2.2.3.1 Việc sử dụng đất
Tình hình sử dụng đất ở các vùng sản xuất chè VietGAP diễn ra tương đối tốt. Đối với sản xuất chè thì việc sử dụng đất chủ yếu phải chú ý ở khâu đầu tiên là đánh giá kiểm định đất và giá thể để tiến hành sản xuất chè, tiếp đến là khâu canh tác trên diện tích chè đã trồng, điều này thể hiện ở khâu bón phân và thuốc BVTV cho chè. Qua các vụ các đơn vị sản xuất đều tiến hành ghi chép, lưu trữ trong hồ sơ về tình hình sử dụng đất, và các biện pháp chống xói mòn đất. Cũng do là sản xuất chè nên hiện nay các vùng chủ yếu chỉ chuyên canh cây chè, không tiến hành nuôi thêm gia súc hay gia cầm ở vùng sản xuất, từ đó không gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như đất của vùng chè VietGAP.
Công tác tiến hành kiểm nghiệm đất sau quá trình canh tác để đảm bảo đất an toàn đối với sản phẩm chè được các cơ quan quản lý tiến hành một cách thường xuyên.
2.2.3.2 Việc sử dụng giống
Hiện nay các vùng sản xuất chè VietGAP đều chủ yếu tiến hành trên các diện tích chè đã trồng cũ nên chủ yếu vẫn là các giống chè cũ này. Các diện tích chè mới được đưa vào sản xuất theo VietGAP trong thời gian gần đây sử dụng các giống mới năng suất và chất lượng cao hơn.
Cụ thể ở Thái Nguyên hiện tại, các giống chè chủ yếu được sử dụng ở các đơn vị sản xuất chè VietGAP là chè Trung du, chè Thái Nguyên 01, chè Kim Tuyên, ngoài ra có một số loại chè khác như TRI 777, LDP 1 mới đưa vào sản xuất. Việc cung cấp giống cho người dân đều do các vườn ươm trong tỉnh đảm nhiệm do vậy nguồn gốc của giống luôn được đảm bảo.
Ở Lâm Đồng, việc sử dụng chè cho các cơ sở sản xuất chè VietGAP được áp dụng theo 2 hướng: sử dụng các giống mới cho các diện tích chè mới trồng, đồng thời nhân rộng các giống chè quý như Kim Tuyên, Ô long, Tứ Quý, Thúy Ngọc… Các giống này đều được nghiên cứu bình tuyển kỹ lưỡng nhằm đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, cũng như về mặt chất lượng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm chè sau này.
Tình hình sử dụng giống ở các cơ sở sản xuất chè VietGAP trên cả nước nói chung đều tốt, riêng đối với các giống chè cũ cần từng bước đổi sang các giống chè mới năng suất, chất lượng cao để tăng hiệu quả trong sản xuất chè.
2.2.3.3 Việc sử dụng nước tưới
Hiện nay, việc sử dụng nước tưới cho chè chủ yếu là nguồn nước từ các sông, qua hệ thống kênh mương, hoặc là sử dụng nguồn nước ở chính tại cơ sở sản xuất. Tất cả các nguồn nước tưới này đều được xử lý đảm bảo theo tiêu chuẩn cho sản xuất chè VietGAP. Ở Thái Nguyên, nguồn nước cung cấp chủ yếu là qua các sông Cầu, sông Công, sông Rông.
2.2.3.4 Việc sử dụng phân bón
Các cơ sở sản xuât chè VietGAP đã sử dụng các loại phân bón theo quy định của nhà nước cũng như phù hợp với quy trình sản xuất VietGAP. Về loại phân bón cho chè, hiện nay đã giảm lượng phân vô cơ thay vào đó là tăng lượng phân hữu cơ và vi sinh nhằm đảm bảo không gây tổn hại đến môi trường. Đồng thời việc sử dụng phân vô cơ cũng ở mức hợp lý hơn, trước khi áp dụng VietGAP lượng phân bón sử dụng là khoảng từ 10-15kg/sào Bắc Bộ, sau khi áp dụng lượng phân bón giảm xuống còn một nửa từ 5-7kg/sào Bắc Bộ. Phân vi sinh người sản xuất thường sử dụng là phân của các nhà sản xuất và cung cấp phân bón có uy tín như Lâm Thao. Phân hữu cơ mà sử dụng cho chè VietGAP đã được ủ hoai mục và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường khi bón.
Về tình tình bón phân cho chè, người sản xuất dựa trên quy trình sản xuất và hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật đã thực hiện bón đúng thời vụ, và lượng cho chè nhằm tránh lãng phí cũng như tránh gây dư lượng trong sản phẩm chè và đất.
Về tình hình ghi chép, lưu trữ hồ sơ về phân bón, mặc dù đã có công tác hướng dẫn ghi chép và đã thực hiện nhưng thực tế vẫn có những khó khăn nhất định. Ngoài trình độ của người nông dân còn thấp thì vấn đề ghi chép những loại phân bón do nông dân tự sản xuất được như phân hữu cơ sẽ khó trong quá trình lưu trữ hồ sơ về nguồn gốc…
2.2.3.5 Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Vấn đề sử dụng thuốc BVTV là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất chè theo