Các vùng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP của nước ta

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình đối với sản phẩm chè ở việt nam hiện nay (Trang 35)

Hầu hết các vùng sản xuất chè đều tiến hành áp dụng VietGAP hoặc theo hướng GAP đặc biệt là ở các tỉnh có diện tích chè lớn như Lâm Đồng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An…Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt, đến cuối năm 2011 tổng diện tích áp dụng VietGAP trên chè đạt khoảng 1nghìn ha. Đối với các tiêu chuẩn theo hướng GAP khác như GlobalGAP diện tích được chứng nhận đạt khoảng 500ha, tiêu chuẩn RFA diện tích được chứng nhận đạt gần 2 nghìn ha, tiêu chuẩn UTZ Certified diện tích được chứng nhận đạt 10,25 ha. Như vậy tính đến năm 2011 tổng diện tich chè cả nước sản xuất theo VietGAP và theo hướng GAP (GlobalGAP, RFA, UTZ Certified…) đạt khoảng hơn 3,5 nghìn ha. Trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh tăng diện tích áp dụng các tiêu chuẩn an toàn vào sản xuất chè để đạt mục tiêu ngành đề ra là đến năm 2015 tất cả 130 nghìn ha chè đều sản xuất theo VietGAP hoặc hướng GAP.

Cụ thể ở các tỉnh như sau:

Ở Thái Nguyên

Theo tổng kết từ hệ thống quản lý thông tin VietGAP, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên hiện tại có 33 mô hình sản xuất chè áp dụng VietGAP với tổng diện tích 280.7 ha. Các diện tích này đã được cấp giấy chứng nhận từ năm 2009 đến năm 2011 và đều đang còn hiệu lực. Đối với các huyện còn lại như Đại Từ, Phú Lương cũng đang tiến hành mở rộng diện tích sản xuất chè theo VietGAP. Chỉ riêng ở xã Khuôn Gà, huyện Đại từ diện tích được chứng nhận đến năm 2011 là 92 ha.

Ở Lâm Đồng, năm 2010, diện tích đã được công nhận sản xuất an toàn theo VietGAP là 207 ha trên tổng số 21 đơn vị, cơ sở sản xuất.

Các tỉnh có diện tích chè lớn như Phú Thọ và Nghệ An cũng đang tích cực triển khai áp dụng các tiêu chuẩn an toàn vào sản xuất chè. Ở Phú Thọ, có 1600 ha chè của công ty chè Phú Bền được cấp chứng nhận RFA. Ngoài ra còn nhiều diện tích khác áp dụng VietGAP nhưng đến nay vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể.

Như vậy trên cả nước diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và theo hướng GAP ngày càng được nhân rộng. Tuy nhiên so với tổng diện tích chè

hiện nay thì số lượng này còn quá ít, mới chỉ chiếm chưa đến 10% trong tổng số 130 nghìn ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình đối với sản phẩm chè ở việt nam hiện nay (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w