1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề phái tính trong điện ảnh việt nam đương đại (qua trăng nơi đáy giếng, cánh đồng bất tận và bi, đừng sợ)

127 697 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 3,64 MB

Nội dung

Nghiên cứu về vấn đề phái tính cũng có một số công trình là luận án, luận văn nghiên cứu ý thức phái tính trong văn học: Luận án tiến sĩ Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ

NHÂN VĂN

********

LÊ THỊ TUÂN

VẤN ĐỀ PHÁI TÍNH TRONG ĐIỆN ẢNH

VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

(QUA TRĂNG NƠI ĐÁY GIẾNG, CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

********

LÊ THỊ TUÂN

VẤN ĐỀ PHÁI TÍNH TRONG ĐIỆN ẢNH

VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

(QUA TRĂNG NƠI ĐÁY GIẾNG, CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN

VÀ BI, ĐỪNG SỢ)

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Lý luận Văn học

Người hướng dẫn: PGS.TS Lý Hoài Thu

HÀ NỘI – 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lý Hoài Thu, có kế thừa một số kết quả nghiên cứu liên quan đã được công bố Những tài liệu sử dụng trong luận văn có xuất xứ cụ thể rõ ràng

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học luận văn của mình

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014 Học viên

Lê Thị Tuân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô của bộ môn Lý luận Văn học, của khoa Văn học trong thời gian qua đã truyền dạy kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS TS Lý Hoài Thu đã tận tình hướng dẫn, động viên, khuyến khích, gợi mở cho tôi trên bước đầu nghiên cứu khoa học nghiêm túc này Tôi cũng đặc biệt gửi lời cảm ơn đến TS Hoàng Cẩm Giang – người đã đưa tôi đến với nghệ thuật điện ảnh, luôn đồng hành và động viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống Cảm ơn bạn bè, gia đình đã luôn ở bên ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua

Luận văn này dành cho mẹ và tất cả những người đàn bà!

Trang 5

Poster Trăng nơi đáy giếng (2008)1

Đạo diễn: Nguyễn Vinh Sơn Kịch bản: Châu Thổ

Nguyên tác: Trần Thùy Mai Diễn viên: Hồng Ánh, Hoàng Cao Đề, NSƢT Thanh Vy

“Đêm trăng nơi đáy giếng , thấy bóng chẳng thấy hình giả hóa thực , thực hóa giả, thực giả khó lường…”

(Trích phim Trăng nơi đáy giếng)

1 Link ảnh http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx?ID=3741

Trang 6

Poster Cánh đồng bất tận (2010)2

Đạo diễn: Nguyễn Phan Quang Bình Kịch bản: Ngụy Ngữ

Nguyên tác: Nguyễn Ngọc Tƣ Diễn viên: Dustin Nguyễn, Nguyễn Hải Yến, Lan Ngọc

“Đứa trẻ đó tôi đặt nó tên Thương, đứa trẻ không cha, nhưng chắc chắn sẽ được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ đến hết đời, vì được mẹ dạy: là trẻ con đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn”

(Trích phim Cánh đồng bất tận)

2

Link ảnh tan-1910611.html

Trang 7

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/tranh-cai-quanh-poster-canh-dong-bat-Poster Bi, đừng sợ! (2010)3

Đạo diễn và kịch bản: Phan Đăng Di Diễn viên: Kiều Trinh, Phan Thành Minh, Trần Tiến, Hoa Thúy, Trần Hà Phong

Trang 8

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

2.1 Tình hình nghiên cứu phái tính ở nước ngoài 3

2.2 Tình hình nghiên cứu phái tính tại Việt Nam 4

2.3 Những bài viết, bài phê bình về ba bộ phim Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận và Bi, đừng sợ 9

3 Đối tượng, mục đích và phạm vi đề tài 10

3.1 Đối tượng nghiên cứu 10

3.2 Mục đích nghiên cứu 10

3.3 Phạm vi nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 11

5 Cấu trúc của luận văn 11

CHƯƠNG 1 KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ PHÁI TÍNH VÀ Ý THỨC PHÁI TÍNH TRONG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 12

1.1 Khái lược chung về phái tính 12

1.1.1 Phái tính và các khái niệm hữu quan 12

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của ý thức phái tính 13

1.2 Biểu hiện của ý thức phái tính 17

1.2.1 Ý thức về thiên tính nữ: sự đảm đang, bao dung và thiên chức

làm mẹ 17

1.2.2 Ý thức về cá tính: khao khát khẳng định cái tôi cá nhân, chấp nhận cô đơn và chủ động đấu tranh cho tình yêu, hạnh phúc 18

1.2.3 Ý thức về dục tính: vẻ đẹp thân thể và sự hòa hợp khoáng đạt, tự do 19

1.3 Ý thức phái tính trong điện ảnh Việt Nam đương đại 21

1.3.1 Phái tính trong điện ảnh và điện ảnh Việt Nam đương đại 21

Trang 9

1.3.2Vai trò của cách tiếp cận phái tính trong điện ảnh Việt Nam

đương đại 25

1.3.3Vài nét về ba bộ phim Trăng nơi đáy giếng của Nguyễn Vinh Sơn, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Phan Quang Bình và Bi, đừng sợ của Phan Đăng Di 26

Tiểu kết 28

CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ PHÁI TÍNH TỪ BÌNH DIỆN HÌNH TƯỢNG THẨM MỸ VÀ DIỄN NGÔN 29

2.1 Vấn đề phái tính từ bình diện hình tượng thẩm mỹ 29

2.1.1 Hệ thống nhân vật 29

2.1.2 Hệ thống biểu tượng 53

2.1.3 Không - thời gian 62

2.2 Vấn đề phái tính từ bình diện diễn ngôn 68

2.2.1 Lời thoại của nhân vật 68

2.2.3 Điểm nhìn trần thuật 72

Tiểu kết 76

CHƯƠNG 3 NGÔN NGỮ ĐIỆN ẢNH TRONG VAI TRÒ THỂ HIỆN VẤN ĐỀ PHÁI TÍNH 77

3.1 Nghệ thuật dàn cảnh 77

3.1.1 Bối cảnh/ Khung cảnh 77

3.1.2 Ánh sáng 84

3.1.3 Phục trang, đạo cụ 87

3.1.4 Diễn xuất của diễn viên 88

3.2 Quay phim 91

3.3 Âm thanh 98

Tiểu kết 101

KẾT LUẬN 102

PHỤ LỤC 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu khám phá chiều sâu bản thể con người càng được nâng cao, sự trỗi dậy của ý thức phái tính là một trong những con đường để chinh phục bản thể con người, để hiểu hơn về loài người

Khác với nền văn hóa phương Tây, phụ nữ đã đấu tranh đòi bình đẳng

từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX [52], ở các nền văn hóa Á Đông, người phụ nữ bị coi là phái yếu và bị đối xử bất bình đẳng so với nam giới Các quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “nữ nhi thường tình”… đã bắt rễ vào cội nguồn tư tưởng của các gia đình truyền thống Hành trình hóa giải quan niệm, tư tưởng đó đã được các nhà cấp tiến tiến hành từ lâu, ý thức về phái tính của nữ giới là một trong những nỗ lực đòi hỏi nữ quyền, bình đẳng giới đang phát triển hiện nay

Trong hành trình nhận thức lại bản thể đó, các loại hình nghệ thuật đóng vai trò quan trọng, là cầu nối để con người ngắm nhìn và chiêm nghiệm chính mình Ra đời sau muộn nhưng điện ảnh vẫn thể hiện được uy thế và phẩm chất của nó, song hành cùng các loại hình nghệ thuật khác kiếm tìm và khám phá cái Đẹp, chinh phục cái tôi bản thể

1.2 Lựa chọn Trăng nơi đáy giếng (Nguyễn Vinh Sơn), Cánh đồng bất

tận (Nguyễn Phan Quang Bình) và Bi, đừng sợ (Phan Đăng Di) làm đối tượng

nghiên cứu bởi đây là ba bộ phim của ba đạo diễn đã khẳng định được phong cách và tên tuổi trong nền điện ảnh Việt Nam đương đại Cả ba bộ phim đã giành được nhiều giải thưởng lớn trong các Liên hoan phim Việt Nam và quốc

tế Ba bộ phim dựng lên bối cảnh văn hóa ở ba vùng miền trên đất nước (Huế

- Cà Mau – Hà Nội) và có cấp độ thể hiện ý thức phái tính tăng dần từ Trăng

nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận và đến Bi, đừng sợ đã có sắc thái nữ quyền

Hai trong ba bộ phim chúng tôi lựa chọn để khảo sát là tác phẩm

chuyển thể (Trăng nơi đáy giếng được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Trần Thùy Mai; Cánh đồng bất tận được chuyển thể từ truyện ngắn

cùng tên của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) Do vậy, một cách ngẫu nhiên, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu sự dịch chuyển trong cách nhìn nhận phái tính giữa đạo diễn

Trang 11

và nhà văn, bởi thông qua cách ứng xử với “văn bản nguồn” sẽ bộc lộ cách nhìn nhận của các nhà đạo diễn về vấn đề này

Cơ chế sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn bất khả giải, nên sự nhận diện, lý giải chỉ là logic của một niềm tin, suy luận cá nhân,

do vậy, không tránh khỏi chủ quan võ đoán Đó phải chăng là lý do cho phép

có nhiều cách đọc khác nhau với một tác phẩm nghệ thuật, tiếp cận tác phẩm điện ảnh từ vấn đề phái tính là một trong những cách đọc đó

Tiếp cận điện ảnh Việt Nam đương đại từ góc nhìn phái tính, chúng tôi muốn vận dụng một cách đọc mới vào tác phẩm điện ảnh, đem lại cái nhìn chân thực về một đặc điểm của điện ảnh đương đại, qua đó khẳng định sự nhạy bén, linh hoạt của nghệ thuật điện ảnh trong việc bám sâu vào đời sống

và tâm thức bản thể con người, đồng thời cũng góp phần phác họa, định hình nền điện ảnh nói riêng và diễn đạt tinh thần thời đại, nền văn hóa, xã hội Việt

Nam nói chung

2 Lịch sử vấn đề

Tiếp cận các tác phẩm văn học và điện ảnh từ lý thuyết phái tính là vấn

đề không mới nhưng còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và làm sáng rõ

Như Nguyễn Thị Bình trong bài viết Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương

đại [31]: “…chúng tôi dùng cách gọi “ý thức phái tính” để chỉ một dạng thức

nữ quyền được nhận diện qua sáng tác văn xuôi của một số nhà văn nữ”, “Ý thức nữ quyền có thể xem như biểu hiện mạnh nhất, tự giác nhất của ý thức nữ tính” Nhận thấy mục đích của luận văn là muốn tập trung nghiên cứu sâu vào vấn đề phái tính trong điện ảnh Việt Nam đương đại nên chúng tôi tiếp nhận quan điểm của Nguyễn Thị Bình, tức là coi ý thức phái tính là một dạng thức đơn sơ của nữ quyền Trong phần tìm hiểu lịch sử vấn đề sẽ trình bày lịch sử nghiên cứu nữ quyền – dạng thức “mạnh nhất, tự giác nhất” của ý thức phái tính Trong giới hạn tìm hiểu của chúng tôi thì chưa có nhiều bài viết, bài nghiên cứu về phái tính trong điện ảnh Việt Nam đương đại Dưới đây, qua những tài liệu được tiếp cận, chúng tôi tìm hiểu lịch sử nghiên cứu phái tính trên thế giới và Việt Nam trong giới hạn của mình

Trang 12

2.1 Tình hình nghiên cứu phái tính ở nước ngoài

Nghiên cứu phái tính và nữ quyền trên thế giới được chia làm ba giai đoạn Những lý thuyết tiên phong là học thuyết phân tâm học của S.Freud với

“mặc cảm Ơđip” và sau đó là sự thay thế bằng học thuyết cấu trúc và hậu cấu trúc của Lacan: “Lacan đã thay thế bộ ba cổ điển của phân tâm (theo học

thuyết của Freud) gồm Cái ấy (Id), Bản ngã (Ego) và Siêu ngã (Superego) bằng các cấu trúc gồm Cái tưởng tượng (Imagiari), Cái biểu trưng (Symbolic), và Cái thực tồn (Real) để đại diện cho các giai đoạn trong sự

trưởng thành về tâm lý của con người Theo Lacan, dương vật biểu trưng cho quyền lực tính dục” [83]

Tiếp đó là tác phẩm Một căn phòng cho riêng mình (A room for one’s

own) (1929) của Virginia Woolf, tác phẩm được coi như “sách vỡ lòng” của

phê bình nữ quyền Nhờ Woolf mà các tác giả nữ ngày nay có những khái niệm gợi mở về cách suy nghĩ thông qua người mẹ, về ý kiến của đàn bà, và

về tinh thần song giới (dung hòa cả hai giới tính) Nhiều quan điểm lý thuyết mâu thuẫn của tư tưởng nữ quyền đương đại bắt nguồn từ trí tưởng tượng đột phá vượt giới hạn của Woolf và những xung đột sáng tạo của bà

Sau đó, năm 1949, Simone de Beauvoir viết Giới nữ (2 tập) Tác phẩm

ngay lập tức được chú ý và gây nhiều tranh cãi trên phạm vi toàn cầu Bằng những hiểu biết sâu sắc về sinh học, triết học, lịch sử, dân tộc học, văn học nghệ thuật, “tác giả đã viết về người phụ nữ, cái nửa nhân loại từ trước tới nay vẫn bị che lấp sau màn sương kỳ thị” Cuốn sách nổi tiếng với câu nói “Chúng

ta không bẩm sinh là đàn bà mà trở thành đàn bà” (One is not born, but rather

becomes, a women) Beauvoir chủ ý phá bỏ luận bản chất cho rằng đàn bà

sinh ra đã là “đàn bà” (là phái yếu) chứ không phải trở thành như vậy qua quá trình vận động của xã hội Bà khẳng định, phụ nữ có khả năng lựa chọn như nam giới và vì thế có thể lựa chọn nâng cao vị thế của mình Phụ nữ cần phải giải phóng mình và phục hồi cái tôi của mình, trước hết bằng cách cho phép mình vượt lên qua những hướng đi tự do, tự hào về bản thân trong suy nghĩ, trong sáng tạo, trong hành động giống như nam giới Bà cũng đặt ra những đòi hỏi đối với xã hội trong mục tiêu hướng tới bình đẳng nam nữ, và muốn làm

Trang 13

được điều đó thì cần phải điều chỉnh các cấu trúc xã hội như luật pháp, giáo

dục, phong tục… Giới nữ vì thế được coi là Thánh kinh của chủ nghĩa nữ

quyền

Sau quan điểm của Simone de Beauvoir, hàng loạt các nhà nghiên cứu khác đưa ra quan điểm của mình như Helean Ciroux, Lucy Irigaray, Julia Kristeva Họ là ba bình luận gia nổi tiếng tạo ảnh hưởng lớn ở Âu Mỹ về chủ nghĩa nữ quyền Sau đó các nhà bình luận của giới nữ như tụ tập thành hội quần anh tung ra đủ sách báo thành một trận địa quốc tế bền vững Giới tính thời hiện đại là tranh thủ quyền lực nữ tính như đặt nặng vấn đề khác tính trong chính trị, ca tụng bản chất nữ tính, hình tượng nữ tính, đề xướng văn hóa

nữ tính, mô tả mỹ học nữ tính, lý luận về cơ cấu giới tính [50]…

Phong trào phê bình nữ quyền bắt đầu thịnh hành từ thập niên 70 của thế kỷ XX Từ đây, những vấn đề quan trọng của chủ nghĩa nữ quyền được

hình thành và phát triển Tác giả tiêu biểu là Doris Lessing với công trình The

Golden Notebook (Cuốn sổ tay vàng) Tác phẩm được coi như tuyên ngôn của

chủ nghĩa nữ quyền: “Các nhà hoạt động nữ quyền có thể coi Cuốn sổ tay

vàng như là tiên phong cho cái nhìn của thế kỷ XX về quan hệ nam – nữ”

Chủ nghĩa nữ quyền tiếp tục phát triển trong các thập niên tiếp theo Nó

là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu tiếp tục khai triển, trong văn học, điện ảnh và cả các loại hình nghệ thuật khác

2.2 Tình hình nghiên cứu phái tính tại Việt Nam

Ở Việt Nam, nghiên cứu về phái tính cũng

có thể chia làm ba giai đoạn: Những năm đầu thế

kỷ XX – 1998; Từ 1999 đến 2005 và giai đoạn từ

2005 đến nay

Ở giai đoạn đầu tiên, ý thức phái tính được

manh nha ở các “nữ sĩ tiên phong cổ xúy phong

trào nữ quyền qua hoạt động báo chí và văn học”

như Hằng Phương, Sương Nguyệt Anh, Phan Thị

Bạch Vân… Tiếp đó, lần đầu tiên trong lịch sử văn

học, phụ nữ trở thành trung tâm của các cuộc bàn luận văn chương qua

chuyên mục “Văn học với nữ tánh” trên tờ Phụ nữ tân văn của Phan Khôi

Trang 14

Theo Phan Khôi, viết văn cũng là một thiên chức của đàn bà, vì đàn bà “có nhiều tư cách rất là thích hiệp với văn học” như “tánh trầm tĩnh, nhẫn nại”, hơn nữa, “văn học chuyên trọng về đường tình cảm” mà đàn bà “là giống có tình cảm nhiều hơn đờn ông” [39] Ông nhấn mạnh sự khác biệt giữa hai khái niệm “nữ tánh” “nghĩa nó là giống đàn bà (sexe féminin)” với “cái tánh của đàn bà” (caractère de femmes) [40] Sự phân biệt ấy giống như sự phân biệt giữa khái niệm “phái tính” và “nữ tính” sau này Có thể nói, những bài viết của ông mở ra một giả thuyết văn học thú vị và có sức khai phá Tuy nhiên,

qua cách đặt tiêu đề bài viết: Về văn học của phụ nữ Việt Nam, Văn học với nữ

tánh, Lại nói về vấn đề văn học với nữ tánh… chúng ta thấy với Phan Khôi thì

phụ nữ, nữ tánh đứng ở vế sau của văn học, nó mới chi phối văn chương chứ

chưa phải là chủ thể sáng tạo văn chương

Năm 1988, trong cuốn Tổng quan văn học miền Nam, lần đầu tiên Võ

Phiến sử dụng thuật ngữ phái tính để chỉ sự khác biệt của các cây bút nữ Đến giai đoạn này phụ nữ không còn đứng ở vế sau của văn học nữa mà họ đã xuất hiện với tư cách là những chủ thể đông đảo trong sáng tạo văn chương “Đứng

về phương diện phái tính, văn học miền Nam thời kỳ 54-75 càng ngày càng

nghiêng về nữ phái Thoạt đầu trên văn đàn nghe tiếng ồm ồm, cuối cùng nghe ra eo éo” [19] Có thể thấy ngay trong nhận định này của Võ Phiến đã chứa đựng thành kiến về phái tính Hiển nhiên, cái giọng như vậy cũng có trong tác phẩm của nam giới Vì thế, đến Võ Phiến, vấn đề phái tính trong văn học nữ vẫn chưa được xác định rõ

Sau đó 10 năm, bài Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sĩ [42] của

Phương Lựu hướng sự chú ý về phái tính ở khía cạnh bản thể sáng tạo – nữ giới Theo Phương Lựu, phương diện sống “không được sâu rộng” của nữ giới quy định “mầu sắc tự truyện” và đề tài chủ yếu của họ là tình yêu Quan điểm này tìm ra được nét khái quát nhất của văn học nữ đương thời nhưng tự thân

nó không có được tính khu biệt rõ ràng

Ở giai đoạn thứ hai, nhiều chuyên đề liên quan đến phái tính trong văn học có sức lan tỏa rất nhanh trên văn đàn, nhất là ở ngoài nước Do có sự tiếp xúc với chủ thuyết nữ quyền, dòng văn học hải ngoại có bước đột phá rất

Trang 15

ngoạn mục trong việc nghiên cứu về phái tính Những chuyên đề như Tình

yêu, tình dục và phái tính trong văn học, Tình yêu tình dục của Tạp chí Việt,

chuyên đề Văn học nữ quyền… tiếp tục mở ra nhiều khám phá Với bài Phụ

nữ và văn chương [54], Châm Khanh vừa đặt lại vấn đề của Phan Khôi nhưng

lần này, phụ nữ được đưa lên vị trí hàng đầu, vừa tiếp tục triển khai nhận định của Võ Phiến, rằng trong văn học có sự xuất hiện ngày càng đông của tác giả

nữ Tác giả tỏ ra ngần ngại trước một vấn đề quan trọng: Cách viết của phụ nữ

so với nam giới có gì khác? Sự cá biệt lớn nhất thực chất là vấn đề nữ quyền

Các bài viết sau đó như Dục tính: Chân móng hay đỉnh tháp của văn chương? của Nguyễn Hoàng Đức, Tình dục trong văn học Việt Nam dưới cách nhìn của

đạo lý hồn nhiên và của đạo lý học thuyết của Nguyễn Hữu Lê, Dục tính trong văn chương và vấn đề đạo đức của Hoàng Ngọc Tuấn đều đề cập đến cuộc

giải phóng phụ nữ, giải phóng tình dục Họ cho rằng, phụ nữ có quyền phát biểu khát vọng dục tính của mình Hoàng Ngọc Tuấn chỉ ra thái độ trả thù phái tính ấy chỉ là hệ quả của tinh thần phản kháng bồng bột thời kỳ đầu, về sau, các nhà văn nữ càng ngày càng tỏ ra sáng suốt và bình tĩnh hơn trước vấn

đề thoát khỏi những ràng buộc phái tính và dục tính để suy nghĩ đến những ý nghĩa rất bình thường trong cuộc sống: những ý nghĩa về bản thân, hạnh phúc, gia đình, phái tính, trách nhiệm, tình yêu, chiến tranh, tự do, đạo đức…

Ở giai đoạn thứ ba, từ 2006 đến nay, có ba khuynh hướng chính: khuynh hướng thứ nhất nghiên cứu văn học nữ thiên về dục tính/sex; khuynh hướng thứ hai nghiên cứu văn học nữ thiên về nữ tính/thiên tính nữ; khuynh hướng thứ ba nghiên cứu văn học nữ trên bình diện văn học nữ quyền

Trong thời gian gần đây, có nhiều bài viết, bài dịch liên quan đến phái tính, giới tính, nữ quyền như: “Jeffrey Nealon – Susan Searls Giroux – Queer”

in trong The Theory Toolbox – Critical Concepts for the Humanities, Arts &

Social Sciences, p.170-5., Rowman & Littlefield Publishers, Inc., 2003 (Trần

Ngọc Hiếu dịch) [58]; Lý thuyết hóa phái tính/giới tính ở Nhật Bản thời cận

đại: Hoa trinh nữ và Đỗ quyên của Kitamura Kigin của Paul G.Schalow

(Phạm Phương Chi và T.H.Y dịch)[77]; Giới tính, tính dục và tính hành diễn

tính dục (Gender, sex, and Sexual performativity)” của Judith Butler do Hồ

Liễu dịch [47]; Quan niệm về phái tính của Lê Văn Quảng [62], Đôi nét về sự

Trang 16

hình thành ý thức phái tính và Chủ nghĩa nữ quyền trong lịch sử văn hóa Đông – Tây của Nguyễn Thị Thanh Xuân [83], Về sự xác lập ý thức phái tính

và nữ quyền trong văn học Việt Nam truyền thống của Nguyễn Thị Thanh

Xuân [82], Bước đầu xác lập một số khái niệm trong phê bình văn học nữ

quyền của Hồ Khánh Vân [85], Ý thức phái tính trong văn xuôi nữ đương đại

của Nguyễn Thị Bình [31] Những bài viết này cho thấy sự đa dạng và phong phú trong những cách tiếp cận khái niệm phái tính, sự ứng dụng lý thuyết phái tính vào nghiên cứu văn học, điện ảnh và các loại hình nghệ thuật khác

Nghiên cứu về vấn đề phái tính cũng có một số công trình là luận án,

luận văn nghiên cứu ý thức phái tính trong văn học: Luận án tiến sĩ Vấn đề

phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu) của Nguyễn Thị Thanh Xuân, luận

án đã hệ thống và lý giải một cách cơ bản về lý luận phái tính và nữ quyền trong văn hóa và diễn ngôn văn học, chỉ ra được những biểu hiện phái tính trong văn xuôi của các cây bút nữ, lý giải sự phát triển của ý thức phái tính là

do hệ quả của quá trình dân chủ hóa xã hội và văn học; Luận văn thạc sĩ Ý

thức phái tính trong sáng tác văn xuôi nữ từ sau 1975 (Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Thùy Mai, Y Ban, Phạm Thị Hoài, Đỗ Hoàng Diệu) của Phạm Thị Thu

Huyền tại trường Đại học Đà Nẵng, luận văn đã xác định nội hàm thuật ngữ ý thức phái tính và vận dụng nó vào tìm hiểu trong một số sáng tác của các nhà

văn nữ tiêu biểu sau 1975; Luận văn thạc sĩ Dịch và vận dụng tiểu luận The signification of the phallus của J Lacan vào nghiên cứu bản sắc giới trong

tác phẩm của M Duras của Ngô Thị Thanh tại trường Đại học Sư phạm Hà

Nội, luận văn chủ yếu giới thiệu, làm rõ một số phương diện của lý thuyết phân tâm học Lacan – lĩnh vực còn chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam

trên phương diện bản sắc giới; Luận văn thạc sĩ Về một đặc điểm tư duy thơ

nữ gần đây: Ý thức phái tính (qua Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh) của Nguyễn Thị Hồng Giang tại trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, luận văn đã trình bày khái niệm phái tính, đưa ra những biểu hiện phái tính trong thơ nữ Việt Nam qua một số tác giả tiêu biểu, khẳng định ý thức phái tính là một đặc điểm của tư duy thơ nữ gần đây… Những công trình này là tài liệu tham khảo hữu ích cho chúng tôi trong quá trình tiếp cận vấn đề

Trang 17

phái tính, chúng tôi có thể đối chiếu, so sánh vấn đề phái tính trong các tác phẩm văn học và các tác phẩm điện ảnh

Trong giới hạn tài liệu của chúng tôi thì nghiên cứu vấn đề phái tính trong điện ảnh Việt Nam đương đại hầu như còn để trắng Có một số bài viết

trên các trang báo mạng như bài viết Những bộ phim mang màu sắc nữ quyền

của Lam Khanh trên trang web của báo Công an nhân dân vnca.cand.com.vn [53], bài viết mới giới thiệu một số bộ phim mang màu sắc nữ quyền của các

nhà đạo diễn nữ, nêu vai trò của đạo diễn, diễn viên trong bộ phim; Phân tâm

học và chủ nghĩa duy dương vật trong điện ảnh [57] của Minh Hoàng đăng

trên tamlyhoc.vn; Nữ tính trong phim sẽ cứu rỗi thế giới? [60] của Hữu Long trên thegioidienanh.vn; Cances 2014: Nữ quyền và các ông lớn [81] của Khải Trí trên vietnamnet.vn; Khải Trí (lược dịch từ The Daily Beast) có bài Phim

khiêu dâm đi tìm nữ quyền [82] trên vietnamnet.vn, gần đây có một chuyên đề

gồm 5 kỳ trên thoiviet.com.vn do Hải Duy và Hoàng Linh Lan thực hiện: kỳ

1: Làn sóng nữ quyền của điện ảnh thế giới, kỳ 2: Đạo diễn nữ Việt Nam:

Những bông hoa ngát hương trong định kiến, kỳ 3: Đạo diễn Việt Linh: Người đàn bà đắm đuối với phim ảnh, kỳ 4: Nhà sản xuất nữ và hai “cuộc chiến”, kỳ

5: Hồng Ánh: Chuyển động trên đường, kỳ 6: Những bóng hồng đóng thế,

trong đó có đưa ra nhận định: “Phim của các đạo diễn nữ Việt Nam không xoáy sâu vào vấn đề nữ quyền với những tiếng nói mạnh mẽ như các tác phẩm thế giới Trái lại, nó đi sâu, đi sát vào những thân phận người trong từng biến động của đất nước, của thời cuộc bằng trái tim, hơi thở và sự đồng cảm ngọt ngào Trong đó, dĩ nhiên không thể thiếu những-thân-phận phụ nữ Nhiều cảnh đời, nhiều hoàn cảnh, nhiều bi kịch,… Dù chỉ là dừng chân ghé qua hay đau đáu cả một đời thì phim ảnh, với “tham vọng” kể một câu chuyện đượm thiên tính nữ bằng những thước phim chưa bao giờ cạn trong trái tim các

“thục nữ” trót mê nghiệp đạo diễn” [49] Như vậy, dù có những bài viết về điện ảnh và phụ nữ nhưng nội dung các bài viết không tập trung vào vấn đề phái tính trong điện ảnh Việt Nam đương đại

Trang 18

2.3 Những bài viết, bài phê bình về ba bộ phim Trăng nơi đáy giếng, Cánh

đồng bất tận và Bi, đừng sợ

Tìm hiểu, nghiên cứu về truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng của Trần Thùy Mai và ba bộ phim

Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận và Bi, đừng sợ có rất nhiều bài viết,

bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các báo mạng, tuy nhiên hầu hết là những bài điểm phim hay những bài bình luận phim, hầu như không có tài liệu nghiên cứu ba bộ phim dưới góc nhìn ý thức phái tính

Về bộ phim Trăng nơi đáy giếng của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn có các bài viết: Xem Trăng nơi đáy giếng: Có bóng thay hình [73] của Thư Hoài,

Trăng nơi đáy giếng – Nỗ lực gỡ bỏ thói quen của Vinh Sơn [74] của Nguyễn

Quang Lập, Nhà văn Trần Thùy Mai gặp lại Trăng nơi đáy giếng [76] của Hoàng Thu; Vinh Sơn và Trăng nơi đáy giếng [48] của Nguyễn Chương; Tính

đa nghĩa và nghệ thuật thể hiện của phim Trăng nơi đáy giếng [41], Bình luận phim Trăng nơi đáy giếng [75] của Đặng Minh Liên, Khắc khoải Trăng nơi đáy giếng [56] của Đỗ Huệ; Người đàn bà phía sau Trăng nơi đáy giếng [46]

của Nguyễn Thanh Bình…

Về truyện ngắn và phim Cánh đồng bất tận có những bài viết: Cánh

đồng bất tận – Từ góc nhìn phân tâm học [55] của Hoàng Đăng Khoa, Hành trình mênh mang của Cánh đồng bất tận [69] của Nguyên Minh, Cánh đồng bất tận – điểm trừ và điểm cộng [80] của Hương Trần, Cánh đồng bất tận –

Bộ phim Việt Nam làm xôn xao dư luận năm 2010 [70] của Thường Ngọc…

Về phim Bi, đừng sợ có những bài viết: Về “khoảng cách thẩm mỹ” và

vấn đề tiếp nhận tác phẩm Bi, đừng sợ của công chúng Việt Nam đương đại

của Hoàng Cẩm Giang [35], Bi, đừng sợ - nỗi đau ngọt ngào từ những viên đá [65], Phan Đăng Di: Bi, đừng sợ là hành trình cuộc sống [67], Bi, đừng sợ

đoạt hai giải lớn tại Thụy Điển [68] của Nguyên Minh, Bi, đừng sợ - phim nghệ thuật thách thức khán giả [66] của Trung Row, Đôi điều về bộ phim Bi, đừng sợ của đạo diễn Phan Đăng Di [61] của Đỗ Thị Bạch Như, Những mảnh đời không tương hợp trong Bi, đừng sợ [64] của Lê Nguyên…

Các bài viết trên là những cảm nhận, bình luận của khán giả, nhà chuyên môn xung quanh truyện ngắn và các phim, chưa có bài viết, bài nghiên

Trang 19

cứu nào đi sâu phân tích và lý giải một cách có hệ thống vấn đề phái tính trong các phim Với đề tài này, chúng tôi mong muốn làm được điều đó

3 Đối tượng, mục đích và phạm vi đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong luận văn, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu ý thức phái tính

trong điện ảnh Việt Nam đương đại, cụ thể qua ba bộ phim Trăng nơi đáy

giếng, Cánh đồng bất tận và Bi, đừng sợ Chúng tôi sẽ tìm hiểu, phân tích và

lý giải các biểu hiện phái tính trong ba bộ phim về mặt nội dung cũng như ngôn ngữ điện ảnh thể hiện ý thức phái tính đó Ngoài ra, chúng tôi sẽ so sánh

“văn bản nguồn” là hai truyện ngắn cùng tên Trăng nơi đáy giếng của Trần Thùy Mai và Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư để so sánh cách “ứng

xử”, sự dịch chuyển về cách nhìn phái tính giữa bộ phim chuyển thể và “văn bản nguồn” để thấy được phong cách làm phim của các nhà đạo diễn

đó thấy được khả năng bám sát đời sống bản thể của nghệ thuật điện ảnh Đồng thời, cũng thể hiện một cách tiếp cận mới vào nghiên cứu tác phẩm điện ảnh, thấy được sự đa dạng hóa của các “cách đọc” văn bản nghệ thuật

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu chủ yếu là các tác phẩm điện

ảnh Việt Nam đương đại, tiêu biểu là ba bộ phim Trăng nơi đáy giếng, Cánh

đồng bất tận, Bi, đừng sợ, có so sánh với hai truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng

của Trần Thùy Mai và Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư là hai “văn

bản nguồn” của hai bộ phim chuyển thể

Trang 20

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, chúng tôi vận dụng một số phương pháp và

thao tác nghiên cứu sau:

4.1 Phương pháp liên ngành: để thấy được bản chất thẩm mỹ, mỹ học của tác phẩm điện ảnh Việt Nam đương đại, qua đó thấy được phong cách của đạo diễn

4.2 Phương pháp lịch sử: nhằm nhìn nhận lại quá trình biểu hiện của ý thức phái tính trong tiến trình văn học nghệ thuật

4.2 Phương pháp hệ thống: được sử dụng trong việc hệ thống hóa những quan điểm về phái tính, sự vận động của ý thức phái tính và các biểu hiện của ý thức phái tính trong điện ảnh Việt Nam đương đại

4.3 Thao tác phân tích - tổng hợp: được sử dụng trong quá trình phân tích những đặc điểm mang màu sắc phái tính

4.4 Thao tác so sánh, đối chiếu: được sử dụng trong quá trình so sánh một số vấn đề của văn học với điện ảnh, của điện ảnh truyền thống với điện ảnh đương đại

4.5 Thao tác thống kê: được sử dụng trong việc thống kê các số liệu và những vấn đề ngôn ngữ điện ảnh cụ thể

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm các nội dung chính sau:

Chương 1 Khái lược chung về phái tính và ý thức phái tính trong điện ảnh Việt Nam đương đại

Chương 2 Vấn đề phái tính từ bình diện hình tượng thẩm mỹ và diễn ngôn Chương 3 Ngôn ngữ điện ảnh trong vai trò thể hiện vấn đề phái tính

Trang 21

CHƯƠNG 1

KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ PHÁI TÍNH VÀ Ý THỨC PHÁI TÍNH

TRONG ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1 Khái lược chung về phái tính

1.1.1 Phái tính và các khái niệm hữu quan

Từ xa xưa, khi loài người biết phân biệt giữa đàn ông và đàn bà thì ý niệm về phái tính đã được hình thành Phái tính đã hiện hữu trong Kinh thánh

và trong đời sống Công giáo ngay khi có Chúa Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu phái tính trong văn học thì vẫn chưa có một khái niệm chính thống nào về thuật ngữ này Nếu

hiểu theo nghĩa hẹp, phái tính có thể coi là phạm trù giới tính (sex) để chỉ sự

khác biệt sinh lý, tự nhiên giữa nam và nữ, giống đực và giống cái Nó khu

biệt con người thành hai giống đặc điểm thiên về tự nhiên, do khách quan quy

định như: sinh lý, tâm lý, tính cách… Nhìn ở nghĩa rộng hơn, có thể thấy, phái

tính còn là sự tự ý thức của chính chủ thể Nó không bị chi phối bởi tính

khách quan, trở thành yếu tố chủ đạo khu biệt đặc tính nữ và đặc tính nam

Hiểu đến tận cùng, phái tính chính là sự tự ý thức của chủ thể về giới của

mình

Trong luận văn, kế thừa quan điểm của những người đi trước, chúng tôi

tổng hợp một hệ thống thuật ngữ để quy chiếu và định vị phái tính như sau:

Phái tính chỉ sự liên kết giữa giới và những bản tính đặc trưng cho từng phái riêng biệt, là cái được quy định bởi tự nhiên, gắn với cấu tạo sinh học phức tạp và bí ẩn của con người, phái tính không ngừng được nhận diện trong đời

sống cũng như trong tất cả các ngành khoa học

Trong hệ thuật ngữ liên quan đến phái tính, chúng tôi tạm đưa ra công

thức dịch: Phái tính = phái (gender) + giống/giới/giới tính (sex) Như vậy, phái nam = nam giới (the male sex) + tính nam/bản tính nam (masculinity); phái nữ = nữ giới (the fair sex) + tính nữ/bản tính nữ (femility) Ý thức về

“giới/ phái” (tính nam, tính nữ) là ý thức về phái tính

Phái tính là khái niệm được dùng để chỉ cả hai giới nam và nữ, nhưng thực tế xã hội loài người, đặc biệt xã hội Việt Nam là xã hội nam quyền nên nói đến ý thức phái tính, người ta thường nghĩ tới phái nữ nhiều hơn

Trang 22

Ý thức là ý thức của con người, nằm trong con người, không thể tách rời con người Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, phản ánh

bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội, là một hiện tượng xã hội Ý thức phái tính là quá trình tự ý thức khi con người tự soi lại bản thể để nhận thức về giới của mình, từ đó xác lập quyền bình đẳng giới

Trong mối quan hệ với giới tính, khái niệm phái tính mang nội hàm rộng hơn Xét về một góc độ nào đó, khái niệm phái tính gần với khái niệm

“giới” của xã hội học

Trong nhiều nghiên cứu gần đây, khái niệm phái tính thường gắn liền với ý thức nữ quyền Nhìn chung vấn đề ý thức phái tính được xác lập từ bình diện cá nhân, sau đó được nâng lên thành ý thức nữ quyền Trong điện ảnh Việt Nam đương đại, đã xuất hiện một số bộ phim mang sắc thái nữ quyền

như Chơi vơi (Đặng Nhật Minh), Mùa hè chiều thẳng đứng, Mùi đu đủ xanh (Trần Anh Hùng), Bi, đừng sợ (Phan Đăng Di)…

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của ý thức phái tính

Quan niệm cổ xưa về phái tính: “Phụ nữ là kẻ phái sinh”,“Đàn bà được sinh ra từ chiếc xương sườn của đàn ông”

Câu chuyện về nàng Eva được sinh ra từ chiếc xương sườn thứ bảy của Adam đã tồn tại trong tâm thức con người như khởi nguyên cho sự phụ thuộc của phụ nữ vào nam giới Theo Kinh thánh, cùng với biển cả, ao hồ, sông suối, chim muông, Thượng đế tạo ra chàng Adam với ý nghĩa “sẽ hoàn hảo nhất trong các loài động vật” Mong muốn tạo ra Adam “hoàn hảo” nhưng Thượng đế lại thấy chàng lại buồn bã và cô đơn nơi vườn Địa đàng, và để chàng khỏi buồn, Thượng đế “nhân từ” đã lấy chiếc xương sườn thứ bảy của chàng để tạo ra Eva để chàng có bạn Hình phạt cho việc ăn “trái cấm” ở vườn Địa đàng là cả Adam và Eva bị Đấng tối cao đày xuống mặt đất, bắt sống cuộc sống như những sinh vật khác (sẽ phải tự kiếm ăn, sẽ già đi, sẽ bị bệnh tật rồi trở về với cát bụi) Và hàng tháng, Eva sẽ phải mất đi một lượng máu từ trong

cơ thể, sẽ phải mang nặng, đẻ đau, già đi…

Như vậy, khởi sinh, phụ nữ - Eva đã là kẻ phái sinh, phụ tá và phụ thuộc vào nam giới – Adam như thế Do vậy, khi đối diện với đàn ông, đàn bà

Trang 23

được gọi là đàn bà, là kẻ khác (the other) chứ không được coi là con người

Điều đó chứa đựng một quan niệm đàn bà là thứ cấp, tự nó không hoàn chỉnh Thánh Thomas đã tuyên bố phụ nữ là một “người đàn ông không hoàn chỉnh”, chỉ là một sinh vật “phụ” Còn Aristotle cho rằng, đàn bà chỉ là vật chất (matière), phát triển một cách hỗn loạn, bừa bãi, nếu không có đàn ông, nhờ những hạt giống của họ, đem đến cho các vật chất này hình thái và mặt mũi

“Aristotle nói: Giống cái (female) là giống cái do sự thiếu thốn các đặc tính nào đó; chúng ta nên xem bản tính giống cái như bị đau buồn vì sự khiếm khuyết tự nhiên”

Sự phân biệt đối xử còn thể hiện ở một hình thức cao hơn, là ngôn ngữ Ngôn ngữ chỉ phụ nữ phái sinh ngay trên bề mặt, kết cấu ngôn ngữ chỉ nam

giới Chẳng hạn, women (đàn bà) phái sinh từ men (đàn ông), Mrs (bà) phái sinh từ Mr (ông), female (nữ) phái sinh từ male (nam) Nhiều nhà nghiên cứu

đã chỉ ra rằng hệ thống văn hóa phương Tây có tính trọng dương vật

(phallogocentric) Nền văn hóa ấy được cấu trúc qua những cặp đối lập như

nam/nữ, trật tự/hỗn loạn, ngôn ngữ/im lặng, hiện diện/vắng mặt, nói/viết, sáng/tối, mặt trời/mặt trăng, ngày/đêm, nóng/lạnh, lửa/nước, chủ động/bị động… mà những từ như nam, trật tự, ngôn ngữ, hiện diện là cấu trúc cơ bản của tư tưởng Tây phương

Quan niệm trung đại về phái tính: Ảnh hưởng của Nho giáo: “Đàn bà

và tiểu nhân thật khó nuôi dạy”, “Nhất nam viết hựu, thập nữ viết vô”

Ở phương Đông, theo Đạo Nho mà đứng đầu là Khổng Tử cho rằng

“nữ nhân nan hóa”, tức là “đàn bà thật khó dạy” bởi các nhà Nho quan niệm phụ nữ không có khả năng tiếp thu cái hay, cái mới và mặt khác rất khó bỏ tính nết xấu Đạo Khổng khoác lên người phụ nữ một cái áo cố hữu của bản chất ngu dốt, thiếu năng lực và ý chí cầu tiến Bởi vậy, nữ nhi trong xã hội phong kiến Nho giáo không được đến trường, đi học, không được thi thố tài năng Phải chẳng vì thế mà Hoa Mộc Lan quyết giả nam vào quân ngũ, Chúc Anh Đài quyết vấn tóc đến trường thi Dù có tài năng và cá tính thì người phụ

nữ được coi trọng và dám khẳng định mình trong xã hội xưa là không nhiều

Vì bị coi là ngu dốt, yếu ớt nên phụ nữ không được nhìn nhận và coi trọng,

Trang 24

quan niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” cũng xuất hiện từ đó Có lẽ vì vậy, trong hệ thống Nho giáo, người phụ nữ suốt đời bị lệ thuộc và phải phục tùng Nho giáo kìm chân người phụ nữ bên chiếc cối xay, bên xó bếp sau những lũy tre làng bởi tam tòng tứ đức Quan niệm trọng nam khinh nữ theo thời gian, dần ăn sâu vào tâm thức người dân phương Đông Một người đàn ông có thể lấy năm thê bảy thiếp, và phụ nữ phải cam chịu phận làm lẽ Thực

tế, Nho giáo không chỉ biến phụ nữ thành món đồ sở hữu của phái nam, trở thành những “con ở” không công mà còn hạ thấp phẩm giá, năng lực của người phụ nữ bằng những quy định hà khắc: không cho phép phụ nữ đi học, tham gia khoa cử và đặc biệt là không thể làm quan Và như vậy, sự nông nổi, thấp kém, ngu muội, dốt nát của đàn bà không phải là do yếu tố cá nhân mà nằm sâu ở vấn đề “phái tính” Quan niệm trọng nam khinh nữ đã bám rễ vào đời sống xã hội của người Việt Nam, và định kiến đó vẫn tồn tại ở nhiều vùng nông thôn trên cả nước Định kiến này đã được đạo diễn Lưu Trọng Ninh thể

hiện trong bộ phim chuyển thể Bến không chồng ở tình huống, trước bữa cơm,

người bố bắt 5 đứa con gái đọc hai câu “Chúng con là lũ vịt giời – Bé thời ăn hại, lớn thời bay đi” – một cảnh bi hài của sự ăn sâu tư tưởng trọng nam khinh

nữ trong đời sống người Việt

Quan niệm hiện đại về phái tính - ý thức về bản sắc nữ - bước khởi đầu xác lập nữ quyền

Trải qua một thời gian dài bị áp bức về chính trị, bị chèn ép về xã hội, không có quyền hành về kinh tế, lại bị tước đoạt về văn hóa (đàn bà con gái ít được đi học), tư tưởng tình cảm rơi vào trạng thái đè nén, ngay cả trong vấn

đề hôn nhân - gia đình phụ nữ cũng không có quyền định đoạt thì phụ nữ đã

“vùng lên” “Người ta không phải bẩm sinh là đàn bà mà trở thành đàn bà” là

lời khẳng định của Simone de Beauvoir trong tác phẩm Giới nữ Cuốn sách chỉ ra sự khu biệt giữa hữu và sinh thành, thể hiện và chuyển biến, giống (sex)

và phái (gender) “Trở thành” (devient) vừa là kết quả của quá trình bị cải

huấn, vừa là kết quả của quá trình tự định hướng/ dự phóng Bà nhận ra phụ

nữ ở một cái nhìn mới, những khu biệt thuộc về trật tự văn hóa, không phải tự nhiên: “Đàn bà đơn giản là cái gì mà đàn ông ban bố; vì vậy, đàn bà được gọi

Trang 25

là “giống”, nghĩa là chủ yếu xuất hiện đối với đàn ông như một giống (cái) Đối với y, đàn bà là giống – tuyệt đối là giống, không hơn không kém Đàn bà được xác định và khu biệt khi đối chiếu với đàn ông, không phải đàn ông đem đối chiếu với đàn bà; đàn bà là một ngẫu nhiên, phi yếu tính đối lập với yếu tính Y là Chủ thể, là Tuyệt đối – còn đàn bà là Tha thể” [19]

Ý thức phái tính của Beauvoir bộc lộ sự siêu việt và có hơi hướng siêu giới tính ở chỗ bà nhận ra trong quá trình trở thành đó có vai trò của cả sự “tha hóa” của phụ nữ Giữ vững tư tưởng hiện sinh hiện sinh trong sự tự do tuyệt đối của mỗi cá thể tồn tại không phân biệt giới tính, Beauvoir cho rằng không phải phụ nữ luôn luôn vô tội trong sự phụ thuộc của họ Bởi phụ nữ hoàn toàn

có tự do trong sự dự phóng để đi đến những khả thể của phái tính, dù mạo hiểm và chênh vênh Để giải phóng phụ nữ, bà vẫn luôn giữ vững quan niệm hiện sinh chủ nghĩa cho rằng, mỗi cá nhân, không phân biệt giới tính, giai cấp, lứa tuổi, cần được khuyến khích để họ tự xác định cho mình và nhận lấy trách nhiệm cá nhân đến với sự tự do

Sau này, quan điểm của Simone de Beauvoir tiếp tục được nhiều người phụ nữ triển khai như Monique Wittig, Judith Butler Trong một tiểu luận năm

1986, Judith Butler đưa ra một đề cương triệt để về vai trò thể xác khi lý giải những quy tắc của phái tính: “Khi phát biểu người ta không phải sinh ra, nhưng trở thành người đàn bà không hàm ngụ là sự “trở thành” này phải kinh qua chặng đường từ tự do giải thể (disembodied freedom) đến hiện thân văn hóa Điều đó có nghĩa là khởi từ thể xác rồi sau đó mới trở thành phái tính Vận động từ giống đến phái ở nội tại trong đời sống hiện thân, nghĩa là đi từ loại hiện thể này qua loại hiện thể khác Sống hay kinh nghiệm của giống đã hàm ngụ là có phái tính rồi” [63]

Khác với phụ nữ trong xã hội cũ chỉ sống với bản năng của một người đàn bà là sinh con, và chăm lo cho gia đình, phụ nữ hiện đại đã biết tự giải phóng mình, họ không còn bị bó hẹp với chức năng trong gia đình mà còn vươn ra đảm nhiệm những chức năng xã hội, thậm chí đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng của bộ máy chính trị Trên mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội, phụ nữ cũng tham gia và giành được nhiều thành tựu đáng kể Đó là một bước

Trang 26

tiến nhưng cũng là một sự thừa nhận hiển nhiên mà người phụ nữ đáng được thừa nhận từ lâu

1.2 Biểu hiện của ý thức phái tính

Trong văn học hay điện ảnh, ý thức phái tính biểu hiện khá phong phú

và linh hoạt qua từng thời kỳ phát triển Ý thức phái tính tập trung thể hiện qua các chủ đề, câu chuyện mà nhà văn, nhà đạo diễn muốn truyền tải, đó có thể là cuộc sống hôn nhân, tình yêu, gia đình, sự nghiệp, con cái… thậm chí những vấn đề được xem là “cấm kỵ” như đề cao tính dục, đề cao thân xác, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ và đả kích vào thói gia trưởng, nam quyền cũng được các tác phẩm nghệ thuật khai thác, thể hiện Ý thức phái tính, như trên

đã nói có nhiều hình thức biểu hiện phong phú, trong luận văn chúng tôi đưa

ra một vài biểu hiện của ý thức phái tính tiêu biểu

1.2.1 Ý thức về thiên tính nữ: sự đảm đang, bao dung và thiên chức làm mẹ

Với Việt Nam, thiên tính nữ đã ẩn sâu vào lớp trầm tích văn hóa từ lâu đời Từ xưa, con người đã mang trong mình triết lý sống hài hòa, bình ổn Họ sống và làm bạn cùng thiên nhiên Triết lý tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực

có thể xem là khởi nguồn của cảm quan thiên tính nữ Để phân biệt giữa

nguyên lý tính nữ (thiên tính nữ) và nguyên lý tính Mẫu, trong tác phẩm Mẫu

thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh cho rằng, thiên tính nữ đơn thuần là “tính

mềm mại, tính nhu, uyển chuyển của người phụ nữ, nó chưa phát triển lên thành tính Mẫu” Thiên tính nữ gợi đến yếu tố trực giác, những tâm trạng mơ

hồ, nhạy cảm với điều phi lý, tình cảm với thiên nhiên

Thiên tính nữ được soi chiếu dưới nhiều dạng thức Về đạo đức học,

thiên tính nữ là tấm lòng bao dung, rộng lượng với mọi người; là thiên tính làm mẹ, tình cảm hồn nhiên muốn đùm bọc, chở che; là lòng vị tha và đức hy sinh; là sự cảm thông, chia sẻ với những đau khổ của đồng loại; đặc biệt là

ước vọng khát khao sống, khát khao dâng hiến Xét trên phương diện mỹ học,

thiên tính nữ là vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng; là sự quyến rũ, mềm mại, uyển chuyển; là sự nhạy cảm, tinh tế, giàu cảm xúc; là sự linh cảm, trực giác Tựu trung lại, thiên tính nữ thể hiện vẻ đẹp, bản năng của phụ nữ, tình yêu, sự hết mình, lòng tận tâm, đặc biệt là khả năng tái sinh, ban tặng sự sống

Trang 27

Trong bài viết Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió [20, 357],

Hoàng Ngọc Hiến đã chỉ ra nguyên tắc tính nữ chính là nguyên tắc tư tưởng tạo ra cảm hứng chủ đạo trong văn Nguyễn Huy Thiệp Ở bài viết này, Hoàng Ngọc Hiến đưa ra quan niệm của ông về thiên tính nữ Theo ông, thiên tính nữ trước hết là “tinh thần của cái đẹp”, “là tấm lòng bao dung và hào phóng với tất cả mọi người”, “là thiên tính làm mẹ, tình cảm hồn nhiên muốn che chở, đùm bọc, cứu giúp”, là “sự đau khổ với những giọt nước mắt trong lành và màu nhiệm”, là “tấm lòng bao la sẵn sàng thông cảm với mọi người, kể cả những con người độc ác” Thiên tính nữ là tinh thần vị tha và đức hy sinh Và Hoàng Ngọc Hiến kết luận rằng, “Nếu ai đó hy vọng cái đẹp cứu vãn thế giới thì với Nguyễn Huy Thiệp, thiên tính nữ sẽ cứu vãn thế giới”

1.2.2 Ý thức về cá tính: khao khát khẳng định cái tôi cá nhân, chấp nhận cô đơn và chủ động đấu tranh cho tình yêu, hạnh phúc

Khao khát khẳng định cái tôi riêng

Những người phụ nữ khi không còn bị bó buộc bởi chức năng là “người nội trợ” nữa thì họ khao khát khẳng định cái tôi riêng của mình Họ năng động

và bản lĩnh chứng tỏ mình, họ thay đổi và phá cách Những nhân vật nữ khước

từ mỹ học đồng phục, đánh mất bản sắc về sự chán ghét cái nhạt nhẽo, tầm thường Họ muốn có cuộc sống theo ý muốn của riêng họ và thỏa mãn bản thể cái tôi cá nhân Những ước mơ, khát vọng của người phụ nữ được nâng niu, trân trọng hơn Đó là cách họ ý thức về giá trị của chính bản thân mình

Chủ động đấu tranh cho tình yêu, hạnh phúc

Với phụ nữ, hạnh phúc không gì bằng có tình yêu, gia đình, mẫu tử Ráo riết và háo hức đi tìm, họ không chấp nhận những gì quá ư dễ dãi, bằng phẳng như dọn một mâm cỗ sẵn có bày ra chỉ mời thưởng thức Với tình yêu,

họ muốn đạt tới sự nồng nhiệt, đắm say với tất cả nhu cầu tinh thần và thể xác

Họ muốn sống và trải nghiệm tất cả những cảm xúc, cung bậc của con người,

từ những dư vị ngọt ngào đến những dư vị đắng chat, từ đớn đau đến xót xa…; từ những nhẹ dạ, cả tin đến những mạnh mẽ chủ động, già dặn và từng trải… tất cả là những gì chân thực nhất gắn liền với phụ nữ Ý thức phái tính

Trang 28

và cao hơn là ý thức nữ quyền thấy rõ trong thái độ chủ động cũng như quyết liệt đấu tranh để giành, giữ tình yêu, dám sống thật với chính mình và dám đi đến tận cùng bản thể

Khi tâm hồn được tự do thì chuẩn mực “tam tòng tứ đức”, “gái chính chuyên một chồng” với người phụ nữ trở nên xa vời khó thực hiện Họ gạt đi tất cả những rào cản của xã hội để sống hết mình với tình yêu và luôn cháy bỏng khát vọng hạnh phúc Cuộc truy tìm tình yêu, hạnh phúc của nữ giới có lúc gặp được quả ngọt, nhưng quả đắng mà họ nhận lại cũng không ít Họ càng cố gắng tìm kiếm bao nhiêu thì càng thấy mơ hồ, bi kịch bấy nhiêu Tuy nhiên, điều đáng quý, dường như không có một rào cản nào có thể ngăn bước chân của họ, chỉ có một sức mạnh duy nhất của tình yêu, hạnh phúc là động lực để họ nỗ lực kiếm tìm, kể cả phải quyết liệt đấu tranh với những định kiến muôn đời của xã hội Những cuộc hành trình và đấu tranh không mệt mỏi để kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc của nữ giới là một biểu hiện sinh động của ý thức phái tính trong phim của các đạo diễn đương đại hướng tới hạnh phúc

1.2.3 Ý thức về dục tính: vẻ đẹp thân thể và sự hòa hợp khoáng đạt, tự do

Ý thức về vẻ đẹp thân thể

Phụ nữ hiện đại giác ngộ về sức mạnh thể chất, về vẻ đẹp thân thể, hưởng thụ khoái cảm thân thể là thứ quyền được giác ngộ muộn nhất Thoát khỏi mặc cảm thân xác, quan niệm thân xác là cái tầm thường, cái dơ bẩn không có giá trị gì so với tinh thần Say mê thân thể mình nên thất vọng, đau khổ khi thấy cả bộ phận kín đáo Nhận thức cơ thể giữ vai trò quan trọng trong đời sống tình dục nên thường có hai tâm trạng trái ngược nhau hoặc là say mê, hoặc là xấu hổ Phụ nữ hiện đại nhận thức vẻ đẹp hình thể, đặc biệt các bộ phận nhạy cảm giúp đời sống tình dục thăng hoa Quan niệm này hạ bệ cái nhìn nam giới trong xã hội phụ quyền

Chủ quyền thân thể còn nhấn mạnh làn da, mái tóc, bàn tay, khi là bụng, ngực, bộ phận kín đáo Dễ nhận thấy, nhân vật nữ thường rất đẹp về hình thể, nhấn mạnh vẻ đẹp phồn thực của người phụ nữ Bộ ngực là một nét đặc trưng Bộ ngực che chở đem đến bình an cho những người đàn ông bất

Trang 29

hạnh Rõ ràng, ý thức được vẻ đẹp của mình, người phụ nữ khẳng định thân thể mình là một giá trị Khẳng định thân xác là nhu cầu thiết thực và chính đáng của nữ giới Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới để tiến tới một xã hội văn minh, giảm thiểu tối đa “tai nạn” cho nữ giới Bước tiến dài này đem lại bình quyền cho nữ giới, giúp nữ giới ngày càng làm chủ bản thân Đó là ý nghĩa nhân văn mà các nhà làm phim hướng tới

Tình dục như là sự hòa hợp khoáng đạt, tự do

Theo M Foucault, “Tính dục không phải là một thực tại để kiểm soát bởi quyền lực hay có thể được khám phá bằng một khảo sát kỹ càng Tính dục

là một tạo tác có tính xã hội mà ở đó chuyển dẫn những mối quan hệ quyền lực khác nhau Tính dục là một tạo tác mang tính lịch sử” Như vậy, tính dục

là một hiện tượng văn hoá, nó không phải là cái được phát hiện ra mà là cái được tạo ra bởi những diễn ngôn nhằm hợp thức hoá những quan hệ quyền lực

để thực hiện một dự đồ nào đó Mặt khác, cũng theo quan niệm của Foucault,

tính dục có quan hệ mật thiết với technologies of the self (công nghệ cái tôi)

Từ đó, cái tôi được tạo lập và có tính lịch sử Và chính vì thế mà mỗi thời đại

có những quan niệm khác nhau về con người Đây cũng chính là quan điểm tiến bộ về mặt tiếp cận xã hội, con người

Căn cứ vào giả thiết truyền thống, nam tính phát huy tính dương cương;

nữ tính biểu hiện qui phạm mỹ học thuộc đạo âm nhu Vì vậy, ngay cả khoái cảm tình dục trong chuyện tình yêu, hôn nhân - gia đình cũng do đàn ông thống ngự, người phụ nữ chỉ biết cam chịu và chấp nhận Phụ nữ luôn bị động trong cuộc sống tình dục, họ luôn bị kìm nén nhu cầu bản năng, hoặc đôi khi thực hiện nghĩa vụ tình dục chỉ là để chiều chồng Hiện nay, tình dục với phụ

nữ đã được cởi mở hơn, nhu cầu tình dục tự nhiên giống như cơm ăn nước uống hàng ngày Tình dục với nữ giới là để hưởng thụ thân xác Nữ giới quyết liệt, mạnh bạo đấu tranh đến cùng để tình dục với ý nghĩa đích thực và phụ nữ cũng được sống thật với bản ngã của mình

Trang 30

Trong những bộ phim điện ảnh đương đại, nhiều nhân vật nữ có cá tính mãnh liệt và táo bạo Dù đúng hoặc sai, nhưng bằng nhiều cách, người phụ nữ phải được thỏa mãn nhu cầu tình dục, họ không đóng kín những nhu cầu bản năng Táo bạo, sống thiên về bản năng là lời tuyên chiến chuẩn mực xã hội luôn nhìn đàn bà bằng con mắt đàn ông Có nhu cầu tình dục cần được giải tỏa, cho thấy các đạo diễn có cái nhìn trực diện về con người Con người phải được tôn trọng ở bản thể tự nhiên

Không còn bị giới hạn bởi đạo đức, lễ giáo phụ nữ phải được thỏa mãn tình dục khi người chồng không còn là đối tác lý tưởng trong phòng the Khi người đàn ông không còn là đối tác lý tưởng phụ nữ tự thỏa mãn mình bằng

cơ chế tự yêu Tự do trong tình dục, không giấu nhục cảm… Không giả dối dưới lớp vỏ đạo đức Bản năng tính dục không chờ ban cho của đàn ông mà hoàn toàn chủ động Tình dục như một nhu cầu bản thể tự nhiên của con người Dù xơ hóa tình cảm, nhưng người chồng vẫn là nơi để người đàn bà hóa giải tình dục

Mỗi nhà văn, đạo diễn có cách thể hiện dục tính khác nhau, nhưng đều phô trương những bản thể tự nhiên đầy sức sống Sự mạnh bạo, thẳng thắn trong tình dục là sự tuyên chiến với quan niệm coi tình dục như một nhiệm vụ duy trì nòi giống của các bậc tiền bối

1.3 Ý thức phái tính trong điện ảnh Việt Nam đương đại

1.3.1 Phái tính trong điện ảnh và điện ảnh Việt Nam đương đại

Phái tính trong điện ảnh phương Tây

Trong cuốn Nghiên cứu phim, Warren Buckland đưa ra diện mạo của

dòng phim về phụ nữ tại Hollywood: Tại Hollywood, cơ hội dành cho phụ nữ,

ở cả hai lĩnh vực đạo diễn và sản xuất phim, vẫn còn rất hạn chế Hiếm khi được gia nhập vào Hollywood, dường như phái nữ không có một vị trí thích hợp để có thể khai thác cơ hội phát triển những bộ phim về chủ đề phụ nữ

Dẫn theo Warren Buckland trong cuốn Nghiên cứu phim, Holden-Jones khi nói về phim Love Letter, đã đưa ra quan điểm về phim nữ quyền: “Rất

Trang 31

hiếm thấy một bộ phim nào như thế này, hoàn toàn nói về một người phụ nữ

và những trải nghiệm (mà nó đem lại) rất nữ tính Bộ phim đã thể hiện một cách trân trọng hình ảnh của nhân vật nữ chính và những người bạn cùng giới của cô ấy, như một điểm tựa cho bộ phim Phim tập trung thể hiện mối quan

hệ của cô với mẹ, như là một sự tương phản với mối quan hệ của người đàn ông với cha hay bạn bè của anh ta tới hàng trăm lần”

Seidelman lại cho rằng: “Tất cả những phim của tôi đều có một nhân vật nữ chính mạnh mẽ, và tôi luôn nỗ lực thể hiện hình ảnh người phụ nữ bằng một điểm nhìn bên trong, tương phản với điểm nhìn của một kẻ ngoài cuộc” [4, 186]

Mary Lambert và Bigelow tranh luận rằng, nhãn hiệu “nữ đạo diễn” là phân biệt giới tính, trong khi công việc của đạo diễn không hề phân biệt nam hay nữ: đạo diễn không phải là một kỹ năng có tính chất phân biệt giới tính Việc gán danh hiệu nữ đạo diễn có thể giới hạn chất liệu mà một nhà làm phim có cơ hội làm việc cùng: “Khái niệm ấy chỉ ra rằng có một loại mỹ học của phụ nữ, con mắt của phụ nữ Nó rất yếu đuối và quy phụ nữ vào dạng thấp kém”

Đó là những quan điểm của các nhà đạo diễn về dòng phim nữ quyền Các ý kiến đưa ra khá phong phú, nhưng tựu trung lại, các đạo diễn Hollywood đều cho rằng, phim nữ quyền là phim có chủ đề về phụ nữ, nhân vật trung tâm là phụ nữ, phụ nữ được trân trọng và bình đẳng

Đặc biệt, Warren Buckland còn đưa ra đặc điểm ngôn ngữ điện ảnh về cách chiếu sáng và nhịp dựng của phong cách đạo diễn Bigelow4: Xét ở khía cạnh đặc điểm phong cách, phim của Bigelow: “Có một phong cách mạnh mẽ

và ấn tượng thị giác đặc biệt dựa trên cách chiếu sáng buồn rầu, ảm đạm (ví

dụ nhuốm màu xanh dương) và kết cấu phim không dựa vào lí trí; Có một

4

Kathryn Ann Bigelow (sinh ngày 27 tháng 11 năm 1951): là một đạo diễn phim truyền

hình người Mỹ Những bộ phim thành công nhất của bà là Near Dark (1987), Point

Break (1991), The Weight of Water (2000) và The Hurt Locker (2009) Bộ phim The Hurt Locker đã được trao Giải Oscar cho phim xuất sắc nhất năm 2009, được trao Giải thưởng của

BAFTA cho phim xuất sắc nhất, và đã được đề cử Giải Quả cầu Vàng cho phim kịch nghệ xuất sắc nhất năm 2010.

Trang 32

nhịp dựng cực đoan, thường giao động từ thái cực này sang thái cực khác: rất

chậm rãi – như trong The loveless (1982) và The Weighe of water (2000) hay ngược lại, rất gấp gáp – đặc biệt nhất là trong các phim Point Break (1991) và

Strange Days” Xét ở khía cạnh đề tài, những phim của Bigelow thường có:

Nhân vật nam nổi loạn, chống đối và nhân vật nữ mạnh mẽ mang các nét tính cách của cả hai giới; Điển hình cho lối sống phản văn hóa với tư cách là một cái gì thay thế cho những bất thường liên quan đến gia đình Như vậy, rõ ràng trong phim của nữ đạo diễn Kathryn Bigelow có dấu ấn của phim nữ quyền, nhân vật nữ mạnh mẽ, ngang hàng với nam giới, và có cách triển khai sự kiện thay đổi khác lạ, bất thường nếu liên quan đến gia đình – bối cảnh chật hẹp của những người phụ nữ

Phái tính trong điện ảnh Việt Nam đương đại

Ý thức phái tính trong điện ảnh và mức độ biểu hiện cao hơn là nữ quyền trong điện ảnh được thể hiện trên hai phương diện: phim thể hiện ý thức phái tính, sắc thái nữ quyền và các bộ phim của đạo diễn nữ Ở đây, với

đề tài Vấn đề phái tính trong điện ảnh Việt Nam đương đại, chúng tôi giới hạn

lại vấn đề ở phương diện thứ nhất Rõ ràng, trên thế giới có rất nhiều các đạo diễn nam thực hiện các bộ phim về phụ nữ, với nhân vật, câu chuyện của phụ

nữ, mang âm hưởng nữ quyền như đạo diễn Ridley với Thelma và Louise, hay Stephen Daldry với Thời khắc… Ngay cả Nguyễn Anh Hùng cũng làm nhiều phim thể hiện sắc thái nữ quyền như Mùi đu đủ xanh, Mùa hè chiều thẳng

đứng… Điểm mấu chốt để xác định một bộ phim có thuộc dòng điện ảnh nữ

quyền hay không nằm ở nội dung và cái nhìn của đạo diễn về vai trò của người phụ nữ, bất kể đạo diễn của chúng là nam hay nữ

Để nhìn nhận rõ vấn đề này, rất cần ta phải phân biêt giữa hai loại

phim đều lấy phụ nữ làm nhân vật trung tâm, đó là chick (phim gái) và

feminist (phim nữ quyền) Tác giả bài báo Phim Việt Nam – có hay không nữ quyền đăng trên báo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần (số ra 66 ngày

22.10.2004) cho rằng: Điểm khác biệt lớn nhất và quan trọng nhất của phim

“gái” và phim “nữ quyền” chính là thái độ, cách nhìn về người phụ nữ Nếu phim “gái” thể hiện cái nhìn của nam giới về phụ nữ, phán xét họ theo các

Trang 33

chuẩn mực của nam giới đặt ra, xem nữ giới chỉ là “đồ chơi” trong các “cuộc vui” và các nhân vật nữ, cho đến phút chót, vẫn phải quay đầu tuân theo những gì người đàn ông mong muốn thì phim “nữ quyền” thể hiện tiếng nói của nữ giới, theo cách suy nghĩ độc lập của họ và các nhân vật nữ được quyền sống theo các giá trị mà nữ giới mong muốn Những vấn đề trong phim là những vấn đề của thế giới phụ nữ, của phụ nữ với xã hội, với cuộc sống mà họ đang đối mặt hàng ngày Họ được tôn trọng, chứ không phải được thương hại Thông thường, phim “nữ quyền” do các nữ đạo diễn thực hiện, nhưng không

ít các nam đạo diễn thực hiện các bộ phim về nữ quyền nổi tiếng thế giới

Có thể nói rằng, điện ảnh Việt Nam khi lấy phụ nữ làm chủ đề chính mới thể hiện được ý thức phái tính, còn tiếng nói nữ quyền mạnh mẽ hầu như chưa định hình Hình tượng người phụ nữ trong các bộ phim thường buồn Các nhân vật nữ thường là những người phụ nữ đẹp, hiền hậu, chịu thương chịu khó, đảm đang… nhưng bản thân họ nhu nhược, cam chịu, không có ý chí để phấn đấu cho bản thân mình vượt thoát số phận Đó là thân phận những người phụ nữ cam chịu, nhịn nhục, bị hành hạ cả về thể xác lẫn nhân phẩm

như trong Áo lụa Hà Đông (Lưu Huỳnh) hay chỉ biết tìm về quá khứ bom rơi đạn nổ mà thấy sung sướng hơn sống trong cảnh thanh bình như Người đàn bà

mộng du (Nguyễn Thanh Vân), hoặc cố nén lòng để cho hạnh phúc trôi đi như Chuyện của Pao (Ngô Quang Hải)… Phim về thời kỳ chiến tranh, với những

tác phẩm nổi tiếng nhất như Vỹ tuyến 17 ngày và đêm (Hải Ninh), Chị Tư Hậu (Phạm Kỳ Nam), Cánh đồng hoang (Hồng Sến), Bao giờ cho đến tháng 10 (Đặng Nhật Minh) mang ý nghĩa ca ngợi người phụ nữ Việt Nam, tuy nhiên

đều là những người phụ nữ có số phận vất vả, đau thương luôn chấp nhận thiệt thòi về mình, sống cho người khác Khi đất nước đã hòa bình, thực hiện chính sách Đổi mới thì vẫn tiếp tục có nhiều bộ phim điện ảnh xây dựng hình ảnh người phụ nữ phải chịu nhiều khổ đau, bất hạnh của thời hậu chiến, hay bị hoàn cảnh sống đưa đẩy Có thể kể ra một loạt bộ phim điện ảnh được sản

xuất trong vòng 10 năm trở lại như: Đời cát (Nguyễn Thanh Vân), Mê thảo

thời vang bóng (Việt Linh), Mùa len trâu (Nguyễn Võ Nghiêm Minh)…

Không chỉ dòng phim tài trợ hay phim nghệ thuật mà ngay cả các bộ phim

giải trí “ăn khách” như Gái nhảy, Lọ lem hè phố (Lê Hoàng), Những cô gái

Trang 34

chân dài (Vũ Ngọc Đãng) cũng thể hiện hình ảnh các nhân vật nữ thời nay

đáng thương biết bao Họ là những cô gái thời hiện đại, chấp nhận bán thân mình bằng nhiều cách, cho nhiều giới, với nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, để tìm hạnh phúc theo ý nghĩ riêng của mình và cuối cùng phải nhận lấy một cái kết bất hạnh Một loạt các bộ phim điện ảnh mới ra mắt cách đây

không lâu như: Vũ điệu tử thần (Bùi Tuấn Dũng), Dòng máu anh hùng

(Charlie Nguyễn), Sài Gòn nhật thực (Othello Khánh) vẫn hiển hiện hay

thấp thoáng và nối dài thêm “danh sách” những số phận người phụ nữ buồn của phim Việt

1.3.2Vai trò của cách tiếp cận phái tính trong điện ảnh Việt Nam đương đại

Có nhiều cách để tiếp cận một tác phẩm điện ảnh Nhiều cách đọc khác nhau càng làm cho bộ phim thêm phong phú và được nhìn nhận một cách toàn diện Cách tiếp cận phái tính là cách tiếp cận không mới với văn học nhưng khá mới mẻ với loại hình điện ảnh Nó giúp chúng ta nhìn nhận các tác phẩm điện ảnh một cách toàn diện hơn, từ góc độ văn hóa – xã hội: quan niệm về người phụ nữ Kết hợp với nhiều thao tác nghiên cứu như tổng hợp, phân tích,

so sánh, sẽ cho thấy sự vận động của cái nhìn phái tính với người phụ nữ đã thay đổi theo thời gian và ở các vùng miền khác nhau Người phụ nữ không chỉ bị nhìn mà còn là đối tượng tự làm chủ, tự ý thức Ý thức sâu sắc về phái của mình, khuyến khích nó phát triển là nền tảng cho diễn ngôn nữ quyền, xác lập bình đẳng giới

Ngoài ra, khi đã có một cái nhìn mới, cách tiếp cận mới về một bộ phim, chúng ta sẽ không quy chụp, đánh giá một bộ phim là hay hoặc dở, mà căn cứ trên những luận điểm đã xác lập, xem xét, đánh giá một cách khách quan giá trị nghệ thuật của bộ phim, giúp khán giả, đặc biệt là những nhà nghiên cứu đánh giá chính xác chất lượng một tác phẩm điện ảnh

Trang 35

1.3.3Vài nét về ba bộ phim Trăng nơi đáy giếng của Nguyễn Vinh Sơn,

Cánh đồng bất tận của Nguyễn Phan Quang Bình và Bi, đừng sợ của

Hồng Ánh (Hạnh), Hoàng Cao Đề (Phương)

Cánh diều Bạc cho phim nhựa xuất sắc (Không có Cánh diều Vàng)

Cánh đồng

bất tận

(2010)

Nguyễn Phan Quang Bình

Dustin Nguyễn (Út Vũ), Đỗ Thị Hải Yến (Sương), Ninh Dương Lan Ngọc (Nương), Võ Thanh Hòa (Điền)

Cánh diều Bạc cho phim nhựa xuất sắc (Không có Cánh diều vàng) – Giải thưởng của Hội Điện ảnh Việt Nam

Bi, đừng sợ

(2010)

Phan Đăng Di NSND Trần Tiến

(ông nội), Hoa Thuý (người cô), Hà Phong (bố), Kiều Trinh (mẹ), Phan Thành Minh (Bi)

Giải thưởng quốc tế tại nhiều Liên hoan phim danh tiếng như Cannes (Pháp), Stockholm (Thụy Điển)

Trăng nơi đáy giếng của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn

Trăng nơi đáy giếng là bộ phim kéo dài 121 phút của đạo diễn Nguyễn

Vinh Sơn, dựa theo truyện ngắn cùng tên của nhà văn Trần Thùy Mai, do hãng phim Giải Phóng hợp tác sản xuất với hãng Allianxe, được Quỹ Fonds Sud và Fonds Francophonie tài trợ Bộ phim đã đạt giải Cánh diều Bạc tại Liên hoan phim năm 2008, với sự góp sức to lớn của nhà biên kịch Châu Thổ

và nhà quay phim Trinh Hoan Diễn viên Hồng Ánh thành công khi diễn tả được những chiều sâu tâm lý của nhân vật – tâm lý của một người vợ cúc cung phục vụ chồng bằng thái độ say mê và trân trọng như một tín đồ dâng hương đến thánh Vai diễn mang đến cho cô giải “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” tại Liên hoan phim Quốc tế Dubai và Giải Cánh diều Vàng năm 2008

Trang 36

Bi, đừng sợ của đạo diễn Phan Đăng Di

Từng giành giải Dự án châu Á nổi bật tại Liên hoan phim Quốc tế Pusan 2007, được lựa chọn tham dự hoạt động L'Atelier của Quỹ điện ảnh

(Cinefondation) do Liên hoan phim Cannes tổ chức, Bi, đừng sợ của đạo diễn

Phan Đăng Di là ví dụ điển hình nhất của một bộ phim độc lập - tìm kiếm nguồn kinh phí thực hiện từ khắp các nhà tài trợ trong và ngoài nước Với ý tưởng những viên đá trong suốt gắn với cuộc hành trình khám phá những bí mật thầm kín ẩn sâu trong những con người thuộc nhiều thế hệ khác nhau,

Phan Đăng Di đã mất hai năm để đưa Bi, đừng sợ từ trí tưởng tượng lên màn

ảnh rộng Các giải thưởng quốc tế tại nhiều Liên hoan phim danh tiếng như

Cannes (Pháp), Stockholm (Thụy Điển) càng khiến dư luận tò mò về Bi, đừng

sợ và đặt ra câu hỏi rằng yếu tố nào đã giúp cho bộ phim đầu tay của một đạo

diễn trẻ gây được tiếng vang tại nước ngoài Mỗi người xem sẽ tự tìm thấy câu trả lời cho riêng mình sau 90 phút trải Phim có sự tham gia của NSND Trần Tiến, Hoa Thúy, Hà Phong, Kiều Trinh, Thạch Kim Long, đặc biệt là diễn viên nhí Phan Thành Minh

Cánh đồng bất tận của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình

Cánh đồng bất tận là tác phẩm văn học của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc

Tư, đã giành được giải thưởng danh giá của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2007, giải thưởng Văn học ASEAN năm 2008, và từng là chủ đề bàn luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông, các diễn đàn văn học… Năm 2010 được

đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình dựng thành phim Cánh đồng bất tận

giành được giải Cánh diều Bạc cho phim nhựa xuất sắc (không có Cánh diều Vàng) – Giải thưởng của Hội Điện ảnh Việt Nam, hai diễn viên Dustin Nguyễn và Đỗ Hải Yến giành được giải Nam diễn viên xuất sắc và Nữ diễn viên xuất sắc của Đại hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ 5 năm 2011 tại California (Mỹ)

Trang 37

Tiểu kết

Như vậy, trong chương 1 chúng tôi đã giới thuyết và hệ thống hóa khái niệm phái tính, định vị nội hàm khái niệm được sử dụng trong luận văn: phái tính được hiểu một cách đơn giản là những đặc trưng về giới tính, sự tự ý thức của chủ thể về giới tính của mình; trong chương 1, chúng tôi cũng trình bày một cách sơ lược sự hình thành và phát triển của ý thức phái tính; vai trò của cách tiếp cận phái tính trong điện ảnh Việt Nam đương đại Vận dụng cách

tiếp cận phái tính vào ba bộ phim Trăng nơi đáy giếng của Nguyễn Vinh Sơn,

Cánh đồng bất tận của Nguyễn Phan Quang Bình và Bi, đừng sợ của Phan

Đăng Di, chúng tôi đưa ra những thông tin chính về đạo diễn, diễn viên và các giải thưởng của ba bộ phim khảo sát Những biểu hiện phái tính nữ trong luận văn được chúng tôi khảo sát là ý thức về thiên tính nữ: sự bao dung, đảm đang

và thiên chức làm mẹ, ý thức về cá tính: khao khát khẳng định cái tôi cá nhân, chấp nhận cô đơn và chủ động đấu tranh cho tình yêu, hạnh phúc và y thức về dục tính: vẻ đẹp thân thể và sự hòa hợp khoáng đạt, tự do Chúng tôi sẽ chỉ ra những biểu hiện cụ thể của ý thức phái tính này trong ba bộ phim ở chương 2 của luận văn

Trang 38

CHƯƠNG 2

VẤN ĐỀ PHÁI TÍNH TỪ BÌNH DIỆN HÌNH TƯỢNG THẨM MỸ

VÀ DIỄN NGÔN 2.1 Vấn đề phái tính từ bình diện hình tượng thẩm mỹ

2.1.1 Hệ thống nhân vật

Trong Từ điển thuật ngữ văn học [11], “nhân vật là một hình tượng

nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người thật trong đời sống Chức năng cơ bản của nhân vật là khái quát tính cách của con người Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật cũng mang tính lịch sử”

Theo lý luận về nhân vật trong phim truyện thì một nhân vật sẽ được hình thành từ bốn yếu tố, đó là quan điểm của nhân vật, thái độ của nhân vật, hành động của nhân vật và sự biến đổi của nhân vật Nhân vật hiện lên thông qua hành động, đối thoại, các nhân vật tự soi chiếu để thể hiện nhau

Dường như với cả ba bộ phim khảo sát, kiểu nhân vật đã được địa phương hóa để nêu bật lên tính cách đặc trưng, văn hóa vùng miền của mỗi

vùng đất đạo diễn lấy làm bối cảnh Trăng nơi đáy giếng là mẫu hình gia đình

truyền thống, người phụ nữ Huế đảm đang, dịu dàng, chuẩn mực, văn hóa và

bản sắc Huế thấm đẫm vào tính cách nhân vật Cánh đồng bất tận lại đặc

trưng bối cảnh và văn hóa miền Tây Nam bộ, với những cánh đồng trải rộng, sông nước mênh mang như sự không ổn định, nay đây mai đó của con người,

dù vậy, người dân vẫn hiện lên chân chất, hồn hậu, phóng khoáng, giàu tình

yêu thương và bao dung Còn Bi, đừng sợ dựng lên bối cảnh cuộc sống của

con người nơi đô thị hóa, xã hội đang hiện đại từng ngày từng giờ, con người vẫn tảo tần, thanh lịch, ổn định nhưng ngày càng ít chia sẻ, mặt trái của đô thị hiện đại là thực tế con người đang dần tự cô đơn hóa, mối quan hệ bền chặt của gia đình truyền thống có nguy cơ tan rã, mỗi người sống với thế giới của

Trang 39

riêng mình Dẫu vậy, ở bất cứ vùng miền nào, cuộc sống vẫn đang diễn ra, con người sẽ dần thích nghi với sự thay đổi, bảo tồn giá trị truyền thống tốt đẹp và hướng đến giá trị hiện đại hội nhập

Với chủ đề xoay quanh mối quan hệ gia đình nên cả ba bộ phim đều xây dựng mô hình nhân vật cặp đôi trong gia đình, đó là cha – con, vợ - chồng, chị - em, tuy nhiên mô hình này được thay đổi, làm khác đi so với điện ảnh truyền thống, không đặt mô hình cặp đôi này trong mối quan hệ riêng –

chung của thời chiến như Bến không chồng (Lưu Trọng Ninh), Bao giờ cho

đến tháng Mười (Đặng Nhật Minh) ở ba bộ phim khảo sát, mô hình nhân vật

cặp đôi này càng khắc họa tính cách con người cá nhân, diễn giải rõ tinh thần thời đại, con người càng hiện đại lại càng sống với những giá trị của riêng mình, mô hình cặp đôi này, vì thế càng khắc họa sự cô đơn, thiếu sự chia sẻ của con người hiện đại

Các đạo diễn bằng tri thức và ý đồ nghệ thuật đã sống trong hiện tại và tự cách ra một khoảng thời gian suy ngẫm về hiện tại, về gia đình, và các cá nhân, đúng hơn

là vấn đề của con người Đó là dấu chỉ cho ý niệm về triết học bản thể mà ba vị đạo diễn, mỗi vị lại có một “ngữ pháp điện ảnh” cho riêng mình

Mô hình cấu trúc cặp đôi nhân vật trong ba bộ phim Trăng nơi đáy giếng,Cánh

đồng bất tận và Bi, đừng sợ

Trang 40

2.1.1.1 Nhân vật nữ tự ý thức

Trong cuốn Giới nữ, Simone de Beauvoir đã khẳng định, phụ nữ tự

nhiên sinh ra theo cấu tạo sinh học bị hành kinh hàng tháng và có “năng khiếu” cho con bú bẩm sinh, đó là những biểu hiện khẳng định thiên chức làm

mẹ của người phụ nữ: “Trong xã hội loài người, phụ nữ đảm nhận những chức năng của loài động vật cái: nuôi dưỡng cuộc sống, canh giữ và mang lại sinh khí cho ngôi nhà nơi lưu truyền quá khứ và sắp đặt tương lai; sản sinh ra thế

hệ mai sau và nuôi dạy những đứa con đã ra đời; đảm bảo bữa ăn, giấc ngủ cho chồng, bất luận những gì bất trắc ngoài xã hội, chăm sóc chồng khi ốm

đau, may vá, giặt giũ” Còn tác giả Trần Thị Minh Đức, trong cuốn Định kiến

và phân biệt đối xử theo giới – lý thuyết và thực tiễn đã phân chia vai trò xã

hội dành cho nam giới và nữ giới Trong khi nam giới chỉ tập trung vào vai trò sản xuất và lãnh đạo cộng đồng thì nữ giới phải đảm nhiệm cả ba vai trò sản xuất (tạo ra giá trị sử dụng thực tế), tái sản xuất (sinh sản, nuôi dưỡng) và vai trò cộng đồng (các hoạt động tình nguyện) Do vậy, những người phụ nữ luôn

tự ý thức phải mang thai, sinh con, thực hiện thiên chức làm mẹ cao cả Tuy nhiên, thừa nhận nhiệm vụ tái sản xuất sinh học là mang thai và sinh con nhưng người phụ nữ đôi khi bị áp đặt luôn vai trò tái sản xuất xã hội (bao gồm việc nội trợ, chăm sóc các cá nhân trong gia đình), vô hình họ thực hiện đúng chữ “Công”- phụ nữ là phải biết quán xuyến công việc gia đình và giỏi giang nội trợ theo thuyết của Khổng Tử, đặt giới hạn hoạt động của phụ nữ là ở trong gia đình và coi đó là một tiêu chí đánh giá phẩm hạnh của người phụ nữ

Truyện phim của Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận và Bi, đừng

sợ chủ yếu xoay quanh mối quan hệ gia đình, và phần lớn lựa chọn bối cảnh

gia đình để nhân vật bộc lộ tính cách Trong cả ba bộ phim khảo sát không có nhiều nhân vật Mỗi đạo diễn chỉ chọn vài ba nhân vật trung tâm, phần lớn là người nữ Nhân vật nam hiện lên làm đối sánh, tác động đến hành động và sự chuyển biến của người nữ, dù trên bề mặt sự kiện phim họ không trực tiếp tạo

ra sự đổi khác đó Những nhân vật nữ thường xuất hiện trong bối cảnh ngôi nhà, quanh quẩn với công việc bếp núc, chăm sóc trẻ em, người già… mà không thấy những hoạt động của họ ở bên ngoài xã hội, những người phụ nữ

Ngày đăng: 18/08/2015, 11:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
2. Elisabeth Badinter (1999), Nhân dạng nam, Nxb Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân dạng nam
Tác giả: Elisabeth Badinter
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 1999
4. Warren Buckland (2011), Nghiên cứu phim, Nxb Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phim
Tác giả: Warren Buckland
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2011
6. David Bordwell, Kistin Thompson (2008), Nghệ thuật điện ảnh, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật điện ảnh
Tác giả: David Bordwell, Kistin Thompson
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2008
7. Timothy Corrigan (2011), Hướng dẫn viết về phim (Đặng Nam Thắng dịch, Phạm Xuân Thạch hiệu đính), Nxb Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn viết về phim
Tác giả: Timothy Corrigan
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2011
8. Timothy Corrigan (2014), Văn học và điện ảnh, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và điện ảnh
Tác giả: Timothy Corrigan
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2014
9. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (2007), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới
Tác giả: Jean Chevalier, Alain Gheerbrant
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2007
10. Tess Cosslett, Celia Lury và Penny Summerfield (2013), Nữ quyền và tự truyện: Văn bản, lý thuyết, phương pháp, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nữ quyền và tự truyện: Văn bản, lý thuyết, phương pháp
Tác giả: Tess Cosslett, Celia Lury và Penny Summerfield
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2013
11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2010), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên)
Nhà XB: Nxb giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
13. IU. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb Đại học quốc gia 14. Trần Thùy Mai (2009), Trăng nơi đáy giếng, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc văn bản nghệ thuật", Nxb Đại học quốc gia 14. Trần Thùy Mai (2009), "Trăng nơi đáy giếng
Tác giả: IU. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Nxb Đại học quốc gia 14. Trần Thùy Mai
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia 14. Trần Thùy Mai (2009)
Năm: 2009
16. Phạm Thùy Nhân (2005), Làm sao viết kịch bản phim?, Nxb Văn hóa Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm sao viết kịch bản phim
Tác giả: Phạm Thùy Nhân
Nhà XB: Nxb Văn hóa Sài Gòn
Năm: 2005
18. Võ Phiến (1988), Tổng quan văn học miền Nam, Nxb Văn nghệ, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan văn học miền Nam
Tác giả: Võ Phiến
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 1988
20. Đỗ Lai Thúy (2014), Vẫy vào vô tận, bài viết “Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió” của Hoàng Ngọc Hiến, Nxb Phụ nữ, tr 357 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vẫy vào vô tận", bài viết “Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió
Tác giả: Đỗ Lai Thúy
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2014
21. Bruno Toussaint (2007), Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình (Nguyễn Thị Hương và Phạm Tố Uyên dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình
Tác giả: Bruno Toussaint
Năm: 2007
23. Virginia Woolf (2014), Ba đồng ghi-nê, Nxb Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Ba đồng ghi-nê
Tác giả: Virginia Woolf
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
Năm: 2014
24. Nguyễn Thị Minh Thái (2010), Phê bình tác phẩm văn học trên tác phẩm báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình tác phẩm văn học trên tác phẩm báo chí
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Thái
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2010
25. Nguyễn Ngọc Tƣ (2005), Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cánh đồng bất tận
Tác giả: Nguyễn Ngọc Tƣ
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2005
26. Nhiều tác giả (1929 – 1932), Phụ nữ tân văn, Sài Gòn, xuất bản từ năm 1929 đến năm 1932 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Phụ nữ tân văn
27. Lê Ngọc Văn (2007), Nghiên cứu gia đình – Lý thuyết nữ quyền, quan điểm giới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu gia đình – Lý thuyết nữ quyền, quan điểm giới
Tác giả: Lê Ngọc Văn
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2007
28. Trần Hồng Vân (2001), Tìm hiểu xã hội học về giới, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.I. B. BÁO, TẠP CHÍ, LUẬN VĂN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu xã hội học về giới
Tác giả: Trần Hồng Vân
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w