Tình hình tổ chức sản xuất tại các vùng chè áp dụng VietGAP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình đối với sản phẩm chè ở việt nam hiện nay (Trang 36)

2.2.2.1 Công tác chỉ đạo sản xuất

Công tác chỉ đạo sản xuất chè theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP đã được chú ý thực hiện từ các cấp cơ quan bộ ngành. Cụ thể là Cục Trồng trọt đã thành lập các đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện triển khai các văn bản quản lý Nhà nước về VSATTP trên cây chè ở một số tỉnh sản xuất chè và lấy mẫu ở các tổ chức, các nhân sản xuất chè có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm để phân tích hàm lượng các chất tồn dư, trên cơ sở đó đánh giá mức độ an toàn trên chè. Nhằm đẩy mành phát triển chè theo hướng an toàn, bền vững, Cục Trồng trọt đã phối hợp với 2 tổ chức quốc tế và Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh trồng chè tổ chức 2 hội thảo vể phát triển chè an toàn, bền vững, tham gia chương trình đối tác công tư trong sản xuất chè, từng bước kêu gọi, khuyến khích các tổ chức quốc tế hỗ trợ và tham gia chứng nhận sản xuất chè an toàn tại Việt Nam.

Ngoài ra Cục cũng đã chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các quyết định và thông tư hướng dẫn về thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè an toàn.

Cục Trồng trọt chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý chất lượng giống chè và tiếp tục chương trình trồng mới và trồng thay thế giống cũ bằng giống chè mới, năng xuất, chất lượng cao có thị trường tiêu thụ.

Cục Trồng trọt chỉ đạo thực hiện tốt quy trình sản xuất chè an toàn theo Quyết định số 99/2009/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Quản lý và sử dụng thuốc BVTV đúng theo quy trình; tăng cường sử dụng các loại thuốc thảo mộc trong phòng trừ sâu bệnh hại chè; xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm quy định về sử dụng thuốc BVTV trên chè.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, địa phương cùng với các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực triển khai công tác chỉ đạo sản xuất đối với các vùng sản xuất chè an toàn theo VietGAP ở địa phương mình.

2.2.2.2 Kiểm soát quy trình sản xuất và cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP

Việc kiểm soát quy trình sản xuất chè VietGAP được tiến hành bởi 2 đơn vị khác nhau đó là đơn vị sản xuất chè VietGAP và cơ quan chức năng có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, đánh giá.

Hiện nay các mô hình sản xuất tương đối nhỏ lẻ, việc tự kiểm soát bởi các đơn vị là rất khó khăn, do quy mô nhỏ, kiến thức giới hạn, điều này chỉ được tiến hành bởi các hợp tác xã chè hoặc các công ty chè có diện tích áp dụng lớn. Đối với các hộ sản xuất nhỏ thì việc kiểm soát này được thực hiện bởi các cán bộ kỹ thuật đại diện cho các hộ này. Đối với các HTX và các công ty sản xuất kinh doanh chè thì có bộ phận kỹ thuật phụ trách khâu giám sát, kiểm tra quy trình thực hiện của HTX, công ty của mình. Điều này đảm bảo cho việc sản xuất chè VietGAP thực hiện đúng với quy trình đã đề ra.

Hoạt động kiểm soát chính thuộc về các cơ quan và các tổ chức kỹ thuật được giao nhiệm vụ. Đến nay đã xây dựng được hệ thống lấy mẫu kiểm nghiệm, chứng nhận sản phẩm chè an toàn. Cụ thể: đối với việc lấy mẫu, đã chỉ định được 369 người lấy mẫu đất, nước, chè và các sản phẩm rau quả khác để phục vụ công tác kiểm soát quy trình cũng như chứng nhận VietGAP. Việc kiểm tra giám sát cũng được thực hiện trong một số khâu sau: khi các đơn vị sản xuất chè lần đầu đăng ký và kiểm tra chứng nhận VietGAP hoặc kiểm tra lại khi kiểm tra lần đầu nhưng chưa đủ điều kiện chứng nhận VietGAP. Đối với các đơn vị sản xuất đã được cấp chứng nhận, việc kiểm tra giám sát đã được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất với các đơn vị này nhằm đảm bảo không có hiện tượng chủ quan, lơ là trong tuân thủ nghiêm ngăt quy trình sau khi được cấp chứng nhận. Trên thực tế việc giám sát cho thấy đối với các đơn vị, hộ sản xuất đã có giấy chứng nhận thì không hề có sai phạm nào trong quá trình áp dụng sau đó cũng như chưa thấy xuất hiện các yếu tố khiếu nại nào về sản phẩm.

Để có thể tiến hành quản lý dễ dàng hơn, hiện nay đã triển khai xây dựng và ứng dụng phần mềm VietGAP vào công tác quản lý, ghi chép nhật ký sản xuất chè. Đồng thời đã có hướng dẫn sử dụng của hệ thống. Hệ thống này có các chức năng sau đây: đối với người tiêu dùng có thể sử dụng chức năng kiểm tra trạng thái, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm; đối với người sản xuất có thể dùng để cập nhật và

theo dõi các thông tin nhật ký theo quy trình sản xuất; đối với các tổ chức chứng nhận có thể dùng để cập nhật danh sách các giấy chứng nhận VietGAP do tổ chức chứng nhận cấp, theo dõi các thông tin sản xuất, cập nhật kết quả kiểm tra đánh giá cơ sở sản xuất, cập nhật các phiếu phân tích và còn nhiều chức năng với các đối tượng khác như cơ quan quản lý…Nhưng đến nay việc sử dụng phần mềm vào trong ghi chép, quản lý giám sát còn hạn chế, một phần do trình độ của người dân còn thấp mà đặc biệt trình độ của các cán bộ cũng không cao.

Việc sử dụng phần mềm hệ thống này mới chỉ được triển khai ở Thái Nguyên (có thể tham khảo Website: http://project.ise.vn/)

Hiện nay có trên toàn quốc có 17 tổ chức chứng nhận cùng với 10 tổ chức do các tỉnh chỉ định cấp giấy chứng nhận các tiêu chuẩn VietGAP cho các sản phẩm nông nghiệp trong đó có chè. Dưới đây là một số tổ chức được chỉ định: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp bền vững - Hội BVTV VN, Viện nghiên cứu rau quả,Công ty Tư vấn đầu tư phát triển bảo vệ thực vật - Viện BVTV, Công ty CP ENASA Việt Nam, Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia, Trung tâm Tư vấn và Phát triển nông nghiệp bền vững - Hội BVTV VN, Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3), Trung tâm Chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 2, Trung tâm Chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 3, Trung tâm Chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 6, Trung tâm Chất lượng Nông Lâm Thủy sản vùng 1…Tỉnh Thái Nguyên được chỉ đinh Trung tâm kiểm định chất lượng giống và vật tư hàng hóa nông nghiệp Thái Nguyên là cơ quan chứng nhận của tỉnh.

Số mô hình và diện tích chè được cấp giấy chứng nhận trong một số năm gần đây như sau:

Bảng 2.5: Số mô hình và diện tích chè được cấp chứng nhận VietGAP năm 2010 và 2011

Số mô hình Diện tích (ha)

Năm 2010 24 74.4

Năm 2011 9 706.8

(Nguồn số liệu: Cục Trồng trọt)

Qua số liệu bảng trên cho thấy năm 2010 diện tích chè được công nhận VietGAP mới ở mức 74.4 ha sang năm 2011 diện tích này đã tăng lên 706.8 ha. Các diện tích được công nhận chủ yếu là ở Thái Nguyên, Lâm Đồng, Lào Cai…Tuy nhiên với diện tích được cấp chứng nhận trên so với các tiêu chuẩn khác như RFA hoặc UTZ Certified thì vẫn nhỏ hơn rất nhiều.

2.2.2.3 Quy hoạch các vùng sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng

Công tác quy hoạch vùng chè sản xuất theo VietGAP đã được thực hiện tuy nhiên đến nay vẫn còn chậm và thiếu đồng bộ. Điều này thể hiện ở diện tích trồng chè theo VietGAP, đến nay mới có khoảng 1 nghìn ha đã được chứng nhận VietGAP, một diện tích khác đang áp dụng và chưa được chứng nhận. Tổng diện tích của chúng cũng chỉ chiếm chưa đến 10% tổng diện tích chè cả nước. Hiện nay quy hoạch mới chủ yếu ở các vùng sản xuất chè chính, các tỉnh có diện tích sản xuất chè lớn của cả nước như Thái Nguyên, Lâm Đồng, Nghệ An, Phú Thọ, Lào Cai…

Bên cạnh đó một số tỉnh đã chủ động quy hoạch diện tích sản xuất chè VietGAP cho tỉnh mình. Ở Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có quy hoạch tổng thể cho phát triển chè an toàn của tỉnh trong đó bao gồm quy hoạch sản xuất chè an toàn, quy hoạch hệ thống dịch vụ cho sản xuất chè an toàn, quy hoạch cơ sở hạ tầng vùng chè an toàn, quy hoạch hệ thống thu mua chè, xây dựng hệ thống kiểm tra chè an toàn. Cụ thể đối với quy hoạch chè an toàn: đến năm 2015 toàn bộ diện tích trồng chè đều sản xuất an toàn áp dụng VietGAP hoặc theo hướng GAP, đến năm 2020 diện tích chè đạt 18 nghìn ha, đạt sản lượng chè an toàn trên 252 nghìn tấn. Bên cạnh đó các quy hoạch khác cũng rất cụ thể.

Các địa phương khác cũng cần có các quy hoạch tương tự để có thể phát triển chè theo VietGAP một cách đồng bộ và chủ động hơn.

Khó khăn chung trong quy hoạch vùng chè VietGAP hiện nay là về kinh phí kiểm nghiệm mẫu đất, nước. Điều này đặt ra đỏi hỏi chung nhà nước và các tỉnh thành phố cần thực hiện hỗ trợ nhiều hơn nữa cho công tác kiểm nghiệm mẫu đất nước để tiến hành quy hoạch.

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển chè an toàn hiện tại trên cả nước cũng còn rất hạn chế. Các vùng sản xuất chè chủ yếu ở các vùng đồi núi cao mà điều kiện giao thông, điện nước ở những khu vực này cũng đặc biệt khó khăn. Các dự án về cải thiện đường giao thông đã được thực hiện ở nhiều tỉnh địa phương nhưng không hiệu quả. Đến nay điều kiện giao thông đến các vùng này vẫn chưa được cải thiện nhiều. Cũng giống như công tác quy hoạch vùng sản xuất, điều thiếu nhất hiện nay là vốn để đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước mới chỉ hỗ trợ không quá 50% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống giao thông, thủy lợi, trạm bơm, điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung.

Việc thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng chè hiện tại chủ yếu được thực hiện bởi địa phương và các công ty ở các hạng mục nhỏ như hệ thống thủy lợi, hệ thống giao thông nội đồng, điện…

Nghiên cứu tình hình này ở Thái Nguyên cho thấy tuy đã tập trung quy hoạch và đầu tư cho phát triển hệ thống thủy lợi nhưng diện tích được cây trồng nói chung và cây chè nói riêng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Trong khi diện tích chè trên toàn tỉnh hiện nay là hơn 17 nghìn ha thì tổng diện tích cây trồng nói chung được cung cấp nước tưới từ hệ thống thủy lợi mới là khoảng 22 nghìn ha. Các hệ thống tưới tiêu này chủ yếu xuất phát từ lưu vực sông Cầu, sông Công và sông Rông.

Về hệ thống giao thông nội đồng, ở Thái Nguyên đến nay mới có 25% số xã đạt chuẩn về giao thông nghĩa là các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và cứng hóa giao thông nội đồng. Điều này vừa gây khó khăn cho phát triển kinh tế chung của vùng vừa gây khó khăn cho việc sản xuất chè VietGAP. Về các trục giao thông chính của tỉnh đến nay đã tương đối hoàn chỉnh để phục vụ phát triển kinh tế. Đường giao thông nối với các tỉnh lân cận và đặc biệt là đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên đảm bảo việc đi lại, vận chuyển lưu thông hàng hóa… Các tuyến đường liên tỉnh của cũng được chú trọng đầu tư như tỉnh lộ nối các huyện Đại Từ -

Đinh Hóa, thành phố Thái Nguyên – Đại Từ, Đại Từ - Phổ Yên…Nhất là các huyện này chính là các huyện trồng chè chủ yếu của Thái nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về hệ thống cung cấp điện, hiện nay trên toàn tỉnh 100% số hộ đã có điện sử dụng, tuy nhiên việc sử dụng điện vào trong sản xuất còn hạn chế. Cần đẩy nhanh việc sử dụng điện trong cơ giới hóa nông nghiệp, trong bơm nước tưới tiêu cho chè, trong bảo quản và chế biến chè.

Qua nghiên cứu một địa phương là Thái Nguyên và tình hình chung cả nước cho thấy vấn đề quy hoạch vùng chè và đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển chè theo tiêu chuẩn VietGAP tuy đã được tiến hành nhưng chưa mang lại nhiều lợi ích trên tổng thể chung cả nước. Từ đây đặt ra vấn đề cần tăng cường hơn nữa đầu tư cho các hoạt động này.

2.2.2.4 Tập huấn kỹ thuật cho người sản xuất

Công tác tập huấn cho người sản xuất được thực hiện từ cơ quan trung ương xuống địa phương. Trước hết Cục Trồng trọt phối hợp với Sở NN&PTNT các tỉnh thành phố tổ chức các lớp tập huấn VietGAP cho các cán bộ chủ chốt ở các tỉnh. Trong năm 2010, đã tổ chức 3 lớp tập huấn VietGAP cho 255 cán bộ thuộc các đơn vị này và các tổ chức chứng nhận VietGAP trên toàn quốc. Các công tác tập huấn này chủ yếu được thực hiện bởi cán bộ của các tổ chức khuyến nông các cấp. Các cán bộ của các trung tâm khuyên nông tỉnh được đào tạo sau đó sẽ tổ chức các buổi đào tạo ở tỉnh mình cho các cán bộ khuyến nông ở tuyến dưới là huyện, xã và cuối cùng là các hộ nông dân, đơn vị sản xuất chè VietGAP.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất chế biến chè VietGAP các tỉnh cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho người sản xuất và cán bộ quản lý. Dưới đây là tình hình tập huấn kỹ thuật tại một số tỉnh.

Ở Thái Nguyên, trong năm 2011, trung tâm khuyến nông tỉnh đã tổ chức diễn đang Khuyến nông nông nghiệp chuyên đề “Sản xuất chè theo hướng VietGAP”. Diễn đàn có sự tham gia của trên 250 đai biểu và bà con nông dân trồng chè của 8 tỉnh miền núi phía Bắc (Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Lào Cai Yên Bái, Phú Thọ). Những người tham gia diễn đàn như các nhà

quản lý, các nhà khoa học, các nhà sản xuất và người nông dân đã trao đổi, học hỏi kinh nghiệm sản xuất chè an toàn theo hướng VietGAP trong diễn đàn này.

Trong thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức trên 300 khóa đạo tạo về IPM cho hàng nghìn hộ nông dân. Đồng thời với đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức 300 lơp tập huấn về quy trình sản xuất chè an toàn. Trong khóa tập huấn, người trồng chè được cung cấp kiến thức và kỹ năng sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Sau lớp tập huấn các học viên có trách nhiệm hướng dẫn cho các hộ khác cùng làm theo.

Ở tỉnh Sơn La, trong năm 2011 Trung tâm khuyến nông kết hợp với Ban quản lý dự án nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí học Sơn La đã tổ chức 10 lớp tập huân quy trình sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP trên chè búp tươi cho 401 hộ nông dân nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời trang bị kiến thức về trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến chè an toàn cho các nông dân và các cơ sở chế biến chè theo quy trình sản xuất VietGAP.

Công tác khuyến nông và tập huấn kỹ thuật về sản xuất chè theo VietGAP được tổ chức ở hầu hết các tỉnh có diện tích sản xuất chè. Trong thực tế thực hiện đã có tác động tích cực đến sản xuất chè, tuy nhiên còn không ít tồn tại hiện nay: trình độ cán bộ kỹ thuật khuyến nông còn thấp, chỉ có các cán bộ khuyến nông cấp tỉnh mới có trình độ đại học trở lên còn lại các cán bộ khuyến nông cấp cơ sở ở xã, thôn chủ yếu là qua các lớp đào tạo ngắn hạn về phương pháp và nghiệp vụ khuyến nông. Cùng với đó là trình độ nhận thức của người dân còn có hạn nên trong công

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình đối với sản phẩm chè ở việt nam hiện nay (Trang 36)