Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã đồn đạc huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh

76 730 1
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã đồn đạc   huyện ba chẽ   tỉnh quảng ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  ĐÀM THU THẢO Đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY MÍA TÍM TẠI XÃ ĐỒN ĐẠC - HUYỆN BA CHẼ - TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2011 - 2015 Thái Nguyên - 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  ĐÀM THU THẢO Đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY MÍA TÍM TẠI XÃ ĐỒN ĐẠC - HUYỆN BA CHẼ - TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2011 - 2015 Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Hữu Thọ Khoa Kinh tế & PTNT - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - 2015 i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu với mỗi sinh viên, nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học vào thực tiễn, so sánh kiểm nghiệm lý thuyết với thực tiễn và học hỏi thêm những kiến thức kinh nghiệm được rút ra qua thực tiễn sản xuất để nâng cao được chuyên môn từ đó giúp sinh viên khi ra trường trở thành một cử nhân nắm trắc được về lý thuyết giỏi về thực hành và biết vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết vào thực tế. Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Đồn Đạc - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh”. Đến nay bản khoá luận đã hoàn thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt là thầy giáo Th.S Nguyễn Hữu Thọ đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Qua đây tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên UBND xã Đồn Đạc cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, thời gian thực tập không nhiều vì vậy bản khoá luận này không tránh khỏi những sai sót, vì vậy rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để bản khoá luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Đàm Thu Thảo ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Diện tích mía của các vùng qua các năm 2009 - 2014 14 Bảng 2.2: Sản lượng mía qua các năm 2009 - 2014 của Việt Nam 16 Bảng 4.1: Diện tích một số loại đất của xã Đồn Đạc năm 2014 24 Bảng 4.2: Tổng diện tích một số loại rừng của xã Đồn Đạc năm 2014 25 Bảng 4.3: Cơ cấu giống mía tím ở xã Đồn Đạc qua 3 năm 2012 - 2014 35 Bảng 4.4: Số hộ trồng mía tím của xã Đồn Đạc qua 3 năm 2012 - 2014 36 Bảng 4.5: Diện tích, năng suất, sản lượng mía tím của xã Đồn Đạc trong 3 năm 2012 - 2014 37 Bảng 4.7: Tình hình nhân lực sản xuất mía tím các hộ điều tra năm 2014 43 Bảng 4.8: Diện tích đất trồng mía tím của các hộ điều tra năm 2014 44 Bảng 4.9: Chi phí tính bình quân cho 1 ha mía tím của các hộ điều 45 Bảng 4.10: Chỉ tiêu đánh giá khó khăn trong sản xuất mía tím của người dân xã Đồn Đạc 49 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1 : Sơ đồ thị trường tiêu thụ sản phẩm mía tím tươi 39 Hình 4. 2: Sơ đồ qui trình sản xuất mía tím đóng gói, hộp 42 iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Diễn giải BQ : Bình quân BVTV : Bảo vệ thực vật NN : Nông nghiệp NXB : Nhà xuất bản IPM : Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp) KD : Kinh doanh KN : Khuyến nông KTCB : Kiến thiết cơ bản PTNT : Phát triển nông thôn PRA : Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân) UBND : Uỷ ban nhân dân FAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc v MỤC LỤC Trang PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Nguồn gốc 4 2.1.2. Đặc tính của cây mía 4 2.1.2.1. Đặc tính thực vật học 4 2.1.2.2. Chu kỳ sinh trưởng của cây mía 6 2.1.3. Các đặc điểm của quá trình phát triển cây mía tím 7 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển mía tím 7 2.1.5. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất mía tím 12 2.2. Cơ sở thực tiễn 14 2.2.1. Tình hình sản xuất mía ở Việt Nam 14 2.2.1.1. Về diện tích 14 2.2.1.2. Về sản lượng 15 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía tím ở Quảng Ninh 17 PHẦN 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19 3.2. Nội dung nghiên cứu 19 3.3. Các phương pháp nghiên cứu 19 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 19 vi 3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 20 3.3.3. Phương pháp duy vật lịch sử 21 3.3.4. Phương pháp so sánh 21 3.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 21 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Đồn Đạc - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh 22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 22 4.1.1.1. Vị trí địa lý 22 4.1.1.2. Địa hình 22 4.1.1.3. Khí hậu 22 4.1.2. Các nguồn tài nguyên 24 4.1.2.1. Đất đai 24 4.1.2.2. Rừng 24 4.1.2.3. Tài nguyên nước 25 4.1.2.4. Khoáng sản 26 4.1.2.5 Thực trạng môi trường 26 4.1.3. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 26 4.1.3.1. Điều kiện phát triển kinh tế 26 4.1.3.2. Điều kiện Kinh tế - Văn hóa - Xã hội 30 4.1.4. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Đồn Đạc 33 4.2. Thực trạng phát triển cây mía tím của xã Đồn Đạc 34 4.2.1. Cơ cấu về giống mía tím 34 4.2.2. Số hộ trồngmía tím của xã qua 3 năm 2012 – 2014 36 4.2.3. Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng 37 4.2.4. Kênh tiêu thụ mía tím ở xã Đồn Đạc năm 2014 38 vii 4.2.5. Sự biến động giá mía tím 40 4.2.6. Thực trạng về chế biến mía tím 42 4.3. Thực trạng sản xuất mía tím ở những hộ điều tra 43 4.3.1. Nguồn lực của hộ 43 4.3.1.1. Nguồn nhân lực 43 4.3.1.2. Nguồn đất sản xuất của hộ 44 4.3.2. Tình hình đầu tư thâm canh cây mía tím 45 4.4. Tác động của việc phát triển cây mía tím đến các vấn đề xã hội 46 4.5. Những thuận lợi và khó khăn trong sự phát triển cây mía tím ở xã Đồn Đạc những năm qua 47 4.5.1. Thuận lợi 48 4.5.2. Khó khăn 49 4.6.2. Giải pháp về kỹ thuật 54 4.6.2.1. Đối với sản xuất 54 4.6.2.2. Đối với chế biến 54 4.6.2.3. Đối với tiêu thụ 55 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57 5.1. Kết luận 57 5.2. Đề nghị 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước có nền sản xuất nông nghiệp đang trên đà phát triển chiếm tỷ trọng cao so với các ngành khác và với khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Vì vậy nông nghiệp không chỉ đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân mà còn trong định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp trong giai đoạn đổi mới hiện nay, mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định là “cần thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng”, “ hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến” nhằm khai thác tốt tiềm năng kinh tế - tự nhiên - xã hội vốn có của mỗi vùng, tạo ra khối lượng hàng hóa nông sản lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ nhu cầu xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước, giải quyết việc làm cho người lao động đồng thời cải thiện và nâng cao đời sống cho người nông dân [1]. Nhận thấy tầm quan trọng của việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với cuộc sống của nhân dân, Nhà nước ta đã đưa cây mía tím vào công cuộc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp. Cây mía tím được coi là một trong những cây nông sản đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân. Hiện nay nhiều nước trên thế giới, mía tím được coi là cây nguyên liệu, thực phẩm rất cần thiết, được người dân các nước trên thế giới ưa chuộng, thị trường mía ngày càng được mở rộng và ổn định, cho đến nay trên thế giới đã có nhiều nước nhập khẩu mía, bã mía tím và phát triển sản xuất mía ở các quy mô khác nhau như: Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, CuBa … Đặc biệt là mía tím còn có giá trị về dược liệu. Theo Đông y, Mía [...]... :" Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Đồn Đạc - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh 1.2 Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng sản xuất mía tím ở xã Đồn Đạc qua các năm, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho sự phát triển cây mía tím trong những năm tới đưa mía tím thực sự trở thành cây trồng có thế mạnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã. .. kém Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở xã Đồn Đạc - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh, để có những cơ sở đánh giá đúng thực trạng và thấy rõ được tồn tại trong việc phát triển cây mía tím từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản 3 xuất, tiêu thụ mía tím ở xã Đồn Đạc nhằm tạo ra bước phát triển nhanh vững chắc cho cây mía tím trong thời kỳ tới là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết Vì vậy tôi chọn đề tài... hội của xã Đồn Đạc 1.3 Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng trồng và tiêu thụ mía tím tại xã Đồn Đạc - Phân tích được hiệu quả kinh tế và tác động của việc phát triển mía tím đến các vấn đề xã hội - Xác định được những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển cây mía tím tại địa phương từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển diện tích cây mía tím trong... tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến sản xuất mía tím - Thực trạng phát triển mía tím của xã Đồn Đạc và ở những hộ điều tra - Xác định những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển cây mía tím tại địa phương - Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển diện tích cây mía tím trong những năm tiếp theo 3.3 Các phƣơng pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp thu thập thông... triển sản xuất từ đó sẽ cơ bản đảm bảo đời sống người dân vững chắc hơn sản xuất lương thực 19 PHẦN 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu vấn đề sản xuất, chế biến và tiêu thụ mía tím của các hộ trồng mía tím trong xã - Điều tra những hộ trồng mía tím, những cơ quan tổ chức tham gia vào quá trình phát triển cây mía. .. bàn nghiên cứu, tôi tiến hành phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu: - Thực hiện tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu từ phiếu điều tra thu được trong lần đi thực tế - Thực hiện nhập số liệu đã tổng hợp vào máy tính, và xử lý bằng phương pháp toán học thông thường 22 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Đồn Đạc - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh. .. các tỉnh miền bắc vừa có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô và ít mưa nên nhìn chung khí hậu của Quảng Ninh thuận lợi cho việc phát triển cây trồng đặc biệt là phát triển cây mía tím Cây mía tím đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống người dân, tiêu biểu là ở các huyện. .. các huyện Ba Chẽ, Hải Hà, Đầm Hà … Đồn Đạc là một xã thuộc huyện miền núi đặc biệt khó khăn, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và cây công nghiệp, trong đó cây mía tím giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế của người dân Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân cả về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cả về chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển, cây mía tím vẫn chưa thực sự trở thành một cây công... tăng nhanh, ruộng mía đã ổn định về cơ bản về số cây và độ lớn Đối với sản xuất lúc này cần phải thực hiện việc phòng trừ sâu, bệnh và côn trùng gây hại để đảm bảo năng suất cuối cùng của ruộng mía [3] 2.1.3 Các đặc điểm của quá trình phát triển cây mía tím Đặc điểm nổi bật nhất của cây mía tím là cây công nghiệp ngắn ngày Sản phẩm chính của cây là mía nguyên cây, mía tím cắt khúc, mía tím tiện miếng,... yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển mía tím * Điều kiện tự nhiên + Đất đai Đất đai quyết định đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm mía tím Mía tím là một cây không yêu cầu khắt khe và đất so với một số cây công nghiệp ngắn ngày khác Tuy nhiên để cây mía tím sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng cho năng suất cao, ổn định, chất lượng mía ngọt thì cây mía tím cũng phải được trồng ở nơi có . chọn đề tài :" Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Đồn Đạc - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh . 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng. LÂM  ĐÀM THU THẢO Đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY MÍA TÍM TẠI XÃ ĐỒN ĐẠC - HUYỆN BA CHẼ - TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI. & Phát triển nông thôn - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã Đồn

Ngày đăng: 18/08/2015, 13:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan