Tên hồ sơ dạy học: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lí THPT BÀI 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI II.. Định hướng bài h
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT THƯỢNG CÁT
………… o0o…………
HỒ SƠ DỰ THI
CUỘC THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
TÍCH HỢP DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hiền Chức vụ: Giáo viên Địa lí
Đơn vị công tác: Trường THPT Thượng Cát
Năm học 2014 – 2015
Trang 2PHỤ LỤC 1 PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Trường: THPT Thượng Cát
Địa chỉ: Phường Thượng Cát – Quận Bắc Từ Liêm – Thành phố Hà Nội Điện thoại: (04)37511480; Email: c3thuongcat@hanoiedu vn Thông tin cá nhân:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hiền
Ngày sinh: 08/09/1985; Môn: Địa lí
Điện thoại: 0985.266.825; Email: nguyenhien.080985@gmail.com
Trang 3PHỤ LỤC 2
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I Tên hồ sơ dạy học: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lí THPT
BÀI 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
II Mục tiêu dạy học
Sau bài học, học sinh có khả năng:
1 Về kiến thức
- Biết được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và
ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất)
- Trình bày được sự phân bố và một số tác động tiêu của một số loại thiên tai chủ yếu (bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán, động đất) thường xuyên gây tác hại đến đời sống kinh tế ở nước
ta Biết cách phòng chống đối với mỗi loại thiên tai
- Hiểu được nội dung Chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và mới trường
2 Về kĩ năng
- Kĩ năng liên hệ thực tế để giải thích nguyên nhân phát sinh và tác hại của mỗi loại thiên tai
- Kĩ năng vận dụng vào thực tiễn các biện pháp phòng tránh thiên tai
- Viết báo cáo
- Tìm và chọn lọc tư liệu có nội dung liên quan đến bài học
- Rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình
- Rèn luyện kĩ năng phân tích bản đồ và hình ảnh có liên quan
- Tư duy logic, năng lực vận dụng các vấn đề liên quan giữa các môn giáo dục biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường trong bài học Địa lí
III Đối tượng dạy học
Lớp 12D2 Sĩ số 42 học sinh
IV Ý nghĩa của bài học
- Giúp học sinh xây dựng ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, gìn giữ sự đa dạng sinh vật
- Hiểu được ý nghĩa của cuộc sống hòa bình, không chiến tranh
- Nhận thức được: để giải quyết các vấn đề toàn cầu cần phải có sự đoàn kết và hợp tác của toàn nhân loại
Trang 4V Thiết bị dạy học, học liệu
- Máy tính, máy chiếu
- Sách giáo khoa
- Bản đồ Tự nhiên Việt Nam
- Atlat địa lí Việt Nam
- Một số hình ảnh, tư liệu, video về bão, lũ quét, suy thoái tài nguyên, phá hủy cảnh quan thiên nhiên và ô nhiễm môi trường
VI Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
1 Ổn định tổ chức (5 phút)
2 Định hướng bài học
Trên đất nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, tài nguyên phong phú, điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi song cũng có không ít khó khăn gây ra bởi các tai biến thiên nhiên như đất nước ta, vấn đề bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai là một yêu cầu rất bức thiết Các nội dung này sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay
3 Tiến trình bài học (40 phút)
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề bảo vệ
môi trường ở nước ta
- Hình thức: Cả lớp
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp: Đàm thoại gợi mở
- Tư liệu: Sách giáo khoa
- Đồ dùng: tranh ảnh về ô nhiễm môi trường
- Nội dung tích hợp GD ứng phó với BĐKH
và bảo vệ môi trường: Nguyên nhân, biểu
hiện, hậu quả, biện pháp ứng phó với
BĐKH.
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc SGK mục 1,
kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy:
+ Cho biết những vấn đề về MT đáng quan
tâm hiện nay?
+ Nêu những diễn biến bất thường về thời
tiết khí hậu xảy ra ở nước ta trong những
1 Bảo vệ môi trường
Có 2 vấn đề môi trường đáng quan tâm ở nước ta hiện nay:
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường làm gia tăng bão, lũ lụt, hạn hán
và các hiện tượng biến đổi bất thường về thời tiết , khí hậu…
- Tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất…
Trang 5năm qua?
+ Nêu hiểu biết của em về tình trạng ô
nhiễm môi trường ở nước ta Các nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trường?
Bước 2: Một số HS trả lời, HS khác nhận
xét, bổ sung
Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của
HS và bổ sung kiến thức.
*GD ứng phó với BĐKH và bảo vệ môi trường : Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, biện
pháp ứng phó với BĐKH và bảo vệ MT?
GV yêu cầu HS tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường ở nước ta:
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường:
+ GV lấy ví dụ để HS hiểu về mất cân bằng sinh thái Ví dụ: Phá rừng-> Phá vỡ cân bằng sinh thái là cho đất bị xói mòn rửa trôi, hạ mức nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy của sông, làm khí hậu Trái Đất nóng lên, mất nơi sinh sống của nhiều loài động vật… + Từ ví dụ trên, GV yêu cầu HS nêu những nguyên nhân gây ra mất cân bằng sinh thái?
Nêu các biểu biện của tình trạng này ở nước ta?
+ Nguyên nhân:
-> Đốt rừng làm nương rẫy.
-> Khai thác củi, gỗ, lâm sản.
-> Cháy rừng.
+ Biểu hiện:
-> Gia tăng thiên tai bão lụt, hạn hán
-> Sự biến đổi thất thường về thời tiết, khí hậu.
+ GV đặt câu hỏi: Nêu những diễn biến thất thường về thời tiết, khí hậu xảy ra ở nước
ta?
-> Mưa, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng cao.
-> Mưa đá diễn ra trên diện rộng ở miền Bắc năm 2006 và những năm gần đây -> Lũ lụt nghiêm trọng ở Tây Nguyên năm 2007.
-> Rét đậm, rét hại kỉ lục ở miền Bắc năm 2008 làm HS không thể đến trường… + Hậu quả của BĐKH:
-> Tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, giao thông, dịch vụ,
sức khỏe con người
-> Diện tích đất ngập lụt ngày càng lớn.
Trang 6- Tình trạng ô nhiễm môi trường: đất, nước, không khí
+ GV yêu cầu HS nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
+ Nguyên nhân: Chất thải trong hoạt động kinh tế (công nghiệp, nổng nghệp, giao thông
vận tải…), chất thải sinh hoạt chưa qua xử lí, do các hiện tượng như gió, mưa, bão, cháy rừng, núi lửa….làm suy thoái tầng ozon, hiệu ứng nhà kính, mưa axit,….và làm biến đổi khí hậu
+ GV nhấn mạnh: Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất đã trở thành vấn
đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu tập trung đông dân
cư và một số vùng cửa sông, ven biển Ở nhiều nơi, nông độ các chất gây ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần Chính vì vậy, bên cạnh việc sử dụng tài nguyên hợp lí cần bảo vệ môi trường sống của con người
+ Từ đó, GV yêu cầu HS tìm những biện pháp để bảo vệ môi trường môi trường, phòng
chống, ứng phó với các thiên tai ở các vùng lãnh thổ khác nhau:
-> Vùng đồi núi: xây dựng công trình lợi thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật canh tác trên
đất dốc, sử dụng đất hợp lí và quy hoach các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét, động đất nguy hiểm
-> Vùng đồng bằng: xây đập, hồ chứa nước, cống cấp nước, tháo lũ, đê sông, đê
biển…đồng thời kết hợp với việc sử dụng hợp lí đất, rừng, nguồn nước, dự báo và phòng tránh kịp thời các trận bão, lụt, hạn hán để giảm thiểu tác hại cho nhân dân
-> Vùng ven biển và biển: thau chua, rửa mặn, lai tạo các giống chịu mặn chịu
phèn
+ Ngoài ra sau khi học nội dung này, GV có thể sử dụng phương pháp hoạt động thực
tiễn: Tổ chức cho HS cắt dọn cỏ, trồng hàng cây ven đường, khuyến khích các em
thường xuyên quét dọn đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải ở địa phương Trong trường học, HS tự giác bỏ rác vào thùng rác công cộng.
Chuyển ý: Là một đất nước nhiệt đới ẩm gió mùa, nằm gần Biển Đông, bên cạnh các thuận lợi, thiên nhiên cũng gây khó khăn cho chúng ta với nhiều thiên tai to lớn Chúng
ta sẽ tìm hiểu một số thiên tai và biện pháp phòng chống trong mục 2 sau đây
* Hoạt động 2: Một số thiên tai chủ yếu và
biện pháp phòng chống
- Hình thức: Nhóm
- Thời gian: 25 phút
- Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình
- Tư liệu: Sách giáo khoa
2 Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống
a Bão
b Ngập lụt
c Lũ quyét
d Hạn hán
Trang 7- Đồ dùng: bản đồ tự nhiên Việt Nam, Átlát,
tranh ảnh, video về hậu quả của các thiên
tai.
- Nội dung tích hợp GD ứng phó với BĐKH
và bảo vệ môi trường: Biểu hiện, 1 số biện
pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
* GV đưa ra vấn đề: bão, ngập lụt, lũ quét,
hạn hán, động đất, mưa đá, sương muối, là
những mối đe dọa thường trực đối với môi
trường và cuộc sống người dân
* Yêu cầu học sinh: chuẩn bị trước ở nhà,
giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tìm các tư liệu
liên quan về hình ảnh, video, hãy trình bày
về: nơi xảy ra, thời gian hoạt động, nguyên
nhân, hậu quả, giải pháp của các thiên tai là:
bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán
Nhóm 1: Tìm hiểu về bão
Nhóm 2: Tìm hiểu về ngập lụt
Nhóm 3: Tìm hiểu về lũ quét
Nhóm 4: Tìm hiểu về hạn hán
* Đại diện nhóm trình bày kết quả trước
lớ
p
*GD ứng phó với BĐKH và bảo vệ môi
trường: Em hãy nêu các giải pháp ứng phó
và thích nghi, các nội dung cần thực hiện
nhằm hạn chế tối đa những tác động xấu của
thiên tai
(Bảng thông tin phản hồi)
*GD ứng phó với BĐKH và bảo vệ môi trường :
- Sau khi HS hoàn thành bảng trên, GV có thể hỏi thêm: Các em có nhận xét gì về số
lượng và tần suất các thiên tai trên hiện nay ở địa phương nơi em đang sinh sống? Nguyên nhân do đâu? Hậu quả gây ra?
- Qua đó rèn luyện cho HS một số kĩ năng cần thiết về ứng phó với BĐKH và bảo vệ môi trường:
+ Kĩ năng nhận biết và phát hiện tác động của BĐKH tới cuộc sống, sản xuất: như số
Trang 8lượng các cơn bão nhiều hơn, cường độ mạnh hơn, nhiều đợt mưa lớn hoặc nắng nóng kéo dài, mưa đá, sương muối diễn ra trên diện rộng…
+ Kĩ năng thực hiện các hoạt động ứng phó với thiên tai do BĐKH gây ra: HS nên biết bơi trong những đợt lũ lụt, chuẩn bị đầy đủ trang phục ấm vào mùa đông rét đậm rét hại (quần, áo ấm, tất tay, tất chân, giày, khăn, mũ…)…
Chuyển ý: Trên đất nước có nhiều thiên tai như nước ta, cần làm gì để bảo vệ tài nguyên
và môi trường? Câu hỏi mà chúng ta sẽ giải đáp trong mục 3 sau đây
* Hoạt động 3: Tìm hiểu Chiến lược quốc
gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Hình thức: Cả lớp
- Thời gian: 05 phút
- Phương pháp: Thảo luận, thuyết trình.
- Tư liệu: SGK
- Đồ dùng: Bản đồ tự nhiên VN, Átlát, tranh
ảnh
* Trò chơi: Xây dựng “Ngôi nhà Việt Nam
phát tnển bền vững”
* Cách chơi:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục 3 SGK để
nhớ được các chiến lược quốc gia về bảo vệ
tài nguyên và môi trường Giải thích ý nghĩa
các chiến lược gắn với bảo vệ tài nguyên và
môi trường
Bước 2: GV tổ chức HS thành 2 đội chơi,
mỗi đội gồm 4 HS Các đội lên bảng xây
dựng ngôi nhà phát triển bền vững (Xem
mẫu phần phụ lục)
Bước 3: Đại diện các đội trình bày ý nghĩa
của các chiến lược
Bước 4: HS cả lớp đánh giá đội nào làm
nhanh hơn, trình bày tốt hơn
GV chốt lại kiến thức toàn bài: Các loại
hình thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, động
đất, cháy rừng là những mối đe dọa thường
3 Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
(Xem phần phụ lục)
Trang 9trực đối với môi trường và cuộc sống người
dân Việt Nam Vì vậy, chúng ta cần phải
chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó có hiệu quả với
thiên tai
VII Kiểm tra - Đánh giá
- GV cho học sinh hoàn thành trò chơi ô chữ nhằm kiểm tra độ nắm kiến thức của học sinh ngay tại lớp Học sinh làm việc theo bàn
- GV đặt mục tiêu cho HS ghi đầy đủ các câu trả lời ra giấy, nhóm hoàn thành nhanh nhất được 10 điểm
VIII Các sản phẩm của học sinh.
- Phần làm việc theo nhóm được các nhóm trình bày bằng trình chiếu powerpoint (có file
đi kèm)
- Phần kiểm tra đánh giá bài học được học sinh thể hiện qua các phiếu đi kèm, bàn hoàn thành nhanh nhất được điểm 10
PHỤ LỤC PHẦN LÀM VIỆC THEO NHÓM CỦA HỌC SINH
(xem trong đĩa CD)
Trang 10PHIẾU TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA HỌC SINH
Bàn … Tổ …
Họ và tên thành viên:
ĐÁP ÁN:
Ô CHỮ HÀNG NGANG:
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Câu 7:
Câu 8:
Câu 9:
Ô CHỮ HÀNG DỌC:
ĐIỂM:
BẢNG THÔNG TIN PHẢN HỒI
Nội
Thời gian xảy ra
Nơi hay xảy
Nguyên
mưa lớn
Mùa hạ (VI - XII)
Cả nước, Nam Bộ rất ít
Gây thiệt hại rất lớn
Giáp biển, ảnh hưởng
Dự báo kịp thời, chính
Trang 11cho sản xuất
và sinh hoạt
chống lũ lụt
Ngập
lụt
Mực nước
dâng cao
Mùa mưa (VI - X)
ĐBSH, ĐBSCL, ven biển
Phá hủy mùa màng, tắc nghẽn
nhiễm MT
ĐH thấp, mưa lớn, triều cường
Làm tốt thuỷ lợi, xây dựng hệ thống đê
Dòng nước
chảy mạnh
Bất thường (VI - X)
Vùng đồi núi
và trung du
Nhà cửa, cầu, cống,
bị cuốn trôi
Do mưa lớn, địa hình dốc
Dự báo kịp thời, trồng
& bảo vệ rừng
Hạn
hán
Không khí
khô, cạn
nước
Mùa khô (II - IV)
DHNTB, Tây Nguyên &
ĐB NB
Thiếu nước cho sản xuất
và sinh hoạt
Mưa ít, cân bằng
ẩm < 00C
Xây dựng các công trình thuỷ lợi hợp lí
TRÒ CHƠI: “Ngôi nhà Việt Nam phát triển bền vững”
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Trang 12TRÒ CHƠI: “Ngôi nhà Việt Nam phát triển bền vững”
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Duy trì
MT sống
và các
quá trình
sinh thái
chủ yếu
Đảm bảo
sự giàu
có của đất nước
về vốn gen các loài nuôi trồng cũng như các loài hoang dại
Đảm bảo việc sử dụng hợp
lí TNTN, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn
có thể phục hồi được
Ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng
sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
Đảm bảo chất lượng
MT phù hợp với yêu cầu
về đời sống con người
Ngăn ngừa ô nhiễm
MT, kiểm soát
và cải tạo môi trường
Trang 13Slide 1
Slide 2
Slide 4
Slide 3
Slide 5
Slide 6
Slide 7
Slide 8
Trang 14Slide 9
Slide 14 Slide 10
Slide 11
Slide 13
Slide 21 Slide 12
Slide 15
Slide 16
Trang 15Slide 17
Slide 19
Slide 20
Slide 23
Slide 24
Slide 26
Slide 27
Slide 28 Slide 25
Trang 16PHỤ LỤC III
HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP Tên chủ đề dạy học: Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi
trường trong dạy học Địa lí THPT
Môn học chính của chủ đề: Địa lí
Slide 29
Slide 30
Slide 31
Trang 17Các môn được tích hợp: giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.