Trong khâu sản xuất, từ việc chọn giống, trồng, chăm sóc và thu hoạch tất cả đều phụ thuộc vào nhân tố lao động, và nguồn nhân lực chính để duy trì việc sản xuất mía tím tại địa phương là lao động chính trong gia đình, tất cả các quy trình từ khâu sản xuất đến tiêu thụ được người dân tận dụng sức lao động gia đình là chính. Vì vậy nguồn nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sản xuất cây mía tím của người dân.
Bảng 4.7: Tình hình nhân lực sản xuất mía tím các hộ điều tra năm 2014
Chỉ tiêu Khu
Số hộ N= 60
Tuổi TB
của chủ hộ Nhân khẩu
Lao động chính Lao động nam (ngƣời) Lao động nữ (ngƣời) Làng Mô 20 44 5,0 50 1,4 1,0 Tân Tiến 20 42,45 4,55 51 1,0 1,55 Pắc Cáy 20 44,55 4,7 48 1,0 1,4 Trung bình/ Hộ 43,66 4,75 1,65 1,13 1,31
Kết quả tổng hợp cho thấy, trong 60 hộ điều tra độ tuổi bình quân chủ hộ của hộ là 43,66 tuổi. Hầu hết ở lứa tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và số năm kinh nghiệm sản xuất nhất định. Các chủ hộ điều tra đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng mía tím. Do vậy đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc sản xuất và kinh doanh mía tím trong mỗi hộ gia đình.
Bình quân số nhân khẩu của mỗi hộ là 4,75 người/hộ. Trong đó, bình quân lao động chính có 1,65 lao động/hộ với tỷ lệ lao động nam là 1,13 lao động nam/hộ và tỷ lệ lao động nữ là 1,31 lao động nữ/hộ. Như vậy, ta thấy nguồn nhân lực trong sản xuất của hộ điều tra tương đối ổn định và cân bằng giới trong sản xuất hộ.