Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực nghiệm

Một phần của tài liệu bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp nhận diện và giải quyết vấn đề xâm hại tình dục trẻ em (Trang 28)

GV cho HS xem phim tư liệu, cung cấp thông tin, bài báo (Nội dung tư

liệu cho thấy thực trang của vấn đề xâm hại tình dục; tỉ lệ trẻ em bị xâm hại tình dục tăng cao ở khu vực Đông Nam Bộ và những trường hợp trẻ vị thành niên có hành vi xâm hại tình dục người khác đã được ghi nhận trong phóng sự)

(?) Hãy xem đoạn tư liệu sau và tiến hành thảo luận để cùng đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục mà tư liệu cung cấp.

- HS tiến hành thảo luận theo kĩ thuật ổ bi. - HS trình bày kết quả thảo luận

Hình 3.1 Hính 3.2

30Hình 3.5 Hình 3.5 Hình 3.4

Nhận xét:

- Với cách thức thảo luận theo kĩ thuật ổ bi (HS chia thành 2 nhóm ngồi

theo hai vòng tròn đồng tâm và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi HS có thể nói chuyện với lần lượt các HS ở nhóm khác. Khi thảo luận, HS ở vòng trong sẽ trao đổi với các HS đối diện ở vòng ngoài. Sau 3 phút thì HS vòng ngoài ngồi yên, HS vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay để luôn hình thành các nhóm đối tác mới. Do điều kiện cơ sở vật chất nên HS không tạo thành được vòng tròn, GV đã linh động thay đổi một nửa thành viên mỗi nhóm sang nhóm khác. Sau thời gian thảo luận thì thành viên các nhóm về lại nhóm mình và tiếp tục bổ sung ý kiến ngắn gọn.. Hết thời gian thảo luận, GV tổ chức cho các nhóm HS nêu các câu hỏi liên quan đến vấn đề xâm hại tình dục), GV đã tạo điều kiện cho HS được hoạt động không chỉ với

nhóm mình mà còn hình thành và hoạt động với các nhóm đối tác khác để từ đó tiếp nhận những kiến thức mới, “làm giàu” và gia tăng cho nhận thức của cá nhân cũng như nhận thức của nhóm. Với cách thức thảo luận mới này, HS cũng hứng thú hơn hẳn vì các em được di chuyển tạo nhóm đối tác; bổ sung và tìm kiếm thêm những nguồn kiến thức mới.

- Với cách thức này, có thể dễ dàng nhận ra những điểm tương đồng hoặc trùng ý giữa các nhóm sẽ giúp GV dễ dàng hơn rất nhiều trong quá trình nhận xét. Tuy nhiên không có nghĩa là tất cả các nhóm đều giống nhau bởi xét về thời gian thì HS không thể tạo thành nhóm đối tác mới liên tục vì thời gian có hạn (thực tế, HS chỉ có thể tạo được 1 nhóm đối tác mới cho 1 lần chuyển dịch vị trí). Chính điều này cũng khiến HS không thể mang hết ý kiến của nhóm mình sang tất cả các nhóm khác nên nội dung vẫn có sự khác biệt và bổ sung nhất định cho nhau ở từng nhóm.

- Từ kết quả thảo luận của HS, GV đã gợi ý HS phân nhóm các câu hỏi mà HS vừa đặt ra. Việc phân nhóm này sẽ giúp HS dễ dàng tiếp cận vấn đề mà GV đặt ra và loại trừ được những câu hỏi thừa, không liên quan.

- Nhìn vào các hình từ 3.1 đến 3.5, có thể thấy những câu hỏi đã được HS phân nhóm ngay lập tức trong tiết học với các kí hiệu cùng loại (như hình tròn, hình tam giác, gạch thẳng cuối câu, gạch lượn sóng đầu câu...). Phân loại thành công đồng nghĩa với việc HS đã thấy được những vấn đề nổi cộm mà ai cũng nhận ra nhưng chưa có lời giải đáp.

- GV gợi ý để HS tự nhóm các câu hỏi nhỏ này thành những câu hỏi mang tính khái quát chung (phần này, GV đã có dự kiến trước – thông qua slide trên màn hình – nhưng không ngờ HS đã có thể tự tìm ra trước. Điều này cho thấy HS tư duy khá tốt).

- Sau khi học sinh đưa ra các câu hỏi thì giáo viên chưa đưa ra nhận xét của mình mà chỉ nêu lên thành câu hỏi: Liệu như thế có đúng không? Làm thế

nào để trả lời cho các câu hỏi đó? Để cho các học sinh có thể đề xuất phương án

thực nghiệm. Phần lớn học sinh đều thống nhất, muốn trả lời những câu hỏi đó thì các em sẽ tìm thông tin ở trên internet, sách báo, hỏi những người xung quanh, tra cứu bách khoa tri thức… điều đó cho thấy các em đã có những kĩ năng để tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, chỉ có một số ít học sinh mới phát hiện rằng, các em có thể tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa ở các bộ môn Sinh học, Địa lí và Giáo dục công dân để trả lời cho những câu hỏi trên. Như vậy, phần lớn học sinh chưa nhận thấy được sự liên kết của các môn học, việc học kiến thức của các môn sẽ giúp cho các em có một cách nhìn tổng quát về những vấn đề trong thực tế cuộc sống.

Một phần của tài liệu bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp nhận diện và giải quyết vấn đề xâm hại tình dục trẻ em (Trang 28)