Hiệu quả kinh tế của sản xuất chè tại các vùng đã áp dụng tiêu chuẩn VietGAP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình đối với sản phẩm chè ở việt nam hiện nay (Trang 47)

nằm trong danh mục cho phép của nhà nước. Cùng với đó là việc cách ly vùng đã phun thuốc đúng thời hạn nhằm đảm bảo thuốc đã phân giải hết mới hái chè. Các dụng cụ sử dụng để chứa hoặc phun thuốc BVTV sau khi sử dụng xong được vệ sinh sạch sẽ nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh cũng như ảnh hưởng đến người sử dụng thuốc.

Về tình hình ghi chép, lưu trữ hồ sơ về thuốc BVTV, người nông dân và các đơn vị sản xuất đã tiến hành ghi chép đầy đủ các loại thuốc sử dụng cũng như thông tin về liều lượng thuốc, quá trình sử dụng, cách ly các đồi chè phun thuốc.

2.2.4 Hiệu quả kinh tế của sản xuất chè tại các vùng đã áp dụng tiêu chuẩn VietGAP VietGAP

Nhờ áp dụng VietGAP mà sản xuất chè đã đạt được một số hiệu quả nhất định. Năng suất chè búp tươi tại các vùng trồng chè tăng lên đáng kể so với các vùng không áp dụng và so với trước khi áp dụng. Tăng năng suất chè cũng làm tăng sản lượng chè cũng như giá bán chè từ đó làm tăng thu nhập của người dân. Cùng với những lợi ích trên thì việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất chè đã làm giảm chi phí sản xuất so với trước kia.

Xem xét hiệu quả sản xuất chè VietGAP ở Thái Nguyên và Lâm Đồng để thấy rõ điều này.

Bảng 2.6: Năng suất chè của các đơn vị sản xuất trước và sau khi thực hiện VietGAP ở Thái Nguyên và Lâm Đồng

Đơn vị: tạ/ha

Thái Nguyên Lâm Đồng

Trước khi áp dụng VietGAP 90 85 Sau khi áp dụng VietGAP 107 97 (Nguồn số liệu: Cục Trồng trọt)

Bảng trên cho thấy năng suất chè búp trước khi áp dụng VietGAP cũng đạt khá, một số đơn vị ở Thái Nguyên đạt 90 tạ/ha nhưng sau khi áp dụng quy trình VietGAP năng suất này đã tăng lên đáng kể đạt 107 tạ/ha. Còn ở tại Lâm Đồng, trước khi áp dụng năng suất đạt khoảng 85 tạ/ha thì sau khi áp dụng năng suất cũng tăng lên 97 tạ/ha.

Sự gia tăng trong năng suất đồng thời làm sản lượng của các vùng chè này tăng nhanh. Tiếp đó giá chè cũng được nâng cao theo chất lường. Trước khi áp dụng VietGAP vào sản xuất, giá chè của các cơ sở này chỉ đạt mức trung bình từ 130-170 nghìn đồng/kg tuy nhiện sau khi áp dụng quy trình này, do chất lượng chè tăng lên đáp ứng các thị trường khó tính, giá chè cũng cao hơn, có thời điểm thuận lợi người nông dân bán chè với mức 400 nghìn đồng/kg.

Thu nhập của người dân trồng chè được cải thiện, không những thế còn làm giàu nhờ sản xuất theo quy trình này. Cụ thể là trước khi áp dụng thu nhập trung bình là dưới 10 triệu đồng/người/năm, nhưng sau khi áp dụng đã tăng lên trên 18 triệu đồng/người/năm, cá biệt có những hộ còn trên 25 triệu đồng/người/năm.

Ngoài các hiệu quả kể trên, việc áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất chè còn làm giảm chi phí sản xuất cho người nông dân bằng việc giảm lượng phân bón cũng như thuốc BVTV cho chè. Từ đó làm giảm giá thành trong khi giá bán lại cao, làm tăng lợi nhuận cho người sản xuất.

Qua hiệu quả trên cho thấy việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào ngành chè có triển vọng cao trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình đối với sản phẩm chè ở việt nam hiện nay (Trang 47)