Tuyên truyền đến người tiêu dùng về sản phẩm chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình đối với sản phẩm chè ở việt nam hiện nay (Trang 57)

được cấp giấy chứng nhận, đồng thời kết hợp với chế biến tạo ra sản phẩm chè cần chủ động đăng ký nhãn hiệu. Do các cơ sở sản xuất thường nhỏ nên việc đăng ký sở hữu nhãn hiệu nên theo vùng bằng việc kết hợp các đơn vị sản xuất nhỏ này thành đội nhóm sản xuất hoặc hợp tác xã… Kết hợp xây dựng thương hiệu với xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với các vùng chè nổi tiếng.

Việc xây dựng thương hiệu cho nông sản nói chung và chè an toàn nói riêng đỏi hỏi mất rất nhiều công sức và nguồn tài chính do vậy Nhà nước và các tổ chức tài chính cần hỗ trợ về nguồn vốn để thực hiện các hoạt động này.

3.2.6 Các đơn vị sản xuất chủ động tham gia thị trường

Hiện tại các cơ sở sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đều chủ yếu tiêu thụ sản phẩm chè thông qua các công ty chế biến và kinh doanh chè nên sản phẩm chủ yếu là sản phẩm mới qua sơ chế, giá cả không cao. Đối với các cơ sở sản xuất kiểu này cần có các lớp tập huấn, đào tạo cho lãnh đạo những người tham gia trực tiếp quản lý sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường cho các cơ sở sản xuất chè về các hoạt động nhằm chủ động hơn trong việc đưa sản phẩm của mình tới người tiêu dùng mà không thông qua kênh trung gian nào. Đồng thời cũng đào tạo cho họ các kiến thức cơ bản về quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm của cơ sở, doanh nghiệp mình. Cùng với đó là xu hướng về đóng gói bao bì đối với nông sản nhằm nâng cao giá trị của chè an toàn VietGAP.

Việc trang bị các kiến thức về thị trường trên sẽ giúp cho các cơ sở sản xuất chè an toàn VietGAP chủ động hơn trong tham gia vào thị trường chè trong nước cũng như quốc tế.

3.2.7 Tuyên truyền đến người tiêu dùng về sản phẩm chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP VietGAP

Người tiêu dùng nội địa vẫn còn rất thiếu kiến thức về việc tiêu dùng nông sản an toàn trong đó có sản phẩm chè. Một bộ phận người dân đã nhận thức được mức độ quan trọng của sử dụng nông sản an toàn với sức khỏe của họ, tuy nhiên họ vẫn chưa có nhiều thông tin để phân biệt cũng như lựa chọn vì trên thị trường có quá nhiều chủng loại. Trong khi đó bộ phận đa số còn lại do điều kiện thu nhập còn thấp nên không quan tâm nhiều đến vấn đề này. Điều này đặt ra yêu cầu là cần đẩy

mạnh tuyên truyền đến người tiêu dùng vai trò của việc tiêu dùng nông sản an toàn trong đó có chè sản xuất theo VietGAP.

Hình thành các kênh tiêu thụ nông sản an toàn qua các chuỗi siêu thị, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Tuyên truyền cho người dân thông qua các chiến dịch hàng năm, quý về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình đối với sản phẩm chè ở việt nam hiện nay (Trang 57)