Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 60 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
60
Dung lượng
405,5 KB
Nội dung
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh MỤC LỤC Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEANGAP : Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của khối các nước Đông Nam Á EUREPGAP : Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của châu Âu BVTV : Bảo vệ thực vât FAO : Tổ chức nông lương liên hợp quốc GAP : Thực hành nông nghiệp tốt GLOBALGAP : Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu HACCP : Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn IFOAM : Tiêu chuẩn quốc tế về nông nghiệp hữu cơ IPM : Quản lý dịch hại tổng hợp RFA : Rainforest Alliance (bộ tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất an toàn, bền vững) VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm UTZ Certified : Chương trình chứng nhận toàn cầu cho sản xuất Cà phê, cacao, chè, dầu cọ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh DANH MỤC BẢNG BIỂU Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của xã hội, cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu, đòi hỏi của họ cũng ngày một cao hơn. Sự canh tranh trên thị trường đỏi hỏi người sản xuât phải không ngừng cải tiến đáp ứng được yêu cầu xã hội mới mong đứng vững trên thị trường. Đối với các mặt hàng nông sản cũng vậy, càng ngày yêu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm nông nghiệp càng trở nên khắt khe hơn, nhất là về mặt chất lượng, vấn đề an toàn vệ sinh của sản phẩm được họ đặt lên hàng đầu khi lựa chọn tiêu dùng một loại nông sản nào đó. Để đáp ứng được những xu hướng chung này, năm 2008 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã ban hành quyết định 379-QĐ-BNN-KHCN về quy trình thực hiện nông nghiệp tốt cho sản xuất rau quả tươi an toàn (được gọi chung là tiêu chuẩn VietGAP). Thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ giúp người sản xuất từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, vì nó kiểm tra an toàn thực phẩm một cách xuyên suốt, từ sửa soạn đồng ruộng, canh tác đến thu hoạch, sau thu hoạch, bảo quản, thuốc BVTV, môi trường, bao bì …. Đến nay việc thực hành nông nghiệp tốt đã được áp dụng trên hầu hết các loại nông sản như rau, trái cây, thủy sản, lúa gạo và chè cũng là một sản phẩm đang từng bước đưa quy trình này vào trong sản xuất. Ở nước ta, chè là loại cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài. Cây chè được trồng ở một số vùng trung du miền núi hoặc cao nguyên. Tiềm năng để phát triển cây chẻ ở nước ta là rất lớn cả về nguồn lực cũng như thị trường. Tuy nhiên việc sản xuất vẫn chưa tương xứng với tiềm năng này. Hiện tại việc sản xuất chè ở các vùng vẫn còn theo hình thức truyền thống là chủ yếu, do vậy hiệu quả kinh tế không cao và hầu như chè Việt vẫn chưa thực sự có thương hiệu trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Vấn đề thương hiệu làm cho giá xuất khẩu chè của Việt Nam tương đối thấp, chỉ bằng 60% so với giá chè trung bình của thế giới. Một số tên chè nổi tiếng như chè Thái Nguyên, chè Mạn cũng được một bộ phận người tiêu dùng biết đến nhưng sản lượng của các loại chè tốt này cũng ít. Nhằm nâng cao hiệu quả cũng như giá trị kinh tế của cây chè, tiêu chuẩn VietGAP đã được áp dụng vào sản xuất chè trong một số năm gần đây, tuy nhiên trong thực tế việc thực hiện 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh còn rất nhiều hạn chế vì vậy mà hiệu quả chưa thực sự rõ rệt, khả năng áp dụng tiêu chuẩn này cho toàn ngành chè gặp nhiều khó khăn. Hiện tại tỷ lệ áp dụng tiêu chuẩn VietGAP mới chỉ đạt 10% mặc dù đã triển khai áp dụng một vài năm qua. Xuất phát từ tình hình thực tế trên em đã chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình là “Nghiên cứu tình hình áp dụng VietGAP đối với sản phẩm chè ở Việt Nam hiện nay.” 2. Mục tiêu nghiên cứu: Thứ nhất, về lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên cây chè. Thứ hai, đánh giá thực trạng, xem xét các thuận lợi tiềm năng cũng như những hạn chế của hoạt động sản xuất chè ở Việt Nam mà đặc biệt là sản xuất chè theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, truy nguyên nguồn gốc xuất xứ. Thứ ba, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển cho sản xuất chè Việt Nam trong một số năm tới. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động sản xuất chè ở Việt theo tiêu chuẩn an tòan VietGAP. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên toàn bộ diện tích trồng chè của Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập thông tin: các thông tin thu thập từ các số liệu thống kê, tài liệu sách báo đã xuất bản , kết quả nghiên cứu của một số cơ quan tổ chức đã được công bố Phương pháp xử lý thông tin: sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp. 5. Kết cấu của chuyên đề 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh Ngoài các phần Mở đầu, Danh mục chữ viết tắt, Danh mục bảng biểu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của chuyên đề thực tập sẽ gồm 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hành nông nghiệp tốt đối với sản phẩm chè Phần 2: Thực trạng về sản xuất chè và tình hình áp dụng VietGAP đối với sản phẩm chè ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay. Phần 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh áp dụng VietGAP đối với sản phẩm chè trong thời gian tới. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành tốt chuyên đề, nhưng do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, chuyên đề của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời nhận xét góp ý của các thầy cô để chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHÈ 1.1 Tổng quan chung về thực hành nông nghiệp tốt (GAP) 1.1.1 Khái niệm về GAP Ý tưởng về GAP có lịch sử hình thành từ rất sớm, xuất phát từ nhu cầu quản lý trang trại khoa học trên thế giới, nhưng đến những năm 1997, khi châu Âu xuất hiện dịch bò điên, một số nhà buôn bán lẻ châu Âu đã đề xuất sáng kiến thông qua Hiệp Hội các nhà buôn bán lẻ châu Âu đưa ra các qui định buộc các nhà nhập khẩu thực phẩm phải thực hiện, trong đó có nội dung quan trọng nhất là truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Tới những năm gần đây, trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng về khoa học kỹ thuật ảnh hưởng tới công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản, đặc biệt sự hội nhập, toàn cầu hóa tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia xuất khẩu nông sản, cùng với đó, yêu cầu của người tiêu dùng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao hơn, tất cả những điều này đòi hỏi ngành nông nghiệp cần phát triển hơn nữa và đưa ra các quy trình sản xuất an toàn đáp ứng những yêu cầu quan trọng này. Năm 2003, tại hội thảo khoa học của FAO (tổ chức nông lương thế giới) đã đưa ra khái niệm về GAP và quy trình thực hiện, quy trình này có đề cập đến 11 nội dung cơ bản dựa trên những nguyên tắc hoạt động GAP đó là quản lý tốt trang trại và ngưỡng tới hạn của các mối nguy hại. Khái niệm GAP: GAP là viết tắt của Good Agriculture Practices – thực hành nông nghiệp tốt. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng…) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat…), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng. GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo: 1. An toàn cho thực phẩm 2. An toàn cho người sản xuất 3. Bảo vệ môi trường 4. Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm Hiện nay, trên thế giới tiêu chuẩn GAP được áp dụng trên các khu vực tùy theo trình độ sản xuất. Có thể nêu ra một số tiêu chuẩn GAP như sau: GlobalGAP (GAP toàn cầu) là quy trình sản xuất – chế biến – bảo quản hoàn toàn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng VSATTP. Hàng hóa rau đạt tiêu chuẩn GlobalGAP có thể xuất khẩu đến tất cả các nước trên thế giới, kể cả các nước đỏi hỏi chất lượng cao nhất như Mỹ, Nhật, Canada… EuroGAP (GAP châu Âu) là quy trình sản xuất – chế biến – bảo quản đảm bảo VSATTP mà khi các sản phẩm hàng hóa rau quả đạt được tiêu chuẩn này sẽ được phép nhập khẩu vào các nước châu Âu (Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ…) AseanGAP (GAP Đông Nam Á) là tiêu chuẩn GAP của các nước Đông Nam Á mà khi ap dụng quy trình này thì rau quả được phép nhập vào các nước thành viên ASEAN. 1.1.2 Sự hình thành của VietGAP VietGAP được chính thức công bố vào ngày 28/01/ 2008 kèm với Quyết định 379/QĐ-BNN-KHKT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy trình VietGAP được biên soạn bởi các cơ quan chuyên môn về nông nghiệp của Việt Nam như Vụ Khoa học công nghệ, Cục Trồng trọt, Cục BVTV và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Các cơ quan này đã thành lập các nhóm công tác để soạn thảo khung sườn cho VietGAP. Trong quá trình soạn thảo các nhóm công tác dựa trên việc lấy AseanGAP làm điểm chuẩn vì đây là quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho các nước thành viên ASEAN, đồng thời tham khảo quy trình thực 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh hành nông nghiệp tốt của các nước như Malaisia, Thái Lan, Úc cũng như các hình thức tổ chức chứng nhận của EurepGAP và Freshcare Việc tham khảo các quy trình thực hành nông nghiệp tốt khác nhau của nhiều quốc gia trên thế giới giúp cho VietGAP vừa phản ánh tình hình thực tế của nông nghiệp Việt Nam, vừa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về an toàn thực phẩm quốc tế. Quy trình VietGAP ban đầu mới chỉ áp dụng cho sản xuất rau quả tươi an toàn, nhưng sau đó nó được nghiên cứu và triển khai đối với nhiều loại nông sản khác, trước tiên là đối với các sản phẩm của ngành trồng trọt như chè, lúa gạo… tiếp đó các sản phẩm chăn nuôi thủy sản cũng được áp dụng quy trình sản xuất an toàn này. 1.1.3 Các quy định chung của VietGAP Các quy định chung này là các quy định của quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho sản xuất rau quả tươi an toàn tại Việt Nam. 1.1.3.1 Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Phạm vi điều chỉnh: Quy trình VietGAP áp dụng để sản xuất rau quả tươi an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm rau, quả, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Đối tượng áp dụng: VietGAP áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam nhằm: - Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và quản lý an toàn thực phẩm. - Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất và được chứng nhận VietGAP. - Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm . - Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất rau, quả tại Việt Nam. 1.1.3.2 Giải thích từ ngữ 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Thị Minh Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam (gọi tắt là VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuât, thu hoạch và sơ chế bảo quản an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. VietGAP cho rau quả tươi an toàn dựa trên cơ sở AseanGAP, EurepGAP/GLOBALGAP và Freshcare, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau, quả Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững. Tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại tham gia sản xuất kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả an toàn theo VietGAP. 1.1.4 Vai trò của việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt Việc áp dụng thực hành nông nghiệp tốt có tác động đến nhiều đối tượng từ đó vai trò của nó cũng khác nhau tùy theo các đối tượng này. Các đối tượng mà thực hành nông nghiệp tốt tác động tới là: người sản xuất, người tiêu dùng, nền kinh tế quốc gia và tác động đến môi trường Đối với người sản xuất: Thứ nhất, những nông dân thực hiện quy trình GAP để sản xuất trong nông trại của mình sẽ được đảm bảo an toàn trong suốt quá trình canh tác với các loại thuốc BVTV. Do trong quá trình sản xuất họ phải sử dụng các loại vật dụng bảo hộ lao động như quần áo, găng tay, khẩu trang, nón… để đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu và các loại hóa chất khác. Đồng thời, những người sản xuất này cũng được đảm bảo toàn nhờ các phương tiện, trang thiết bị, công cụ được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho người lao động. Thứ hai, thực hiện đúng theo quy trình GAP, các nông sản được sản xuất ra có chất lượng tốt, đảm bảo VSATTP, đồng thời được đăng ký lấy chứng nhận GAP, từ đó tạo sự tin cậy đối với người tiêu dùng thông qua việc bảo đảm về chất lượng, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ… 7 [...]... không thể xuất hiện tình trạng quản lý trồng chéo gây nên sự kém hiệu quả 1.4.3 Kinh nghiệm sản xuất chè an toàn, hữu cơ tại Ấn Độ: Tại Ấn Độ hiện nay có khoảng 10 công ty sản xuất chè hữu cơ, trong đó có điển hình là công ty Bombay Burmah Công ty này sản xuất với diện tích 2.822 ha, hàng năm sản xuất khoảng 8.000 tấn chè thành phẩm đạt tiêu chuẩn chè hữu cơ Công ty đã nghiên cứu sản xuất chè hữu cơ tại... SẢN XUẤT CHÈ VÀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG VIETGAP ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHÈ TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY 2.1 Thực trạng chung về sản xuất chè ở Việt Nam 2.1.1 Diện tích và sản lượng sản xuất chè trên cả nước Theo số liệu đến năm 2010, cả nước ta có 129,4 nghìn ha chè, diện tích trồng mới 3,8 nghìn ha trên năm, diện tích chè kinh doanh là 110,7 nghìn ha Trong đó các vùng sản xuất chè chủ yếu trên cả nước là: vùng Đồng bằng... UTZ Certified Đây là tiêu chuẩn về sản xuất các sản phẩm nông sản tốt trên quy mô toàn cầu Sau khi được cấp chứng nhận này sản phẩm của hợp tác xã được đảm bảo về tiêu thụ đầu ra và giá cả tăng lên từ 20-25% so với các sản phẩm chè thông thường khác Mô hình này được Hiệp hội chè Việt Nam cùng các doanh nghiệp xuất khẩu kết hợp với tổ chức Solidaridad thực hiện Mô hình được tiến hành trên diện tích... chè là rất cần thiết để từng bước nâng giá trị chè Việt Nam trên cả thị trường trong nước và quốc tế Đồng thời nâng cao được đời sống của người trồng chè qua tác động gián tiếp của nó 1.4 Kinh nghiệm áp dụng các quy trình sản xuất an toàn và tương tự GAP đối với sản phẩm chè trên thế giới 1.4.1 Kinh nghiệm sản xuất chè an toàn tại Trung Quốc 1.4.1.1 Tình hình chung Trung Quốc là nước có diện tích chè. .. tự nguyện, cùng có lợi Các hộ sản xuất và các hợp tác xã đều sản xuất ra chè bán thành phẩm sau đó tiêu thụ trên thị trường Về việc tiêu thụ sản phẩm chè, sản phẩm chè an toàn của Nhật Bản chủ yếu tiêu thụ trong nước Những người sản xuất mang sản phẩm đến Hiệp hội nông nghiệp chè của vùng để bán thông qua các chợ theo hình thức đấu giá Bên cạnh các chợ có kho bảo quản chè làm dịch vụ bảo quản cho người... chỉ ở mức thấp nhưng chè Việt Nam vẫn lép vế so với nhiều nước Việt Nam xuất khẩu 1 kg chè chỉ thu được bình quân 1,6 USD, trong khi 1 kg chè của Srilanka xuất khẩu có mức giá 3,3 USD Cùng với đó là xu hướng tiêu dùng hiện nay, người mua sẵn sàng trả một số tiền cao hơn cho các thương hiệu chè có chất lượng cao thay vì chọn sản phẩm giá rẻ, vì họ ngày càng quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. .. VietGAP đối với sản phẩm chè ở nước ta: Thứ nhất, trên thị trường chè thế giới hiện nay nhu cầu về chè ngày càng tăng trong khi nguồn cung gần đây bị giảm do tình hình thời tiết hạn hán và lũ lụt xảy ra tại các thị trường chè truyền thống như Kenya, Ấn Độ, Trung Quốc Điển hình là tại Trung Quốc, hạn hán năm 2010 đã làm sản lượng chè xanh nước này giảm khoảng 70% Trong khi đó nhu cầu về lượng chè của thế... tăng là do giá chè tăng so với năm 2010 Tuy giá chè xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng hàng năm, xong nếu đem so sánh với giá chè thế giới thì còn cách một khoảng khá xa khi giá chè thế giới trung bình hiện tại là khoảng trên 2 USD Điều này đòi hỏi chúng ta phải tìm ra được nguyên nhân và đưa ra được giải pháp cho vấn đề này nhằm nâng cao giá trị ngành chè Việt Nam Hiện tại, chè Việt Nam chủ yếu... cây chè như một đồ uống mà dùng nó là một loại thuốc chữa bệnh Sau đó, đến đầu thế kỷ 19, cây chè được người châu Âu đem sang trồng ở một số như Ấn Độ, Pakixtan và một số nước nữa Đến nay, cây chè được trồng phổ biến hầu như ở khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Hiện nay, ở Việt Nam có trồng một số loại giống chè và cũng du nhập, tạo ra nhiều giống mới, tuy nhiên hiện có 4 loại giống chè sau: - Chè. .. loại sản phẩm chế biến từ cây chè Từ cây chè người ta có thể chế biến ra nhiều loại chè khác nhau dựa vào công nghệ và quy trình chế biến từ đơn giản đến phức tạp Hiện nay, có một số loại chè được dùng phổ biến trên thị trường: Chè tươi: được sử dụng phổ biến trong gia đình ở Việt Nam và Trung Quốc Cách chế biến đơn giản, chỉ cần hái lá chè tươi về làm sạch, chế với nước sôi ủ uống trong ngày Chè xanh: . của mình là Nghiên cứu tình hình áp dụng VietGAP đối với sản phẩm chè ở Việt Nam hiện nay. ” 2. Mục tiêu nghiên cứu: Thứ nhất, về lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hành sản xuất nông. xuất chè và tình hình áp dụng VietGAP đối với sản phẩm chè ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay. Phần 3: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh áp dụng VietGAP đối với sản phẩm chè trong thời gian tới. Mặc. tòan VietGAP. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên toàn bộ diện tích trồng chè của Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương