1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nâng cao hiệu quả dạy – học qua việc “tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu” trong bài 14 và bài 15 địa lí 12 ban cơ bản

29 221 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 908,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY – HỌC QUA VIỆC “TÍCH HỢP NỘI DUNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU” TRONG BÀI 14 VÀ BÀI 1

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY – HỌC QUA VIỆC

“TÍCH HỢP NỘI DUNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU” TRONG BÀI 14 VÀ BÀI 15 ĐỊA LÍ 12 -

BAN CƠ BẢN

Người thực hiện: Lê Thị Hiền Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Địa lí

THANH HOÁ NĂM 2017

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

1 MỞ ĐẦU……… ……… 2

1.1 Lí do chọn đề tài……… 2

1.2 Mục đích nghiên cứu……… 2

1.3.Đối tượng nghiên cứu……… 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu……… 3

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……… …… 3

2.1 Cơ sở lí luận……… 3

2.1.1 Cơ sở của việc dạy bộ môn……… 3

2.1.2 Cơ sở của việc nắm kiến thức, kĩ năng……… … 3

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng……… 4

2.2.1.Thực trạng học tập bộ môn Địa lí của học sinh ở trường THPT 4

2.2.2.Thực trạng của dạy học giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu ở nhà trường phổ thông hiện nay 4

2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết 6

2.3.1.Khái quát về biến đổi khí hậu 6

2.3.2 Khả năng tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua bộ môn Địa lí 12- Ban cơ bản 7

2.3.3.Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và bài 15 Địa lí 12THPT – Ban cơ bản 10

2.3.3.1.Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 10

2.3.3.2.Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 15 12

2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 16

3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 18

PHỤ LỤC 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 3

1 MỞ ĐẦU.

1.1 Lí do chọn đề tài.

Từ thực tế hiện nay cho thấy, sang đến thế kỷ XXI, nhân loại đang phải đốimặt với nhiều thách thức, một trong những thách thức lớn nhất mà toàn thế giớiđang qquan tâm là biến đổi khí hậu toàn cầu Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã cónhững tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất, đời sống sinh vật và

cả của con người, môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của mọi châu lục, mọiquốc gia trên Trái Đất

Việt Nam được cảnh báo sẽ là một trong số những nước trên thế giới bị ảnhhưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu Ngay hiện nay, ở Việt Nam đã xuấthiện ngày càng nhiều những bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu tác động tiêucực đến sự phát triển kinh tế - xã hội Các hiện tượng như: lượng mưa thấtthường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời tiết khốc liệt hơn,tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triều cường tăng đột biến, các dịchbệnh xuất hiện và lan tràn… trong những năm gần đây đều liên quan nhiều đếnviệc biến đổi khí hậu (nguồn Internet – Biến đổi khí hậu ở Việt Nam)

Theo Báo cáo Phát triển con người 2007 – 2008 của UNDP, với kịch bảnnước biển dâng, đến năm 2100 nhiệt độ tăng trung bình 3- 4 độ C sẽ có khoảng

22 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông CửuLong sẽ bị ngập úng hoàn toàn, khiến năng suất nông nghiệp giảm 20% Bão lụt,ngập úng cũng ngày càng gia tăng nhanh chóng Bệnh tật ngày một nhiều lên,nhất là sốt xuất huyết, sốt rét hay dịch tả phát triển mạnh khiến sức khỏe củangười dân bị giảm sút.( nguồn Internet- Kịch bản nước biển dâng)

Nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết đối với tất cảmọi người, mọi lứa tuổi, mọi thành phần dân cư Để có các hành động cụ thểgóp phần vào việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nhà trường phổthông, với sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, vớimạng lưới rộng khắp cả nước, với hệ thống chương trình, nội dung, kế hoạch vàphương pháp giáo dục với đội ngũ hùng hậu của những người làm công tác giáodục đóng một vai trò to lớn và có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến việc nâng caonhận thức về biến đổi khí hậu cho học sinh

Là một giáo viên Địa lí, tôi mong muốn và ý thức trách nhiệm của mình đốivới việc phải giáo dục học sinh ứng phó với biến đổi khí hậu, nhằm thực hiệnmục tiêu phát triển bền vững Qua đó góp phần nâng cao năng lực và bồi dưỡngnhân tài cho thế hệ trẻ những người làm chủ tương lai của đất nước

Xuất phát từ các lí do trên tôi đã chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy

-học qua việc “tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu” trong bài 14

và 15 Địa lí 12- Ban cơ bản để nghiên cứu.

1.2.Mục đích nghiên cứu.

Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:

- Giúp học sinh lớp 12 có thêm được những kiến thức cơ bản về biến đổikhí hậu và ảnh hưởng của nó đến khí hậu toàn cầu nói chung và Việt Nam nói

riêng, giúp các em có những kiến thức cơ bản, trọng tâm có thể áp dụng vào bài

học cũng như áp dụng vào cuộc sống thường ngày Giúp các em vận dụng tốtkiến thức về biến đổi khí hậu để có thể ứng phó được với những bất thường mà

Trang 4

biến đổi khí hậu gây ra Đặc biệt là ngay tại địa phương, nơi mà 98% gia đìnhcác em sống bằng nghề nông.

- Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốn tìm cho mình mộtphương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh nơi mình công tác, tạo

ra không khí hứng thú học tập tốt, giúp các em đạt kết quả cao trong các kỳ thi

- Mong muốn được HĐKH các cấp nhận xét, đánh giá, ghi nhận kết quả nỗlực của bản thân giúp cho tôi có nhiều động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng áp dụng

Là học sinh khối 12, áp dụng cho 2 lớp ban cơ bản: lớp 12C2 và 12C7

Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề về biến đổi khí hậu hiện nay đượctích hợp vào bài học đặc biệt là bài 14 và bài 15 trong chương trình Địa lí 12 -Ban cơ bản

Hình thức nghiên cứu.

Giáo viên tiến hành áp dụng đề tài thông qua bài dạy trên lớp, dạy phụđạo, các buổi ngoại khóa

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Để triển khai đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc “tích hợp ứng

phó với biến đổi khí hậu” trong bài 14 và 15 Địa lí 12- Ban cơ bản,tôi sử dụng

các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Đây là phương pháp quantrọng để khảo sát, phân loại học sinh dựa trên sự hiểu biết và năng lực học tậpcủa bản thân

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tổng hợp từ các nguồn tài liệu như tạpchí, báo cáo khoa học và các công trình nghiên cứu có liên quan nhằm xây dựng

cơ sở lý luận của đề tài

- Phương pháp tổng hợp đánh giá: trên cơ sở phân tích các thông tin, số

liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, đánh giá

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lí luận của SKKN

2.1.1.Cơ sở của việc dạy học bộ môn.

Dạy học là một tác động hai chiều giữa giáo viên và học sinh, trong đó họcsinh là chủ thể của quá trình nhận thức, còn giáo viên là người tổ chức các hoạtđộng nhận thức cho học sinh Nếu giáo viên có phương pháp tốt thì học sinh sẽnắm kiến thức dễ dàng, có thể giải quyết tốt các dạng đề và ngược lại

2.1.2.Cơ sở của việc nắm kiến thức, kĩ năng.

- Về mặt kiến thức: Học sinh phải nắm được các đơn vị kiến thức cơ bản trong

sách giáo khoa, trong giờ giảng dạy bộ môn Địa lí Đó là nền tảng cơ bản để các

em phát triển tư duy, nâng cao năng lực học tập bộ môn

- Về kĩ năng: Học sinh biết vân dụng kiến thức đã học trong các giờ Địa lí để

phân tích, so sánh, áp dụng vào thực tế Học sinh biết liên hệ kiến thức thực tếthông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, Internet … để áp

Trang 5

dụng vào bài học tạo cho bài học có những ví dụ sinh động và mang tính thựctiễn và thời sự.

- Về thái độ: Thông qua bài học học sinh có tình yêu quê hương, đất nước, yêu

nơi mình đang sinh sống, để từ đó có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức, saunày trở thành công dân có ích cho xã hội và cho gia đình

2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN.

2.2.1 Thực trạng học tập bộ môn Địa lí của học sinh ở trường THPT.

- Rất nhiều học sinh có năng lực và đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt điểm cao

do nhà trường, do sở tổ chức, đặc biệt là kì thi THPT sắp tới Đây là kì thi đổimới hoàn toàn nên phần nào các em cũng tự giác trong học tập

Khó khăn.

- Đây là 2 lớp có ý thức học tập tốt tuy nhiên nhiều em theo khối A nênviệc tiếp thu kiến thức môn Địa lí còn hạn chế, một số em cho rằng đây là mônphụ và không liên quan đến việc thi cử, đặc biệt là thi THPT quốc gia nên khôngcần phải học

- Một số gia đình học sinh ở xa như Yên Lâm, Cẩm Tâm hay Yên Thịnh

vì vậy việc đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhiều khi các em hay đi học muộn,vắng học nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảng dạy và học tập

Khảo sát đầu năm của 2 lớp 12C2 và 12C7 về học tập, tôi thu được kếtquả như sau:

- Lớp 12C2

1/3 học sinh có nhu cầu học tập mong muốn đậu tốt nghiệp và đại học –các em này học khá đều các môn và ham học hỏi

1/3 học sinh học chỉ để đậu tốt nghiệp THPT- học lực trung bình

1/3 học sinh không mặn mà với việc học tập của ban thân mình - học lựcyếu, ý thức học và tiếp thu cũng kém

- Lớp 12C7.

2/3 học sinh có nhu cầu học tập mong muốn đậu tốt nghiệp và đại học.–các em này học khá đều các môn và ham học hỏi

1/3 học sinh học chỉ để đậu tốt nghiệp THPT - học lực trung bình

2.2.2 Thực trạng dạy học tích hợp ứng phó với BĐKH ở nhà trường phổ thông hiện nay.

Trong quá trình thực hiện đề tài, để tìm hiểu về nhận thức, thái độ vàphương pháp tổ chức dạy học ứng phó với BĐKH của giáo viên Khảo sát, kiểmtra, đánh giá việc học tập của học sinh qua môn Địa lí tại trường THPT YênĐịnh 3, kết quả điều tra như sau:

Về phía giáo viên

- Về nhận thức: Phần lớn số giáo viên được điều tra đều có nhận thức đầy đủ

và đúng đắn về vấn đề BĐKH và ứng phó với BĐKH

Trang 6

- Về thái độ: có khoảng 80% giáo viên có thái độ tích cực đối với vấn đề ứng

hó với BĐKH Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa có thái độ đúngđắn trong việc áp dụng ứng phó với BĐKH vào bài dạy cho học sinh của mình.Nhiều giáo viên cho rằng tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH qua môn Địa líchỉ đơn thuần là việc chỉ truyền đạt hết kiến thức Địa lí trong bài cho học sinhnắm được mà không cần quan tâm đến bất cứ một nội dung nào khác Bên cạnh

đó, một số giáo viên lại nghĩ rằng muốn thực hiện được tích hợp ứng phó vớiBĐKH vào bài học cho học sinh thì cần phải có các trang thiết bị hiện đại vàphải có nguồn kinh phí lớn, trong khi trường THPT Yên Định 3 là một trường ởmiền núi nên lại càng khó khăn hơn

- Về hình thức tổ chức và phương pháp: Đa số các giáo viên đều cho rằng, có

thể sử dụng cả dạy lí thuyết và thực hành cho học sinh về ứng phó với BĐKH.Tuy nhiên, các giáo viên thường sử dụng dạy học lí thuyết là chủ yếu vì rất khó

có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh một cách thường xuyên dođiều kiện thời gian và cơ sở vật chất của trường phổ thông Yên Định 3 chưa thật

sự hiện đại Thực tế đánh giá về mức độ tích hợp nội dung tích hợp ứng phó vớiBĐKH qua các tiết dạy của mình, các giáo viên cũng thẳng thắn nói rằng chỉthỉnh thoảng mới tích hợp được một vài nội dung vào bài học

Về phía học sinh.

-Về nhận thức: Qua điều tra có thể thấy rằng, phần lớn học sinh xem môn

Địa lí là môn phụ, cho nên khi được hỏi về vấn đề BĐKH hiện nay các em đều

có nhận thức chưa đầy đủ, số học sinh biết tới BĐKH toàn cầu như một trongnhững vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt còn quá ít và là một con số cực kìkhiêm tốn Đặc biệt, còn có một bộ phận học sinh hiểu biết rất ít, thậm chí làhiểu sai về BĐKH và thờ ơ với nó và xem như chẳng liên quan gì tới mình Đốivới những đe dọa của BĐKH với đất nước và ngay địa phương mình các emcũng chưa có được hiểu biết đầy đủ, chỉ rất ít các em trong số học sinh đượcđiều tra biết rằng Việt Nam nằm trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng năng

nề nhất của BĐKH thông qua những hiện tượng biến đổi của thời tiết xảy ratrong những năm gần đây, chỉ khoảng 50% học sinh có hiểu biết về những thiêntai ngay tại nơi các em sinh sống

Tất cả học sinh khi được hỏi đều trả lời rằng đã từng được nghe cụm từBĐKH song cái biết đó mới chỉ dừng lại ở việc các em hiểu sơ sài, các thôngtin mà các em nghe được chỉ là qua loa phát thanh của xã, hay nghe loángthoáng trên ti vi hay Internet mà thôi Bởi vậy, ngay lúc này vấn đề quan trọngđặt ra là cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác giảng dạy về nội dung BĐKHtrong các nhà trường phổ thông để nâng cao nhận thức cho học sinh về các vấn

đề BĐKH, giúp các em có những kỹ năng sống cần thiết và có thể ứng phó đượcvới BĐKH ngay tại địa phương mình

-Về thái độ: Đa số học sinh khi được hỏi đều có thái độ tích cực đối với các

vấn đề về BĐKH và tỏ ra rất hứng thú với những bài học có tích hợp nội dungBĐKH và cho đó là việc làm rất cần thiết

` - Hành vi: Do nhận thức của học sinh còn thiếu về các vấn đề BĐKH dẫn tới

hành động liên quan đến BĐKH còn hạn chế, bao gồm cả những kỹ năng ứng

Trang 7

phó với những hiện tượng BĐKH và hành động để bảo vệ môi trường làm thayđổi hiện tượng BĐKH trong tương lai

Như vậy, thông qua phỏng vấn, trao đổi, điều tra các giáo viên và học sinh

về vấn đề giảng dạy nội dung BĐKH qua môn Địa lí, tôi nhận thấy việc dạy họctích hợp nội dung BĐKH còn gặp không ít khó khăn mặc dù đa số giáo viên đãnhận thức tầm quan trọng của vấn đề Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa vấn đề đưanội dung BĐKH vào trong dạy học Địa lí, bởi không chỉ truyền thụ cho học sinhnhững những kiến thức về kinh tế, xã hội, môi trường mà còn phải hướng dẫncho học sinh học được những kỹ năng, những giá trị để biết cách sống một cáchbền vững, hài hoà với tự nhiên và thân thiện với con người Biết áp dụng những

gì đã học được trên ghế nhà trường vào cuộc sống đặc biệt là ứng phó với biếnđổi khí hậu ngay tại địa phương mình đang sinh sống, có nghĩa là các bạn đanglàm giàu đẹp cho quê hương của mình

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1 Khái quát về biến đổi khí hậu.

- Khái niệm về biến đổi khí hậu.

+ Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam:“BĐKH là sự thay đổi

của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”.(nguồn

Internet- Biến đổi khí hậu)

+ Theo quan điểm của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), BĐKH là sự

vận động bên trong hệ thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống hoặc trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần dưới tác động của ngoại lực hoặc do hoạt động của con người (nguồn Internet)

- Nguyên nhân và biểu hiện của biến đổi khí hậu.

+ Khí thải công nghiệp, chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện đã đốt cháynhiên liệu hóa thạch thải ra các chất khí như CO2, CH4,…

+ Sử dụng ô tô, xe máy làm tăng lượng CO2

+ Đốt lò gạch nung vôi,…

+ Phá rừng, cháy rừng,…

- Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu Trái Đất gồm:

+ Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung

+ Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trườngsống của con người và các sinh vật trên Trái Đất

+ Sự dâng cao mực nước biển do băng tan dẫn tới sự ngập úng của cácvùng đất thấp, các đảo nhỏ ven biển

+ Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùngkhác nhau của trái đất dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các

hệ sinh thái và hoạt động của con người

+ Đối với Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, theo nghiên cứu của Việnkhí tượng Thủy văn và môi trường, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng0.50C đến 0.70C, mực nước biển dâng khoảng 20 cm

- Hậu quả của biến đổi khí hậu.

Trang 8

Đối với Việt Nam, một trong năm nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từBĐKH, phải đối mặt với những hậu quả cụ thể sau:

+ El Nino ảnh hưởng rõ rệt đến thời tiết của Việt Nam, thể hiện rõ nhất là

sự thiếu hụt về lượng mưa dẫn đến hạn hán tại nhiều khu vực Mực nước cácsông khu vực miền Bắc đã xuống thấp nhất trong vòng 100 năm qua Các tỉnh ởTây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ là những vùng chịu ảnh hưởng nhiềumặt của hiện tượng này

+ BĐKH tác động đến hoạt động kinh tế - xã hội của con người Mựcnước biển dâng cao gây ngập úng, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến sảnxuất nông nghiệp, gây rủi ro đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xãhội Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu về BĐKH, đến năm 2100nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 300C và mực nước biển dâng đến1m Theo đó, khoảng 40.000km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập, trong

đó 90% diện tích các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long ngập hầu như toàn

bộ, và có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDPkhoảng 10% Nếu mực nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnhhưởng…( nguồn sách “Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn Địa lícấp trung học phổ thông” (Bộ giáo dục và Đào tạo) )

- Giải pháp ứng phó và thích ứng với Biến đổi khí hậu.

+Giảm sản xuất nhiệt điện, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng táitạo:

+ Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng

+Tiết kiệm năng lượng để giảm lượng khí CO2 thải ra bầu khí quyển.+Cải tạo, nâng cấp hạ tầng

+Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ Trái Đất

+ Giáo dục tuyên truyền cho học sinh trong nhà trường

2.3.2 Khả năng tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH thông qua môn Địa lí

12 - Ban cơ bản.

Chương trình Địa lí 12 dành cho Địa lí Việt Nam, gồm cả Địa lí tự nhiên vàĐịa lí kinh tế - xã hội Học chương trình Địa lí 12, học sinh cần nắm được cácđặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế và một số vấn đề đangđược đặt ra nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên, giảm thiểu hậu quả của thiên tai,nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội cả nướccũng như các vùng lãnh thổ, địa phương nơi học sinh đang sinh sống Qua đó, cóthể thấy môn Địa lí 12 có nhiều bài học có thể được tích hợp nội dung BĐKH

Trang 9

STT Tên bài học Nội dung có thể tích

Với những tác động tíchcực và tiêu cực của con người

sẽ làm cho bề mặt địa hình thayđổi =>Khí hậu thay đổi=> Sinhvật thay đổi

Lựa chọn cây trồng, vậtnuôi phù hợp với địa hình, khíhậu của địa phương

Nội dung cần chú ý vận dụng

là ảnh hưởng của biển đếnthiên nhiên Việt Nam biểu hiệnqua các yếu tố thời tiết khí hậu(lượng mưa, nhiệt độ trungbình, độ ẩm, chế độ gió…) Lựa chọn cơ cấu mùa vụphù hợp với địa phương

Với những biểu hiện đadạng, bất thường của một sốyếu tố khí hậu (thời tiết, chế độthủy văn ) đó là những tácnhân quan trọng với đời sống.Phân tích những biểu hiện củacác yếu tố khí hậu: nền nhiệt độcao, lượng mưa nhiều, độ ẩmlớn và các hoạt động của giómùa đã ảnh hưởng đến đờisống sinh hoạt và sản xuất củacon người

Lựa chọn cơ cấu mùa vụ,vật nuôi phù hợp với thời tiết,khí hậu tại địa phương

Tìm ra được các nguyênnhân dẫn đến sự thất thườngcủa nhịp điệu mùa khí hậu, củadòng chảy sông ngòi và tínhkhông ổn định của thời tiết lànhững trở ngại lớn trong quátrình sử dụng tự nhiên của mỗimiền=> Nêu ra các giải phápkhắc phục

Hiểu được các nguyên nhân

Trang 10

làm suy giảm nguồn tài nguyênthiên nhiên=> đưa ra các biệnpháp bảo vệ và sử dụng hợp línguồn tài nguyên.

Liên hệ thực tế ở địa phương

Tìm hiểu các nguyên nhân,đưa ra các giải pháp ứng phó

và thích nghi, các nội dung cầnthực hiện nhằm hạn chế tối đanhững tác động xấu từ thiên tai,bảo vệ cuộc sống và hoạt độngsản xuất của con người

Liên hệ với địa phương đểbảo vệ các tài nguyên thiênnhiên tại nơi mình sinh sống và

có những giải pháp ứng phóvới BĐKH

Thấy rõ các khó khăn cơbản của từng vùng trong điềukiện khí hậu có nhiều thay đổi

đã tác động không nhỏ đếncuộc sống,sinh hoạt và sảnxuât của người dân địa phươngvới nhiều mức độ khác nhau=>Nêu các giải pháp thích hợpnhất trong chiến lược ứng phócủa từng vùng và tại địaphương

7 Bài 32-Bài 41 Phân tích ảnh hưởng

của các yếu tố tựnhiên ở từng vùngđến sự phát triển kinh

tế xã hội từ Trung dumiền núi phía Bắc -Bắc Trung Bộ- TâyNguyên - Đông Nam

Bộ - Vùng đồng bằngSông Cửu Long vàĐồng bằng sôngHồng

Cần xác định rõ các thế mạnhtrong khai thác tổng hợp nguồntài nguyên biển đảo đi đôi vớiviệc bảo vệ, khai thác hợp línguôn tài nguyên, chống ônhiễm môi trường biển

Liên hệ thực tế ở địa phươngtrong vấn đề khai thác tổng hợpkinh tế biển

8 Bài 42: Vấn đề Khai thác tổng hợp Yêu cầu học sinh phân tích rõ

Trang 11

nguyên nhân, tác động và cácgiải pháp ứng phó và thích nghivới Biến đổi khí hậu ở địaphương mình nghiên cứu.

9 Bài 44,45: Địa

lí địa phương

Ngoài các chủ đề theoquy định thì có thểđưa thêm nôi dungBiến đổi khí hậu ở địaphương vào để họcsinh tìm hiểu, nghiêncứu

Tuy nhiên, có một số bài chỉ tích hợp một mục hay một phần nhỏ về BĐKH.Còn bài 14 và bài 15 có thể tích hợp toàn phần nội dung về BĐKH và ứng phóvới BĐKH

2.3.3 Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và bài 15 Địa lí 12 – ban cơ bản.

Giáo dục về Biến đổi khí hậu và ứng phó với BĐKH có thể được thựchiện qua nhiều phương thức khác nhau Tuy nhiên, GDBĐKH qua môn Địa lí

lớp 12, thì thực hiện bằng phương thức tích hợp là thích hợp nhất, tích hợp

những nội dung liên quan vào môn học, bài học Việc tích hợp nội dung BĐKH

được triển khai ở ba mức độ là: tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận và mức

độ liên hệ Trong đó, bài 14 “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” và bài

15:“Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống” có nội dung trùng

hoàn toàn với nội dung BĐKH Vì vậy, 2 bài này có thể tích hợp toàn phần nội

dung BĐKH và ứng phó với BĐKH vào bài dạy để đạt hiệu quả cao nhất

Đối với nội dung BĐKH là vấn đề nóng của nước ta và cả trên toàncầu vì vậy giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu trước về vấn đề này ở nhà, chohọc sinh liên hệ với địa phương mình về tình hình thực tế lao động sản xuất củađịa phương có bị ảnh hưởng bởi BĐKH không và địa phương đã ứng phó nhưthế nào với các hiện tượng bất thường do BĐKH gây ra

2.3.3.1 Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Nội dung tích hợp ứng phó với Biến đổi khí hậu.

-Thực trạng của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, đa dạngsinh học, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản…

- Nguyên nhân của biến đổi khí hậu và các giải pháp giảm thiểu BĐKH và

ứng phó với BĐKH

- Liên hệ với thực tế địa phương nơi mình sinh sống đã ảnh hưởng củaBĐKH như thế nào Đưa ra các giải pháp ứng phó với BĐKKH ngay tại địaphương

Phương tiện thực hiện: máy chiếu với các hình ảnh về biến đổi khí hậu

trên toàn Thế giới trong đó có Việt Nam Các hình ảnh về sự suy giảm các loạitài nguyên thiên nhiên và biện pháp bảo vệ các loại tài nguyên thiên nhiên đó

Trang 12

Phương pháp thực hiện: đàm thoại gợi mở, hợp tác theo nhóm…

Các năng lực chuyên biệt cần hướng tới cho học sinh: năng sử dụng

bản đồ, biểu đồ, năng lực hợp tác theo nhóm, năng lực tự học…

Mục 1: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật

Phương pháp tích hợp là đàm thoại gợi mở

Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh như hiệu ứng nhà kính, tráiđất ngày càng nóng lên, băng tan ở 2 cực, cháy rừng…… sau đó đặt câu hỏi đểhọc sinh trả lời theo ý hiểu

-Theo em các hình ảnh trên nói về vấn đề gì hiện nay?

- Vấn đề này có ảnh hưởng đến nước ta không?

- Những loại tài nguyên nào của nước ta chụi ảnh hưởng?

Sau đó giáo viên cho học sinh tìm hiểu về bài học

a Tài nguyên rừng:

Giáo viên(GV) sử dụng bảng 14.1 trong SGK, yêu cầu học sinh( HS) phân tích

sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943-2005

-Tổng diện tích rừng giảm và độ che phủ đều giảm

-Tuy nhiên sau 2005 có tăng nhưng vẫn còn thấp

-Chất lượng rừng thấp, có tới70% diện tích là rừng nghèo và rừng mớiphục hồi

GV yêu cầu HS tìm hiểu những nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng của nước ta?Từ đó nêu hậu quả của suy giảm tài nguyên rừng đối với môi trường?

* Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng:

- Do chiến tranh, cháy rừng, tập quán canh tác lạc hậu đốt nương làm rẫy

- Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên quá trình khai thác rừng mạnh

mẽ làm cho diện tích rừng và rừng tự nhiên giảm rất nhanh

- Diện tích rừng trồng còn ít

* Hậu quả của suy giảm tài nguyên rừng đối với môi trường:

- Đối với môi trường không khí: Rừng bị chặt phá làm tăng lượng CO2, tặngnhiệt độ không khí, thủng tầng ô- dôn, ô nhiễm khí quyển Sự nóng lên toàn cầucũng đã ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật

- Đối với hệ sinh thái: Nhiệt độ tăng làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần

thể của nhiều hệ sinh thái.Nhiệt độ tăng làm tăng khả năng cháy rừng, vừa gâythiệt hại về tài nguyên sinh vật, vừa gia tăng lượng phát thải khí nhà kính làm

gia tăng biến đổi khí hậu.

+ Đối với rừng sản xuất

- Thực hiện chiến luợc trồng 10 triệu ha rừng đến năm 2010, phủ xanh43% diện tích

Trang 13

GV nhấn mạnh: mặc dù tổng diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừngchưa được phục hồi, rừng nghèo và rừng phục hồi chiếm diện tích lớn.

b Đa dạng sinh hoc.

GV yêu cầu HS phân tích bảng 14.2 (SGK), để thấy sự đa dạng về thànhphần loài và sự suy giảm số lượng loài động, thực vật

GV yêu cầu HS tìm hiểu nguyên nhân suy giảm số lượng loài, động thựcvật và nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

- Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèotính đa dạng của sinh vật

- Ô nhiễm nguồn nước làm giảm sút nguồn thủy sản

GV cho biết nguyên nhân suy giảm số lượng loài động thực vật cũng là một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu Bao gồm:

- Khai thác rừng quá mức.

- Ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước.

Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học (cũng như bảo vệ bầu khí quyển),yêu cầu HS tham khảo trong SGK

GV cho HS nêu một số động vật nằm trong “sách đỏ Việt Nam” sau đóđưa ra một số hình ảnh về một số loài động vật tuyệt chủng và đang có nguy cơtuyệt chủng để HS hiểu biết thêm

Mục 2 : Sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất và các tài nguyên khác.

GV có thể chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về một loại tài nguyên vớinội dung: tình hình sử dụng và biện pháp khai thác

Sau khi hoàn thành nội dung trên, GV có thể yêu cầu HS trả lới một số câu hỏi:

- Tại sao phải sử dụng đất hợp lí?

- Tại sao cần phải sử dụng có hiệu quả, đảm bảo sự cân bằng và chống ô nhiễm môi trường nước?

- Tại sao cần phải quản lí chặt chẽ việc khai thác tài nguyên khoáng sản?

- Tại sao phải khai thác, sử dụng hợp lí và bền vững các nguồn tài nguyên: khí hậu, biển, du lịch…?

Những vấn đề chung đặt ra đối với các loại tài nguyên này là việc khai thác, sử dụng chưa hợp lí, làm suy thoái về môi trường và biến đổi về khí hậu.

Trả lời những câu hỏi này chính là HS đã tìm được những nguyên nhânsâu sa gây ra biến đổi khí hậu

GV cho học sinh liên hệ với địa phương mình đang sinh sống và đặt một

số câu hỏi để các em trả lời

- Việc sử dụng các loại tài nguyên của địa phương em có hợp lí không?

- Đối với nông nghiệp địa phương em đã thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi như thế nào để phù hợp với điều kiện khí hậu hiện nay?

GV nhấn mạnh BĐKH làm suy thoái tài nguyên nước ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của nhân dân và hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế vì vậy chúng ta cần hiểu rõ về BĐKH và có những giải pháp giảm thiểu tốt nhất tác hại của BĐKH đến địa phương mình Điều quan trọng là chúng ta làm giàu trên quê hương mình nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường và BĐKH.

2.3.3.2 Tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 15: Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống.

Trang 14

Nội dung tích hợp ứng phó với Biến đổi khí hậu.

-Tìm hiểu về BĐKH ảnh hưởng đến môi trường như mất cân bằng sinhthái, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí…

- Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, biện pháp ứng phó với BĐKH.

- Liên hệ với thực tế địa phương nơi mình sinh sống đã ảnh hưởng củaBĐKH và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Phương tiện thực hiện: máy chiếu với các hình ảnh, video về tình trạng

mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, các thiên tai và biện pháp phòngchống

Phương pháp thực hiện: phương pháp đàm thoại gợi mở, phương pháp

hợp tác theo nhóm…

Các năng lực chuyên biệt cần hướng tới cho học sinh: năng sử dụng

bản đồ, biểu đồ, năng lực hợp tác theo nhóm, năng lực tự học…

Mục 1: Bảo vệ môi trường

Nội dung tích hợp BĐKH: Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả, biện pháp ứng phó với BĐKH.

Phương pháp: đàm thoại gợi mở.

GV đưa ra một số hình ảnh về môi trường và đặt câu hỏi cho học sinh

Em hãy cho biết hiện nay 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường của nước ta là gì?

GV cho HS tìm hiểu về 2 vấn đề: Tình trạng mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm

môi trường.

* Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường

GV lấy ví dụ để HS hiểu về mất cân bằng sinh thái

VD: Phá rừng-> Phá vỡ cân bằng sinh thái -> Đất bị xói mòn rửa trôi, hạ mứcnước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy của sông, làm khí hậu Trái Đất nóng lên, mấtnơi sinh sống của nhiều loài động vật…

- Từ ví dụ trên, GV yêu cầu HS nêu những nguyên nhân gây ra mất cân

bằng sinh thái? Nêu các biểu biện của tình trạng này ở nước ta?

+ Gia tăng thiên tai bão lụt, hạn hán

+ Sự biến đổi thất thường về thời tiết, khí hậu

GV đặt câu hỏi: Nêu những diễn biến thất thường về thời tiết, khí hậu xảy ra ở

nước ta?

+ Mưa, lũ lụt xảy ra với tần suất ngày càng cao

+ Mưa đá diễn ra trên diện rộng ở miền Bắc năm 2006 và những năm gầnđây

+ Lũ lụt nghiêm trọng ở Tây Nguyên năm 2007

+ Rét đậm, rét hại kỉ lục ở miền Bắc năm 2008 làm HS không thể đếntrường…

* Hậu quả của BĐKH:

Ngày đăng: 13/10/2017, 21:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Địa hình chịu tác động   mạnh   mẽ   của con người - Nâng cao hiệu quả dạy – học qua việc “tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu” trong bài 14 và bài 15 địa lí 12   ban cơ bản
a hình chịu tác động mạnh mẽ của con người (Trang 9)
Phương tiện thực hiện: máy chiếu với các hình ảnh về biến đổi khí hậu trên toàn Thế giới trong đó có Việt Nam - Nâng cao hiệu quả dạy – học qua việc “tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu” trong bài 14 và bài 15 địa lí 12   ban cơ bản
h ương tiện thực hiện: máy chiếu với các hình ảnh về biến đổi khí hậu trên toàn Thế giới trong đó có Việt Nam (Trang 11)
2. Một số hình ảnh về sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên và biện pháp bảo vệ. - Nâng cao hiệu quả dạy – học qua việc “tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu” trong bài 14 và bài 15 địa lí 12   ban cơ bản
2. Một số hình ảnh về sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên và biện pháp bảo vệ (Trang 21)
B. địa hình dốc, nước tập trung mạnh. - Nâng cao hiệu quả dạy – học qua việc “tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu” trong bài 14 và bài 15 địa lí 12   ban cơ bản
a hình dốc, nước tập trung mạnh (Trang 27)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w