Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã đồn đạc huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 29)

+ Chọn mẫu điều tra: dựa trên tiêu chí chọn những hộ có diện tích mía tím ≥360m2 tôi điều tra 60 hộ trong 3 thôn có nhiều hộ trồng mía tím như: Tân Tiến, Làng Mô, Pắc Cáy, mỗi thôn tôi chọn ra 20 hộ để điều tra.

+ Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: nhân khẩu, lao động, tuổi, trình độ văn hoá của các chủ hộ; các nguồn lực của nông hộ như ruộng đất, tư liệu sản xuất, vốn; tình hình sản xuất mía tím; chi phí sản xuất mía tím; thu nhập của người sản xuất mía tím; tình hình thu, chi phục vụ sản xuất, đời sống của người sản xuất mía tím; các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất, đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần, các kiến nghị và nhu cầu của hộ trồng mía tím… Những thông tin này được thể hiện bằng những câu hỏi cụ thể để họ hiểu và trả lời chính xác và đầy đủ.

+ Phương pháp điều tra:

Phương pháp PRA: Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (Participatory Rual Appraisal) là một phương pháp đánh giá nhu cầu ở cộng đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan. PRA là một hình thái đặc biệt của nghiên cứu mang tính định lượng được sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin tại cộng đồng.

Trực tiếp tiếp xúc với người dân trong xã, tạo điều kiện và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào những những vấn đề cần nghiên cứu, đàm thoại

với họ để thu thập thông tin nhằm nắm được thực trạng sản xuất, đời sống và những tiềm năng, những khó khăn, nhu cầu… của các hộ nông dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển cây mía tím tại xã đồn đạc huyện ba chẽ tỉnh quảng ninh (Trang 29)