1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài dự thi dạy học tích hợp liên môn bài lặng lẽ sa pa của nguyễn thành long một truyện ngắn khơi gợi nhiều dư âm

19 4,4K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 166,5 KB

Nội dung

Giáo dục công dânBiết lập kế hoạch học tập, rèn luyện và tu dưỡng của bản thân để có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp dựng xây đất nước trong tương lai và để thực hiện lí tưởng số

Trang 1

Phụ lục II Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên

1 Tên hồ sơ dạy học: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long - một truyện ngắn khơi gợi nhiều dư âm.

2 Mục tiêu dạy học

a) Kiến thức:

a1 Ngữ văn

- Vẻ đẹp của hình tượng con người lao động thầm lặng, cống hiến quên mình

vì Tổ quốc trong tác phẩm

- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn

- Chất thơ trong một truyện ngắn

a2 Địa lí

- Nhiệt độ không khí và sự thay đổi nhiệt độ của không khí

- Hiểu được vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Sa Pa

a3 Giáo dục công dân

- Khái niệm lí tưởng sống và những biểu hiện của con người sống có lí tưởng

- Hiểu cách phấn đấu, rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày nay

- Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp dựng xây đất nước

a4 Mĩ thuật

- Nắm bắt được đặc điểm của tranh chân dung và phương pháp vẽ tranh chân dung

- Hiểu được tranh phong cảnh là tranh diễn tả cảnh đẹp thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ

b) Kỹ năng:

b1 Ngữ văn

- Đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại

- Vận dụng các hiểu biết về thể loại truyện để phân tích cốt truyện, tình huống, nhân vật, nghệ thuật trần thuật của tác phẩm

- Phân tích nhân vật chính và các nhân vật khác trong mối quan hệ với nhân vật chính

- Cảm nhận một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc và chất thơ trong truyện

b2 Địa lí

- Phân tích sự thay đổi khí hậu theo độ cao

- Chỉ bản đồ để xác định vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Sa Pa;

Trang 2

b3 Giáo dục công dân

Biết lập kế hoạch học tập, rèn luyện và tu dưỡng của bản thân để có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp dựng xây đất nước trong tương lai và để thực hiện lí tưởng sống đúng đắn, cao đẹp của bản thân phù hợp với yêu cầu của xã hội

b4 Mĩ thuật

- Thể hiện bài vẽ chân dung đúng tỷ lệ, có đặc điểm riêng, sử dụng màu sắc hài hòa

- Biết chọn chi tiết miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên (trong một tác phẩm văn học)

để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản, tranh minh họa tình huống truyện

có bố cục và màu sắc hài hòa

c) Thái độ:

- Yêu quý, trân trọng những con người lao động cống hiến quên mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước

- Có ý thức nuôi dưỡng và bồi đắp cho bản thân lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp để cống hiến nhiều nhất cho gia đình, quê hương, đất nước

- Tích cực học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để góp phần tham gia tích cực vào sự nghiệp dựng xây đất nước trong tương lai

- Yêu mến, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên trên khắp mọi miền đất nước Từ

đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp đó

- Ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành: biến những điều học được trong sách vở thành những việc làm, hành động

- Hình thành các kĩ năng sống cho bản thân: Tự nhận thức, Tự quản bản thân

3 Đối tượng dạy học của dự án

Đối tượng: Học sinh lớp 9 - trường THCS Sài Sơn

Số lượng: 25 học sinh của các lớp đại trà 9C, D, G mà giáo viên thực hiện dự

án trực tiếp giảng dạy

Đặc điểm cần thiết khác của học sinh: Học sinh có hứng thú học tập, thích được tìm tòi, nghiên cứu, thể hiện khả năng của bản thân và có nguyện vọng muốn tham gia chủ đề

4 Ý nghĩa của dự án

- Qua bài học giúp các em có khả năng phát triển tư duy, tìm tòi và nghiên cứu Tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập bộ môn Ngữ văn

- Hình thành ở giáo viên và học sinh ý thức thường xuyên vận dụng phương pháp dạy - học tích hợp các bộ môn; giúp học sinh có tư duy tổng hợp các kiến

Trang 3

thức liên môn để vận dụng vào việc cảm thụ tác phẩm văn chương.

- Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học đi đôi với hành

- Giúp các em thêm yêu thích tìm hiểu, khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương và yêu thích hơn bộ môn Ngữ văn

5 Thiết bị dạy học, học liệu

- Sách giáo khoa: Ngữ văn 9; Địa lý 6, 9; GDCD 9; Mĩ thuật 7, 8

- Lược đồ tự nhiên vùng trung du và miền núi Bắc bộ, audio “Sa Pa thành phố trong sương” (sáng tác: Vĩnh Cát), tranh ảnh minh họa

- Đồ dùng cho học sinh hoạt động nhóm: giấy A4; bút màu, phiếu học tập

- Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học: Máy tính, máy chiếu, webcam, phần mềm hỗ trợ cắt nhạc Sound Forge 7.0

6 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

Dạy học theo chủ đề: “LẶNG LẼ SA PA” CỦA NGUYỄN THÀNH LONG -MỘT TRUYỆN NGẮN KHƠI GỢI NHIỀU DƯ ÂM được tiến hành thử nghiệm cho 25 học sinh khối 9 dưới hình thức ngoại khóa (vào buổi chiều)

Thời lượng thực hiện dự án: 3 tiết

6 1 Tiết 1: Chuẩn bị

Hoạt động 1: Học sinh và giáo viên cùng xác định yêu cầu, các tiểu chủ đề dưới sự định hướng và hướng dẫn của giáo viên

- Yêu cầu chung: Tất cả học sinh đọc và soạn bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn

Thành Long

- Các tiểu chủ đề có thể tích hợp là:

Văn học

Địa lý

Giáo dục công dân

Mĩ thuật

- Sau khi xác định các tiểu chủ đề, học sinh lựa chọn nhóm theo khả năng và cùng sở thích Tuy nhiên giáo viên cần lưu ý các em về tính cân đối giữa số lượng các thành viên trong mỗi nhóm Các nhóm thực hiện các tiểu chủ đề như sau:

Nhóm 3: Giáo dục công dân (6 học sinh)

Hoạt động 2: Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc:

Bước 1: Phác thảo đề cương.

Học sinh trong nhóm sẽ thảo luận các vấn đề cần giải quyết của tiểu chủ đề,

Trang 4

giáo viên tham vấn cho các em, sau đó các thành viên trong nhóm sẽ phác thảo đề cương

Bước 2: Xác định các nguồn tài nguyên cần khai thác để thực hiện dự án:

Chủ yếu từ nguồn sách giáo khoa trong nhà trường gồm:

- Ngữ văn 9: Văn bản Lặng lẽ Sa Pa (trang 180  188, SGK Ngữ văn 9, tập

một)

- Địa lý 6: Bài 18- Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí (trang 55  57); Địa lí 9: Bài 17- Vùng trung du và miền núi Bắc bộ (trang 61  63)

- Giáo dục công dân 9: Bài 10- Ngoại khóa về lí tưởng sống của thanh niên (trang 34  36); Bài 11- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (trang 37  39)

- Mĩ thuật 7: Bài 4 Vẽ tranh- Đề tài tranh phong cảnh (trang 87  89); Mĩ thuật 8: tiết 20, 21- Vẽ chân dung (trang 128  131)

Bước 3: Phân công công việc cho các nhóm theo phiếu học tập (số 1) và

nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm Cụ thể:

1 Ngữ văn

Qua việc đọc và soạn bài Lặng lẽ Sa Pa, em cảm nhận như thế

nào về nhân vật anh thanh niên Hãy trình bày những cảm nhận

ấy của em bằng một bài thơ tám chữ

2 Địa lí

1 Em hiểu gì về ngành khí tượng?

2 Em hãy cho biết vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Sa Pa?

3 Dựa và kiến thức Địa lí, em hãy giải thích: Vì sao càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm?

3 Giáo dục

công dân

1 Lí tưởng sống là gì?

2 Hãy nêu những biểu hiện của lí tưởng sống ở nhân vật thanh niên?

3 Hãy nêu vai trò, vị trí và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

4 Mĩ thuật

Đọc truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long,

độc giả sẽ cảm nhận được rằng truyện đã gợi cho chúng ta những

ấn tượng đẹp về cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng vô cùng ý nghĩa giữa bác họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên, về hình tượng nhân vật chính - anh thanh niên, về vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa Bằng khả năng hội họa của mình, các em hãy vẽ tranh minh họa cho

Trang 5

những điều đó

Học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm như kế hoạch, trong 10 ngày

Những yêu cầu về nội dung kiến thức cần đạt được cho từng nhóm như sau:

1 Ngữ văn

Học sinh trình bày được những cảm nhận về nhân vật anh thanh niên (công việc anh làm, suy nghĩ, phẩm chất cao đẹp của nhân vật) bằng một bài thơ tám chữ (tối thiểu 8 câu)

2 Địa lí

1 Em hiểu gì về ngành khí tượng?

Ngành khí tượng: là bộ môn khoa học nghiên cứu về khí quyển nhằm chủ yếu để theo dõi và dự báo thời tiết Những biểu hiện thời tiết là những sự kiện thời tiết quan sát được và giải thích được bằng khí tượng học Những sự kiện đó phụ thuộc vào các tham số của khí quyển Trái Đất Các tham số này bao gồm nhiệt độ, áp suất, độ ẩm cũng như các biến thiên và tác động tương hỗ của các tham số này và những biến đổi theo thời gian

và không gian của chúng.

2 Em hãy cho biết vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Sa Pa?

a) Vị trí địa lí của Sa Pa:

Thị trấn Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai, nằm ở vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta Sa Pa thuộc tiểu vùng Tây Bắc của trung

du và miền núi Bắc bộ.

b) Điều kiện tự nhiên của Sa Pa:

Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam

Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200m đến 1.800m, địa hình

nghiêng và thoải dần theo hướng Tây - Tây Nam đến Đông Bắc.

Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Sa Pa là 15,4 o C, nhiệt độ trung bình từ 18 - 20 o C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 12 o C Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 0 o C (đặc biệt có những năm xuống tới -3,2 o C)

3 Dựa và kiến thức Địa lí, em hãy giải thích: Vì sao càng lên cao thì nhiệt độ không khí càng giảm?

Trang 6

Càng lên cao thì không khí sẽ loãng đi, tức là số phân tử khí sẽ giảm đi nên nhiệt năng của khí khi c

àng lên cao sẽ càng giảm dẫn tới nhiệt độ không khí cũng giảm .

Cứ lên cao 100m thì nhiệt độ không khí giảm 0,6 o C

3 Giáo dục

công dân

1 Lí tưởng sống là gì?

Lý tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.

2 Hãy nêu những biểu hiện của lí tưởng sống ở nhân vật thanh niên?

Anh thanh niên là người sống có lí tưởng cao đẹp Dù phải sống và làm việc một mình nhưng anh luôn suy nghĩ nghiêm túc,

có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc Anh luôn cố gắng hết mình vượt qua mọi khó khăng, gian khổ để thực hiện lí tưởng sống của mình: được làm việc, được cống hiến sức mình cho đất nước.

3 Hãy nêu vai trò, vị trí và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thanh niên luôn giữ vai trò, vị trí quan trọng trong các giai đoạn lịch sử của dân tộc và trong cả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay Bởi lẽ, họ chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích, luôn phát huy truyền thống dân tộc, nêu cao tinh thần xung phong, gương mẫu, tình nguyện đi đầu thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó Họ là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trách nhiệm của thanh niên là phải ra sức phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng dân chủ, văn minh Trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa Thanh niên học sinh phải ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết nhằm đáp ứng những yêu cầu mà xã hội đặt ra cho họ.

4 Mĩ thuật Học sinh vẽ được tranh phong cảnh, chân dung nhân vật, tranh

minh họa có bố cục hợp lí, màu sắc hài hòa.

Trình bày kết quả của nhóm trong giờ dạy - học chủ đề (tiết 2, 3)

Trang 7

6 .2 Tiết 2, 3: Thực hiện dự án dạy - học theo chủ đề tích hợp

Các phương pháp dạy học: Dạy học hợp tác, Động não, Nêu vấn đề, Vấn

đáp, Thuyết trình, Thực hành có hướng dẫn, Viết sáng tạo

Tiết 64, 65 - Chủ đề

A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1 Kiến thức

1.1 Ngữ văn

- Vẻ đẹp của hình tượng con người lao động thầm lặng, cống hiến quên mình

vì Tổ quốc trong tác phẩm

- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn

- Chất thơ trong một truyện ngắn

1.2 Địa lí

- Nhiệt độ không khí và sự thay đổi nhiệt độ của không khí

- Hiểu được vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Sa Pa

1.3 Giáo dục công dân

- Khái niệm lí tưởng sống và những biểu hiện của con người sống có lí tưởng

- Hiểu cách phấn đấu, rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày nay

- Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp dựng xây đất nước

1.4 Mĩ thuật

- Nắm bắt được đặc điểm của tranh chân dung và phương pháp vẽ tranh chân dung

- Hiểu được tranh phong cảnh là tranh diễn tả cảnh đẹp thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ

2 Kỹ năng:

2.1 Ngữ văn

- Đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại

- Vận dụng các hiểu biết về thể loại truyện để phân tích cốt truyện, tình huống, nhân vật, nghệ thuật trần thuật của tác phẩm

- Phân tích nhân vật chính và các nhân vật khác trong mối quan hệ với nhân vật chính

Trang 8

- Cảm nhận một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc và chất thơ trong truyện.

2.2 Địa lí

- Phân tích sự thay đổi khí hậu theo độ cao

- Chỉ bản đồ để xác định vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Sa Pa;

2.3 Giáo dục công dân

Biết lập kế hoạch học tập, rèn luyện và tu dưỡng của bản thân để có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp dựng xây đất nước trong tương lai và để thực hiện lí tưởng sống đúng đắn, cao đẹp của bản thân phù hợp với yêu cầu của xã hội

2.4 Mĩ thuật

- Thể hiện bài vẽ chân dung đúng tỷ lệ, có đặc điểm riêng, sử dụng màu sắc hài hòa

- Biết chọn chi tiết miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên (trong một tác phẩm văn học)

để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản, tranh minh họa tình huống truyện

có bố cục và màu sắc hài hòa

3 Thái độ:

- Yêu quý, trân trọng những con người lao động cống hiến quên mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước

- Có ý thức nuôi dưỡng và bồi đắp cho bản thân lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp để cống hiến nhiều nhất cho gia đình, quê hương, đất nước

- Tích cực học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để góp phần tham gia tích cực vào sự nghiệp dựng xây đất nước trong tương lai

- Yêu mến, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên trên khắp mọi miền đất nước Từ

đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp đó

- Ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành: biến những điều học được trong sách vở thành những việc làm, hành động

- Hình thành các kĩ năng sống cho bản thân: Tự nhận thức, Tự quản bản thân

B CHUẨN BỊ

1 Giáo viên:

- Tài liệu, kế hoạch giảng dạy

- Nghiên cứu bài và soạn bài

- Máy tính, máy chiếu, webcam

- Tư liệu: hình ảnh, audio

- Giấy A4, phiếu học tập cho cho học sinh làm việc nhóm

2 Học sinh:

- Chia nhóm theo sở thích và khả năng

Trang 9

- Đọc và soạn bài theo câu hỏi trong SGK.

- Sưu tầm tài liệu để thực hiện nhiệm vụ của nhóm vào phiếu học tập (số 1): Sách giáo khoa Ngữ văn 9; Địa lí 6, 9; Giáo dục công dân 9; Mĩ thuật 7, 8

C TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

 Bước 1: Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 Bước 2: Kiểm tra sự chuẩn bị cho chủ đề theo những nhiệm vụ đã phân công của từng nhóm

 Bước 3: Dạy - học chủ đề

HĐ 1: Khởi động

Thời gian: 3 phút

Giáo viên và học sinh cùng lắng nghe một đoạn trong bài hát Sa Pa thành phố trong sương, sáng tác của Vĩnh Cát

Giáo viên dẫn vào chủ đề

HĐ 2 I- Đọc và tìm hiểu

chung

Thời gian: 12 phút

Phương pháp: Vấn đáp, Động não

Hỏi: Dựa vào chú thích trong

SGK, hãy trình bày ngắn gọn

những hiểu biết của em về tác giả

Nguyễn Thành Long?

Bổ sung: Phong cách viết văn

của Nguyễn Thành Long không

gân guốc, gai góc mà thường pha

chất kí, mang vẻ đẹp thơ mộng,

trong trẻo, đầy chất thơ.

Hỏi: Văn bản Lặng lẽ Sa Pa ra

đời trong hoàn cảnh nào? Nêu

xuất xứ của truyện?

Hướng dẫn đọc: chậm, cảm

xúc, thể hiện nét trẻ trung của

nhân vật anh thanh niên

Đọc mẫu một đoạn và gọi HS

Nêu nét chính

về tác giả Lắng nghe

Xác định hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Đọc diễn cảm Tìm hiểu nghĩa

1 Tác giả

- Nguyễn Thành Long (1925 - 1991), quê Quảng Nam

- Là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí

2 Tác phẩm

a) Hoàn cảnh sáng tác

- Sáng tác 1970, là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai

- Rút từ tập Giữa trong xanh, in 1972.

Trang 10

đọc tiếp những đoạn chữ in

thường

Hỏi: Hãy tóm tắt ngắn gọn nội

dung cốt truyện bằng một câu?

Hỏi: Qua đó, em có nhận xét gì

về cốt truyện, tình huống truyện?

(tình huống giản dị, nhẹ nhàng)

Hỏi: Xác định nhân vật chính,

nhân vật phụ? Các nhân vật phụ

có vai trò như thế nào trong

truyện?

Hỏi: Truyện được kể theo ngôi

thứ mấy?

Hỏi: Truyện được trần thuật

theo điểm nhìn và ý nghĩ của nhân

vật nào? Tác dụng của lối kể này?

Diễn giảng: Truyện được kể

ngôi 3 và điểm nhìn trần thuật 3là

người họa sĩ Chọn ngôi kể và

điểm nhìn trần thuật như vậy có

tác dụng tạo sự khách quan, chất

trữ tình cho câu chuyện; đào sâu

suy tư cho nhân vật, phù hợp với

suy nghĩ của tác giả.

của một số từ Tóm tắt nội dung của truyện theo yêu cầu Nêu nhận xét về cốt truyện, tình huống

Chỉ ra nhân vật chính và các nhân vật phụ

Xác định ngôi

kể, điểm nhìn trần thuật

b) Cốt truyện và nhân vật

* Cốt truyện: Tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Sa

Pa  Cốt truyện đơn giản

* Nhân vật:

- Nhân vật chính: anh thanh niên

- Nhân vật phụ: bác lái

xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư  làm nổi bật nhân vật chính và chủ đề của truyện

HĐ 3

Thời gian: 55 phút

Phương pháp: Vấn đáp, Động não, Dạy học hợp

tác, Nêu vấn đề, Thuyết trình

II- Đọc - hiểu văn bản

HS theo dõi phần đầu văn bản.

Ngày đăng: 15/07/2015, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w