1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tên tình huống ứng phó với biến đổi khí hậu khi trái đất nóng lên

11 671 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 336 KB

Nội dung

BÀI DỰ THI I. Tên tình huống Ứng phó với biến đổi khí hậu khi trái đất nóng lên 1 II. Mục tiêu giải quyết tình huống : - Giảm thiểu hiện tượng giảm các khí thải của khu công nghiệp, nhà máy - Bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi chọc để tạo cho bầu không khí trong lành và chống xói mòn đất đai - Bảo vệ hệ sinh thái, tránh dẫn đến mất sự cân bằng hệ sinh thái III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống : Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất được gọi là Hiệu ứng nhà kính" 2 Biến đổi toàn cầu gồm có nhiều lĩnh vực: lý sinh học, khí hậu, kinh tế, xã hội, dân số, thể chế, thông tin, văn hoá, v.v… ? đây tôi muốn nói về một số khía cạnh của biến đổi toàn cầu mà phần chính là do các hoạt động của con người gây ra và có liên quan nhiều đến môi trường thiên nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên mà chúng ta đang khai thác để tồn tại và phát triển. Tài nguyên thiên nhiên trong đó có nguồn tài nguyên sinh học hay nói một cách tổng thể hơn là đa dạng sinh học là cơ sở của sự sống còn và phát triển của các dân tộc, dù ở thời đại nào hay ở địa phương nào trên thế giới. Biến đổi toàn cầu đang có xu hướng ảnh hưởng xấu đến các dạng tài nguyên thiên nhiên, giảm sút chất lượng môi trường ngày càng rõ ràng ở khắp mọi nơi. Để phát triển bền vững, có lẽ chúng ta cần phải lưu ý hơn nữa đến vấn đề biến đổi toàn cầu, nhất là biến đổi khí hậu toàn cầu, phải xem tác động của biến đổi toàn cầu là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển để có những biện pháp kịp thời làm giảm bớt những tổn thất gây ra do những tác nhân mà nhiều nhà khoa học đã tin rằng đó là hậu quả của biến đổi toàn cầu mà không thể ngăn chặn ngay được. Sự biến đổi toàn cầu ảnh hưởng đến các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể là: Thay đổi lý sinh học: Con người đã làm thay đổi một cách cơ bản Trái đất bằng các hoạt động của mình: - Làm cho các hệ sinh thái và sinh cảnh bị biến đổi và phân mảnh. Loài người đã làm thay đổi các hệ sinh thái một cách hết sức nhanh chóng trong khoảng 50 năm qua, nhanh hơn bất kỳ thời kỳ nào trước đây. Diện tích các vùng hoang dã đã được chuyển đổi thành đất nông nghiệp, chỉ tính riêng từ năm 1945 đến nay đã lớn hơn cả trong thế kỷ thứ 18 và 19 cộng lại. Tất cả những điều đó đã gây nên những sự mất mát về đa dạng sinh học trên thế giới một cách nghiêm trọng không thể nào đảo ngược được, trong đó có khoảng 10 đến 30% số loài chim, thú và bò sát hiện đang có nguy cơ bị tiêu diệt. 3 - Mất đa dạng sinh học ngày nay đang diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có, kể từ thời kỳ các loài khủng long bị tiêu diệt cách đây khoảng 65 triệu năm và tốc độ biến mất của các loài hiện nay ước tính gấp khoảng 100 lần so với tốc độ mất các loài trong lịch sử Trái đất, và trong những thập kỷ sắp tới mức độ biến mất của các loài sẽ gấp 1.000 - 10.000 lần (MA 2005). Có khoảng 10% các loài đã biết được trên thế giới đang cần phải có những biện pháp bảo vệ, trong đó có khoảng 16.000 loài được xem là đang có nguy cơ bị tiêu diệt. Trong số các loài thuộc các nhóm động vật có xương sống chính đã được nghiên cứu khá kỹ, có hơn 30% các loài ếch nhái, 23% các loài thú và 12% các loài chim (IUCN 2005), nhưng thực tế số loài đang nguy cấp lớn hơn rất nhiều. Tình trạng nguy cấp của các loài không phân bố đều giữa các vùng trên thế giới. Các vùng rừng ẩm nhiết đới có số loài nguy cấp nhiều nhất, trong đo có nước ta, rồi đến các vùng rừng khô nhiệt đới, vùng đồng cỏ miền núi. Sự phân bố của các loài nguy cấp nước ngọt chưa được nghiên cứu kỹ, nhưng kết quả nghiên cứu ở một số vùng cho biết rằng các loài ở nước ngọt nhìn chung có nguy cơ bị tiêu diệt cao hơn rất nhiều so với các loài ở trên đất liền (Smith và Darwall 2006, Stein và cs. 2000). Nghề khai thác thuỷ sản đã bị suy thoái nghiêm trọng, và đã có đến 75% ngư trường trên thế giới đã bị khai thác cạn kiệt hay khai thác quá mức (GEO 4, 2007). 4 Nguyên nhân mất mát đa dạng sinh học chính là mất nơi sinh sống và nơi sinh sống bị phân cách; khai thác quá mức các loài hoang dã; xâm nhập của các loài ngoại lai; ô nhiễm; và thay đổi khí hậu toàn cầu hiện nay được xem là một nguyên nhân nghiêm trọng chưa thể lường trước được. Sự giảm bớt số các loài được nuôi trồng, đồng thời đã làm giảm nguồn gen trong nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Ước tính đã có khoảng 60% khả năng dịch vụ cho sự sống trên Trái đất của các hệ sinh thái – như nguồn nước ngọt, nguồn cá, điều chỉnh không khí và nước, điều chỉnh khí hậu vùng, điều chỉnh các thiên tai và dịch bệnh tự nhiên đã bị suy thoái hay sử dụng một cách không bền vững. Các nhà khoa học cũng đã cảnh báo rằng tác động tiêu cực của những suy thoái nói trên sẽ phát triển nhanh chóng trong khoảng 50 năm sắp tới. (Hans van Ginkel, 2005). Mối quan hệ giữa đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu toàn cầu Tác động của biến đổi khí hậu lên đa dạng sinh học Trong thiên nhiên, đa dạng sinh học, nhất là các hệ sinh thái rừng là nơi chính tích luỹ trở lại nguồn khí CO 2 phát thải ra để tạo thành chất hữu cơ. Trong lúc đó, chúng ta lại đã và đang chặt phá rừng để làm nông nghiệp, chăn nuôi, xây dựng nhà cữa, thành phố. Sự tàn phá rừng đã làm giảm bớt khả năng hấp thụ CO 2 và gián tiếp tăng thêm khí CO 2 vào khí quyển, góp phần làm cho biến đổi khí hậu toàn cầu tăng nhanh. Như vậy, sự giảm sút đa dạng sinh học nhất là giảm sút diện tích rừng đã thúc đẩy sự gia tăng biến đổi khí hậu toàn cầu, nhưng ngược lại sự nóng lên toàn cầu cũng đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và tồn tại của các loài sinh vật và đa dạng sinh học. Ngoài những tư liệu về sự thay đổi nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, Báo cáo IPCC 2001 cũng đã trình bày những kết quả nghiên cứu tại sao nhiệt độ mặt đất thay đổi đã ảnh hưởng đến khí hậu, các đặc điểm vật lý và diễn thế của các đặc điểm đó của Trái đất, đến nơi sống của các loài sinh vật, và đến sự phát triên kinh tế của chúng ta. Báo cáo cũng đã đưa ra kết luận là nhiệt độ mặt đất trong thế kỷ 20 đã tăng lên trung bình 0,6 độ C làm cho nhiều vùng băng hà, diện tích phủ tuyết, nhiều vùng băng vĩnh cửu đã bị nóng chảy làm cho mức nước biển dâng lên. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện thấy hàng trăm loài thực vật và động vật đã buộc phải thay đổi vùng phân bố và thời gian của chu kỳ sống của chúng để thích ứng với sự biến đổi khí hậu. Những phát hiện này và một số phát hiện khác nữa đã được rút ra từ kết quả của hàng nghìn công trình nghiên của nhiều chuyên 5 gia hàng đầu về các lĩnh vực có liên quan, trong nhiều năm và trên nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Sau đây là một số kết luận chính: + Vùng phân bố của nhiều loài cây, côn trùng, chim và cá đã chuyển dịch lên phía bắc và lên vùng cao hơn; + Nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn, nhiều loài chim đã bắt đầu mùa di cư sớm hơn, nhiều loài động vật đã vào mùa sinh sản sớm hơn, nhiều loài côn trùng đã xuất hiện sớm hơn ở Bắc bác cầu. + San hô bị chết trắng ngày càng nhiều. Chúng ta cũng đã biết rằng các loài sinh vật, muốn phát triển một cách bình thường cần phải có một môi trường sống phù hợp, trong một sinh cảnh tương đối ổn định: về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất đai, thức ăn, nguồn nước, v.v và cộng đồng các loài sinh vật trong sinh cảnh đó. Chỉ một trong những yếu tố trên của môi trường sống bị biến đổi, sự phát triển của loài sinh vật đó sẽ bị ảnh hưởng nặng hay nhẹ, thậm chí có thể làm cho loài đó bị diệt vong, tùy thuộc vào mức độ biến đổi nhiều hay ít. Theo dự báo thì rồi đây, nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt khí thải nhà kính, nhiệt độ mặt đất sẽ tăng lên 1,8 độ C đến 6,4 độ C vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăng lên 5-10%, băng ở hai cực và các núi cao sẽ tan rã nhiều hơn, và do nhiệt độ nước biển ấm lên, rồi bị dãn nở mà mức nước biển sẽ dâng lên khoảng 70-100 cm và tất nhiên nhiều biến đổi về khí hậu, thiên tai theo đó sẽ diễn ra với mức độ khó lường trước được cả về tần số và mức độ. Nước biển dâng lên nhiều hay ít, còn tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vùng, sẽ gây nên xói mòn bờ biển, ngập lụt vùng ven bờ, làm suy thoái đất ngập nước, nước mặn xâm nhập giết chết các loài thực vật. Tại những vùng mà biến đổi khí hậu làm tăng cường độ mưa thì các dòng nước mưa sẽ làm tăng xói mòn đất, lũ lụt, sụt lở đất, và có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các thuỷ vực, làm ô nhiễm nguồn nước. Tất cả những hiện tượng đó đều ảnh hưởng đến các loài sinh vật và tài nguyên sinh vật, làm cho nhiều hệ sinh thái bị suy thoái, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế và xã hội, nhất là tại các nước nghèo mà cuộc sống đa số người dân còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. 6 Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên đa dạng sinh học. Tuy nhiệt độ trái đất trong thời gian qua chỉ mới tăng lên trung bình khoảng 1 độ C, nhưng do phân bố nhiệt độ lại không đều theo thời gian và không gian, có vùng nóng lên rất cao, có thể cao hơn 10 độ, nhưng có vùng nhiệt độ lại thấp hơn mức bình thường. Hiện cũng chưa có thống kê có bao nhiêu loài đã bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Cũng phải nói thêm rằng, riêng nhiệt độ mặt đất tăng hay giảm, hay mức nước biển dâng lên có thể ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật, nhưng tác nhân chính của sự biến đổi khí hậu là sự tích hợp của nhiều nhân tố về môi trường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra cùng một lúc tác động lên sinh vật như hạn hán, thiều thức ăn, ô nhiễm nước, bệnh tật và nơi sống không ổn định, bị suy thoái v.v Riêng về sức khoẻ con người thì những đợt nóng xẩy ra vào tháng tám năm 2003 ở châu Âu đã gây tử vong đến 35 000 người đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề. Hơn một tháng rét bất thường ở bắc Việt Nam vừa qua, cũng có thể là hậu quả của nóng lên toàn cầu, đã làm chết hơn 53 000 gia súc, nhiều đầm cá, tôm bị chết, đó là chưa nói đến thiệt hại về lúa, các hoa màu khác và các cây con hoang dã ở các vùng cao bị băng giá trong nhiều ngày liền, liệu còn khả năng sống sót không, hiện chưa biết. Biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học Việt Nam Việt nam được xem là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong những năm qua, hậu quả nặng nề mà đất nước ta phải đối mặt với bão lụt, hạn hán, và hiện nay là hậu quả do rét đậm rét hai kéo dài 38 ngày chưa từng có trong lịch sử, cũng có thể là do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra cho đất nước ta và nhân dân ta ngày càng rõ ràng, trong đó có cả tác động lên đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, nhưng chúng ta cũng chưa có nghiên cứu về lĩnh vực này một cách nghiêm túc. Rồi đây 7 nhiệt độ mặt đất sẽ tiếp tục nóng thêm, mực nước biển cũng sẽ cao hơn. Dựa vào một số nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới như ở quần đảo Maldavies, ở Banglades và một số vùng khác, kết hợp với điều kiện tự nhiên của đất nước Việt Nam, chúng ta có thể dự kiến hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh lên hai vùng đồng bằng lớn là đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng, các vùng dọc bờ biển và các hệ sinh thái rừng cả nước. + Hai vùng đồng bằng và ven biển nước ta, trong đó có rừng ngập mặn và hệ thống đất ngập nước rất giàu có về các loài sinh vật là những hệ sinh thái rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. 1) Mức nước biển dâng lên cùng với cường độ của bão tố, thay đổi thành phần của trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước sẽ đe dọa đến sự suy thoái và sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật rất đa dạng trong đó. + Hệ sinh thái biển sẽ bị tổn thương. Các rặng san hô là nơi sinh sống của nhiều loài hải sản quan trọng và nhiều loài sinh vật biển khác, là lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn, sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng và đồng thời mưa nhiều làm cho nước bị ô nhiễm phù sa và có thể cả các hoá chất nông nghiệp nữa từ cửa sông đổ ra. + Nước ta có đa dạng sinh học cao, nhưng đang bị suy thoái nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biến đổi khí hậu, cùng với các hệ quả của nó như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn và sụt lở đất sẽ thúc đẩy cho sự suy thoái đa dạng sinh học nhanh hơn, trầm trong hơn, nhất là những hệ sinh thái rừng nhiệt đới không còn nguyên vẹn và các loài đang nguy cấp với số lượng cá thể ít. toàn cầu. 4 Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu 4.1 Giải pháp tổng thể 8 - Cung cấp thông tin liên quan đến biến đổi khí hậu, dự báo, cảnh báo cho người dân biết để kịp thời ứng phó. - Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực, chung tay bảo vệ, xây dựng “ngôi nhà xanh” cho trái đất của chúng ta. - Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề trái đất nóng lên, biến đổi khí hậu như: + Đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015 của ngành giáo dục. + Đưa kiến thức, kỹ năng, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai vào nhà trường giai đoạn 2011 – 2020. 4.2. Một số giải pháp ứng phó cụ thể 4.2.1 Giảm tiêu thụ Một trong những phương án kinh tế nhất là tiết kiệm giảm chi tiêu, điều này không chỉ đúng trong cuộc sống hàng ngày mà nó còn có tác dụng làm giảm các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ví dụ như giảm dùng các loại bao gói sẽ giảm được đáng kể chi phí sản xuất lẫn phí tái chế. Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là sử dụng quá nhiều các loại bao gói có nguồn gốc từ nhựa plastic đã gây nên hiệu ứng "ô nhiễm trắng" 4.2.8. Xây dựng mô hình “Kinh tế xanh” Mô hình kinh tế xanh sẽ huyển đổi cơ bản cấu trúc kinh tế truyền thống, giải quyết hiệu quả các thách thức về kinh tế, môi trường và xã hội của khu vực, qua tiếp cận hiệu quả sinh thái. Mô hình kinh tế mới này ghi nhận giá trị và vai trò của đầu tư vào vốn tự nhiên. Thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nền “kinh tế xanh” sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ các-bon thấp, khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn Việt Nam cũng đang áp dụng tăng trưởng xanh với 3 nội dung chính, bao gồm: tăng trưởng kinh tế tập trung vào các ngành sản xuất thân thiện 9 môi trường; giảm suy thoái môi trường và chiến lược giảm thiểu, thích ứng kịp thời với các tác động của BĐKH. Việt Nam muốn hướng tới nền kinh tế các-bon thấp thì cần định hướng chính sách giảm thải khí nhà kính trong 3 lĩnh vực: năng lượng, lâm nghiệp và nông nghiệp; đồng thời cần gắn mục tiêu này với các nhiệm vụ trong Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu - hiệu ứng nhà kính là vấn đề rất nan giải bức thiết của toàn cầu hiện nay. Như ta đã biết, cuộc sống ngày càng phát triển thì công nghiệp hoá và hiện đại hoá càng tăng, các công ty, nhà máy phát triển cùng với các thiết bị máy móc ngày càng nhiều và do đó tình trạng khí thải ngày càng tăng. Với tình hình phát thải các khí nhà kính do các hoạt động của các nước trên thế giới trong nhiều năm qua đã gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu và lớn hơn nữa là làm cho khí hậu trái đất thay đổi, nước biển dâng , thiên tai ngày càng nhiều hơn . Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên Môi Trường trực tiếp xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu để chúng ta có thêm căn cứ biến suy nghĩ thành hành động trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu khi mà biểu hiện của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam đã rất rõ nét như mưa lũ bất thường, hạn hán ngày càng khắc nghiệt, các vùng đất thấp ven biển dần bị ngập chìm, sự tranh chấp nguồn nước các dòng sông xuyên biên giới, gia tăng đói nghèo, dịch bệnh, tị nạn môi trường trên diện rộng, biến động du khách và thịêt hại các bất động sản du lịch… Từ đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự 10 . BÀI DỰ THI I. Tên tình huống Ứng phó với biến đổi khí hậu khi trái đất nóng lên 1 II. Mục tiêu giải quyết tình huống : - Giảm thiểu hiện tượng giảm các khí thải của khu công nghiệp,. tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu để chúng ta có thêm căn cứ biến suy nghĩ thành hành động trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu khi mà biểu hiện của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam đã rất. nông nghiệp; đồng thời cần gắn mục tiêu này với các nhiệm vụ trong Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu - hiệu ứng nhà kính là vấn đề rất nan giải bức thiết của

Ngày đăng: 16/07/2015, 18:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w