1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu GPBank

87 866 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 758,93 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT DƯƠNG THỊ PHƯƠNG LIÊN CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN DẦU KHÍ TOÀN CẦU (GP. BANK) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT DƯƠNG THỊ PHƯƠNG LIÊN CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN DẦU KHÍ TOÀN CẦU (GP. BANK) Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng Dân sự Mã số: 60 38 01 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH TUẤN HÀ NỘI - 2014 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn cha từng đợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Dơng Thị Phơng Liên MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN 5 1.1. CẦM CỐ TÀI SẢN - MỘT BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ 5 1.1.1. Khái niệm cầm cố tài sản 5 1.1.2. Hình thức cầm cố tài sản 8 1.1.3. Nội dung cầm cố tài sản 8 1.2. THẾ CHẤP TÀI SẢN 15 1.2.1. Khái niệm thế chấp tài sản 15 1.2.2. Hình thức thế chấp tài sản 20 1.2.3. Nội dung thế chấp tài sản 20 1.3. Ý NGHĨA VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA BIỆN PHÁP CẦM CỐ TÀI SẢN, THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI GP.BANK 22 Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN, THẾ CHẤP TÀI SẢN CỦA PHÁP LUẬT 26 2.1. QUY ĐỊNH CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN – NHỮNG BẤT CẬP VÀ HẠN CHẾ 26 2.1.1. Những tồn đọng phát sinh trong giai đoạn 2009 - 2014 26 2.1.2. Một số bất cập khác 29 2.2. NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN 32 2.2.1. Về việc thế chấp tài sản hình thành trong tương lai là nhà ở 32 2.2.2. Liên quan vấn đề xử lý phần tài sản đầu tư làm gia tăng giá trị của tài sản 34 2.2.3. Xử lý tài sản bảo đảm 35 2.3. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VIỆC NHẬN TÀI SẢN BẢO ĐẢM TẠI CÁC NGÂN HÀNG 47 2.3.1. Tình hình thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản 47 2.3.2. Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay 48 2.3.3. Một số hạn chế 48 Chương 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI GP.BANK VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG 50 3.1. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN, THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI GP.BANK 50 3.1.1. Vấn đề thứ nhất: Thẩm định về nhân thân của người tham gia ký kết hợp đồng thế chấp tài sản 50 3.1.2. Vấn đề thứ hai: Thẩm định về tài sản bảo đảm 58 3.1.3. Vấn đề thứ ba: Xác định tài sản bảo đảm là tài sản chung hay tài sản riêng 60 3.1.4. Vấn đề thứ tư: Xử lý tài sản bảo đảm 64 3.1.5. Vấn đề thứ năm: thi hành án dân sự 69 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN 69 3.2.1. Về nâng cao chất lượng thông tin 69 3.2.2. Về đăng ký quyền sở hữu tài sản 70 3.2.3. Về chủ thể tham gia giao dịch cầm cố tài sản, thế chấp tài sản 70 3.2.4. Về hình thức giao dịch cầm cố tài sản, thế chấp tài sản 71 3.2.5. Về tài sản cầm cố, tài sản thế chấp 72 3.2.6. Về thủ tục tố tụng, thi hành án 72 3.2.7. Phát triển thị trường bất động sản đồng bộ, công khai, minh bạch 73 3.2.8. Về ngân hàng GP.Bank 73 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vay vốn ngân hàng để kinh doanh hoặc sử dụng vì mục đích khác là một hoạt động kinh tế thông thường. Khi khách hàng tham gia vào quan hệ kinh tế này thì cần phải tuân theo những quy định của pháp luật nói chung cũng như những quy định của ngân hàng mà khách hàng lựa chọn để vay vốn nói riêng. Xã hội phát triển, kinh tế mở cửa nên nhu cầu mở rộng kinh doanh hay đầu tư ngày càng tăng lên, việc cung cấp vốn cũng như kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng ngày càng phát triển. Tuy nhiên, do phát triển quá nhanh trong một thời gian ngắn khi mà cơ chế quản lý chưa theo kịp, hệ thống văn bản quy phạm điều chỉnh không kịp thời đáp ứng với những thay đổi đã tạo ra những tồn đọng trong ngành ngân hàng mà đến nay vẫn chưa có cách giải quyết phù hợp. Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản là hai biện pháp bảo đảm tiền vay phổ biến, thông dụng, chiếm ưu thế tại các ngân hàng nói chung và tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank) nói riêng. Tuy rằng quy trình nhận tài sản, trả tài sản hay xử lý tài sản đã được xây dựng rất chi tiết nhưng khi tiến hành thực hiện trên thực tế cũng như những phát sinh từ phía các cơ quan có thẩm quyền và hoặc quy định pháp luật "chưa tới" đã tạo ra những khó khăn chồng khó khăn cho các chủ thể trong quan hệ vay vốn này, trong đó các ngân hàng là chủ thể gặp nhiều khó khăn hơn cả và GP.Bank không phải là một ngoại lệ. GP.Bank là tổ chức tín dụng trẻ, có quy mô nhỏ. Trong 20 năm thành lập và hoạt động, GP.Bank không ngừng hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đứng trước những cạnh tranh với các đối thủ mạnh về vốn cũng như mạnh về nhân lực, GP.Bank cần có những dịch vụ tốt nhất dành cho 2 khách hàng. Để thực hiện được mục tiêu đó, GP.Bank cần có những sản phẩm và hành lang pháp lý phù hợp như tài sản bảo đảm đa dạng, lãi suất thấp, các mẫu biểu Hợp đồng tinh giản, thủ tục hành chính đơn giản dễ hiểu đối với khách hàng, trình độ nhân viên hiểu biết và nắm vững các chính sách quy định của pháp luật cũng như quy định nội bộ của GP.Bank Học viên lựa chọn đề tài "Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank)" để thực hiện luận văn thạc sỹ luật học nhằm mục đích nghiên cứu sâu những quy định pháp luật thực định về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, thực trạng vướng mắc đã và đang phát sinh tại GP.Bank để từ đó nghiên cứu và đề xuất giải pháp khắc phục cũng như có những kiến nghị phù hợp giúp cơ quan lập pháp có căn cứ bổ sung sửa đổi pháp luật dân sự cho ngày một phù hợp hơn với đời sống thực tiễn đặt ra. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đã có rất nhiều tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân lựa chọn đề tài này như: "cầm cố tài sản và/hoặc thế chấp tài sản" là đề tài nghiên cứu của mình: Luận văn thạc sĩ "Thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật dân sự Việt Nam" của Nông Thị Bích Diệp, TS. Đinh Trung Tụng hướng dẫn (2006); "Một số vấn đề về thế chấp tài sản tại ngân hàng thương mại" của Vũ Thị Thu Hằng, TS. Phạm Văn Tuyết hướng dẫn (2010); "Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng thương mại Việt Nam" của Hoàng Thanh Thúy, TS. Nguyễn Thị Lan Hương hướng dẫn (2010); "Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai" của Phan Thị Thu Phương; PGS.TS. Bùi Đăng Hiếu hướng dẫn (2013) ; và rất nhiều các bài tham luận tại các hội thảo cũng như các bài viết trên Tạp chí Luật học hay trang web của các công ty Luật/Văn phòng luật/khác. Bên cạnh đó đề tài này cũng được đề cập đến trong một phần nội dung của đề tài khoa học cấp bộ: "Nhận diện khía cạnh 3 pháp lý của vật quyền bảo đảm và một số kiến nghị xây dựng, hoàn thiện Bộ luật Dân sự Việt Nam". Mỗi nhà khoa học có một cách khám phá, khai thác đề tài ở một góc độ khác nhau. Tuy nhiên chưa có một nhà khoa học nào nghiên cứu về "Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank)". 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề lý luận chung về cầm cố tài sản và thế chấp tài sản; thực trạng quy định pháp luật về cầm cố tài sản và thế chấp tài sản; thực trạng áp dụng quy định cầm cố tài sản và thế chấp tài sản. Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại GP.Bank bao gồm rất nhiều vấn đề. Tác giả không có tham vọng đề cập được tất cả các vấn đề mà chỉ tập trung vào các vấn đề cơ bản nhất, nổi bật nhất tại GP.Bank. Luận văn chỉ tập trung làm rõ một số vấn đề liên quan đến cầm cố tài sản, thế chấp tài sản như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của hai biện pháp này, những vấn đề phát sinh tại GP.Bank liên quan đến cầm cố tài sản, thế chấp tài sản và các kiến nghị liên quan. 4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, pháp luật thực định về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản tại GP.Bank. Đồng thời, đề xuất một số ý kiến, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan cầm cố tài sản, thế chấp tài sản tại Việt Nam hiện nay. Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu pháp luật thực định về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản tại GP.Bank. 4 - Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật liên quan cầm cố tài sản, thế chấp tài sản. 5. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản theo quy định pháp luật Việt Nam. - Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật cầm cố tài sản, thế chấp tài sản tại GP.Bank. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp biện chứng, lịch sử. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh, thống kê. - Phương pháp điều tra xã hội học, hội thảo và chuyên gia. - Phương pháp mô hình hóa, hệ thống hóa. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về cầm cố tài sản và thế chấp tài sản. Chương 2: Thực trạng các quy định về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản của pháp luật. Chương 3: Thực trạng áp dụng các quy định về cầm cố tài sản và thế chấp tài sản tại GP.Bank và kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng. [...]... là động sản (có thể là vật hoặc tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản) Việc chuyển giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố phải là giao tài sản thực tế, tức là bên nhận cầm cố thực sự giữ tài sản cầm cố chứ không phải chỉ chiếm hữu giấy tờ Nếu bên cầm cố tài sản không giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ trên thực tế thì không phải là biện pháp cầm cố tài sản mà là thế chấp tài sản, mặc dù tài sản đó... hữu tài sản cho bên nhận cầm cố, nhưng bên nhận cầm cố cũng có thể yêu cầu bên cầm cố cho mình xem giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nếu tài sản đó có đăng ký quyền sở hữu) nhằm xác định tài sản đó có thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố hay không Bên cầm cố giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố và giữ lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, văn bản cầm cố tài sản để làm bằng chứng lấy lại tài sản. .. dung thế chấp tài sản - Xuất phát từ việc không phải chuyển giao tài sản nên phát sinh nhiều quyền và nghĩa vụ đối với bên thế chấp và bên nhận thế chấp, đặc biệt bên thế chấp tài sản có nhiều quyền "linh hoạt" đối với tài sản thế chấp, cụ thể: + Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp; + Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất,... cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó Tuy nhiên, số phần nghĩa vụ dân sự còn thiếu chưa được thanh toán từ tài sản cầm cố sẽ trở thành nghĩa vụ dân sự không có bảo đảm vì tài sản cầm cố đã hết 1.2 THẾ CHẤP TÀI SẢN 1.2.1 Khái niệm thế chấp tài sản * Thế chấp tài sản là việc bên bảo đảm dùng tài sản thuộc sở hữu của mình (tài sản này có thể là tài sản hiện... đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện tương tự như xử lý tài sản trong trường hợp cầm cố tài sản Riêng đối với một số tài sản đặc thù được hướng dẫn tại văn bản dưới luật sẽ được trình bày tại Chương 2 - Thực trạng các quy định về cầm cố tài sản, thế chấp tài sản của pháp luật 1.3 Ý NGHĨA VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA BIỆN PHÁP CẦM CỐ TÀI SẢN, THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI GP.BANK Là một doanh... QUY ĐỊNH VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN, THẾ CHẤP TÀI SẢN CỦA PHÁP LUẬT 2.1 QUY ĐỊNH CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN – NHỮNG BẤT CẬP VÀ HẠN CHẾ Liên quan đến quy định về cầm cố tài sản và thế chấp tài sản thì ngoài những quy định khung có tính chất định hướng trong Bộ luật Dân sự, còn có những quy định cụ thể được Ngân hàng nhà nước và các cơ quan khác hướng dẫn Trong những năm qua, mặc dù ngành ngân hàng đã có... quan hệ thế chấp tài sản: + Nếu bên thế chấp thế chấp toàn bộ bất động sản hoặc động sản có vật 15 phụ thì vật phụ của bất động sản hoặc động sản đó đương nhiên phải thuộc tài sản thế chấp, các bên không thể có thỏa thuận khác; + Nếu chỉ thế chấp một phần bất động sản hoặc động sản có vật phụ thì nếu bên thế chấp không muốn vật phụ thuộc tài sản thế chấp thì phải thỏa thuận rõ với với bên nhận thế chấp. .. tượng cầm cố là tài sản (theo qui định của Bộ luật Dân sự bao gồm cả động sản và bất động sản nhưng theo qui định của Luật đất đai 2003 thì quyền sử dụng đất chỉ được nhận dưới hình thức thế chấp tài sản) Tuy nhiên, đối với biện pháp cầm cố tài sản, nghĩa vụ chuyển giao tài sản của bên cầm cố tài sản cho bên nhận cầm cố tài sản là điều kiện có hiệu lực của giao dịch nên phần lớn tài sản cầm cố được... năng trả nợ cho ngân hàng từ đó có tâm lý trốn tránh trách nhiệm trả nợ Hai biện pháp chủ yếu được sử dụng tại GP.Bank là cầm cố tài sản và thế chấp tài sản Mục đích chính: thu hồi lại được nguồn vốn khi khách hàng vay không có khả năng hoàn trả món nợ vay, tại thời điểm đó ngân hàng đang nắm giữ tài sản cầm cố, tài sản thế chấp; ngân hàng có quyền được đem những tài sản đó ra phát mại thu hồi lại... VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN 1.1 CẦM CỐ TÀI SẢN - MỘT BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ 1.1.1 Khái niệm cầm cố tài sản * Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thông dụng theo đó bên có nghĩa vụ (gọi là Bên cầm cố) giao tài sản của mình cho bên có quyền (gọi là Bên nhận cầm cố) để bảo đảm rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền (quy định chi tiết tại . PHÁP CẦM CỐ TÀI SẢN, THẾ CHẤP TÀI SẢN TẠI GP.BANK 22 Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN, THẾ CHẤP TÀI SẢN CỦA PHÁP LUẬT 26 2.1. QUY ĐỊNH CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN. hữu tài sản 70 3.2.3. Về chủ thể tham gia giao dịch cầm cố tài sản, thế chấp tài sản 70 3.2.4. Về hình thức giao dịch cầm cố tài sản, thế chấp tài sản 71 3.2.5. Về tài sản cầm cố, tài sản thế. VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN VÀ THẾ CHẤP TÀI SẢN 5 1.1. CẦM CỐ TÀI SẢN - MỘT BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ 5 1.1.1. Khái niệm cầm cố tài sản 5 1.1.2. Hình thức cầm cố tài sản 8 1.1.3. Nội dung cầm cố tài

Ngày đăng: 21/08/2015, 12:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w