Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã đồn đạc huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 28)

- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến sản xuất mía tím.

- Thực trạng phát triển mía tím của xã Đồn Đạc và ở những hộ điều tra. - Xác định những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển cây mía tím tại địa phương.

- Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển diện tích cây mía tím trong những năm tiếp theo.

3.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Là thu thập các tài liệu thông qua các văn bản, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, các trang website của chính phủ và các bộ ngành…, các số

liệu và các báo cáo tổng kết của xã đang nghiên cứu để có được các số liệu thống kê.

Đây là những số liệu đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho ta bước đầu hình dung tình hình sản xuất, những vấn đề thuận lợi khó khăn mà người dân gặp phải.

3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

+ Chọn mẫu điều tra: dựa trên tiêu chí chọn những hộ có diện tích mía tím ≥360m2 tôi điều tra 60 hộ trong 3 thôn có nhiều hộ trồng mía tím như: Tân Tiến, Làng Mô, Pắc Cáy, mỗi thôn tôi chọn ra 20 hộ để điều tra.

+ Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của các chủ hộ; các nguồn lực của nông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn; tình hình sản xuất mía tím; chi phí sản xuất mía tím; thu nhập của người sản xuất mía tím; tình hình thu, chi phục vụ sản xuất, đời sống của người sản xuất mía tím; các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần, các kiến nghị và nhu cầu của hộ trồng mía tím… Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ.

+ Phương pháp điều tra:

Phương pháp PRA: Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (Participatory Rual Appraisal) là một phương pháp đánh giá nhu cầu ở cộng đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan. PRA là một hình thái đặc biệt của nghiên cứu mang tính định lượng được sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin tại cộng đồng.

Trực tiếp tiếp xúc với người dân trong xã, tạo điều kiện và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào những những vấn đề cần nghiên cứu, đàm thoại

với họ để thu thập thông tin nhằm nắm được thực trạng sản xuất, đời sống và những tiềm năng, những khó khăn, nhu cầu… của các hộ nông dân.

3.3.3. Phương pháp duy vật lịch sử

Khi nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội chúng ta phải gắn chúng với các điều kiện nhất định về không gian, thời gian. Khi phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển cây mía tím ta phải nhận thức được sự biến động liên tục của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội, cung cầu, giá cả… tác động đến cây mía tím.

Phương pháp duy vật lịch sử giúp ta luôn nhận sự vật ở trong trạng thái động. Vì vậy khi nghiên cứu đề tài này ta phải nghiên cứu trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm để thấy được bản chất và cơ chế của tăng trưởng, phát triển từ đó có những phương hướng và các giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể.

3.3.4. Phương pháp so sánh

Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ số chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất tương tự nhau để xác định mức độ biến động của các nội dung.

Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động tăng hay giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân chung để xem xét.

3.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Từ các nguồn số liệu điều tra, thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu:

- Thực hiện tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu từ phiếu điều tra thu được trong lần đi thực tế.

- Thực hiện nhập số liệu đã tổng hợp vào máy tính, và xử lý bằng phương pháp toán học thông thường.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Đồn Đạc - huyện Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh Ba Chẽ - tỉnh Quảng Ninh

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Đồn Đạc là xã miền núi của huyện Ba Chẽ, có tổng diện tích tự nhiên là 13.217,01 ha, vị trí địa lý của xã được xác định: Xã Đồn Đạc nằm trong khoảng 21007’54” đến 21016’36” vĩ độ Bắc và 107010’20” đến 107019’16” kinh độ Đông. Ranh giới hành chính được xác định như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phía Bắc và phía Đông giáp xã Nam Sơn; - Phía Đông Bắc giáp thị trấn Ba Chẽ;

- Phía Đông Nam giáp phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả; - Phía Nam giáp xã Hòa Bình, huyện Hoành Bồ;

- Phía Tây Nam giáp xã Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ;

- Phía Tây Bắc giáp xã Thanh Sơn.

4.1.1.2. Địa hình

Đồn Đạc là xã miền núi, địa hình, địa mạo mang đầy đủ các đặc trưng của xã miền núi. Địa hình của địa phương được tạo bởi các dãy núi thuộc cánh cung Đông Triều, có độ cao trung bình 150 – 400m, mức độ chia cắt mạnh. Độ dốc trung bình từ 20 - 300

, quá trình phong hoá và xói mòn đều diễn ra rất mạnh đã dẫn đến một số diện tích đất bị xói trơ sỏi đá.

4.1.1.3. Khí hậu

Xã Đồn Đạc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo nên hình thế thời tiết nóng ẩm mưa nhiều. Theo số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh, khí hậu của xã có những đặc trưng sau:

a. Nhiệt độ, không khí

Xã Đồn Đạc nằm trong vùng đồi núi phía Bắc, chịu tác động mạnh của gió mùa Đông - Bắc nên có mùa đông khá lạnh, nhiệt độ trung bình dao động từ 10- 160C, nhiệt độ tối thấp đạt tới 10C, mùa hè nhiệt độ khá cao, trung bình giao động từ 26 - 280C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới trị số 37,60

C. b. Lượng mưa

- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285mm, năm cao nhất lên đến 4.077mm, năm thấp nhất 1.086mm. Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm, tạo ra hai mùa rõ rệt là:

- Mùa mưa kéo dài nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, có lượng mưa chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa trong năm, tháng có lượng mưa trung bình cao nhất vào tháng 7 do chịu ảnh hưởng của dải tụ nhiệt đới.

- Mùa mưa ít bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm, do chịu ảnh hưởng của hình thế thời tiết gió mùa khô hanh, tạo nên tháng khô, tháng hạn và tháng kiệt.

c. Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí phụ thuộc vào lượng mưa, địa hình, độ cao và thảm thực vật, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nên độ ẩm không khí hàng năm của xã trung bình đạt từ 80 – 82%. Độ ẩm không khí trong năm cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 đạt tới trị số 88- 92%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 đạt trị số 65- 75%.

d. Gió

- Gió ở địa phương thịnh hành hai mùa gió chính là gió mùa Đông bắc và gió Đông nam.

- Gió mùa Đông bắc thịnh hành vào tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió trung bình từ 2- 4m/s. Gió mùa đông bắc tràn về theo từng đợt, mỗi đợt dài từ 3 - 5 ngày, thời tiết trở lạnh giá rét và khô hanh.

e. Lũ

Do đặc điểm địa hình có độ dốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm cao ( trên 2.000mm), lưu vực sông chính trên địa bàn tương đối rộng, lớp phủ thực vật bị tàn phá. Nên khi có cường độ mưa lớn, thời gian mưa kéo dài thường gây ra lũ làm ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế, gây ách tắc giao thông, thiệt hại về hoa mầu và tài sản của nhân dân.

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Đất đai

Diện tích đất tự nhiên, diện tích đất đai các loại (Căn cứ vào phân loại đất của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường để đánh giá)

Bảng 4.1: Diện tích một số loại đất của xã Đồn Đạc năm 2014

ĐVT: ha

STT Loại đất Diện tích

1 Diện tích tự nhiên 13.217,01

2 Đất sản xuất nông nghiệp 338,19 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Đất lâm ngiệp 11.899,00

4 Đất phi nông nghiệp 203,90

5 Đất chưa sử dụng 773,31

(Nguồn: UBND xã Đồn Đạc năm 2014) 4.1.2.2. Rừng

Đồn Đạc có diện tích rừng và đất rừng chiếm 90% diện tích tự nhiên của xã, thảm thực vật rừng bao gồm nhiều loài cây gỗ quý như Lim, Sến, Táu, các loài thuộc họ Sồi dẻ…, tre, nứa và nhiều loài cây dược liệu quý như

Ba kích, hoàng đằng, thiên niên kiện...mọc xen dưới tán rừng tạo nên sự đa dạng về loài với đặc trưng rừng tự nhiên nhiều tầng. Những năm gần đây phong trào trồng cây gây rừng của nhân dân trong xã được đẩy mạnh, nhiều diện tích đất trống, đồi núi trọc đã được phủ xanh bằng các cánh rừng trồng thuần loài như Thông, Keo, Quế... Độ che phủ rừng của xã năm 2010 được nâng lên 46,6%. Rừng và đất rừng trên địa bàn xã đã được xác định chủ quản lý dưới 3 hình thức Nhà nước, hộ gia đình và cộng đồng dân cư trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng.

Xã Đồn đạc hiện có 7.860,09 ha rừng, được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.2: Tổng diện tích một số loại rừng của xã Đồn Đạc năm 2014

ĐVT:ha Loại rừng Diện tích 1. Rừng tự nhiên 3.813,57 - Rừng tự nhiên sản xuất 3.076,82 - Rừng tự nhiên phòng hộ 736,75 2. Rừng trồng 4.046,52 Rừng sản xuất 4.042,72 Rừng trồng phòng hộ 3,80

(Nguồn: UBND xã Đồn Đạcnăm 2014) 4.1.2.3. Tài nguyên nước

Đồn Đạc có hệ thống sông, suối khá dày, lượng nước mặt khá dồi dào với diện tích 73,92 ha. Nguồn nước mặt trên địa bàn cơ bản không bị ô nhiễm, có thể trực tiếp sử dụng tưới cho cây trồng nông nghiệp và chỉ cần qua xử lý bằng các biện pháp đơn giản có thể sử dụng làm nước sinh hoạt nhưng do điều kiện địa hình dốc nên khả năng khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt

còn hạn chế. Về mùa khô do điều kiện khí hậu diễn biến phức tạp, diện tích rừng tự nhiên thu hẹp nên thiếu nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

4.1.2.4. Khoáng sản

Trên địa bàn xã Đồn Đạc có mỏ đá tại thôn Bắc Cáy với trữ lượng lớn, sản phẩm chính là đá Gralit có thể khai thác, chế biến làm vật liệu xây dựng, ngoài ra còn có các loại cát, đá, sỏi được khai thác ở các lòng sông, suối để làm vật liệu vật liệu xây dựng thông thường cho các công trình dân sinh và các công trình hạ tầng tại chỗ.

4.1.2.5 Thực trạng môi trường

Hiện nay xã Đồn Đạc có một môi trường sinh thái chưa bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp; Môi trường đất, nước, không khí trong lành, cây cối hoa màu tươi tốt.Tuy nhiên môi trường rác thải, nước thải sinh hoạt trong khu vực dân cư đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Công trình nhà tắm, nhà vệ sinh, khu vực chăn nuôi chưa đạt tiêu chuẩn.

Ngày nay vấn đề cảnh quan, môi trường cần phải được quan tâm và chú trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, để đảm bảo phát triển luôn đi đôi với phát triển bền vững. Vì vậy từ những vấn đề nêu trên trong tương lai cần phải có những định hướng đúng trong quy hoạch phát triển hợp lý, tạo cảnh quan môi trường nông thôn mới, đồng thời tuyên truyền cho nhân dân cần nâng cao ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường.

4.1.3. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

4.1.3.1. Điều kiện phát triển kinh tế

Trong những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, kinh tế của xã đã có những bước chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau tăng so với năm trước, các

chỉ tiêu kế hoạch được giao hàng năm đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng ( khoảng 14 triệu đồng/người/năm năm 2014) tỷ lệ hộ khá giả tăng, đồng thời giảm tỷ lệ nghèo theo chỉ tiêu kế hoạch của huyện đề ra.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết của đại hội Đảng bộ xã lần thứ X (nhiệm kỳ 2010 - 2015), đã tạo được sự chuyển biến sâu sắc. Với phương châm phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, Đảng uỷ, chính quyền đó đề ra nhiều chương trình hành động, các kế hoạch, đề án, phương án công tác gắn với các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương từng bước lãnh đạo phát triển kinh tế chuyển dịch theo hướng phù hợp với tình hình phát triển của địa phương. Trong đó Nông nghiệp – Lâm nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính của người dân địa phương , đặc biệt là ngành trồng trọt do diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất sản xuất, phát huy được thế mạnh thích ứng với phát triển của vùng; ngành tiểu thủ công nghiệp cũng được phát triển theo hướng đa dạng hoá, liên tục chuyển đổi theo biến động của thị trường; ngành dịch vụ đang có xu hướng phát triển mạnh trong cơ cấu kinh tế.

* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Trồng trọt:

Những năm gần đây được sự quan tâm của Nhà nước thông qua các chương trình hỗ trợ sản xuất cho nông dân, sản lượng lương thực tăng khá nhờ việc đưa giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt vào sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ. Tổng diện tích gieo trồng của xã năm 2011 toàn xã là 601,9 ha; cây lương thực và cây mầu là 492,5 ha. Năng suất lúa bình quân 45,4 tạ/ha; cây ngô 21,9 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực qui thóc 1.531,4 tấn. Cây lương thực chủ yếu là lúa, ngô.

Những năm gần đây một số mô hình được triển khai trên địa bàn đều mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Mía tím, rau, cây vụ đông...

- Chăn nuôi:

Nhờ có các chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư...của huyện đã khuyến khích các hộ dân mạnh dạn đầu tư vào phát triển chăn nuôi, áp dụng tiến khoa học vào chăn nuôi, từng bước phát triển các mô hình chăn nuôi theo quy trình bán công nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm cho nhân dân trong vùng và tiêu thụ ngoài thị trường. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm được thường xuyên quan tâm. Đồng thời công tác tập huấn, chuyển giao công nghệ trong chăn nuôi được chú trọng vì vậy ngành chăn nuôi có bước phát triển khá, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn cho người chăn nuôi về kỹ thuật như kỹ thuật chăn nuôi lợn thương phẩm, nuôi ong mật, ba, nhím, lợn rừng….

Tổng đàn trâu có mặt là 485 con; đàn bò 13 con; đàn lợn 3.290 con, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 163,3 tấn, đàn gia cầm 12.554 con. (Nguồn UBND xã năm 2014). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lâm nghiệp:

Diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 11.899,00 ha, đất rừng sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã đồn đạc huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 28)