Kinh nghiệm sản xuất chè an toàn tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình đối với sản phẩm chè ở việt nam hiện nay (Trang 25)

1.4.1.1 Tình hình chung

Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới. Cho đến năm 2000, Trung Quốc có tổng diện tích trồng chè là 1.106.933 ha, tổng sản lượng là 683.324 tấn, trong đó bao gồm 498 nghìn tấn chè xanh, 68.6 nghìn tấn chè Ô long, 47.3 nghìn tấn chè đen, 22.5 nghìn tấn chè bánh và 47,8 nghìn tấn các loại chè khác. Trung Quốc đã phải trả giá đắt cho sản xuất sản phẩm chè không an toàn trong những năm 90 do sử dụng lượng thuốc trừ sâu, phân hóa học quá lớn và không quan tâm đến ngăn ngừa ô nhiễm của vùng sản xuất. Các năm trở lại đây, Trung Quốc đang chuyển mạnh sang sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ. Diện tích trồng chè hữu cơ của Trung Quốc đến sau năm 2000 đạt 6.700 ha, chủ yếu ở các tỉnh Triết Giang, Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc... Tổng sản lượng chè hữu cơ đạt khoảng 4000 tấn, tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 150 triệu tệ. Trong đó, xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu chiếm từ 3000-3500 tấn, tiêu thụ trong nội địa khoảng 500 tấn.

Để khuyến khích sản xuất, xuất khẩu chè, Trung Quốc đã ban hành pháp lệnh về tiêu chuẩn chè đảm bảo VSATTP và có các chính sách hỗ trợ như cho vay vốn, bù giá trong những năm đầu, giảm thuế... Hướng ưu tiên lớn của sản xuất chè Trung Quốc trong hiện tại và tương lai là đảm bảo VSATTP.

Viện nghiên cứu Chè Hàng Châu-Trung Quốc đã xây dựng vùng sản xuất chè an toàn, bền vững bao gồm các bước sau:

- Chọn vùng quy hoạch

- Xây dựng vùng sinh thái (Trồng rừng, xây dựng đồng ruộng, chăn nuôi..) - Kỹ thuật quản lý vùng chè, bao gồm: xây dựng tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn IFOAM; làm giàu độ phì đất chè; phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại cho chè

- Quản lý chất lượng trong vùng chè, bao gồm: Ban hành “Bộ tiêu chuẩn vệ sinh chất lượng chè và kiểm định”; các điều kiện đảm bảo thực hiện được bộ tiêu chuẩn.

Các tiêu chuẩn về VSATTP rất được Trung Quốc coi trọng trong xây dựng các vùng chè an toàn, hữu cơ. Bắt đầu từ nước, không khí, hàm lượng kim loại nặng trong đất, trong chè và dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm chè. Nhiều xí nghiệp và sản phẩm chè đã áp dụng chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn). Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng trong canh tác chè nhằm gia tăng sức cạnh tranh của chè trong tiêu thụ nôi địa và xuất khẩu.

1.4.1.2 Kinh nghiệm sản xuất chè an toàn tại tỉnh Triết Giang

Triết Giang là tỉnh có diện tích và sản lượng chè lớn tại Trung Quốc, từ những năm 90 việc sản xuất chè an toàn và chè hữu cơ đã được thực hiện ở đây, tuy nhiên đến những năm 1998 trở lại đây việc sản xuất chè an toàn mới được coi trọng. Tỉnh Triết Giang đã thực hiện các bước trong sản xuất và chế biến chè an toàn một cách rất bài bản, đúng cách, lộ trình phù hợp với sự phát triển chung của cả Tỉnh. Trước hết, tỉnh thực hiện việc thống nhất trong tư tưởng nhận thức về sản xuất chè an toàn cho các ngành và người dân bằng việc mở các cuộc hội thảo, tọa đàm về chè và chất lượng chè. Tỉnh đã có những văn bản cấm sử dụng các loại thuốc trừ sâu có dư lượng cao. Tiếp đó là xây dựng lộ trình phát triển chè với khẩu hiệu “Ra sức phát triển sản xuất chè an toàn trong phạm vi toàn Tỉnh, phát triển có điều kiện chè hữu cơ”, cùng với đó là có nhiều hình thức tuyên truyền hiệu quả khác nhau về chương trình phát triển chè này. Đồng thời tận dụng đề xuất tích cực môi giới, xúc tiến việc kịp thời nhận thức về chất lượng vệ sinh chè cho người dân trong tỉnh nhằm đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển chè an toàn và hữu cơ của Tỉnh.

đã tích cực hợp tác, cùng với việc tổ chức lực lượng để chế định và ban hành tiêu chuẩn chè an toàn và chè hữu cơ cấp Tỉnh, đồng thời tuyên truyền và quán triệt các tiêu chuẩn đó, xúc tiến các địa phương trong tỉnh bắt đầu triển khai nhiều điểm sản xuất chè theo hướng sản phẩm an toàn và hữu cơ. Một số huyện đã biết kết hợp xây dựng các quy trình tương ứng phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa phương (huyện Toại Xương đã thông qua quy trình thao tác xây dựng vườn chè trình diễn sản xuất an toàn của toàn huyện và thúc đẩy việc xây dựng các công trình chè an toàn)

Đồng thời với các bước tuyên truyền phổ biến về xây dựng các điểm sản xuất chè an toàn trên, tỉnh Triết Giang đã tích cực mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật về sản xuất chè an toàn. Các lớp tập huấn kỹ thuật về chè an toàn này được mở cho hàng ngàn hộ nông dân trong một năm (Ví dụ: trong năm 2000, huyện Vũ Nghĩa đã tổ chức được 19 lớp với hơn 1.200 lượt người tham gia, in ấn và phát hành hơn 2.000 tài liệu kỹ thuật). Các chương trình tập huấn này được sự quan tâm rất lớn, không chỉ hướng dẫn về thu hoạch chè an toàn do Bộ Nông nghiệp tổ chức và còn tham gia trao đổi thông tin, tập huấn, thực tập về chè an toàn do ngành chè mở.

Bước tiếp theo đó là xây dựng các mô hình trình diễn về sản xuất chè an toàn cấp tỉnh ở các huyện Tân Xương, Khai Hóa và An Các (2 huyện Khai Hóa và An Các được coi là các huyện mẫu mực về kỷ luật sản xuất chè toàn quốc). Đồng thời tỉnh Triết Giang cũng cho phát triển một loạt các xí nghiệp sản xuất chè an toàn, đến năm 2001 toàn tỉnh có 50 xí nghiệp sản xuất sản phẩm chè an toàn với tổng diện tích khoảng 100 ha. Cơ quan cấp chứng chỉ sản xuất chè an toàn của tỉnh đã cấp chứng giấy chứng nhận cho 46 cơ sở và có 4 cơ sở được cơ quan có thẩm quyển về chè hữu cơ quốc gia cấp giấy chứng nhận.

Các cấp quản lý từ tỉnh, huyện, thị xã đã có nhiều chính sách hỗ trợ tương ứng để khuyến khích phát triển nhanh chóng chè an toàn, hữu cơ trên toàn tỉnh. Trọng điểm của tỉnh là hỗ trợ về ô mẫu và các cơ sở trình diễn chè an toàn cấp Tỉnh; các huyện, thị xã có trọng điểm hỗ trợ về vốn, thuế, thị trường,... cho các xí nghiệp sản xuất chè an toàn. Một ví dụ điển hình là tại huyện Vũ Nghĩa, Thừa Châu, chính quyền không những đã đưa việc sản xuất chè an toàn thành trọng điểm của cả nước mà còn đưa ra mức hỗ trợ cụ thể 100 – 200 tệ/mẫu (1 mẫu tương đương 667m2) cho các vườn chè an toàn.

Cùng với việc nâng cao ý thức chung về chất lượng sản phẩm chè an toàn,

từ các tuyến huyện, thị xã. Tỉnh đã đưa chương trình chủ động kiểm tra các mẫu hàng và mẫu của các hộ tham gia sản xuất chè để nắm bắt được tình hình diễn biến dư lượng các chất có trong chè. Qua đó nhận thấy chè Triết Giang đã có nhiều chuyển biến, làm cơ sở vững chắc cho uy tín chè Triết Giang trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Hoạt động cuối cùng nhằm hỗ trợ cho sản xuất chè an toàn đó là tuyên truyền, xúc tiến thương mại, tạo dựng thương hiệu. Một loạt các nhãn hàng chè an toàn nổi tiếng đã ra đời như An Các Bạch Trà, Thiên Đảo Ngọc Diệp, Chư Hí Lục Kiếm.... cùng với đó là các danh hiệu cho các địa phương có thành tích nổi trội về sản xuất chè an toàn hữu cơ của tỉnh như: “Quê hương của chè an toàn Trung Quốc”, “Quê hương của chè hữu cơ Trung Quốc” và “Danh trà Quốc tế năm 2001” cho thị xã Chư Hí và huyện Vũ Nghĩa. Việc xây dựng được các thương hiệu cho các sản phẩm chè này đã làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển của chè an toàn và hữu cơ của tỉnh Triết Giang.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình đối với sản phẩm chè ở việt nam hiện nay (Trang 25)