Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu

Một phần của tài liệu bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp nhận diện và giải quyết vấn đề xâm hại tình dục trẻ em (Trang 33)

- Giáo viên cung cấp các SGK, tài liệu có liên quan, giới thiệu địa chỉ các trang web để học sinh về nhà trả lời những câu hỏi đã nêu trong bước 3. Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trên powerpoint hoặc tờ bìa A0.

- Nhóm học sinh thảo luận để phân chia nhiệm vụ học tập.

Nhận xét:

- Bằng cách làm này, GV khiến HS phải chủ động lĩnh hội kiến thức, chủ động tìm kiếm câu trả lời cho chính những vấn đề mà chính mình và bạn cùng thắc mắc. Cách làm như vậy sẽ khiến HS ghi nhớ kiến thức nhanh hơn, lâu hơn cũng như năng động, sáng tạo hơn trong việc học.

- Việc để HS tự tìm hiểu kiến thức còn giúp rèn luyện cho các em kĩ năng thu thập và xử lí thông tin tốt hơn. Trước một kho thông tin vô giá, HS bắt buộc phải lựa chọn, cân nhắc để có câu trả lời phù hợp nhất. Những ý tưởng sáng tạo trong trình bày của từng nhóm cũng sẽ được các nhóm khai thác tối đa để tạo hiệu quả tốt nhất.

- Ngoài ra, việc các em hoạt động theo nhóm để cùng làm bài tập về nhà sẽ giúp tăng tình cảm bạn bè, sự gắn bó và hiểu biết về nhau hơn. Đây cũng là một trong những mong muốn đạt được của GV cho hoạt động này.

- Quá trình HS chuẩn bị bài học, GV thường xuyên cập nhật, theo dõi tiến độ. Việc theo dõi này vừa có tác dụng đốc thúc các em làm bài, vừa giúp GV nhận ra những kết quả cũng như hạn chế của từng nhóm để đến khi tiết học thực sự diễn ra, GV không bị động hoặc lúng túng trong nhận xét, góp ý. Cần lưu ý rằng, quá trình này, GV chỉ theo dõi, cập nhật tiến độ của các nhóm mà không được đưa ra bất cứ gợi ý, hướng dẫn hoặc đánh giá thêm nào vì như vậy sẽ làm mất đi tính chủ động của các em trong quá trình tự khám phá vấn đề.

BUỔI 2

Một phần của tài liệu bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp nhận diện và giải quyết vấn đề xâm hại tình dục trẻ em (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w