bán sản phẩm lưu trú

Tiêu chí này chỉ được áp dụng riêng cho từng quốc gia vì nó phụ thuộc vào mức độ phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn ở mỗi nước Các khách sạn được chia thành 5 loại: khách sạn có mức giá cao nhất, khách sạn có mức giá cao, khách sạn có mức giá trung bình, khách sạn có mức giá thấp

(4) Theo quy mô của khách sạn

Trang 25

Dựa vào số lượng buồng ngủ được thiết kế, các khách sạn được chia thành: khách sạn quy mô lớn, khách sạn quy mô trung bình và khách sạn quy mô nhỏ

Tuy nhiên, quy mô khách sạn lớn, vừa hay nhỏ phải có bao nhiêu buồng thiết

kế là tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn ở từng quốc gia khác nhau Ví dụ, tại Hoa Kỳ, Khách sạn có ít nhất 500 buồng thiết kế trở lên được xếp vào loại quy mô lớn Khách sạn quy mô trung bình là có số buồng thiết kế từ 125 đến cận 500 Các khách sạn quy mô nhỏ là những khách sạn có dưới

125 buồng thiết kế Còn ở Việt Nam do hoạt động kinh doanh khách sạn còn mới ở giai đoạn phát triển chưa cao nên chưa có nhiều khách sạn lớn và rất lớn

(5) Theo hình thức sở hữu và quản lý

Theo tiêu chí này, ở Việt Nam đang tồn tại 3 loại là khách sạn tư nhân, khách sạn nhà nước và khách sạn liên doanh liên kết (khách sạn cổ phần trong nước hoặc

liên kết với nước ngoài) Trên thế giới theo tiêu chí này có 2 loại khách sạn là: khách sạn độc lập và khách sạn liên kết Khách sạn độc lập là những khách sạn do

một cá nhân hay một hãng (tổ chức, công ty TNHH) đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, tự điều hành kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh

cuối cùng của nó Khách sạn liên kết về phần mình lại bao gồm 2 loại: liên kết về sở

hữu và liên kết về quản lý Khách sạn liên kết về sở hữu (khách sạn cổ phần) là khách sạn do hai hay nhiều cá nhân, tổ chức hay công ty TNHH cùng chung vốn đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, việc điều hành quản lý và kết quả kinh doanh cuối cùng của nó phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của các thành viên chủ đầu tư Khách sạn liên kết về quản lý được chia thành 2 loại: khách sạn hợp tác đặc quyền (chuyển nhượng thương hiệu – Franchise Hotel) và khách sạn hợp đồng quản lý (Management Contract Hotel) Trên thực tế có nhiều khách sạn sử dụng tất cả các loại liên kết trên cùng một lúc gọi là khách sạn liên kết hỗn hợp

(6) Theo tiêu chuẩn phân hạng khách sạn của Tổng cục du lịch Việt Nam

Ở Việt Nam, theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4391: 2009 về xếp hạng khách sạn của Tổng Cục Du Lịch việt Nam: căn cứ theo vị trí, kiến trúc, trang thiết

bị tiện nghi, dịch vụ, người quản lý và nhân viên phục vụ, an ninh, an toàn, bảo vệ

Trang 26

môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, khách sạn được xếp theo 5 hạng: 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao và 5 sao [3]

1.1.2.2 Motel

Motel đã xuất hiện ở Mỹ từ những năm 30 của thế kỷ XX Trong hơn nửa

thế kỷ tồn tại và phát triển, Motel đã lớn dần cả về số lượng và chất lượng Hiện nay

ở Bắc mỹ, Motel đang khẳng định là thể loại cơ sở lưu trú du lịch đầy tiềm năng phát triển Motel thường được phân biệt với các cơ sở lưu trú du lịch khác theo các tiêu chí vị trí địa lý, cách thức thiết kế, đối tượng khách, các dịch vụ cung ứng Motel thường được xây dựng ven dọc các đường cao tốc (highway) hoặc ven ngoại ô thành phố Motel là một quần thể gồm những toà nhà được xây dựng không quá hai tầng, được quy hoạch và chia thành các khu vực có chức năng sử dụng riêng biệt, bao gồm : khu lưu trú, khu bãi đỗ xe, khu đón tiếp, khu phục vụ ăn uống, khu cung cấp dịch vụ bổ sung (bán xăng dầu, sửa chữa, bảo dưỡng và cho thuê xe)… Khách nghỉ ở Motel là những người đi lại sử dụng phương tiện vận chuyển là mô tô và ô tô trên các tuyến đường cao tốc Sản phẩm do Motel cung cấp chủ yếu là dịch vụ cho thuê buồng ngủ (với hình thức tự phục vụ là chính), dịch vụ ăn uống nhanh (rất hạn chế) và các dịch vụ bổ sung truyền thống của Motel như bán tiếp nhiên liệu xăng dầu, sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô…

1.1.2.3 Làng du lịch (holiday village)

Làng du lịch ra đời ở Pháp và xuất hiện vào đầu những năm 1947, chủ

yếu nằm ở ven Địa trung hải Ngày nay, Làng du lịch được xây dựng ở các điểm

du lịch nghỉ dưỡng, nơi có giàu tài nguyên du lịch tự nhiên Theo Tiêu chuẩn

Quốc gia TCVN 7797:2009 của Tổng cục Du lịch Việt Nam: "Làng du lịch là Cơ

sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc một số loại cơ sở lưu trú khác như căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) và bãi cắm trại, được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch Băng-ga-lâu (bungalow) là nhà thấp tầng được xây dựng đơn chiếc hoặc thành dãy, cụm riêng biệt với các tiện nghi phục vụ khách

Trang 27

du lịch " [6] Đối tượng khách nghỉ ở Làng du lịch gồm nhiều đối tượng khách

khác nhau song phần đông trong số họ là những khách có khả năng thanh toán cao, đi theo đoàn hoặc riêng lẻ thông qua tổ chức với mức giá trọn gói Khách đi cùng gia đình sử dụng dịch vụ của loại hình cơ sở lưu trú này cũng đang có xu hướng tăng lên trên thế giới Thời gian lưu lại của khách nghỉ tại Làng du lịch thường kéo dài Căn cứ vào: vị trí, kiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, dịch vụ, người quản lý và nhân viên phục vụ, an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, ở Việt Nam làng du lịch được xếp theo 5 hạng:

1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao và 5 sao

1.1.2.4 Lều trại (Camping)

Lều trại là một thể loại cơ sở lưu trú du lịch, thường được xây dựng ở những

nơi có giàu tài nguyên thiên nhiên Đặc trưng của Lều trại là được tạo thành bởi những vật liệu kém bền chắc, có tính di động cao và thường được quy hoạch thành khu riêng biệt Căn cứ vào quá trình phát triển của lều trại từ trước đại chiến thế giới thứ II đến nay, có nhiều loại lều trại như lều trại hoang dã, lều trại có chủ, lều trại kinh doanh, lều trại tại nhà Trong lều trại kinh doanh, khách du lịch được cung cấp các dịch vụ như: chỗ ngủ, ăn uống, khu thể thao và vui chơi giải trí và một vài dịch vụ bổ sung khác Thị trường khách mà lều trại nhắm tới chủ yếu là những khách ở độ tuổi thanh niên, là học sinh, sinh viên, thích đi du lịch theo đoàn hoặc theo nhóm và thường đi theo trào lưu Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7796:2009, của

Tổng cục du lịch Việt Nam, “Bãi cắm trại du lịch (tourist camping site) là khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại” Đơn vị trại (camping unit) là “một khoảnh đất dựng lều cho 2 người hoặc cho một phòng ngủ di động (caravan) cho bốn người hoặc một phòng ngủ trong nhà xây cố định tại bãi cắm trại”[5]

Yêu cầu tối thiểu đối với bãi cắm trại đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú

du lịch được quy định gồm: vị trí, tổ chức không gian, diện tích; trang thiết bị, tiện nghi, dịch vụ và mức độ phục vụ; người quản lý và nhân viên phục vụ ;

Trang 28

bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm

1.1.2.5 Căn hộ du lịch (tourist apartment)

Căn hộ du lịch là những căn hộ “có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch

thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú Được gọi là khu căn hộ du lịch khi có từ

10 căn hộ du lịch trở lên” [7] Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7798:2009 của Tổng

cục du lịch Việt Nam, căn hộ du lịch được xếp thành 2 hạng là: hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch (ĐC) và hạng cao cấp (CC) Căn hộ du lịch được xếp hạng dựa trên các yêu cầu chung như: vị trí, kiến trúc; trang thiết bị, tiện nghi; dịch vụ và mức độ phục vụ; người quản lý và nhân viên phục vụ, bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh an toàn thực phẩm

1.1.2.6 Biệt thự du lịch (Tourist Villa)

Biệt thự du lịch là cơ sở lưu trú du lịch “có trang thiết bị, tiện nghi cho khách

du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú Có từ ba biệt thự du lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch”[4]- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7795:2009 Theo đó, biệt thự du lịch được xếp theo 2 hạng: hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch (ĐC) và hạng cao cấp (CC) dựa trên các căn cứ như: vị trí, kiến trúc, trang thiết bị, tiện nghi, dịch vụ và mức độ phục vụ, người quản lý và nhân viên phục vụ, bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh an toàn thực phẩm

1.1.2.7 Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house)

Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7799:2009 của Tổng Cục Du Lịch Việt

Nam: “Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện

nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn” [8] Theo đó, Nhà nghỉ du lịch được phân thành 2 loại: nhà nghỉ

có dưới 10 buồng ngủ và nhà nghỉ có từ 10 buồng ngủ trở lên

Ngoài các loại hình cơ sở lưu trú du lịch kể trên, ở Việt Nam, trong Bộ tiêu

chuẩn quốc gia TCVN 7800:2009 của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam còn có Nhà ở

có phòng cho khách thuê (Homestay) Theo đó “Nhà ở có phòng cho khách thuê

“nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho

Trang 29

thuê lưu trú, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà” [9]

1.1.3 Đặc điểm của kinh doanh lưu trú du lịch

Kinh doanh lưu trú du lịch là lĩnh vực luôn đòi hỏi những điều kiện kinh doanh nhất định và chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau tại địa điểm kinh doanh (điểm du lịch) Để đưa ra các chính sách quản lý phù hợp, các cơ quan quản lý Nhà nước và các chủ doanh nghiệp lưu trú du lịch cần phải phân tích và hiểu rõ các đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh này và các đặc trưng riêng trong điều kiện kinh doanh ở mỗi vùng Trên phương diện lý tuyết, kinh doanh lưu trú du lịch có một số đặc điểm sau:

1.1.3.1 Kinh doanh lưu trú du lịch phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại tại các điểm

du lịch

Hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch chỉ có thể được tiến hành thành công ở những nơi có tài nguyên du lịch, bởi lẽ tài nguyên du lịch là yếu tố tạo ra sự thúc đẩy, thôi thúc và thu hút con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để đi du lịch Mỗi loại tài nguyên du lịch tạo ra sức hấp dẫn thu hút đối với những đối tượng khách

du lịch khác nhau Vì vậy, tài nguyên du lịch có tác động rất mạnh đến quyết định đầu

tư và các chính sách kinh doanh của các doanh nghiệp KDLTDL tại các điểm du lịch Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch ở mỗi nơi sẽ quyết định quy mô của các CSLTDL ở đó Giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch ở mỗi nơi quyết định sự lựa chọn thứ hạng và chất lượng dịch vụ của các CSLTDL ở nơi đó Mặt khác, khi các điều kiện khách quan (tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội) tác động làm thay đổi giá trị

và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch của một điểm đến, sẽ tác động đến cầu du lịch đến du lịch, khi đó các nhà KDLTDL phải điều chỉnh kịp thời các chính sách kinh doanh cho phù hợp Về phần mình, tài nguyên du lịch ở một điểm đến cũng chịu sự phụ thuộc vào chính các CSLTDL đang hoạt động tại đó Ví dụ, nếu các CSLTDL được khai thác quá mức cho phép so với sức chứa của tài nguyên du lịch, quy hoạch kiến trúc xây dựng không phù hợp với đặc thù của tài nguyên du lịch, sẽ làm giá trị và

Trang 30

sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch tại các đó bị giảm đi Về lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cả vùng du lịch

Vấn đề này đang đặt ra những thách thức đối với công tác quản lý và quy hoạch phát triển KDLTDL tại các trung tâm du lịch và các vùng du lịch Đòi hỏi công tác quy hoạch phát triển du lịch phải tuân thủ theo các nguyên tắc về phát trển bền vững để đảm bảo không làm tổn hại đến tài nguyên du lịch của điểm đến.Công tác quy hoạch về số lượng, quy mô, thứ hạng và cơ cấu của các CSLTDL nhất thiết phải dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ đặc thù của tài nguyên

vụ giải trí ngoài trời như bể bơi, sân tennis…cũng đòi hỏi phải sang trọng Đây chính là nguyên nhân đẩy chi phí đầu tư ban đầu của các CSLTDL lên cao

Ngoài ra, chi phí đầu tư ban đầu cao còn do các chi phí cho xây dựng cơ sở

hạ tầng như hệ thống đường xá dẫn đến và đường xá đi lại bên trong mỗi CSLTDL,

hệ thống cấp, thoát nước sạch, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cung cấp điện và bưu chính viễn thông của các CSLTDL (nhất là tại các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cách xa các trung tâm dân cư) Các chi phí cho đất đai để xây dựng CSLTDL như mua quyền sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường cũng rất lớn

Bên cạnh đó, yêu cầu về tính chất lượng cao của các dịch vụ du lịch cũng đòi hỏi các CSLTDL phải bỏ ra những khoản chi phí đầu tư lớn cho hoạt động duy tu,

Trang 31

bảo dưỡng thường xuyên nhằm duy trì tình trạng làm việc luôn tốt của CSVCKT của chúng

Từ đặc điểm này có thể thấy rằng các nhà QLNN về du lịch khi làm quy hoạch phải chú ý đến cơ cấu về số lượng và loại hình của các CSLTDL trong VDL sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững của cả vùng và có chính khuyến khích các nhà nhà đầu tư có năng lực tài chính đầu tư vào các CSLTDL có thứ hạng cao ở những trung tâm du lịch có tiềm năng phát triển tốt

1.1.3.3 Kinh doanh lưu trú du lịch đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối cao

KDLTDL là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, vì vậy sản phẩm dịch vụ của các CSLTDL chủ yếu do những nhân viên phục vụ trực tiếp tạo ra Ở những CSLTDL có thứ hạng càng cao, đòi hỏi dịch vụ được cung cấp phải có chất lượng càng cao và thậm chí không cho phép có lỗi (zero defect) Để đạt được điều đó, các CSLTDL phải phân công bố trí công việc cho nhân viên phục vụ theo hướng chuyên môn hóa (mỗi người chỉ thực hiện một cung đoạn của quá trình phục vụ lặp đi lặp lại mà thôi) nên dẫn đến khả năng thay thế lẫn nhau của các nhân viên giữa các bộ phận khác nhau và thậm chí trong cùng một bộ phận nghiệp vụ hầu như không thể thực hiện được Đó là lý do tại sao các CSLTDL buộc phải sử dụng nhiều nhân viên phục vụ hơn và số lượng nhân viên phục vụ tăng lên cùng với mức tăng của quy mô và thứ hạng của chúng

Thời gian lao động trong các cơ sở lưu trú du lịch bị phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, thường kéo dài 24/24 giờ mỗi ngày, 7/7 ngày mỗi tuần, 30/30 ngày mỗi tháng và 365/365 ngày mỗi năm (đối với các cơ sở lưu trú

du lịch hoạt động quanh năm) Do đó, các CSLTDL cần phải sử dụng một số lượng lớn lao động phục vụ trực tiếp trong mùa du lịch chính Với đặc điểm này, các doanh nghiệp KDLTDL luôn phải đối mặt với khó khăn về việc làm sao để giảm thiểu một cách hợp lý chi phí lao động trực tiếp mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách du lịch

Đối với các CSLTDL nằm ở những điểm du lịch thuộc vùng sâu, vùng

xa, cách xa, các xa các trung tâm đô thị lớn (nguồn cung cấp lao động có chất

Trang 32

lượng cao), hoạt động theo thời vụ, buộc phải sử dụng lao động là người dân địa phương không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ Các CSLTDL phải bỏ ra môt lượng chi phí tương đối lớn cho công tác đào tạo kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu cho người lao động địa phương trước khi tuyển mộ để đảm bảo cho

họ đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp Đây chính là đặc điểm quan trọng của lĩnh vực KDLTDL trong việc gắn mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp LTDL với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương đảm bảo cho sự phát triển bền vững về xã hội của các doanh nghiệp KDLTDL và sự phát triển bền vững của một điểm du lịch

và VDL Chính quyền địa phương các tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch nhưng điều kiện kinh tế còn nghèo, đời sống của người dân còn khó khăn, cần có những chính sách ưu tiên phát triển các loại hình CSLTDL cộng đồng (như Homestay) nhằm tận dụng những nguồn tài nguyên du lịch và nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương hoặc có chính sách ưu tiên thu hút các dự án KDLTDL để giải quyết một lượng lớn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân bản địa

1.1.3.4 Sản phẩm chủ yếu của kinh doanh lưu trú du lịch là dịch vụ

Các CSLTDL được xếp vào nhóm các nhà cung cấp sản phẩm du lịch trực tiếp trong mạng lưới du lịch của các quốc gia Sản phẩm cốt lõi của các CSLTDL là dịch

vụ cho thuê buồng ngủ qua đêm cho du khách và dịch vụ phục vụ ăn uống tại chỗ trong thời gian khách lưu lại tại các điểm đến DL Các dịch vụ đó còn được gọi là dịch vụ chính trong KDLTDL Tuy nhiên, sản phẩm của các CSLTDL tương đối đa dạng và phong phú, xuất phát từ đặc điểm của nhu cầu du lịch mang tính tổng hợp

và đồng bộ cao Hầu hết các CSLTDL ngoài việc chọn lựa trang thiết bị, trang trí nội thất và các sản phẩm dịch vụ chính và các dịch vụ bổ sung bắt buộc tương ứng với quy định về tiêu chuẩn xếp hạng CSLTDL của các quốc gia, còn phải cung cấp thêm các dịch vụ bổ sung không bắt buộc như dịch vụ phòng tập đa chức năng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vật lý trị liệu (massage), chăm sóc thẩm mỹ, bể bơi, sân quần vợt, sân golf (đối với một số resort), phòng họp hội nghị chuyên đề, trung tâm thông tin du lịch và các dịch vụ khác phục vụ các nhu cầu phát sinh hết sức đa dạng

Trang 33

của khách trong thời gian lưu trú tại CSLTDL

Sản phẩm được cung cấp trong kinh doanh KDLTDL chủ yếu là các dịch vụ, chất lượng của chúng phụ thuộc nhiều vào sự cảm nhận của người tiêu dùng và phụ thuộc cả vào những nhân tố khách quan khó kiểm soát khác như: nhân tố tự nhiên,

xã hội, chính trị, kinh tế và chất lượng sản phẩm của các nhà cung cấp đầu vào Do

đó thường gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp KDLTDL trong việc đo lường, kiểm soát và đánh giá chất lượng dịch vụ

Mặt khác, tính vô hình của các dịch vụ trong KDLTDL cũng gây nhiều khó khăn trong việc đánh giá một cách chính xác mang tính định lượng kết quả thực hiện công việc của nhân viên Điều đó gây ra không ít khó khăn cho các nhà quản lý trong việc đánh giá, phân loại nhân viên để có chính sách phân phối thu nhập cho người lao động trong các CSLTDL một cách chính xác và công bằng

Về bản chất, các sản phẩm dịch vụ của các CSLTDL bao gồm đầy đủ bốn yếu

tố cấu thành của một dịch vụ trọn gói như: điều kiện vật chất thực hiện dịch vụ, hàng hóa bán kèm, giá trị hiện và giá trị ẩn [2, tr.21], nên giá cả phản ánh giá thành sản phẩm trong KDLTDL không chỉ phản ánh mức độ đầu tư vào trang thiết bị tiện nghi mà còn phản ánh mức độ đầu tư vào hoạt động phục vụ của nhân viên và chi phí cho các hàng hóa bán kèm trong các dịch vụ LTDL Do đó, nhiều CSLTDL có cùng thứ hạng và có mức độ trang thiết bị tiện nghi giống nhau nhưng khả năng cạnh tranh và giá bán các dịch vụ của chúng lại rất khác nhau vì chất lượng của đội ngũ nhân viên phục vụ trực tiếp khác nhau, chất lượng của những hàng hóa bán kèm cũng khác nhau, dẫn đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách rất khác nhau Điều này không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp KDLTDL trong việc xác định giá bán sản phẩm dịch vụ lưu trú du lịch, mà còn gây khó khăn cho các CQQLNN về du lịch trong kiểm soát việc đảm bảo chất lượng dịch vụ tương xứng với thứ hạng của các CSLTDL đã được công nhận

1.1.3.5 Kinh doanh lưu trú du lịch mang tính quy luật

Kinh doanh lưu trú du lịch thường chịu sự chi phối của rất nhiều nhân tố khách quan Một số trong đó mang tính chất đột biến, ngẫu nhiên, một số khác

Trang 34

lại hoạt động theo những quy luật lặp đi lặp lại, ví dụ như: quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế - xã hội, quy luật tâm lý Do đó, các nhà điều hành KDLTDL muốn sử dụng các nguồn lực sẵn có một cách hiệu quả phải nghiên cứu kỹ và hiểu rất rõ về các quy luật chi hối hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp của mình

Chẳng hạn, giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch tự nhiên của một điểm du lịch bị thay đổi tùy thuộc vào những biến động lặp đi lặp lại theo mùa của nhân tố thời tiết khí hậu trong năm Từ đó gây ra sự biến động (tăng hay giảm) theo mùa của lượng cầu du lịch tập trung đến điểm du lịch vào các thời điểm khác nhau trong năm Dẫn đến sự thay đổi theo mùa trong tổ chức hoạt động kinh doanh của các CSLTDL, đặc biệt là ở các trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển hoặc nghỉ núi Nếu nắm bắt được sự vận hành của quy luật tự nhiên, các nhà quản lý sẽ đưa ra những chính sách kinh doanh phù hợp nhằm tận dụng các nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực sẵn có để khai thác đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp

Đặc điểm về tính quy luật trong KDLTL cũng gây nhiều khó khăn cho các VDL sử dụng chủ yếu nguồn nhân lực địa phương vì có thể gây ra hiện tượng thất nghiệp hàng loạt theo chu kỳ, do đó sẽ tác động tiêu cực đến dời sống kinh tế - xã hội của địa phương Các doanh nghiệp KDLTDL ở các VDL có tính mùa vụ cần có những chính sách khuyến khích phát triển kết hợp nhiều loại hình CSLTDL hợp lý

và có chính sách chủ động thu hút các đoạn thị trường phù hợp đến vùng vào các thời điểm kinh doanh khác nhau trong năm nhằm khắc phục những tác động bất lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và trợ giúp cho các doanh nghiệp KDLTDL trên địa bàn phát triển bền vững

Tóm lại, với những đặc điểm trên của KDLTDL, việc tạo ra sản phẩm lưu trú du lịch có chất lượng cao, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách ở một VDL không chỉ phụ thuộc vào các nguồn lực sẵn có, mà còn phụ thuộc vào năng lực quản lý của các nhà quản lý doanh nghiệp LTDL và năng lực điều tiết vĩ mô của các CQQLNN về du lịch

Trang 35

1.2 Lý luận cơ bản về Vùng du lịch và phát triển kinh doanh lưu trú du lịch ở Vùng du lịch

phục vụ du lịch Trong đó, tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ bản

nhất tạo nên sức hấp dẫn của vùng du lịch, quyết định mức độ thu hút khách du lịch

từ những nơi khác đến vùng – tức là quyết định mức độ tập trung của cầu du lịch tại vùng du lịch Việc khai thác các cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của vùng du lịch giúp tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch đến vùng, là nhân tố làm tăng cầu du lịch của vùng du lịch và làm cho hoạt động kinh doanh du lịch ở đó sống động và có hiệu quả cả về kinh tế và xã hội Như vậy, nếu việc khai thác cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại vùng du lịch không tốt thì tài nguyên du lịch vẫn chỉ mãi ở dạng tiềm năng, không hấp dẫn được khách du lịch Ngược lại, nếu ở những nơi không có tài nguyên du lịch thì sẽ không có sức hấp dẫn thu hút khách du lịch đến, do đó cầu du lịch bị triệt tiêu, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở đó cũng sẽ không được khai thác sử dụng hiệu quả

Tổ chức lãnh thổ du lịch là sự phân bố về mặt không gian của hoạt động du lịch căn cứ trên sự phân bố của các nguồn tài nguyên du lịch, của các điều kiện về

Trang 36

cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cùng các mối quan hệ của ngành du lịch với các ngành khác và với các địa phương khác Vì thế, tổ chức lãnh thổ du lịch là một bộ phận không thể tách rời trong các chiến lược phát triển kinh tế

- xã hội của quốc gia và của các địa phương trên lãnh thổ du lịch

Hệ thống phân vị trong tổ chức lãnh thổ du lịch được phân chia rất khác nhau

ở các quốc gia khác nhau Ở nước ta, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã nghiên cứu và đưa ra một hệ thống phân vị (đối với lãnh thổ quốc gia) gồm 5 cấp là: Điểm

du lịch; Trung tâm du lịch; Tiểu vùng du lịch; Á vùng du lịch và Vùng du lịch [38,

tr 142], trong đó :

Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị du lịch và có quy mô

nhỏ về mặt lãnh thổ Điểm du lịch là nơi tập trung một vài loại tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân tạo) với công trình riêng biệt phục vụ du lịch ở quy mô nhỏ Theo điểm 8, điều 4 Luật Du lịch: “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”

Trung tâm du lịch là một cấp rất quan trọng trong hệ thống phân vị du lịch, là

sự kết hợp của các điểm du lịch Trung tâm du lịch có quy mô nhất định về diện tích, bao gồm các điểm du lịch kết hợp với các điểm dân cư và môi trường xung quanh Trung tâm du lịch là một lãnh thổ có tài nguyên du lịch phong phú, có hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tương đối tốt, có khả năng thu hút khách cao

Tiểu vùng du lịch là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch và một vài trung tâm du lịch Về quy mô, tiểu vùng du lịch có thể bao gồm lãnh thổ của một vài tỉnh Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú

Á vùng du lịch là tập hợp các tiểu vùng du lịch, các trung tâm du lịch và các điểm du lịch thành một thể thống nhất với mức độ tổng hợp cao hơn Vai trò của cơ

sở hạ tầng tăng lên, các thông số hoạt động và lãnh thổ du lịch lớn hơn Xét về các mối quan hệ dân cư và việc cung cấp những nhu cầu vật chất cho khách du lịch thì á vùng du lịch bao gồm cả những địa phương không có các nguồn tài nguyên du lịch

Á vùng du lịch có nhiều loại tài nguyên du lịch kết hợp, trong đó hoạt động kinh

Trang 37

doanh du lịch trên phạm vi lãnh thổ bắt đầu phát triển theo hướng chuyên môn hóa

Á vùng du lịch được coi như một cấp trung gian giữa vùng du lịch và tiểu vùng du lịch Có thể ở một số vùng du lịch, sự phân hóa lãnh thổ du lịch chưa dẫn đến hình thành các á vùng du lịch; ngược lại, khi hội tụ đủ các yếu tố thì á vùng du lịch sẽ trở thành vùng du lịch Trong trường hợp ấy hệ thống phân vị du lịch chỉ còn 4 cấp

Vùng du lịch (VDL) là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị du lịch Đó là sự kết hợp lãnh thổ của các á vùng, tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch có những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng Nói cách khác, vùng du lịch bao gồm hệ thống lãnh

thổ du lịch và môi trường KT - XH xung quanh Tại các vùng du lịch, hoạt động kinh

doanh du lịch phát triển theo xu hướng chuyên môn hóa cao hơn theo các lĩnh vực kinh doanh như: kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh ăn uống du lịch, kinh doanh lữ hành, kinh doanh các dịch vụ vận chuyển du lịch và các dich vụ giải trí khác Về mặt lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích lớn bao gồm nhiều tỉnh, thành phố Ngoài ra vùng du lịch

có thể bao gồm cả các khu vực không có tài nguyên du lịch

Ngoài 5 cấp của hệ thống phân vị trong tổ chức lãnh thổ du lịch cấp quốc gia như trên, theo chương IV mục 1 của Luật du lịch Việt Nam ban hành năm 2005 đã đưa ra các quy định cụ thể về 3 phân vị trong tổ chức lãnh thổ cấp tỉnh (thành phố) là: Cụm du lịch, Khu du lịch và Tuyến du lịch [10, tr 9]

Cụm du lịch thường được sử dụng khi nói đến nơi tập trung nhiều loại tài nguyên với một tập hợp các điểm du lịch trên một lãnh thổ (thường là cấp tỉnh, thành phố), trong đó hạt nhân là một hoặc vài điểm du lịch có giá trị thu hút khách (dưới dạng đang khai thác hoặc dưới dạng tiềm năng)

“Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du

lịch tự nhiên, được quy hoạch đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường” (điểm 7, điều 4 Luật Du lịch, 2005) [10]

Theo điểm 9, điều 4 Luật Du lịch (2005) thì “Tuyến du lịch là lộ trình liên

kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến

Trang 38

giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không”[10] Các điểm du

lịch, các khu du lịch được nối với nhau tạo thành tuyến du lịch

Như vậy, Vùng du lịch là một khái niệm chuyên ngành có giới hạn về không gian khác với một vùng địa lý và có giới hạn về quản lý rộng hơn một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Vì vậy khi bàn tới công tác quản lý Nhà nước về du lịch của một vùng du lịch phải hiểu đó là công tác quản lý nhà nước của ngành du lịch đối với hoạt động du lịch của các tỉnh trong vùng và công tác quản lý Nhà nước về du lịch của bản thân các tỉnh trong VDL có hoạt động du lịch phát triển

1.2.2 Khái niệm phát triển và phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch

1.2.2.1 Khái niệm “phát triển”

Theo từ điển Hán - Việt “phát triển” bao gồm hai từ ghép “phát” và “triển”

“Phát” là mở rộng, khai triển; còn “Triển” là mở rộng ra “Phát triển” là mở rộng ra hoặc lớn mạnh lên “Phát triển” cũng có thể hiểu theo hai nghĩa là sự biến đổi về chất hoặc là sự biến đổi về lượng của sự vật, hiện tượng Nếu xem xét khái niệm “Phát triển” theo hướng biến đổi về lượng có nghĩa là làm cho một sự vật, hiện tượng biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp… Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến những bước thay đổi căn bản về quan niệm phát triển Khi sự phát triển còn ở vào giai đoạn tốc độ thấp, những vấn đề toàn cầu chưa xuất hiện Ngày nay, khi tốc độ phát triển đã tăng vọt, những biến đổi

vũ bão của thế giới đã và đang kéo theo những vấn đề toàn cầu như chênh lệch giàu nghèo, vấn đề sinh thái, an ninh toàn cầu đòi hỏi nhân loại phải chung sức giải quyết Mặt tiêu cực lớn nhất của phát triển chính là sự cạn kiệt tài nguyên Trên thế giới hiện nay người ta đã đưa ra một vài khái niệm, định nghĩa mô tả sự phát triển, tuy nhiên một định nghĩa thống nhất và hoàn chỉnh về sự phát triển vẫn chưa được ngã ngũ Sự phát triển là trạng thái cho phép con người thỏa mãn những nhu cầu tốt đẹp của mình Ở đâu con người có năng lực nhận thức tốt hơn, có năng lực và điều kiện hưởng thụ tốt hơn, có điều kiện để tư duy một cách tự do và sáng tạo hơn, có

sức cạnh tranh tốt hơn thì ở đó có sự phát triển Phát triển, suy cho cùng, chính là sự

tăng trưởng những giá trị mà con người mong muốn đạt với giá phải trả nhỏ nhất

Trang 39

chứ không đơn giản chỉ là tạo ra sự thay đổi về lượng Một cách chung nhất, khái

niệm phát triển được hiểu là một quá trình, trong đó các yếu tố bên trong khác nhau đều thay đổi theo đà tăng trưởng cả về lượng và chất

Phát triển là xu hướng tự nhiên tất yếu để thế giới đảm bảo sự tồn tại và ngày càng tiến hóa cao hơn một cách tối ưu Chẳng hạn, mục tiêu của phát triển kinh tế -

xã hội của hầu hết các quốc gia là nâng cao chất lượng cuộc sống của con người Tuy nhiên, nếu sự phát triển kinh tế quá nhanh sẽ là nguyên nhân chính gây ra sự mất cân bằng và không đạt được mục tiêu tiến hóa lâu dài và bền vững đó là sự cạn kiệt nguồn tài nguyên, phá vỡ môi trường sinh thái, bất bình đẳng xã hội, mất đi bản sắc văn hóa truyền thống riêng của mỗi dân tộc Tóm lại, sự khai thác một cách thái quá những tài nguyên thiên nhiên hữu hạn mang giá trị vĩnh cửu để tạo ra những sản phẩm có giá trị nhất thời, ngắn hạn nhờ sử dụng những thành tựu nhanh chóng của khoa học công nghệ, là sự mất cân đối nghiêm trọng đối với đời sống và tương lai của nhân loại.Vì thế trên thế giới từ những năm 80 của thế kỷ 20 đã xuất hiện một

khái niệm mới về phát triển, đó là khái niệm “Phát triển bền vững” Ngày nay, khái

niệm “phát triển bền vững” đã được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi trên phạm vi toàn cầu trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch Ngành du lịch vẫn được xem là có tầm ảnh hưởng khá lớn đến nhiều mặt của nền kinh tế xã hội, đến môi trường hay vấn đề văn hóa bản địa của các khu vực mà tại

đó ngành du lịch phát triển Giá trị của phương thức tiếp cận bền vững trong việc tối

ưu hóa phát triển của ngành du lịch đang ngày càng được khẳng định và được chấp

nhận rộng rãi trên toàn thế giới Vì thế, luận án tiếp cận khái niệm “phát triển” theo quan điểm phát triển bền vững

1.2.2.2 Khái niệm “phát triển vền vững”

Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong

ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên

và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái

Trang 40

học" Khái niệm trên được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Futur) của Ủy ban Môi trường và

Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Báo cáo đã ghi rõ: “Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai " [70, tr 9,10] Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ

Để đạt được những điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, chính quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa ba lĩnh vực chính là: kinh tế, xã hội và môi trường

Hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO - 92 và RIO - 92+5 đã cho rằng: “Phát triển bền vững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hóa-xã hội” [70, tr 5] Như vậy yêu cầu đối với sự phát triển bền vững là phải nằm trong sự tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của 3 hệ thống kinh tế, xã hội và tự nhiên Hay nói cách khác, việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch cho sự phát triển bền vững nói chung ở bất kỳ lĩnh vực nào hay bất kỳ quốc gia nào cũng không cho phép vì sự ưu tiên cho phát triển của hệ này mà gây tổn hại hay làm suy thoái đối với các hệ còn lại

Phát triển bền vững về môi trường đòi hỏi phải duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất

Phát triển bền vững về xã hội cần được chú trọng vào sự công bằng xã hội và luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển con người và làm sao cho tất cả mọi người cơ hội phát triển khả năng tiềm tàng của bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được

Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong

đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và

Ngày đăng: 19/02/2016, 15:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995, 2000, 2005), "Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, IX, X", Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1995, 2000, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, IX, X
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự thật
2. www. vietnamtourism . gov . vn ( 2000), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Tổng cục Du lịch Việt Nam, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010
3. www. vietnamtourism . gov . vn ( 2009) , “ Tiêu chuẩn Quốc gia 4391: 2009”, Tổng cục Du lịch Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Tiêu chuẩn Quốc gia 4391: 2009
4. www. vietnamtourism . gov . vn ( 2009) , “ Tiêu chuẩn Quốc gia 7795: 2009”, Tổng cục Du lịch Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Tiêu chuẩn Quốc gia 7795: 2009
5. www. vietnamtourism . gov . vn ( 2009) , “ Tiêu chuẩn Quốc gia 7796: 2009”, Tổng cục Du lịch Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Tiêu chuẩn Quốc gia 7796: 2009
6. www. vietnamtourism . gov . vn ( 2009) , “ Tiêu chuẩn Quốc gia 7797: 2009”, Tổng cục Du lịch Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Tiêu chuẩn Quốc gia 7797: 2009
7. www. vietnamtourism . gov . vn ( 2009) , “ Tiêu chuẩn Quốc gia 7798: 2009”, Tổng cục Du lịch Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Tiêu chuẩn Quốc gia 7798: 2009
8. www. vietnamtourism . gov . vn ( 2009) , “ Tiêu chuẩn Quốc gia 7799: 2009”, Tổng cục Du lịch Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Tiêu chuẩn Quốc gia 7799: 2009
9. www. vietnamtourism . gov . vn ( 2009) , “ Tiêu chuẩn Quốc gia 7800: 2009”, Tổng cục Du lịch Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Tiêu chuẩn Quốc gia 7800: 2009
10. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), “Luật Du lịch”, Hà Nội tháng 9/2005 11. Nguyễn văn Mạnh và Hoàng Thị Lan Hương (2008), ”Giáo trình Quản trị kinhdoanh khách sạn”, NXB ĐHKTQD Hà Nội 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Luật Du lịch”, "Hà Nội tháng 9/2005 11. Nguyễn văn Mạnh và Hoàng Thị Lan Hương (2008), ”Giáo trình "Quản trị kinh "doanh khách sạn
Tác giả: Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), “Luật Du lịch”, Hà Nội tháng 9/2005 11. Nguyễn văn Mạnh và Hoàng Thị Lan Hương
Nhà XB: NXB ĐHKTQD Hà Nội 2008
Năm: 2008
12. Giáo sư Alan School (2000), ”Bài giảng môn Phát triển vùng và du lịch”, Chương trình đào tạo cao học Việt – Bỉ về Kinh tế và Quản trị công cộng, ĐH Solvay thuộc trường Đại học Tổng hợp Libre De Bruxelles tại ĐH KTQD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn Phát triển vùng và du lịch
Tác giả: Giáo sư Alan School
Năm: 2000
13. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình Kinh tế Du lịch, NXB lao động – xã hội, Hà Nội 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hoà
Nhà XB: NXB lao động – xã hội
Năm: 2004
14. Hoàng Thị Lan Hương (1998), ”Giới thiệu về hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn”, Tạp chí Du lịch số tháng 6/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu về hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ trong kinh doanh khách sạn
Tác giả: Hoàng Thị Lan Hương
Năm: 1998
15. Hoàng Thị Lan Hương(1998), ”Đo lường chất lượng dịch vụ khách sạn”, Tạp chí Du lịch số tháng 7/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường chất lượng dịch vụ khách sạn
Tác giả: Hoàng Thị Lan Hương
Năm: 1998
16. Hoàng Thị Lan Hương(1999), "Vài suy nghĩ về lý luận và thực tiễn quản lý giá phòng khách sạn ở nước ta hiện nay", Hội thảo khoa học về giá phòng khách sạn của Tổng cục Du lịch Việt Nam tháng 7/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài suy nghĩ về lý luận và thực tiễn quản lý giá phòng khách sạn ở nước ta hiện nay
Tác giả: Hoàng Thị Lan Hương
Năm: 1999
17. Hoàng Thị Lan Hương (2004), “Phối hợp nguồn lực của hai quốc gia để phát triển các tuyến du lịch trọng điểm Việt – Trung” Hội thảo khoa học quốc tế tại Bằng tường trung quốc năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phối hợp nguồn lực của hai quốc gia để phát triển các tuyến du lịch trọng điểm Việt – Trung”
Tác giả: Hoàng Thị Lan Hương
Năm: 2004
18. Hoàng Thị Lan Hương (2010), ”Một số giải pháp quản lý Nhà nước về phát triển bền vững hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch ở Hạ Long”, Tạp chí Du lịch số tháng 1/2010, trang 32-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp quản lý Nhà nước về phát triển bền vững hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch ở Hạ Long
Tác giả: Hoàng Thị Lan Hương
Năm: 2010
19. Hoàng Thị Lan Hương (2010), ”Bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch ở một số nước trên thế giới”, Tạp Kinh tế và Phát triển số tháng 2 năm 2010, trang 76-79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài học cho Việt Nam từ kinh nghiệm phát triển bền vững kinh doanh lưu trú du lịch ở một số nước trên thế giới
Tác giả: Hoàng Thị Lan Hương
Năm: 2010
22. Nguyễn Văn Mạnh và Lê Trung Kiên (2006), ”Du lịch sinh thái và kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái tại các vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái và kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái tại các vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh và Lê Trung Kiên
Năm: 2006
23. Nguyễn Văn Mạnh và Hà Thanh Hải (2005), ”Các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số tháng 2 năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh và Hà Thanh Hải
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w