SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘIPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO QUẬN HAI BÀ TRƯNG TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC HÂN BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC NHẬN DIỆN VÀ GIẢI QUYẾT
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO QUẬN HAI BÀ TRƯNG
TRƯỜNG THCS LÊ NGỌC HÂN
BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
NHẬN DIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
MÔN HỌC CHÍNH CỦA CHỦ ĐỀ: GIÁO DỤC CÔNG DÂN CÁC MÔN ĐƯỢC TÍCH HỢP: SINH HỌC, ĐỊA LÍ
Nhóm giáo viên tham gia:
1 Nguyễn Thu Thủy
2 Nguyễn Thị Thúy
Năm học 2014 – 2015
1
Trang 2PHỤ LỤC 1 PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Hai Bà Trưng
- Trường THCS Lê Ngọc Hân
- Địa chỉ: 41 Lò Đúc – Phường Phạm Đình Hổ - Quận Hai Bà Trưng – TP
Hà Nội
- Điện thoại: 04.39724944 Email: c2lengochan-hbt@gmail.com
- Thông tin về giáo viên:
1 Họ và tên: NGUYỄN THU THỦY - Nhóm trưởng
Ngày sinh: 19/10/1985 Môn: Giáo dục công dân
Điện thoại: 0983054903 Email: thuthuy54903@gmail.com
2 Họ và tên: NGUYỄN THỊ THÚY - Thành viên
Ngày sinh: 15/3/1983 Môn: Sinh học
Điện thoại: 0942698789 Email: thuytn2@thcslengochan.com
2
Trang 3PHỤ LỤC 2 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1 Tên hồ sơ dạy học:
“Nhận diện và giải quyết vấn đề xâm hại tình dục trẻ em”
2.Mục tiêu của bài học:
* Về kiến thức: Sau bài học, học sinh (HS) có được:
- Một số kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) nóichung và xâm hại tình dục ở tuổi vị thành niên nói riêng (môn Sinh học lớp 8)
- Hiểu sự phát triển kinh tế của từng vùng miền cũng ảnh hưởng đến nhậnthức về vấn đề xâm hại tình dục (môn Địa lý lớp 9)
- Trình bày và hiểu được một số kiến thức cơ bản về quyền lợi, tráchnhiệm và nghĩa vụ của công dân (khi là đối tượng xâm hại hoặc bị xâm hại tìnhdục) được quy định trong các bộ luật (môn Giáo dục công dân lớp 6,8,9)
- Đề xuất được các biện pháp mà bản thân, gia đình và những người xungquanh cần thực hiện để có thể tự trang bị kiến thức về sức khỏe, giới tính và tựbảo vệ mình cũng như bạn bè khỏi xâm hại tình dục (môn Sinh 8, môn Giáo dụccông dân 7,9)
* Về kĩ năng: Trong quá trình tìm hiểu, HS được rèn kĩ năng:
- Thu thập và xử lí thông tin qua việc quan sát tranh ảnh, băng hình
- Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sách giáo khoa, bộ luật, lược đồ,biểu đồ, bảng so sánh và các tài liệu liên quan
- Hợp tác, ứng xử, phản hồi và lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm
- Thuyết trình, phản biện… khi trình bày ý kiến trước nhóm, lớp
- Biết tự bảo vệ bản thân trước vấn đề xâm hại tình dục
- Tuyên truyền để cảnh báo bạn bè, người thân và giúp đỡ được nhữngnạn nhân bị xâm hại
3
Trang 4* Về thái độ: Trong quá trình tìm hiểu và sau bài học, HS có thái độ:
- Tự nhiên, thoải mái trong tìm hiểu và trao đổi các kiến thức về giới tính
- Ý thức được việc cần thiết phải trang bị hiểu biết cho bản thân để bảo vệmình khỏi xâm hại tình dục
- Tích cực, chủ động trong tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luậtliên quan
3 Đối tượng dạy học
5 Thiết bị dạy học và phương tiện
- Máy vi tính, máy projector
- Bảng phụ, bút dạ, nam châm dính bảng
- Nguồn tài liệu hỗ trợ cho học sinh:
+ Sách giáo khoa môn Địa lí lớp 9 (NXB Giáo dục)+ Sách giáo khoa môn Sinh học lớp 8 (NXB Giáo dục)+ Sách giáo khoa môn Giáo dục công dân lớp 8 và Giáo dục côngdân lớp 9 (NXB Giáo dục)
4
Trang 5+ Giải phẫu sinh lí người (Dự án đào tạo giáo viên THCS)+ Hỏi đáp pháp luật dành cho thanh thiếu niên, học sinh (TSNguyễn Vĩnh Oánh, Trần Thị Quốc Khánh – NXB Hà Nội 2006)
+ Luật hôn nhân và gia đình và những văn bản có liên quan (NXBChính trị quốc gia)
+ XXX – Tảng băng chìm với teen (NXB Kim Đồng 2010)+ Lược đồ, biểu đồ tự nhiên và kinh tế các vùng trong cả nước
- Địa chỉ các trang web cho học sinh:
Trang 6- Đóng vai
6.3 Quy trình thực hiện
Để hoạt động ngoại khóa diễn ra đúng kế hoạch, giáo viên lập kế hoạchchi tiết và thực hiện theo quy trình như sau:
Trước khi tiến
hành
- Giáo viên lập kế hoạch
- Xin ý kiến ban giám hiệu nhà trường, tổ bộ môn, giáoviên chủ nhiệm lớp
- Thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướngnghiên cứu bài học đối với các giáo viên dạy các bộ mônsinh học, địa lí và giáo dục công dân
- Chuẩn bị tài liệu
- Giới thiệu về hoạt động ngoại khóa, giới thiệu chủ đề,cho học sinh tự nguyện tham gia
- Ổn định tổ chức, chia nhóm, cử nhóm trưởng
- Hướng dẫn các kĩ thuật thảo luận cơ bản
Buổi thứ nhất Tiến hành dạy học theo tiết 1 gồm thực hiện bước 1, 2, 3,
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
6
Trang 7Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
GV nói:
Các em đang ở trong độ tuổi vị
thành niên - nhóm người từ 10 đến 19
tuổi Đây là một lực lượng to lớn, là chủ
nhân của đất nước hôm nay và ngày
mai Ngoài học tập thì việc quan tâm
đến các quyền được chăm sóc nói chung
và chăm sóc sức khỏe sinh sản của độ
tuổi này nói riêng là nhiệm vụ quan
trọng của chính cá nhân các em cũng
như của gia đình, nhà trường, xã hội
Trong 2 buổi sinh hoạt ngoại khóa,
với thời lượng 60 phút mỗi buổi, cô sẽ
cùng các em tìm hiểu để có được nhận
thức, kĩ năng và thái độ đúng đắn về
những kiến thức sức khỏe sinh sản cơ
bản và một số kiến thức pháp luật có
liên quan đến vấn đề này.
(?) Vậy, các em hiểu thế nào sức khỏe
sinh sản? Chăm sóc sức khỏe sinh sản
gồm những nội dung gì?
HS lắng nghe
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu
GV cho HS thảo luận theo kĩ thuật
khăn trải bàn:
- Chia HS thành 6 nhóm, mỗi nhóm
được phát 1 tờ giấy Yêu cầu mỗi nhóm
7
Trang 8Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
chia giấy thành các phần, gồm phần
chính giữa và phần xung quanh Phần
xung quanh chia theo số lượng thành
viên của nhóm Mỗi người ngồi vào vị
trí tương ứng với từng phần xung quanh
- Mỗi cá nhân viết câu trả lời lên phần
giấy của mình trên giấy
- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân,
các thành viên chia sẻ, thảo luận và
thống nhất các câu trả lời và viết vào
phần chính giữa của tờ giấy
GV tổ chức cho các nhóm HS nêu
các quan niệm ban đầu về chăm sóc
SKSS
HS hoạt động cá nhân độc lậptrong 3 phút, viết kết quả vào viềnkhăn
HS hoạt động theo nhóm trong 5phút Sau khi cá nhân học sinh đãđưa ra được câu trả lời thì sẽ trìnhbày ý kiến của mình trước nhóm.Các bạn khác nhận xét và tranh luận
về những ý kiến hợp lí cũng như các
ý kiến chưa hợp lí Nhận xét chungcủa nhóm sẽ được ghi tóm tắt lạivào phần chính giữa tờ giấy
- Chăm sóc SKSS là:
8
Trang 9Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
GV tổng kết lại ý kiến của các
nhóm và đưa ra quan niệm đúng nhất
- Sức khỏe sinh sản là tình trạng khỏe
mạnh của lứa tuổi về thể chất, tinh thần
và xã hội trong mọi vấn đề liên quan
đến hệ thống sinh sản, chức năng và
quá trình hoạt động…
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm:
+ Tư vấn về tuổi dậy thì.
+ Tìm hiểu về giới tính + Tìm hiểu về tuổi dậy thì + Tìm hiểu về các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Chăm sóc SKSS là:
+ Quan hệ tình dục an toàn + Vệ sinh kinh nguyệt +Phòng tránh xâm hại tình dục…
HS lắng nghe
9
Trang 10Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
+ Vệ sinh kinh nguyệt
+ Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn
+ Phòng tránh các bệnh lây lan qua
đường tình dục.
+ Phòng tránh xâm hại tình dục trẻ
em…
Như vậy, chăm sóc sức khỏe sinh
sản có khá nhiều nội dung Và trong
chủ đề này cô trò chúng ta sẽ đi sâu tìm
hiểu về vấn đề xâm hại tình dục và
những kiến thức pháp luật liên quan đến
vấn đề này.
(?) Theo các em, xâm hại tình dục là
gì, có những hình thức xâm hại nào?
GV tổng kết ý kiến, đưa ra đáp án đúng
-Xâm hại tình dục trẻ em là khi một ai
đó sử dụng quyền lực hoặc lợi dụng sự
tin tưởng của trẻ để lôi kéo trẻ vào hoạt
Trang 11Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực nghiệm
(?) Hãy xem đoạn tư liệu sau và tiến
hành thảo luận để cùng đặt câu hỏi
liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục
mà tư liệu cung cấp.
GV cho HS xem phim tư liệu, cung
cấp thông tin, bài báo (Nội dung tư liệu
cho thấy thực trang của vấn đề xâm hại
tình dục; tỉ lệ trẻ trong lứa tuổi vị thành
niên bị xâm hại tình dục tăng cao ở khu
vực Đông Nam Bộ và lứa tuổi này cũng
dễ có hành vi xâm hại tình dục người
khác)
GV cho HS thảo luận theo kĩ thuật
“ổ bi” (tùy điều kiện cơ sở vật chất mà
GV có thể thay đổi hình thức thảo luận
cho phù hợp)
- HS chia thành 2 nhóm ngồi theo hai
vòng tròn đồng tâm và đối diện nhau để
tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói
chuyện với lần lượt các HS ở nhóm
khác
- Khi thảo luận, HS ở vòng trong sẽ trao
đổi với các HS đối diện ở vòng ngoài
- Sau 2 phút thì HS vòng ngoài ngồi
yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo
chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng
HS xem tư liệu
HS thảo luận
11
Trang 12Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
- Vì sau ở đồng bằng sông Cửu Long lại có nhiều vụ xâm hại tình dục?
- Nguyên nhân trẻ trong độ tuổi 10 – 19 tuổi có hành vi xâm hại tình dục người khác?
- Tại sao những vùng kinh tế phát triển lại có nhiều vụ xâm hại tình dục?
- Những người bị xâm hại tình dục
có những quyền gì và được pháp luật bảo vệ như thế nào?
- Pháp luật có những hình phạt nào
12
Trang 13Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
GV tổng kết lại ý kiến của các
nhóm và chốt lại
GV gợi ý cho HS phân các câu hỏi
liên quan đến nhau về theo từng nhóm
- Nguyên nhân về sự phát triển cơ thể,
câu hỏi lớn, mang tính khái quát cho các
nhóm vừa phân loại
GV gợi ý, định hướng câu hỏi cho
HS (nếu cần) như sau:
(?) Tại sao đối tượng trẻ em lại dễ bị
xâm hại tình dục và cũng có những
hành vi xâm hại tình dục người khác?
Hậu quả của vấn đề này?
(?) Cá nhân, gia đình và xã hội đã làm
gì để bảo vệ đối tượng trẻ em trước
những nguy cơ xâm hại tình dục và
những quy định của pháp luật về vấn
đề này?
GV chỉ gợi ý phân nhóm chứ
chưa đưa ra ý kiến gì của mình rằng câu
đối với hành vi xâm hại tình dục?
HS phân loại
HS đề xuất phương án thực nghiệm
để trả lời các câu hỏi:
13
Trang 14Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
hỏi đúng hay sai mà chỉ nêu lên vấn đề:
(?) Làm thế nào để trả lời cho các câu
hỏi của các em ?
+ Tìm kiếm các thông tin liên quanđến đặc điểm cơ thể người, ở mônSinh học, các vùng kinh tế ở mônĐịa lý, quyền và nghĩa vụ của côngdân ở môn Giáo dục công dân
+ Tìm kiếm các thông tin trêninternet
+ Tìm kiến từ các sách, báo, tạp chí
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu
- GV giới thiệu sách tham khảo
+ Sách giáo khoa môn Địa lí lớp 9
(NXB Giáo dục)
+ Sách giáo khoa môn Sinh học lớp 8
(NXB Giáo dục)
+ Sách giáo khoa môn Giáo dục công
dân lớp 8 và Giáo dục công dân lớp 9
(NXB Giáo dục)
+ Hỏi đáp pháp luật dành cho thanh
thiếu niên, học sinh (TS Nguyễn Vĩnh
Trang 15Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
(Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp
nước CHXHCN Việt Nam)
http://thuvienphapluat.vn/
http://www.boluathinhsu.com/
http://www.vanphongluatsu.com.vn/cac-bo-luat-viet-nam/
- Sau đó GV đề nghị HS dựa vào những
thông tin trên internet và tài liệu mà GV
cung cấp để trả lời các câu hỏi trên
- Giao bài tập trên về nhà yêu cầu học
sinh trả lời những câu hỏi mình đã nêu
Chú ý, GV có thể cho HS lựa chọn hình
thức làm bài của nhóm:
1 Trình bày trên tờ bìa A0
2 Trình bày bằng bài powerpoint
3.Trình bày bằng tiểu phẩm, kịch…
- HS hoạt động nhóm: Vận dụng cáckiến thức từ các môn: địa lí, sinhhọc, giáo dục công dân để trả lờicho các câu hỏi trên
- Cá nhân HS sưu tầm hình ảnh, tưliệu sau đó tập hợp thành nhóm
- Nhóm trình bày bài sưu tầm lên tờbìa A0
15
Trang 16Buổi 2Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức
- GV yêu cầu học sinh báo cáo bài tập
về nhà ở 2 nội dung xoay quanh các câu
hỏi đã đặt được ở buổi học trước
- GV mời đại diện từng nhóm HS lên
trình bày kết quả nghiên cứu
(?) Tại sao đối tượng trẻ em lại dễ bị
xâm hại tình dục và cũng có những
hành vi xâm hại tình dục người khác?
Hậu quả của vấn đề này?
(?) Cá nhân, gia đình và xã hội đã làm
gì để bảo vệ đối tượng trẻ em trước
những nguy cơ xâm hại tình dục và
những quy định của pháp luật về vấn
đề này?
16
Trang 17Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
- Nêu các câu hỏi để học sinh giải thích
thêm
- GV trên cơ sở kết quả thảo luận của
HS định hướng và cùng các em tổng kết
lại từng vấn đề, giúp HS nhận ra những
kiến thức sau (lưu ý rằng hoạt động này
diễn ra đồng thời, đan xen với việc thảo
luận nhóm của HS Có thể chính kết quả
thảo luận của từng nhóm sẽ nảy sinh
tình huống có vấn đề và được nhóm
khác giải quyết…)
1 Đối tượng trẻ em dễ bị xâm hại tình
dục và cũng có những hành vi xâm
hại tình dục người khác bởi:
- Đặc điểm sự phát triển cơ thể giai đoạn
dậy thì
- Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi
- Sự quan tâm, giáo dục của gia đình
- Sự phát triển của từng vùng kinh tế
- Mang thai ngoài ý muốn…
- Học sinh hoạt động chung cả lớp:Đại diện các nhóm học sinh báo cáokết quả của nhóm mình, trả lời cáccâu hỏi của nhóm bạn
- Đại diện nhóm học sinh giải thích
- Học sinh quan sát, lắng nghe
17
Trang 18Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
2 Việc làm của cá nhân, gia đình và
xã hội trước vấn đề xâm hại tình dục
ở đối tượng trẻ em.
- Cá nhân
- Gia đình
- Xã hội
GV đặc biệt đi sâu đề cập đến nghĩa vụ
và trách nhiệm của người bị xâm hại và
người thực hiện hành vi xâm hại được
pháp luật quy định cụ thể trong các bộ
luật có liên quan
Trang 196.5 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học cụ thể.
BUỔI 1
1 Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Giáo viên giới thiệu sơ bộ về tuổi vị thành niên, chăm sóc và giáo dục đốitượng này:
Các em đang ở trong độ tuổi vị thành niên - nhóm người từ 10 đến 19 tuổi Đây là một lực lượng to lớn, là chủ nhân của đất nước hôm nay và ngày mai Ngoài học tập thì việc quan tâm đến các quyền được chăm sóc nói chung
và chăm sóc sức khỏe sinh sản của độ tuổi này nói riêng là nhiệm vụ quan trọng của chính cá nhân các em cũng như của gia đình, nhà trường, xã hội
Trong 2 buổi sinh hoạt ngoại khóa, với thời lượng 60 phút mỗi buổi, cô
sẽ cùng các em tìm hiểu để có được nhận thức, kĩ năng và thái độ đúng đắn về những kiến thức sức khỏe sinh sản cơ bản và một số kiến thức pháp luật có liên quan đến vấn đề này.
(?) Vậy, các em hiểu thế nào sức khỏe sinh sản? Chăm sóc sức khỏe sinh sản gồm những nội dung gì?
2 Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu
GV cho HS thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn
19
Trang 20- HS làm việc cá nhân: Viết những hiểu biết về sức khỏe sinh sản vàchăm sóc sức khỏe sinh sản gồm những nội dung gì.
- HS thảo luận nhóm: Thống nhất lại các vấn đề
- HS trình bày trước lớp
Hình 2.1
20
Trang 21Hình 2.2
21Hình 2.3
Trang 22- Nhóm học sinh báo cáo kết quả trước lớp:
22Hình 2.3
Hình 3.4
Hình 2.4
Trang 23Hình 2.5
Hình 2.6
23
Trang 24Hình 2.8
24Hình 2.7
Trang 25GV tổng kết lại ý kiến của các nhóm và đưa ra quan niệm đúng nhất.
- Sức khỏe sinh sản là tình trạng khỏe mạnh của lứa tuổi về thể chất, tinh thần và
xã hội trong mọi vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản, chức năng và quá trìnhhoạt động…
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm:
+ Tư vấn về tuổi dậy thì
+ Vệ sinh kinh nguyệt+ Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn+ Phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục
+ Phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em…
GV nêu câu hỏi
(?) Theo các em, xâm hại tình dục là gì? ? Có những hình thức xâm hại tình dục nào?
HS trả lời cá nhân
GV tổng kết và chốt ý kiến
- Xâm hại tình dục trẻ em là khi một ai đó sử dụng quyền lực hoặc lợi dụng
sự tin tưởng của trẻ để lôi kéo trẻ vào hoạt động tình dục
- Hình thức:
+ Cho xem sách báo, văn hóa phẩm đồi trụy
+ Động chạm vào những bộ phận nhạy cảm của cơ thể (vuốt má,mông, ngực, bộ phận sinh dục…)
+ Bắt xem bộ phận sinh dục
+ Quan hệ tình dục
25
Trang 26Nhận xét:
- Với cách thức thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn (Chia HS thành 6 nhóm, mỗi nhóm được phát 1 tờ giấy Yêu cầu mỗi nhóm chia giấy thành các phần, gồm phần chính giữa và phần xung quanh Phần xung quanh chia theo số lượng thành viên của nhóm Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh Mỗi cá nhân viết câu trả lời lên phần giấy của mình trên giấy Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời và viết vào phần chính giữa của tờ giấy), GV đã tạo điều kiện
cho HS được hoạt động cá nhân (viết vào viền khăn – bút xanh) và hoạt độngnhóm (viết vào phần chính giữa – bút đen) để từ đó bộc lộ những quan niện banđầu và những quan niệm chưa chính xác của các em về vấn đề Làm như vậy,
GV sẽ hiểu HS đã có những nhận thức nào đúng và nhận thức nào còn hạn chế
để tiến hành trao đổi, tranh luận
- Trong quá trình HS hoạt động nhóm (viết ý kiến chung vào phần giữa)thì đã bộc lộ những ý kiến đồng nhất hoặc trái chiều Sự tranh luận giữa các HSthể hiện tính tích cực của các em trong quá trình học Việc chúng tôi yêu cầu HStrong hoạt động nhóm có cả cá nhân và cả nhóm rồi sau đó từng nhóm lại phảitrình bày trước tập thể lớp đã buộc từng học sinh đều phải làm việc
- Khi cá nhân HS độc lập suy nghĩ về sức khỏe sinh sản vị thành niên vànhững nội dung của vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, bằng kinh nghiệm trongđời sống với vốn kiến thức thu thập được từ một số môn học như Sinh học thì đa
số học sinh đã nêu được ý kiến riêng của mình nhưng còn một số em nhầm ởchỗ các em giới hạn sức khỏe sinh sản chỉ là quá trình mang thai và sinh nở(việc này chúng tôi đã định liệu ngay từ đầu – trong phần Hồ sơ dạy học)
- Khi HS hoạt động nhóm thì các em đã phát hiện và loại bỏ được nhữngquan niệm sai của một số cá nhân nên khi hoạt động tổng hợp ý kiến trong nhóm
26
Trang 27các em đều đã nêu đúng hoặc khá sát vấn đề như nhóm 4 (Hình 2.6), nhóm 5 (hình 2.7) Đặc biệt, các em có đề cập đến nội dung vấn đề mà GV muốn cùng
HS khai thác trong 2 tiết sinh hoạt ngoại khóa, đó là vấn đề xâm hại tình dục nóichung và đặc biệt là ở trẻ vị thành niên nói riêng Tuy nhiên, một số nhóm thìvẫn chưa phát hiện ra vấn đề hoặc những cá nhân có ý kiến đúng chưa thuyếtphục được đa số thành viên còn lại của nhóm nên các em đã chấp nhận quanniệm chưa chính xác (vì trong nhóm này, ý kiến đó được ủng hộ hơn cả) ví dụ
như nhóm 2 (Hình 2.4) và nhóm 3 (hình 2.5).
- Khi HS trình bày kết quả của nhóm trước lớp, thái độ và biểu hiện củacác em còn e dè, ngại ngùng khi sử dụng những thật ngữ liên quan đến vấn đề.Mỗi khi phát biểu đến những chỗ này, các em thường nói nhỏ, hoặc ấp úng.Trong khi đó, HS còn lại lắng nghe thì cũng tỏ thái độ ái ngại hoặc cười khúckhích (đôi lúc thấy bạn nào trình bày mạnh dạn quán thì lại cười rộ lên) Bằngthái độ khách quan, GV đề cập vấn đề tự nhiên, thoải mái nên phần nào đếnnhững nhóm cuối, HS đã biểu hiện khá hơn nhiều
- Khi các nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình, nhìn chung các emđều phát biểu to, rõ ràng Tuy nhiên, vì đây là tiết sinh hoạt ngoại khóa nên HSđược tự tìm nhóm đối tác nên cũng này sinh vấn đề khá đặc biệt đó là có nhóm
có khá hiều “thủ lĩnh” – những HS tốt, giỏi, tự tin, bản lĩnh; nhưng cũng cónhóm lại không có ai có thể làm nhóm trưởng – vì tất cả đều rụt rè, nhút nhát.Đây là điểm mạnh và cũng là hạn chế bởi chưa chắc nhóm nhiều “thủ lĩnh” đãtốt vì qua quan sát, GV thấy một số HS không chịu nhường nhau và khá là bảothủ Trong khi đó thì nhóm yếu hơn lại khá tôn trọng ý kiến của nhau Đây chính
là vấn đề cần rèn luyện để HS biết cách lắng nghe, hợp tác với nhau cùng vì mộtmục đích chung hoặc tự tin, mạnh dạn trong suy nghĩ, giao tiếp để không bị thụtlùi so với nhóm khác
27
Trang 28- Bằng việc hỏi vấn đáp cá nhân vấn đề xâm hại tình dục và những hìnhthức của vấn đề này thì GV cũng đã nhận định được kiến thức mà HS có HSkhông những định nghĩa vấn đề đúng mà còn chủ động tự chia các hình thứcxâm hại thành bằng cách đụng chạm và không đụng chạm Ngoài ra, HS cũngxác định không chỉ có trẻ nữ bị xâm hại mà ngay đến trẻ nam cũng bị xâm hạitình dục Mặc dù không một HS nào có thể trả lời hoàn chỉnh vấn đề nhưng với
sự hiểu biến kiến thức xã hội của mình, HS đã cùng nhau trả lời khá tốt vấn đề
mà GV đặt ra Tổng hợp tất cả các ý kiến của từng cá nhân, GV có thể chốt lạiđược kiến thức khá dễ dàng mà không gặp khó khăn gì
GV cho HS xem phim tư liệu, cung cấp thông tin, bài báo (Nội dung tư liệu cho thấy thực trang của vấn đề xâm hại tình dục; tỉ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục tăng cao ở khu vực Đông Nam Bộ và những trường hợp trẻ vị thành niên có hành vi xâm hại tình dục người khác đã được ghi nhận trong phóng sự)
(?) Hãy xem đoạn tư liệu sau và tiến hành thảo luận để cùng đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục mà tư liệu cung cấp.
- HS tiến hành thảo luận theo kĩ thuật ổ bi
- HS trình bày kết quả thảo luận
28
Trang 29Hình 3.1 Hính 3.2
29
Trang 30Hình 3.5Hình 3.4
Hình 3.3
Trang 31Nhận xét:
- Với cách thức thảo luận theo kĩ thuật ổ bi (HS chia thành 2 nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở nhóm khác Khi thảo luận, HS ở vòng trong sẽ trao đổi với các HS đối diện ở vòng ngoài Sau 3 phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay để luôn hình thành các nhóm đối tác mới Do điều kiện cơ sở vật chất nên HS không tạo thành được vòng tròn, GV đã linh động thay đổi một nửa thành viên mỗi nhóm sang nhóm khác Sau thời gian thảo luận thì thành viên các nhóm về lại nhóm mình và tiếp tục bổ sung ý kiến ngắn gọn Hết thời gian thảo luận, GV tổ chức cho các nhóm HS nêu các câu hỏi liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục), GV đã tạo điều kiện cho HS được hoạt động không chỉ với
nhóm mình mà còn hình thành và hoạt động với các nhóm đối tác khác để từ đótiếp nhận những kiến thức mới, “làm giàu” và gia tăng cho nhận thức của cánhân cũng như nhận thức của nhóm Với cách thức thảo luận mới này, HS cũnghứng thú hơn hẳn vì các em được di chuyển tạo nhóm đối tác; bổ sung và tìmkiếm thêm những nguồn kiến thức mới
- Với cách thức này, có thể dễ dàng nhận ra những điểm tương đồng hoặctrùng ý giữa các nhóm sẽ giúp GV dễ dàng hơn rất nhiều trong quá trình nhậnxét Tuy nhiên không có nghĩa là tất cả các nhóm đều giống nhau bởi xét về thờigian thì HS không thể tạo thành nhóm đối tác mới liên tục vì thời gian có hạn(thực tế, HS chỉ có thể tạo được 1 nhóm đối tác mới cho 1 lần chuyển dịch vịtrí) Chính điều này cũng khiến HS không thể mang hết ý kiến của nhóm mìnhsang tất cả các nhóm khác nên nội dung vẫn có sự khác biệt và bổ sung nhấtđịnh cho nhau ở từng nhóm
31
Trang 32- Từ kết quả thảo luận của HS, GV đã gợi ý HS phân nhóm các câu hỏi
mà HS vừa đặt ra Việc phân nhóm này sẽ giúp HS dễ dàng tiếp cận vấn đề mà
GV đặt ra và loại trừ được những câu hỏi thừa, không liên quan
- Nhìn vào các hình từ 3.1 đến 3.5, có thể thấy những câu hỏi đã được HSphân nhóm ngay lập tức trong tiết học với các kí hiệu cùng loại (như hình tròn,hình tam giác, gạch thẳng cuối câu, gạch lượn sóng đầu câu ) Phân loại thànhcông đồng nghĩa với việc HS đã thấy được những vấn đề nổi cộm mà ai cũngnhận ra nhưng chưa có lời giải đáp
- GV gợi ý để HS tự nhóm các câu hỏi nhỏ này thành những câu hỏi mangtính khái quát chung (phần này, GV đã có dự kiến trước – thông qua slide trênmàn hình – nhưng không ngờ HS đã có thể tự tìm ra trước Điều này cho thấy
HS tư duy khá tốt)
- Sau khi học sinh đưa ra các câu hỏi thì giáo viên chưa đưa ra nhận xét
của mình mà chỉ nêu lên thành câu hỏi: Liệu như thế có đúng không? Làm thế nào để trả lời cho các câu hỏi đó? Để cho các học sinh có thể đề xuất phương án
thực nghiệm Phần lớn học sinh đều thống nhất, muốn trả lời những câu hỏi đóthì các em sẽ tìm thông tin ở trên internet, sách báo, hỏi những người xungquanh, tra cứu bách khoa tri thức… điều đó cho thấy các em đã có những kĩnăng để tìm kiếm thông tin Tuy nhiên, chỉ có một số ít học sinh mới phát hiệnrằng, các em có thể tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa ở các bộ mônSinh học, Địa lí và Giáo dục công dân để trả lời cho những câu hỏi trên Nhưvậy, phần lớn học sinh chưa nhận thấy được sự liên kết của các môn học, việchọc kiến thức của các môn sẽ giúp cho các em có một cách nhìn tổng quát vềnhững vấn đề trong thực tế cuộc sống
32
Trang 334.Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu
- Giáo viên cung cấp các SGK, tài liệu có liên quan, giới thiệu địa chỉ cáctrang web để học sinh về nhà trả lời những câu hỏi đã nêu trong bước 3 Yêu cầuhọc sinh chuẩn bị bài trên powerpoint hoặc tờ bìa A0
- Nhóm học sinh thảo luận để phân chia nhiệm vụ học tập
Nhận xét:
- Bằng cách làm này, GV khiến HS phải chủ động lĩnh hội kiến thức, chủđộng tìm kiếm câu trả lời cho chính những vấn đề mà chính mình và bạn cùngthắc mắc Cách làm như vậy sẽ khiến HS ghi nhớ kiến thức nhanh hơn, lâu hơncũng như năng động, sáng tạo hơn trong việc học
- Việc để HS tự tìm hiểu kiến thức còn giúp rèn luyện cho các em kĩ năngthu thập và xử lí thông tin tốt hơn Trước một kho thông tin vô giá, HS bắt buộcphải lựa chọn, cân nhắc để có câu trả lời phù hợp nhất Những ý tưởng sáng tạotrong trình bày của từng nhóm cũng sẽ được các nhóm khai thác tối đa để tạohiệu quả tốt nhất
- Ngoài ra, việc các em hoạt động theo nhóm để cùng làm bài tập về nhà
sẽ giúp tăng tình cảm bạn bè, sự gắn bó và hiểu biết về nhau hơn Đây cũng làmột trong những mong muốn đạt được của GV cho hoạt động này
- Quá trình HS chuẩn bị bài học, GV thường xuyên cập nhật, theo dõi tiến
độ Việc theo dõi này vừa có tác dụng đốc thúc các em làm bài, vừa giúp GVnhận ra những kết quả cũng như hạn chế của từng nhóm để đến khi tiết học thực
sự diễn ra, GV không bị động hoặc lúng túng trong nhận xét, góp ý Cần lưu ýrằng, quá trình này, GV chỉ theo dõi, cập nhật tiến độ của các nhóm mà khôngđược đưa ra bất cứ gợi ý, hướng dẫn hoặc đánh giá thêm nào vì như vậy sẽ làmmất đi tính chủ động của các em trong quá trình tự khám phá vấn đề
33
Trang 34BUỔI 2
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm học sinh trình bày bài tập đã chuẩn bị
- Đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm đã chuẩn bị, các nhóm khác lắngnghe và đặt câu hỏi xoay quanh
- GV cho HS trình bày xoay quanh 2 câu hỏi lớn mà HS đã tự đặt câu hỏiđược ở buổi học trước:
(?) Tại sao đối tượng trẻ em lại dễ bị xâm hại tình dục và cũng có những hành vi xâm hại tình dục người khác? Hậu quả của vấn đề này?
(?) Cá nhân, gia đình và xã hội đã làm gì để bảo vệ đối tượng trẻ em trước những nguy cơ xâm hại tình dục và những quy định của pháp luật về vấn đề này?
Sản phẩm trình bày của nhóm 1: Bài trình bày powerpoint.
34Hình 5.1: Slide 1
Trang 3535Hình 5.1: Slide 3
Hình 5.1: Slide 2
Trang 3636Hình 5.1: Slide 5
Hình 5.1: Slide 4
Trang 3737Hình 5.1: Slide 6
Hình 5.1: Slide 7
Trang 3838Hình 5.1: Slide 8
Hình 5.1: Slide 9
Trang 3939Hình 5.1: Slide 10
Hình 5.1: Slide 11
Trang 4040Hình 5.1: Slide 12
Hình 5.1: Slide 13