Khuyến khích các tổ chức, nông dân tham gia sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình đối với sản phẩm chè ở việt nam hiện nay (Trang 51)

mục tiêu xuất khẩu chè là đạt 135 nghìn tấn, đến năm 2015 mục tiêu là đạt kim ngạch xuất khẩu 200 nghìn tấn và với mức giá ngang bằng với giá chè chung trên thị trường thế giới.

3.1.2 Đối với sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP

Hiện tại, diện tích chè áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP mới chỉ dừng lại ở mức dưới 10% diện tích trồng chè cả nước, do vậy trong những năm tới cần đẩy mạnh áp dụng tiêu chuẩn này trên diện rộng. Đối với các diện tích đã áp dụng cần phải giữ vững và nâng cao hiệu quả hơn nữa bằng các biện pháp quản lý, giám sát thực hiện, các công tác khuyên nông, hướng dẫn kỹ thuật…

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng VietGAP trong sản xuất chè sản xuất chè

Dựa trên những tồn tại và nguyên nhân làm cho việc thực hiện áp dụng VietGAP trên chè không mang lại hiệu quả cao và các định hướng sản xuất chè trong những năm tới có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất chè theo tiêu chuẩn này.

3.2.1 Khuyến khích các tổ chức, nông dân tham gia sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP VietGAP

Xây dựng các điển hình thành công nhờ áp dụng VietGAP ở các vùng sản xuất chè khác nhau nhằm tạo ảnh hưởng lan rộng tới các hộ, đơn vị trồng chè tại các vùng đó. Do đặc điểm tâm lý của người nông dân là e ngại, sợ rủi ro, nên ngay ban đầu họ sẽ không bỏ cách sản xuất cũ mặc dù hiệu quả không cao để làm theo cách mới vì họ không chắc liệu có đem lại kết quả cao hơn hay không trong khi phí không phải là nhỏ. Việc xây dựng thành công các điển hình sẽ là bằng chứng xác thực nhất chỉ cho người sản xuất chè thấy được những lợi ích mà họ nhận được khi tiến hành sản xuất theo phương pháp này. Các cơ quan chức năng và chuyên môn chịu trách nhiệm thực hiện xây dựng các mô hình này. Việc thực hiện phải được tiến hành một cách bài bản, từ khâu quy hoạch, chuẩn bị, vận động, khuyến khích và sau đó là quá trình triển khai thực hiện. Đặc biệt trong quá trình thực hiện cần

chú ý các vấn đề về việc lựa chọn các đơn vị sản xuất để làm điển hình, công tác giám sát quá trình thực hiện và khâu đảm bảo đầu ra cho sản phẩm chè sản xuất ra.

Vận động khuyến khích các hộ tiên phong tham gia chương trình này bằng các biện pháp như khuyến nông, chọn những hộ nông dân, những đơn vị sản xuất chè có tư tưởng, quan điểm tiến bộ trong đổi mới sản xuất, hoặc những hộ sản xuất nghèo, kém hiệu quả muốn vươn lên làm giàu. Lý do vì sao chọn những hộ này? Thứ nhất, nhóm hộ, đơn vị thường xuyên đổi mới kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất sẽ luôn có xu hướng tìm tòi các công nghệ, kỹ thuật mới để ngày càng có năng xuất cao hơn đồng thời theo kịp với xu hướng thị trường chung. Trong khi nhóm thứ 2 do thu nhập của họ từ sản xuất chè quá thấp nên hơn ai hết họ là những người muốn gia tăng nguồn thu nhập để đảm bảo và nâng cao cuộc sống của mình.

Các cơ quan thực hiện kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt việc tuân thủ quy trình sản xuất của các hộ nông dân. Do người dân còn chưa quen với việc ghi chép cũng như thói quen làm chè đã có từ lâu đời cũng là một rào cản đối với quy trình sản xuất chè theo VietGAP khi đi vào thực tiễn. các cán bộ phụ trách kỹ thuật, khuyến nông phải hướng dẫn người sản xuất từng bước, kịp thời điều chỉnh trong quá trình sản xuất.

Sau khi xây dựng các điển hình thành công cần công bố kết quả, hiệu quả sản xuất rộng rãi bằng các hình thức như các buổi giới thiệu, các buổi tuyên dương điển hình làm kinh tế giỏi kết hợp lồng ghép nói về quy trình VietGAP cho sản xuất chè này.

Việc tạo dựng được các mô hình thành công này có ý rất quan trọng với nhân rộng áp dụng tiêu chuẩn VietGAP ra các địa bàn xung quanh và của ngành chè trên cả nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình đối với sản phẩm chè ở việt nam hiện nay (Trang 51)