Những tồn tại và nguyên nhân trong thực hiện sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ở nước ta.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình đối với sản phẩm chè ở việt nam hiện nay (Trang 48)

chuẩn VietGAP ở nước ta.

Tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, trình độ sản xuất thấp còn khá phổ biến; nhận thức và ý thức trách nhiệm của số đông người sản xuất về VietGAP còn chưa cao.

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 107/2008/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn, tuy nhiên nhiều địa phương do ngân sách kho khăn nên chưa đầu tư hoặc mức đầu tư rất thấp cho sản xuất an toàn theo GAP. Một số địa phương đã xây dựng, phê duyệt đề án, kế hoạch

phát triển sản xuất an toàn tuy không có kinh phí để triển khai và đề nghị Bộ NN&PTNT cấp kinh phí. Do đó công tác quy hoạch, xác định các vùng sản xuất tập trung đủ điều kiện còn chậm; cơ sở hạ tầng của nhiều sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu theo sản xuất GAP.

Lực lượng quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát chưa đủ mạnh, còn dàn trải, phân công trách nhiệm còn chồng chéo giữa các bộ ngành, giữa các đơn vị trong Bộ, các văn bản pháp luật chưa ổn định. Công tác thông tin, tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng; công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm còn rất hạn chế.

VietGAP chưa được cải tiến cho phù hợp với điều kiện Việt Nam; thiếu hướng dẫn kỹ thuật, biểu mẫu ghi chép cụ thể nên phạm vi áp dụng VietGAP còn hạn chế. Việc ghi uchép quá trình sản xuất, hồ sơ mua, sử dụng giống, phân bón, thuốc BVTV còn rất khó khăn với nông dân.

Nhiều mô hình sản xuất theo VietGAP nhưng chưa gắn kết đươc với doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ; sản phẩn tiêu thụ với giá không cao hơn sản phẩm thường, chưa đảm bảo lợi ích người sản xuất, trong khi chi phí tư vấn, chứng nhận cao, vượt quá khả năng của người sản xuất.

Năng lực của một số tổ chức chứng nhận, tư vấn còn hạn chế; đã xuất hiện việc cấp giấy chứng nhận VietGAP mang tính hình thức chưa đáp ứng yêu cầu hoặc thiếu kiểm tra, giám sát khi cấp giấy chứng nhận.

Số đông người tiêu dùng chưa hiểu biết đầy đủ về ATTP, thói quen mua bán tự do còn phổ biến, trong khi các kênh tiêu thụ sản phẩm an toàn còn yếu, quản lý nhà nước chưa giúp được người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm an toàn và chưa an toàn trên thị trường.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình đối với sản phẩm chè ở việt nam hiện nay (Trang 48)