1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc Khơ Me ở tỉnh Sóc Trăng - thực trạng và giải pháp

122 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 43,82 MB

Nội dung

Còn xă hội thì theo chế độ mẫu hệ.Tương truyền rằng, trước khi nsười An Độ đến vùng đất Nam bộ, hồi đầu Công nguyên, các nhóm người sống rải rác thành các chòm đóm ở nơi đày đã tập hợp l

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐAO TẠO, B ổ i DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRI

NGUYỄN HOẢNG SÁCH

G IŨ G ÌN , P H A T H U Y BẢN S Ắ C VĂN H Ó A

C Ù A ĐỔNG BÀO DÂN T Ộ C XHƠ ME ớ TỈNH s ó c TRẢNG

- T H Ự C T R Ạ N G V À G IA I P H Á P

LUẬN VÃN THẠC s ĩ T R IẾ T HOC

Chuyên ngành : Chủ n«hia xã hội khoa hoc

Người hướng dán khoa học: TS NGUYÈN VÁN SƠN

'UNG tam —

-HÀ NỘI - 2005

Trang 2

L Ờ I C A M ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên á m của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Vân Sơn Cức sô' liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trưng thực, đảm bàn tính khách quan, khoa học C ác tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

H à Nội, ngàv 18 thúng 01 núm 2005

T ác giả luận văn

N g u y ẻn H o à n g Sá ch

Trang 3

MỤC LỤC

T ra n g

CHƯƠNG 1 KHÁI LƯỢC LỊCH SỬHÌNH THÀNH VÀ NHŨNG

Đ Ặ C TR U N G N ỔI BẬ T CỦA B Ả N SẮ C V Á N HÓADÂN TỘ C KH Ơ M E

1.1 Nguồn gốc nsười K h ơ me Nam bộ

1.2 Lịch sử văn hóa truyển thòng của dân tộc K hơ me 201.3 Những đặc trung nổi bật của bản sắc vãn hóa dãn tộc

CHƯƠNG 2 THỰC T R Ạ N G V À NHŨNG VẤN Đ Ể Đ Ặ T RA C Ủ A V IỆ C

G IỬ G ÌN V À PH Á T H U Y BẢ N SẮ C V Ã N HÓA C Ủ A ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHƠ ME ở TỈNH SÓC TRẢNG 47

2 1 Khái quát về điểu kiện tự nhièn kinh tế - xã hỏi và

2.2 Thưc trạne của việc giữ 2Ìn và phát huy bản sắc

vãn hóa dân tộc K hơ me ớ tinh Sóc Trảng 51

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỔNG V À M Ộ T s ố G IẢ I PH Á P C H Ủ Y Ế U

Đ Ể G IỮ G ÌN , PH Á T H U Y BẢ N SẮ C V Ă N HÓA C Ủ A

Đ Ồ N G B À O DÂN TỘ C KHƠ M E ỏ TỈN H SÓ C T R Á N G 863.1 Phương hướng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là độn® lực thúc đẩy xã hội phát triển Văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng và tác độna đến moi mặt của đời sống xã hội Nó là một trons nhữne nhán tô' quan trọng hướng dẫn hoạt động của con người hướng tới Chân Thiện Mỹ Vãn hóa còn biểu hiện trình

độ vãn minh của dân tộc và là bản sắc của từns tộc nơười Mỗi môt dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng Bản sắc vãn hóa là chứng minh thư là thẻ can cước của từng dân tộc

Trona cuộc sống, ngoài nhu cáu thoa mãn vé vặt chát, con naười con Cũ nhu cầu thỏa mãn về tinh thần Chính nhu cầu đó sẽ tạo nên độns lực to lớn đưa con naười vươn tới sự hoàn thiên Con nsười sốns trong cộns đổng dân tộc: một mặt chịu sự tác độns, chi phối bời nền văn hóa cùa dán tộc nsười ta tiếp thu thường thức những aiá trị văn hóa của dân tộc mình: mãt khác 2Óp phần bảo vệ và nâng cao nhữns bản sắc vãn hóa của dân tộc, ùm cách rút nsấn

sự chênh lệch về trình độ phát triển của dân tộc mình so với các dân tộc khác

Đó là một nhu cầu chính đáng và là trách nhiệm của mỗi con người

Hiện nay, nước ta đang trong quá trình xây dựng nền vãn hóa mợi - nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dàn tộc Đó là nền văn hóa thòng nhất trong sự đa dans về vãn hóa của cộne đổng các dân tộc Việt Nam Vì vậy, phái biết chọn lọc, giữ ơìn và phát huv truyền thốna văn hóa của cộng đổns các dân tộc; bảo tổn và phát triền ngôn ngữ phong tục, tâp quán tốt đẹp của từng dân tộc ở Việt Nam Hiến pháp nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

1992, tại điều 5 có ghi rõ: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống ưên đất nước Việt Nam Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ dúp nhau cùna tiến bộ giữa các dân tộc nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc Các dãn

Trang 5

tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sãc dãn tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nàng cao đời sống vặt chất và tinh thần của đồne bào dân tộc thiểu số" [17 tr 15].

Đồna bào Khơ me là dân tộc thiểu số, chiếm một tỷ lệ khá lớn về dân

số ờ các tỉnh đổng bằne Nam bộ nói chung và ờ tinh Sóc Trăng nói riêng Dân tộc Khơ me có nền văn hóa từ lâu đời và mang bản sác dân tộc khá độc đáo Bán sắc văn hóa Khơ me vừa quyện chật với tín ngưỡns tôn siáo vừa mans tính quần chúns rộna rãi có sức mạnh to lớn chi phối moi hoạt độna của đổna bào Khơ me

Song, thực tế cho thấy: nền văn hóa Khơ me hiện nay vẫn còn ớ trình độ thấp; nhiều phong tục tập quán và lễ hội lạc hậu lỗi thời, có nhữn2 nhàn tô' khỏn2 phù hợp với xu thế phát triển chung của đát nước Bên canh đó tnrớc

àm mưu và thủ doan "diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách lợi dung vấn đề dân tộc Khơ me nói chuns và vãn hóa Khơ me nói riêng

để 'chốns phá, nhằm kích độns gây chia rẽ, thù hằn giữa các dân tộc Mặt khác, việc giữ sìn và phát huy bàn sắc văn hóa dãn tộc Khơ me troniỉ thời gian qua cũna chưa có chuyển biến nhiều Cho nên việc khai thác và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào Khơ me để nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chưa đạt được kết quả tốt

Vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa Khơ me để nhàm khẳng định nhữns eiá trị nổi bật, đồng thời tìm ra những giải pháp để khắc phuc mặt hạn chế góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khơ me là một vấn đề có ý nghĩa

lý luận và thực tiễn hết sức thiết thực, không những đáp ứng yêu cầu trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài

Trang 6

Với ý nghĩa trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Giữ gìn, phát huy bẩn sắc

văn hóa của đồng bào dán tộc K hơ me ở rình Sóc T răng - Thực trạng va

giải pháp " làm luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Về vấn đề dân tộc Khơ me Nam bộ nói chung và vãn hóa Khơ me Nam

bộ nói nêng từ trước đến nay đã có nhiều côns trình nghiên cứu cúa nhiều tác giả, tập thể tác giả như:

• - Nhóm bài nghiên cứu về naười Khơ me và dân tộc Khơ me Nam bộ 2ồm

có: "Người KI lơ me ở đổng bằng sông Cửu Loiit’" của nhiều tác 2Íả do Viện khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh ấn hành 1980; 'Tờ/?;' luận phàn tích một sô' vấn đ ể người Khơm e đồng bằng sông Cừu Long" của Nsuvễn Hữu Tiến, Viện Thòng tin khoa học - xã hội 1994: "Loại hình cóng xã của người

K hơ me ở đồng bảng sông Cửit Long" , Luận án phó Tiến sĩ khoa học L997 của Nauvễn Khấc Cảnh; "Vấn đẻ dãn lộc ờ đổng bằng sông cửu Long" của

M ạc Đường Nhà xuất bản Khoa hoc xã hội 1991, v.v

- Nhóm bài viết vé đề tài vãn hóa và đời Sống tinh thần của dân tộc Khơ me-Nam bộ gồm có: "Bản sắc vãn hóa dân tộc Khơ me Nam bộ" của Thạch Voi, Nhà xuất bản Trung tâm vãn hóa thành phố Hồ Chí Minh 2001; "Văn hóa người Khơ me vùng đồng bằng sông cỉa i Long" của nhiều tác giả do Trường Lưu chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, 1993; "Nâng cao truyền thống văn hóa dân tộc nhằm phát huy nhân tố con người của đồng bào Khơ me đồng bằng sông cửu Long", Luận văn thạc sĩ triết học, 1993 của Huỳnh Thanh Quang; "Ngôi chùa trong đòi sống vân hóa người Khơ me tỉnh Sóc Trăng", Luận văn thạc sĩ văn hóa, 1997 của Lâm Thanh Sơn; "Phát triển

Trang 7

đời sống tinh thần của đồng bào dãn tộc Khơ me Nam bộ trong công cuộc đôi mới hiện nay", Luận án Tiến sĩ triết học, 2001 của Trần Thanh Nam, v.v

Nhìn chung các côn? trình, chuyên luận nghiên cứu của các tác giả nói trên đã phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau dưới góc độ lịch sử, dân tộc học,

xã hội học, triết học, văn hoá về chù đề người Khơ me dàn tộc Khơ me và văn hoá Khơ me Nam bộ nói chung Nhưng chưa có một đề tài nào nghiên cứu

về việc giữ gìn và phát huy bản sắc vãn hóa dàn tộc Khơ me ở tinh Sóc Trăng dưới sóc độ chuyên ngành chủ nahĩa xã hội khoa học môt cách đầy đủ và có

hệ thống K ế thừa các kết quả nghiên cứu của nhĩms còns trình dã cỏns bố luận văn này sẽ tiếp tục nshién cứu đê 2Óp phán làm sán2 to van dế trẽn

3- M ục đích và nhiệm vụ của Iuan vãn

3.1- Mục đích

Mục đích cúa luân vãn là tìm hiểu nhữnơ nét đặc trung nổi bặt của bán sắc văn hóa, thực trạna của việc 2Ìữ gìn và phát huv bàn sắc văn hoá dân tộc Khơ me ờ tỉnh Sóc Trãng trong thời gian qua Trên cơ sờ đó, đề xuất một số 2iải pháp nhẳm giữ 2Ìn và phát huy bản sắc vãn hóa của dàn tộc Khơ me ữona còng cuộc đổi mới hiện nay

3.2- Nhiêm vu

Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:

- Phân tích lịch sử hình thành và những đặc điểm của bản sắc văn hóa Khơ me Nam bộ nói chun? và ờ tỉnh Sóc trãna nói riêng

- Phân tích thực trạng của việc giữ gìn, phát huy và những vấn đề đặt ra của vãn hóa dân tộc Khơ me ở tỉnh Sóc Trăng

- X ác định phương hướng và một số giải pháp chù yếu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc vãn hóa của đồng bào dân tộc Khơ me ờ tinh Sóc Trãng

Trang 8

4- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1- Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luân để nehiên cứu đề tài là dựa vào những quan điểm lý luận của chủ nơhĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đuờng lối chính sách của Đảng ta về vấn đề văn hóa; các nghị quyết của Tinh ủy Sóc Trăns về văn hóa dân tộc Khơ me để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong luận vãn

4.2- Phương pháp nghiên cứu

Từ sóc độ chính trị - xã hỏi luân ván sẽ sư dụn2 các phươna pháp lịch

sử và lô sic phàn tích và tổns hợp quv nạp và diễn dịch, phương pháp so sánh, chứns minh đê nghiên cứu đề tài này

5- Pham vi nohiên cứu cùa đé tài

Văn hóa là một lĩnh vưc vô cùns rộns lớn và hết sức phức tạp, cho nèn phạm vi nahièn cứu của đề tài chỉ tập truns đi sâu nghiên cứu lĩnh vực phong tục, tập quán và lễ hội mans tính chát vãn hóa điên hình của dân tộc Khơ me ờ một tinh đặc trưng cùa vùng đồng bằng Nam bộ - tinh Sóc Trăng

Thòi gian khảo sát chủ yếu là từ khi tái lập tình Sóc Trăng (tháng 4 nãm 1992) đến nay

6- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Luận văn 2Óp phần tạo lập cơ sờ lý luận cho việc phàn tích lịch sử hình thành và những đặc điếm nổi bật cùa văn hóa truyền thòng dân tộc Khơ me cùng với việc phân tích thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc vãn hóa dân tộc của nền văn hóa ấy Từ đó, đi đến thống nhất về nhân thức trong việc hoạch định và thực hiện các chính sách có liên quan đến vấn để giữ 2Ìn và phát huy bản sắc vãn hóa của dân tộc Khơ me

Trang 9

- Các kết quả đạt được trong luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dàn tộc Đồng thời, có thể phạc vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề liên quan đến vãn hóa dàn tộc Khơ me ở các trườns Chính trị tinh, thành phố và các trườns Đại học Cao đảng

7- Kết cáu của luận văn

Naoài phần mờ đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn aổm 3 chương 8 tiết

Chương 1: Khái lược lịcli sứ hình rliảnh và ìihữiií’ dặc t n d ĩ nòi bật

của bàn sác vãn lióa dân lộc Khơ me.

Chương 2: Thực trạng và những vấn đẻ đặt ra của việc giữ 'Ạn và nhát

huy bàn sắc ván hoá của dồng bào dàn tộc K hơm e ớ tình Sóc Trũng.

Chương 3: Phương hướng và một s ổ giài pháp chù xêu dê liếp tục giữ gìn và phút huy bán sắc văn hóa của dồng bảo dân tộc Khơ me ở tình Sóc

T răng.

Trang 10

Chương 1 KHÁI LƯỢC LỊCH s ử HÌNH THÀNH

VÀ NHỮNG ĐẶC TRUNG N ổ i BẬT CỦA BẢN SẮC

VĂN HÓA DÂN TỘC KHƠ ME

1.1 Nguồn gốc người Khơ me Nam bò

1.1.1 Lịch sử hỉnh thành dán tộc K hơ me Nam bó

Nam bộ là vùna đất phía Nam của nước Việt Nam, trái dài từ tinh Đổns Nai trờ vào đến mũi Cà Mau 2ổm 17 tinh và 2 thành phố Là vùng đất đổns bàng trù phú màu mở được bổi đáp bời phù sa cua các con sone như: sòng Cừu Lons Vàm c ỏ Sài Gòn và sòna Đồng Nai Khí hậu, thời tiết vo cùng thuận lợi mưa thuân sió hòa ít phải đương đẩu với sư hoành hành của bão lũ Quanh năm chi có hai mùa mưa nắna cho nên rất thích hợp cho sự tăng trườn2 của cây trổng và vật nuôi Nam bộ còn là vùng đất nằm cặp biển Đông,

có hệ thống sôns ngòi chằng chịt cho nên đây cũn2 là vùns đất rất siàu có về thuv, hài sản

Dân cư ờ vùng Nam bộ xưa nav sốna chủ vếu bàns nshe trổng lúa nước

và nghề nuôi, trồng, đánh bắt thủy, hải sản Các dân tộc sinh sống ờ đây chủ yếu là naười Việt (Kinh), người Khơ me, người Hoa naười Chăm Họ Sốn2

xen kẽ, đan xen với nhau trẽn một địa bàn quần cư sinh tư Trong các dân tộc

đó, đông dân nhất là người Việt, kế đến là người Khơ me còn người Hoa và người Chăm chí chiếm số ít Phải nói đây là vùng tập trung người Khơ me đông nhất ớ nước ta Theo số liệu thống kê nãm 1998 thì dân số Khơ me Nam

bộ có khoảng 1.065.000 người, đông nhất là 13 tính miền Tây Nam bộ (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hâu Giang, Kiên Giang, An Giang, Đồns Tháp Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và thành phố Cần Thơ) với số dân là 1.046.318 người Naoài ra, ở Tây Ninh có hơn 10.000 người, thành phố Hồ Chí Minh khoảng 5.000 người, Bà Rịa - Vũng Tàu ước chừns

Trang 11

1.000 người Các tỉnh còn lại, người Khơ me cũng có mãt nhưng số lượng ít và sống rải rác.

Người Khơ me có một sô' tên gọi khác như: Miên, Cao Miên, người K, dân Thổ Đổng bào dân tộc gọi nhau là Khơ me và văn bản chính thức của Nhà nước ta gọi là dân tộc Khơ me

Vấn đề đăt ra ờ đây là người Khơ me từ đâu đến vùns đất Nam bộ? Và

họ đến từ bao 2ÍỜ? Đây là câu hỏi lớn mà các nhà khoa học còn đang tiếp tục nshiên cứu

Neược dòng lịch sử chúns ta có thể thấy người Khơ me có mặt từ rất sớm trên vùng đất Nam bộ so với các dân tộc khác cùna sinh sốna trên vùng đất này Qua các tài liệu kháo cổ học đã xác nhàn điều đó Vù na đất Nam bộ được hình thành cách nav rát láu Do sự di chuyển và nàng lén cua non đá, sự

hạ thấp của mực nước biển và sự bổi đắp của phù sa bởi các con sông Đồns Nai và Cửu Lons, đồns bằng Nam bộ đã hình thành, phù sa cổ được chuẩn định có niên đại từ 5.000 năm đến 1 triệu nãm cách đây Càns về phía biển

Đ ôns sự hình thành vùn® đất do phù sa bồi đắp có niên đai càng sần

Cùng với sự hình thành vùnH đất Nam bộ, các cư dân ờ đâv cũns có mặt

từ rất sớm Các thành tựu của khảo cổ học đã chứng minh đồna bằng sòng Đồng Nai và sông Cửu Long là một khu vực lịch sử văn hóa có nhiều lớp dân

cư và nhiều tầng vãn hóa thay thế nhau tổn tại và phát triển Cùns với sự biến động của tự nhiên, sự xâm thực nhau giữa đổnơ bằng và biển, nhữns cuộc di dân cơ học và sự biến động chính trị đã hình thành ớ đáy các tầng vãn hóa trong lịch sử

Thời sơ sử cùa người Khơ me Nam bộ vẫn chưa được làm sáng tỏ lắm,

do thiếu sự sưu tầm nghiên cứu và thiếu nhiều cứ liệu, nhưng dẫu sao người ta cũng có thể hiểu được sự tổn tại của người Khơ me Nam bộ đã từng sống ở đây lâu đời, qua các hiện vật khảo cổ đã khai quật được ở ó c Eo và rải rác ở các tỉnh Nam bộ thời Pháp thuộc Gần đây, các nhà khảo cổ học tiếp tục khai quật được các hiện vật ở Long An, thành phổ' Hồ Chí Minh Tiền Giang và

Trang 12

một số tính khác thuộc miền Đông Nam bộ Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn phát hiện ngôi đền cổ ở ấp Lưu Cừ, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh; ngôi chùa cổ ờ ấp Trà Kháo, xã Hòa Ân, Cầu Kè, Trà Vinh; Linh Sơn Tự ở xã Vọng Thê có tượng Siva bằng đá cao 5m và hai bia ký viết bằng ngôn naữ Khơ me có niên đại khoảng 1.800 năm Các hiện vật phát hiện được các nơi trên bao gồm nhiều dạng và được làm bàng sát, đổng, đổng đen, đất sét, xương thú hoặc đá như: búa, đục, bàn nạo, dao, đá mài khuôn đúc lưỡi hái con thoi, vòng đeo tai đồ trang sức, mũi tê n 'lưỡi càu lòm chuỗi, miễng nồi, hủ chén có hoa văn trang trí Do tìm thấy nhữns hiện vật

ấy cho nên người ta có cơ sớ để nhận định vể đời sống của người Khơ me thòi

sơ sứ là sống định cư thành từna chòm xóm rái rác trẽn khắp vùna Jũt Nam

Theo nhiều nguồn tài liệu lịch sử cho thấy vào khoảng từ năm 200 -

30 0 trước Côns nsuvên, nsười Khơ me Nam bô đã Sốn2 tập trung thành Phum khóna còn du canh du cư nữa Họ đã có tiếng nói dế 2Íao tiến với nhau Họ Sốn2 tron2 nhữns n2òi nhà nhó lợp băng lá dừa nước, dùns búa

để đốn gỗ, dùna đá mài để cọ lửa, dùng hủ đựng lúa, dùno chậu đựns nước

và rượu Họ trồng lúa nước, dùns lưỡi hái bằng đồng hoặ.c bàníỉ xươns sườn các con thú để gặt lúa Họ biết chăn nuôi, tràu, bò, chó, heo là gia súc chú yếu nuôi trong sia đình Ngoài ra, họ còn đi hái trái cày, săn bắn thú bằna cung nỏ, đầu mũi tên có bịt sắt hoặc bằng xương thú có tẩm thuốc độc Họ dùng lưỡi càu làm bằng xương đế câu cá và môt số dụng cụ thô sơ làm bằng tre 20 để bắt cá Thức ăn chính cùa họ là cơm cá thịt,

ốc, sò vọp, hến Họ đã biết làm nổi cà-om những vùng có đất sét mịn Trước khi đem nung, họ dùns móng tav vẽ đườnơ thảng hoãc đường con2

lên các vật để trang trí cho đẹp Họ biết dùng con thoi bằng đá để dệt tơ, vải, bố, may quần áo để mặc Đặc biệt, họ còn biết nấu sắt đổns, biết làm

đổ trang sức như dây đeo cổ, vòng đeo cổ tay, cổ chân, nhẫn

Thời ấy người Khơ me rất tin vào Arak, Neakta Têvada/Kru vì họ cho rằng đó là các thế lực giúp cho họ được bình vên no đủ Khi tronơ nhà có

Trang 13

người chết, người ta đem chôn (thổ táng) kèm theo các đồ vật dùng của cá nhàn, trong đó có cả đổ trang sức Còn xă hội thì theo chế độ mẫu hệ.

Tương truyền rằng, trước khi nsười An Độ đến vùng đất Nam bộ, hồi đầu Công nguyên, các nhóm người sống rải rác thành các chòm đóm ở nơi đày

đã tập hợp lại thành một cộng đồng liên minh bộ tộc với danh xưng là Văhnum, gọi trại thành Phnom hoặc Bnam có nghĩa là núi Cộng đồng này đăt dưới quyền cai trị của một nữ chúa xinh đẹp có tên là Sôma cũng có tên gọi là Sô-van-késey (nàng Tóc thơm) - sử Trung Hoa gọi là nàna Liễu Di Lúc này siao thông đường bộ ờ lục địa cháu Á chưa phát triển, đi lai rất khó khăn, cho nên việc giao lưu quan hệ giữa các nước chủ yếu bằng đườns thủy và đường biển Trong giai đoạn này, tiến bộ nhất là tàu thuyền của Trung Quốc

và An Độ Vào năm 40 sau Công nguyên, có một giáo sĩ Bà La Môn tên là Kôn Đinh Nya - người Truns Hoa gọi là Hun Tiên (Việt hóa là Hỏn Điền) đã hướng đoàn tàu biển của mình cập vào hải phận của nữ chúa Liễu Di Nàn2

Liễu Di đưa quản ra đánh nhưng bị bại trận Giáo sĩ Hổn Điền đã thắng, buộc nàng Liễu Di nhường ngôi và tự xưng làm vua, lấy tên của bộ tộc đăt tên nước gọi là đế chế Văhnum (hay còn gọi là Phnom hoãc Bnam) - người Trung Hoa gọi là Phù Nam (Xứ Núi), và cử hành hòn lễ VỚI nữ chúa Liễu Di Hổn Điền là Quốc vương đầu tiên cùa Vương quốc Phù Nam và nhà nước Phù Nam cũng được ra đời từ đó Chính sự ra đời của Nhà nước Phù Nam đã gắn kết cộng đồng người Khơ me Nam bộ trờ thành là một dân tộc thực sự

Dưới sự trị vì của Hổn Điền, Vương quốc Phù Nam được tổ chức, sắp xếp theo kiểu của An Độ Do vậy, tuy Nhà nước phong kiến Phù Nam mới ra đời, nhưng lại bị ảnh hường bởi Nhà nước phong kiến "già" cúa Ân Độ, nên vừa mới lập quốc đã cường thịnh ngay Từ đó, tên tuổi của Vương quốc Phù Nam đã vang lừng trên toàn khu vực lục địa Đông Nam Á

Trung tâm của Vương quốc Phù Nam là vùng đồng bằng sông Cửu

Long Vương quốc Phù Nam có diện tích rất rộng, bao gồm các bang lớn nhỏ

và các thuộc quốc (chư hầu), trong đó đặc biệt là có nước Chenla ở Trung Hạ

Trang 14

Lào và Môn ở đồng bằng sông Mê Nam (nay là Thái Lan), v ề vị trí Vương quốc Phù Nam, phía bắc giáp Trung Hoa (Vân Nam), Việt Nam; phía nam giáp thành phố Licar (mũi Malaca); phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp dãy núi Ténasérưm (Miến Điện) Quốc sia Phù Nam thời xưa ấy hiện nay bao gồm nước: Campuchia, Thái Lan, Lào và Nam bộ Việt Nam [46, tr.28-29].

Sự cường thịnh của Vương quốc Phù Nam kéo dài được 7 thế kỷ, mãi cho đến giữa thế kỷ thứ VII thì mới suy sụp và tan rã Từ cuối thế kỷ thứ VI Vương quốc Phù Nam bước vào thời kỳ suy yếu nghiêm trọng, xảy ra cuộc nổi loạn ờ phía Bắc và sự đối đầu, tranh giành quvển lưc của các vị 'vua trị vì ở các bang Lợi dụng tình thế đó, vua chư hầu Phôveah Waraman đans trị vì ờ bang Chenla (Chân Lạp) thuộc bộ tộc Campuchia kéo quân tiến đánh tiêu diệt Vương quốc Phù Nam cướp được ngôi vua và thành lập đế chế Chàn Lạp trên toàn lãnh địa của đế chế Phù Nam cũ Tuy nhiên, dòng họ của vua Phù Nam vẫn tiếp tục tổ chức kháng chiến để mưu đổ phục quốc nhưng bất thành Công cuộc kháng chiến này kéo dài đến năm 627 thì mới dứt hẳn Từ đó, người Khơ

me Nam bồ bị Chản Lap thống trị và đồng hóa dần tron2 vòna 12 thế kỷ (từthế kỳ thứ v n đến thế kỷ x v i n )

Dưới sự thống trị cùa đế chế Chân Lạp, người Khơ me Nam bộ là lực lượng bị bắt đi lao động phục dịch nhiều nhất, vì lẽ họ là gốc người Vãhnum

và là lực lượng lao động thông minh, khéo tay, có trình độ Quá trình này diễn

ra liên tục hơn 100 năm Số người đi lao động phục dịch thì nhiều nhưng trờ

về rất ít Cũng trong thời gian đó, trận thiên tai lũ lụt lớn và kéo dài chưa từng

có trong lịch sử đã xảv ra cướp đi biết bao nhiêu sinh mang con người Sau trận lũ lụt, số người Khơ me ở Nam bộ giảm đi rất nhiều, số sống sót không còn được bao nhiêu Họ bỏ vùng lũ lụt đi tìm đất gò đồi, khô ráo ờ bờ sông, bờ biển để ở, và từ đó, vùng đất Nam bộ có nhiều chỗ, nhiều nơi đã trở thành lung bào, rừng rú, hoang vu Dân ở theo từng chòm đóm rất khó liên lạc với nhau vì bị chia cắt, không có đường sá, việc đi lại rất khó khăn Chỉ còn một nhóm ở Bến Nghé liên hệ được với các nhóm khác ờ các tỉnh miền Đông Nam bộ và Trà Vinh, Sóc Trăng, Rạch Giá, Hà Tiên Trong tình hình đó, triều

Trang 15

đình Chân Lạp không còn khả năng quản lý lãnh thổ này được nữa, họ chỉ đưa lực lượng bám theo các chòm đóm dân cư tương đối đông Hơn nữa, bản thân lực lượng bám theo dân cư cũng rất mỏng, mỗi năm chưa liên lạc được với triều đình Chân Lạp một lần.

Từ thế kỷ x v n trở về sau, đế chế Chân Lạp đã lâm vào tình trạng suv thoái nghiêm trọng, mâu thuẫn nội bộ ngày càng gay gắt Trong hoàns tộc thì chia rẽ, chém giết lẫn nhau để ữanh giành ngôi vị, dẫn đến loan lạc liên tiếp xảy ra Thừa cơ hội lúc đó các chư hầu của đế quốc Chân Lap đã nổi dậy ơiành độc lập, làm cho lãnh thổ của đế quốc Chân Lạp bị chia cắt và thu hẹp dần Ngav ờ trung tâm đế chế Chân Lạp tức là ờ Ángkor cũn° chia thành các phe nhóm xâu xé lẫn nhau, kẻ thì dựa vào Thái Lan người thì dựa vào triều đình Việt Nam Thậm chí cáu cún cả viện quân của hai bên vào tranh chấp, khiến cho đế chế Ảngkor dán dần bị suy sụp

Vào thời điểm đó ờ Việt Nam cũng không được yên ổn cuộc chiến tranh giữa Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn diễn ra rất quyết liệt và kéo dài Cuộc chiến tranh "huynh đệ tươns tàn" đã làm cho đời sống của nhãn dân ngày càng

cơ cực, bi đát, tình trạng bắt phu, bắt lính diễn ra liên tục, nên nhiều nsười đã

bò trốn, ra đi tha phươna để tìm một nơi yên lành mà sinh cơ lâp nghiệp Trẽn đường đi vào Nam, họ đã dừng chần khắp vùng đồng bằng Nam bộ, mà lúc bấy giờ ở noi đây mật độ dàn cư hãy còn thưa thớt, rừng rú hoang dã Họ đã được người dân địa phương giúp đỡ cho trú ngụ và cùng nhau khai hoang rừng rậm, làm ăn sinh sống Cuộc di dân tự do này kéo dài cho đến thế kv x v n Vào khoảng những năm 20 của thế kỷ x v n , do có ơn nghĩa với Chúa Nguyễn (V iệt Nam) vì đã gả con gái cho vua Cheay Chêđtha (Chân Lạp) và có công giúp đỡ nhà vua chống bạo loạn trong hoàng tộc, cho nên triều đình Chân Lạp đồng ý cho phép 40.000 hộ dân Việt Nam (khoảng 200.000 người) vào vùng đất Nam bộ cư trú và làm ăn sinh sống, từ đó, đã làm thay đổi căn bản cơ cấu dân cư trên vùng đất Nam bộ Quyết định này đã được chính thức ghi vào chính sử của Chân Lạp Sau đó cuộc di dân tự do của người Việt vẫn được tiếp tục diễn ra và kéo dài, sô' lượng dân di cư ngày càng tăng

Trang 16

Cũng trong lúc này, ở Trung Hoa có biến động lớn Nhóm người Hoa là Hoàng Tiến, Vương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên không chịu phục tùng nhà Thanh đã mang 3.000 quân và 50 chiến thuyền sang Việt Nam xin Chúa Hiền cho tị nạn Chúa Hiền cho Trần Thượng Xuyên vào đất Lộc Dã, Ba Làm thuộc Biên Hòa (Đổng Nai), cho Hoàng Tiến và Vương Noạn Địch vào đất Định Tường (Tiền Giang) làm ruộng, iập làng buôn bán Ngoài ra, còn có nhóm Mạc Cửu đi vào khu vực Hà Tiên khai khẩn đất đai, xây thành, mờ chợ Tiếp theo (từ năm 1850 trờ đi), phong trào Thái Bình Thiên Quốc và cuộc vận độn? của Cách mạng Ngũ Tứ nổ ra ờ Truna Hoa, nhà Thanh đàn áp khốc liệt, làm cho dòng người Hoa di cư sang Việt Nam, mà chủ yếu là ờ vùng đất Nam

bộ ngày càng nhiều

Có thể nói vùng đổns bằng Nam bộ xưa kia có nhiều kinh rạch, cù lao rừng rậm với muỗi, mòns khi, cọp, cá sáu Trước khi người Việt và naười Hoa đến khai thác, nơi đây vẫn còn là một vùng thiên nhiên hoans sơ đáy bí ẩn.'các bộ tộc người Khơ me sống rải rác tự túc tư cấp trên những siổng đất cao bên cạnh các ngôi chùa Đồns bằng Nam bộ lúc bấy giờ 2ần như bị bò hóa với các cộng đổng dàn cư nhỏ sống tự tồn tự lập thoát khỏi mọi vươns quyền Khi người Việt và người Hoa đến cùng với người Khơ me bản địa là những người đầu tiên khẩn hoang rừng rậm, đào kinh thoát nước, vượt qua thử thách khắc nghiệt đẩy lùi thiên nhiẻn hoang dã, đối phó với thú dữ, dịch bệnh Đây là quá trình mở rộng đất đai, xây dựng phường xã, thôn ấp, phàn chia địa phận và phản chiếm ruộng đất Chính quá trình lao đông chinh phục thiên nhiên đã tạo ra sự đồng cảm gắn bó giữa ba tộc người Việt Khơ me và Hoa với nhau, hình thành một tình cảm ruột thịt, tình làng nghĩa xóm, ai úp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống

Tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc ở đây còn được thể hiện qua truyền thuyết của người Khơ me nhằm ca ngợi mối tình đoàn kết Khơ me - Việt Truyền thuyết kể rằng: người Khơ me, người Việt, người Tây Nguyên là con cùne một mẹ vào buổi đầu khai nguyên trái đất Một ngày kia khi người mẹ đi vắng, những đứa con này đói bụng, lần đi tìm thức ăn và đến một nơi kia bắt

Trang 17

gặp một cây lạ, mẩu nhiệm, có nhiều hoa quả, chúng tranh nhau hái xuống ăn Nhưng lạ thay, khi ăn xong thì bỗng nhiên tiếng nói, màu da, mái tóc đều biến đổi để trở thành những con người khác nhau Đó là các tổ tiên của người Việt, neười Khơ me, người Tây Nguyên Từ đó, các cộng đồng này tứ tán khắp nơi sinh sôi nảy nở, nhưng chung quy vẫn là anh em cùng môt mẹ Do vậy mà mặc dù đã trải qua bao thãng trầm lịch sử, mọi biến cố xã hội do chế độ phong kiến và bọn thực dân đế quốc gày ra, nhưng tinh thần đoàn kết giữa ba dân tộc Việt Khơ me, Hoa trên vùna đất Nam bộ vẫn được thắt chặt, không thể chia cất rời.

Như đã trình bày ờ trên và bằng những cứ liệu lịch sừ có liên quan đến hai đế chế Phù Nam và Chán Lạp đã công bố từ trước đến nay cho thấy: người Khơ me Nam bộ và Khơ me ở Campuchia là hai tộc neười hoàn toàn khác nhau Tiến sĩ Lý Theam Tèng, nhà sừ học và vãn hóa Campuchia đã khẳng định điều đó trong quyển "Vãn minh Ảnakor" xuất bản lần đầu ờ Phnồm Pênh (Campuchia) vào năm 1960, và in lại lán thứ hai vào năm 1969 dưới triều đại vua Norodom Sihanuh Theo sách đã dẫn thì tộc người Vãhnum hoặc Phnom hoặc Bnam (người Khơ me Nam bộ) lập ra quốc gia Núi (Phù Nam) ở đồng bằng sông Mê Kông vào năm 40 sau Công nguyên Còn tộc neười Khơ me ở Campuchia thì lập quốc ờ địa bàn Trung Hạ Lào (Chản Lạp) cũng có cùng niên đại tương đưong Vì vậy, cả hai tộc người này không có quan hệ huyết thống, không có cùng chung bộ tộc Vậy, nguồn gốc người Chân Lạp như thế nào? Họ ờ đâu?

Sách Hậu Hán Thư của Trung Quốc chép rằng: ở tinh Hồ Nam có siống người Hán gọi là Rợ Khương, còn bản thân họ tư xưng là Khel (nghĩa là cái khiên) Thời Tây Hán vào nãm 202 trước Công nguyên, người Khel bị nhà Hán đánh đuổi phải bỏ địa bàn chạy về phương Nam, một bộ phận chạy vào Miến Điện và trụ tại đó, hậu duệ của họ là dân Karen ờ Miến Điện hiện nay

Bộ phận còn lại chạy vào vùng Bắc Thái Lan, địa bàn cư trú của người bản địa

là người Môn Họ đã hợp chủng với người Môn, tiếp thu ngôn-ngữ của người

M ôn, lúc bấy giờ là một tộc người đã có ngôn ngữ phát triển tương đối hoàn

Trang 18

chỉnh Từ đó xuất hiện danh xưng Môn + Khel, hoặc Khmer (Khơ me) Người Khơ me không dừng lại ở địa bàn này lâu được vì người Môn là một tộc người

có văn hóa cao hơn và đang nắm quyền làm chủ địa bàn, nên họ lại tiếp tục đi

về hướng Đông Nam Sau khi vượt Sôn2 iMê Kông, họ thâm nhâp và thôn tính một quốc gia mới thành lập là nước Đạo Minh (vùng Trung Hạ Lào ngày nay)

và tuyên bố thành lập quốc gia mới lấy tên là Chenla (Chân Lạp) thuộc tộc người Campuchia Còn tên gọi người "Khơ me" là để ghi nhớ trên đường di cư

họ đã hợp chủng với neười Môn và tiếp thu ngôn ngữ của người Môn

Điều đó đã chứns minh, bộ tộc Văhnum hoàn toàn khác hẳn bộ tộc Campuchia hoặc Khơ me ở Campuchia Nguồn 2ỐC bản địa của người Văhnum là ở đổng bằng SÔ02 Cửu Long, được phát triển dần lên và thành lập Vương quốc Phù Nam có bề dày lịch sử 7 thế kỷ oanh liệt, không dính dáng

gì đến tộc naười Campuchia hoặc Khơ me có địa bàn gốc từ tinh Hồ Nam (Trung Quốc), trên đường di trú trong hoàn cảnh đặc biệt họ đã loại trừ một quốc gia ờ Trung Hạ Lào để lập quốc (Chân Lạp) Vào thế ky thứ II, đế chế Phù Nam quá cường thịnh đã chinh phuc được nước Chân Lap và biến họ thành chư hầu Khoảng cuối thế kỷ thứ VI đđu thế kỷ thứ VII, lợi dụng Vương quốc Phù Nam có loạn và chia rẽ, nước chư hầu Chân Lap đã đem quàn đánh thảng vào kinh đô và loại trừ đế chế Phù Nam của người Vãhnum, thành lập

đế chế Chân Lạp khá hùng mạnh ờ Đông Nam Á lức bấy giờ (trong đó có lãnh địa của Vương quốc Phù Nam) và xâv dưng lên công trình Ànskor là một kỳ quan nổi tiếng trẽn thế giới nsày nay

Sự phân biệt trên đây rít có ý nshĩa về mãt lý luận và thưc tiễn đối với đồng bào Khơ me Nam bộ Vì, từ thế kv v n đến nay, Chân Lạp đã chiếm đoạt toàn bộ mọi thành quả về chính trị, kinh tế, vãn hóa, xã hội mà Vương quốc Phù Nam đã dày công xây dựng trong vòng 7 thế kỷ trước đó Chinh họ đã đổng hóa tộc người Văhnum - chủ thể của quốc gia Phù Nam , bắt phải xưng danh là Khơ me Cho đến bày giờ, người Khơ me Nam bộ thuộc dòng dõi của tộc người Văhnum cũng không nhận biết dân tộc mình như thế nào? Tổ tiên của mình là ai? Cứ ngỡ rằng ông bà cha mẹ, tổ tiên mình là gốc người Khơ me

Trang 19

Campuchia, nên mình phải gắn bó với "quê cha đất tổ" Trong khi đó thì thái

độ của một số người Khơ me ở Campưchia, từ dân thường cho đến các quan lại trong giới cầm quyền của các thời đại, kể cả vua chúa đều có định kiến, miệt thị và xem người Khơ me Nam bộ là người "đẩu gành cuối bãi, đầu Việt đít Khơ me" Vì vậy, việc nhận thức được điểu này sẽ giúp cho nsười Khơ me Nam bộ hiểu được cội nguồn của mình, tránh được sự ngộ nhận về đất nước Campuchia cho đó là tổ quốc của mình, từ đó mà thắt chặt hơn nữa mối tình đoàn kết giữa người Khơ me và người Việt trong cộng đồne các dân tộc Việt Nam, cùng sống trẽn mãnh đất Việt Nam, phải biết yêu thươns, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

Từ sự khác nhau về bộ tộc về sự hình thành quốc gia và địa bàn cư trá

đã dẫn tới sự khác nhau căn bản giữa hai nền vãn hóa của hai dân tộc Khơ me Nam bộ và Khơ me Campuchia Sự khác nhau đó được biểu hiện ở chỗ vãn hóa Khơ me Nam bộ phong phú, đa dang, thảm chí có nhữnơ néi độc đáo hơn

so với vãn hóa Khơ me Campuchia, bời quá trình giao lưu chọn lọc kế thừa lẫn nhau giữa văn hóa khơ me Nam bộ với vãn hóa các dân tộc khác cùng cư trú trên vùng đất này Tưv nhiên, khi nghiên cứu văn hóa Khơ me Nam bộ chúng ta cũng không nên tuvột đối hóa sự khác nhau giữa hai nền vãn hóa của hai tộc người này Nếu cho rằng văn hóa Khơ me Nam bộ tuyệt đối không có liên quan gì đến vãn hóa Khơ me Campuchia là điểu hoàn toàn không đúng Dảu sao thì vãn hóa Khơ me Nam bộ cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều đến vãn hóa Khơ me Campuchia

1.1.2 Đác điểm c ư trú, sản xuất và hình thái xã hội của người K hơ

Khi nghiên cứu vãn hóa của một dân tộc không thể tách khỏi điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện cư trú sinh hoạt và điều kiện tự nhiên mà dân tộc đó sinh sống

Sống quần cư thành từng cụm nhỏ trong khuôn khổ phura, sóc là đặc điểm cư trú truyền thống của người Khơ me Họ ít chịu thay đổi hình thức cư

Trang 20

trú cũng như địa bàn sinh tụ của mình Đặc điểm cư trú của neười Khơ me hoàn toàn khác với người Việt và người Hoa Người Việt thích ờ những vùng đất thấp, bằng phẳng, ven sông lớn, ven trục lộ giao thông; người Hoa thích ở vùng chợ, những vùng có đông dân cư để buôn bán; người Khơ me thường sống tâp trung thành từng cụm trên những giồng đất cao, giồng cát vùng sâu hẻo lánh, ven sõng rạch nhò giữa đồng ruộng mênh mông, vùn2 ven biển hay các vùng đất ngập mặn Một sô' ít sống ven thị xã, thị trấn, doc lộ giao thông Chẩng hạn như ở tỉnh Trà Vinh, người Khơ me cư trú trên đất dồng, khai hoang những vùng đất thấp phía trước và sau giồng, từng bước biến chúng thành đổng ruộng, nương rẫy để canh tác Còn ờ tính Sóc Trăng, đất giồng ít hơn nên nsưcri Khơ me khai thác, cư trú giữa nhữns cánh đổn° lúa lón, trẽn nhữna vùng đất trồng màu quanh thị xã Sóc Trăng và nhữns aiổng cát ven biển, ờ các tỉnh khác như Bac Liẻu, Cà Mau, Vĩnh Long, Cần Thơ địa bàn

cư trú của người Khơ me cũng mans đãc điểm tương tư Do đặc điểm cư trú như thế, nẻn điều kiện sinh hoạt, phương tiện giao thòng trên địa bàn dân cư cúa người Khơ me rất khó khãn, vất va: tình trang thiếu thôns tin thiếu nước ngọt trong sinh hoạt rất phô biến, đa sò roi vào cảnh đói nghèo và bệnh tật

Về sản xuất, người Khơ me từ xa xưa đã biết trổng lúa nước Nsoài việc khai thác đất giồng, nương rẫy để trổng rau màu, khoai cù, người Khơ me còn sớm biết khai thác cả vùng đất trũng bao quanh để ữồng lúa nước, mà không chờ những người làm ruộng giỏi như naười Việt và người Hoa đến để chi cho

họ Người Khơ me đã biết dùng biện pháp kỹ thuật để xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu lúa nước, ơ gần sông rạch, người Khơ me biết lợi dụng thủy triều lên để đưa nước vào ruộng, đắp đập giữ nước để rửa phèn cho ruộng Đến kỳ hạn khi lúa sắp làm đòng thì phá đập tháo nước ra xổ phèn bắt cá khi thủy triều lên lai tiếp tục đắp đập một lần nữa để giữ phù sa bổi dưỡng cho lúa ở những vùng xa sông rạch, người Khơ me đấp bờ thành ô để giữ nước mưa Khi cần, họ tát nước vào ô bằng gàu giai, gàu sòng, sa quạt Ngoài ra, người Khơ me còn biết đắp bờ bao ngạn để giữ nước hoặc xổ phèn

Trang 21

khi- canh tác Khi người Việt mới từ miền Trung đặt chân đến vùng đất Nam

bộ hay người Hoa mới tò Hoa Nam đến, họ chưa có sẩn trona tay các biện pháp thủy lợi nói trên, đặc biệt là ý thức sử dụng thủy triều lên xuống để đưa nước vào ruộng nhằm rửa phèn và giữ nước Phải nói đây là phát minh độc đáo của người Khơ me xưa dựa trên cơ sở những điều kiện địa lý cu thể của vùns đất đồng bằng Nam bộ

Mặt khác, người Khơ me còn biết sử dụng sức kéo của trâu, bò để cày ruộng và chuyên chở, biết cách chọn các giống lúa tốt phù hơp với từng loại đất để cho nãng suất cao Đi đôi với sản xuất nôns nghiệp, người Khơ me còn biết chế biến lương thưc Trước kia, họ dùng cối tầm vông mỏt chày hoặc hai chày để giọt ra gạo v ề sau họ đã biết đóng cối xay lúa bãng cách đan vỏ ngoài bằng tre, rồi dùng đất sét cho vào bèn trong nện cho thật cúng, dùng cày đước chẻ miếng làm răng, dùng càv làm giằng xay để kéo, cho lúa vào xay, rồi cho vào cối giã thành gạo Công nahệ này làm ra gạo nhanh hơn nhiều so với cối tẩm vông Người Khơ me còn biết chế tạo ra cối xay bót để xav bột làm bún và làm nhiều loại bánh khác

Bên cạnh nghề làm ruộng cũng đã xuất hiện nghề khai thác đánh bắt cá, tôm tép làm thực phẩm Các công cu đánh bắt còn để lai cho đến ngàv nav như xà ngôm, xà neang, nơm, lợp, buns, tru, nò, đó, lưới, câu, ống trúm, chia, giỏ cá, giỏ tép, giỏ cua đã chỉ rõ mức độ phong phú và phát triển của nghề đánh bắt của người Khơ me xưa Tôm cá là thực phẩm dùng hàn2 ngày, nếu còn dư thừa được chế biến thành khô hoặc làm các loại mắm bràhok để dự trừ lâu dài Ngoài ra, còn xuất hiện nshề trổng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, trổng bông kéo sợi dệt vải Đến nay vẫn còn thấy các khung dệt cổ, lược, con thoi, sa kéo chỉ và các khung dệt cải tiến của các thế hệ sau Nghề gốm của người Khơ me cũng phát triển như làm nổi đất, cà om ngày càng tinh xảo hơn

Chính điều kiện sản xuất và đặc điểm cư trú sinh hoạt nêu trên đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành những nét văn hóa độc đáo của

Trang 22

người Khơ me Nam bộ nói chung và của người Khơ me ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng.

Về hình thái xã hội, người Khơ me sinh sống quây quần với nhau thành những tập thể láng giềng nhỏ trên một địa điểm bám sát đất trồng trọt gọi là phum (tương đương với ấp), đơn vị lớn hơn phum, bao gồm nhiều phum gọi là sok (theo tiếng Việt là sóc - tương đương với xã) Người ta thườns đồns nhất phum và sóc của người Khơ me với ấp và xã của người Việt Nhưng thật ra khôns phải như vậy Vì từ bao đời nay, người Khơ me sống chuna với người Việt và người Hoa trên vùng đất Nam bộ, các phum Khơ me xen kẽ với các ấp người Việt Có trường hợp đặc biệt, một số phum nhỏ của người Khơ me tự khuòn mình vào một ấp, với tư cách là yếu tố cấu thành của một ấp lớn hơn trong đó người Khơ me, người Việt và người Hoa cùna sinh sống Phum và sóc không phải là đơn vị hành chính chính thức Trong khuôn khổ cai trị của các vua chúa thời nhà Nguyễn, các phum sóc của người Khơ me đã bị sáp nhãp vào ấp, xã chính thức của chính quvển địa phương

Mặc dù vậy, nhưng phum, sóc của người Khơ me, ít nhất cũng là phum vẫn cứ tổn tại như những thực thể dù khònơ chính thức, cho đến bây giờ người

ta vẫn còn dùng "phum" hay "sóc" để chỉ ncri cư trú của người Khơ me Dù sống xen kẽ với các dân tộc khác, có quan hệ giao lưu qua lại vói người Việt

và người Hoa trong nhiều thế kỳ, nhưng nhờ khuôn khổ phum và sóc, người Khơ me đã được sinh ra và lớn lên ờ đây, họ làm ãn, sinh hoạt, hoạt động trong khung văn hóa của dân tộc, vẫn giữ được bản sắc vãn hóa truyền thống cúa dân tộc mình Lịch sử còn ghi lại trước kia khi lâp phum nsười Khơ me thường chọn nơi đất tốt, cao ráo, xác định khuôn viên, trồne tre chung quanh

để làm rào khép kín, quay mặt ra đường cái, có cổng ra vào, bèn trong sắp xếp ngăn nắp, nhà ở theo thứ tự, từng hộ có nơi làm chuồng trâu, bò heo; có nơi chất rơm khô dùng để nấu nướng Phum rộng còn có chút đất phía sau để cho mỗi hộ có thể trổng trọt chút ít rau, đậu hành, ớt Vì vậy, khi nghiên cứu văn hóa của người Khơ me khỏng thể không đặt nó vào trong khung xã hội của nó

Trang 23

[à phum, sóc Chính phum, sóc đã làm nảy nở vãn hóa Khơ me và tạo nên tính cộng đồng bền vững của dân tộc này.

Tóm lại, xét về mật lịch sử, người Khơ me Nam bộ là một dân tộc có nguồn gốc khá rõ ràng, được hình thành từ trước công nguyên, đã lập quốc từ năm 40 sau công nguyên và có thòi kỳ phồn thịnh kéo dài 7 thế kỷ Nhưng lịch sử phát triển của dân tộc Khơ me Nam bộ cũng có nhìme bước thăng trầm Đến thế kỷ thứ VII, nhà nưó’c cua tổ tiên người Khơ me Nam bộ là Vương quốc Phù Nam bi Chân Lạp tiêu diệt và thôn tính Họ cướp đi mọi thành quả của tổ tiên nsười Khơ me Nam bộ tao iâp được, đã độns hóa và biến những người Phù Nam thành nhữne n2ười Chân Lạp Ngay chính danh xưng của tộc người cũng bị xóa bỏ và bị bắt buộc phải tự xưng theo người Chàn Lạp

là Khơ me Thưc tế cho thấv, người khơ me Nam bộ và người Khơ me Campuchia là hai tộc người có quá trình lập quốc khác nhau và sống ờ hai quốc 2Ía khác nhau, chịu sư ảnh hườns về chính trị, kinh tế, vãn hóa xã hội cúa hai chế đô chính trị - xã hội khác nhau Do đặc điểm cư trú, điểu kiện tự nhiên và sự giao thoa về văn hóa trons tính kế thừa và phát triển, dẫn đến hai nển văn hóa của hai dân tộc, về căn bân cũng có sự khác nhau Nhận rõ điều này để tránh sự sai lầm, ngộ nhận trons đồng bào dân tộc Khơ me Nam bộ, cho ràng vãn hóa Campuchia và vãn hóa Khơ me Nam bộ là một và ờ họ là mỗi người có hai tổ quốc (Việt Nam và Campuchia) thích thì ở, không thích thì đi Từ đó, chúng ta cần phải hết sức cảnh giác đối với àm mưu xảo quyệt của kẻ thù hòng làm mờ đi một thực tế lịch sử, kích động đồns bào Khơ me nhằm phá hoại chính sách đai đoàn kết dàn tộc của Đảng và Nhà nước ta

1.2 Lịch sử văn hóa truyền thống của dân tộc Khơ me

1.2.1 Khái niệm vê ván hóa truyền thống và bản sắc vãn hóa

Bất kỳ một quốc gia, dân tộc nào cũng đều có một nền văn hóa riêng, nó

ra đời và phát triển gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc

"Văn hóa” bắt nguồn từ tiếng La tinh là "Cuntura" - nghĩa là cày cấy, vun trồng

Nó phản ánh trình độ phát triển nhất định của một dân tộc, một quốc gia Xét về

Trang 24

cội nguồn, vãn hóa gắn với một dân tộc nhất định, đó chính là văn hóa truyền thống của dân tộc đó Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, văn hóa truyền thống là toàn bộ những hiện tượng văn hóa - xã hội bao gồm tiếng nói, chữ viết, vãn học, nghệ thuật, hệ tư tưởng, phong tục, tập quán, lễ nghi, các thiết chế văn hóa, xã hội được bảo tồn qua năm tháng trong đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng xã hội (có thể là một dân tộc, một giai cấp hoặc một nhóm người) và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Nó bao gồm những giá trị vãn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.

Văn hóa truyền thống mang tính lịch sử - xã hội Điều kiện lịch sử - xã hội như thế nào thì dấu ấn vãn hóa truyền thốns cũns như thế ấy Nói đến vãn hóa truyền thống là nói đến những nét vãn hóa đặc trưng, điển hình đã đuục định hình theo thời gian và được lưu truyền từ đời này sang đời khác Truyền thống bao giờ cũng gắn với yếu tố thời gian Nhưng không phải độ dài của thời sian là yếu tố duy nhất để nói lên tính chất của truyền thốns: càng không phải thời sian càng dài thì truyền thống càng cao Thông thường nói đến truyền thống là người ta nghĩ ngay đến những hiện tượng văn hóa - xã hội đã được hình thành từ xa xưa trons lịch sử và tổn tại trong một thời dan khá dài Nhưng cũng có khi có những hiện tượns vãn hóa - xã hội xảy ra ít hơn cũng

có thể trở thành truyền thống Do đó, có truyền thống của một quốc gia, một dán tộc, một cộng đồng người; cũng có truyền thống của một 2Ìa đình hoặc một dòng tộc

Văn hóa truyền thống không chi là những mật tích cực mà còn bao hàm

cả những mặt tiêu cực Mặt tích cực của văn hóa truyền thống, hay còn gọi là truyền thống tốt đẹp là những hiên tượng văn hóa - xã hội phản ánh đúng cái chân, thiện, mỹ, cái anh hùng, sự lao động sáng tạo của dân tôc được thử thách qua thời gian và không ngừng được nàng cao đáp úng yêu cầu của sự phát triển xã hội Còn mặt tiêu cực của truyền thống là những yếu tố phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan lạc hậu, phản khoa học, không phù hợp với thực

tế xã hội hiện tại Những mặt tích cực của truyền thống hợp lại thành giá trị của truyền thống Truyền thống không có giá trị tự thân và không có ý nghĩa

Trang 25

đối với quá khứ mà giá trị của ữuyền thống được qui định bởi ý nghĩa xã hội hiện tại của nó Do vậy, các yếu tố của truyền thống thường có giá trị không giống nhau, thậm chí đối lập nhau Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh và chế độ chính trị - xã hội mà nó mang ý nghĩa tích cực hay tiêu cực Tính tích cực hay tiêu cực của truyền thống phần lớn pha thuộc vào thái độ của chú thể đang khai thác hoặc tiếp nhận truyền thống Vì vậy, truyền thống sẽ không được bảo tồn nếu như con người hiện đại không có ý thức tôn trọng, giữ gìn các giá trị truyền thống Chúng ta phải biết khai thác giá trị tích cực của truyền thống

để định hướng cho hiện tại và tương lai Nếu coi thường hoặc phì báng truyền thống thì có thể phải trả giá đắt mà chúnơ ta không thể lường trước được.Giá trị tích cực của văn hóa truyền thống là cơ sờ hình thành bán sắc vãn hóa của dân tộc Bản sắc văn hóa là sự biểu hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất của bản sắc dân tộc Bản sắc dân tộc càng phong phú, đa dạng thì bản sắc văn hóa của dân tộc cũng mang màu sắc phong phú, đa dang bấy nhiêu Tuy nhiên, bản sắc vãn hóa không phải hình thành một cách ngẫu nhiên, tự phát Nó được hình thành và phát triển như là sản phẩm của hoàn cảnh địa lý, điều kiên kinh tế - xã hội, sinh hoạt, lối sống của cộng đồng dân tộc, của quá trình sáng tạo ra những giá trị vãn hóa kết hợp với quá trình giao lưu, tiếp thu có chọn lọc nhũng tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác Bản sắc vãn hóa là hệ thống những đăc tính bẽn trong, những sắc thái, nhữna tính chất riêng tạo thành những đặc điểm chính, những đặc trung nổi bật cùa nển văn hóa Bản sắc vãn hóa là chứng minh thư của nền văn hóa dân tộc, để nhằm phân biệt nền vãn hóa của dân tộc này với nền vãn hóa của dân tộc khác Bản sắc văn hóa dân tộc là cái đặc sắc, độc đáo riêng có của dân tộc Dân tộc nào biết trân trọng bản sắc vãn hóa sẽ giúp cho dân tộc đó giữ được những giá trị tích cực của vãn hóa truyền thống trong quá trình phát triển của dân tộc mình Vì vậy, mỗi dân tộc cần phải biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, đó là trách nhiêm cao cả và là nhiệm vụ vinh quang của mỗi cá nhân, cộng đổng xã hội và của cả dân tộc

Trang 26

1.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển văn hóa truyền thống của dán tộc K hơ me

Cùng với việc hình thành dân tộc, văn hóa dân tộc Khơ me cũng được hình thành và phát triển Qua các phát hiện khảo cổ học đã chứns minh: trải qua các thời đại, từ thời đồ đá cũ, đồ đá mới đến đồng thau trên vùng đất Nam bộ đã có sự hiện diện của cư dân cổ và một nền văn hóa phong phú rực

rỡ thống nhất trong suốt dải đất Việt Nam (cùng với nền vãn hóa Bắc Son, Đông Sơn ) Chính họ là những người xây dựng nên nền vãn minh đầu tiên ở vùng đất Nam bộ Các cư dân này từ lâu đã biết thuần dưỡns độnơ vật nuòi mà ngày nay trong các tầng văn hóa còn thấy hiện diện xương cùa các ioài lợn rừng, lợn nhà, chó nhà khi voọc, báo gấm báo vàng, chồn hươu, nai, bò rừng, tè giác bên cạnh những đồ gốm các loại như nồi, bình, bình bát kiềng

ba chân, bi hình cầu và các công cụ lao động như rìu, cuốc có vai, cuốc không vai, đục, bàn mài

Rõ ràng trước khj naười Ấn Độ đến, xã hội người Khơ me Nam bộ đã

có một nển văn hóa với bể dày khoảna từ 200 - 300 năm trước Côns nguyên Nghĩa là đã có một nền vãn hóa được định hình khá đầy đủ chí ít nó cũng được hình thành trước khi nsười ấn Độ đến khoảng từ 2 đến 3 thế kỷ

Sau khi người Ấn Độ đến, người Khơ me Nam bộ đã tiếp thu nền văn hóa Ấn Độ Văn hóa Ấn Đô là một nền vãn hóa phát triển từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên và có sức sống mãnh liệt nên nó dễ dàng lan tỏa sang các nước khác Văn hóa Ấn Độ đến vùn2 đất Nam bộ không bằng sự xâm ỉăng, nỏ dịch

mà bằng con đường giao lưu buôn bán và sự truyền đạo của các 2iáo sĩ Lúc bấy giờ, Vương triều Ấn Độ thuộc dòng họ Moryah là nhà vua Asokah đã đưa một phái đoàn Phật giáo đến vùng đất Nam bộ để tuyên truyền á á o lý Mặt khác, lúc đó trong nước Ân Độ đang có loạn lạc nên một số neười muốn ra đi tìm nơi bình yên để làm ãn sinh sống Nsuyên nhân chủ yếu của sự xâm nhập vãn hóa Ân Độ vào vùng đất này là sự mua bán hương liệu, mà đặc biệt là mua

Trang 27

bán vàng xuyên lục địa châu Á bằng đường bộ gặp rất nhiều khó khãn và nguy hiểm, chỉ có giao thông đường biển là thuận tiện hơn Nhờ sự phát triển của ngành tàu thủy, người ta đã đóng được các tàu thuyền cỡ lớn-có thể chuyên chở đến 600 - 700 người, cùng với sự khám phá ra quy luật gió mùa trên biển,

mà ngoài các thương gia còn có các giáo sĩ Bà La Môn, gồm những người thông thạo kinh thư, giáo lý và cả quan điểm quân chủ của Ân Độ, đã mang sang và truyền bá văn hóa Ân Độ vào vùng đất Nam bộ Một sô' 2Íáo sĩ Bà La Môn đã có ảnh hưởng rất lớn đối với người dân bản xứ, họ rất được kính trọng, hoan nghênh, tôn làm thầy, thậm chí làm quan, làm vua và người dàn chịu sự cai trị của họ Từ đó, Vươno quốc Phù Nam đã dần dần hình thành nsay trẽn vùns đất đồna bằne Nam bộ

Như trẽn đã nói, Nhà nước Phù Nam ra đời là sự kết hơp giữa Hổn Điển (giáo sĩ Bà La Môn người Ấn Độ) và nàng Liễu Di (nữ chúa người Khơ me vùng đất Nam bộ), đó là dấu hiệu của sự pha trộn của hai nền vãn hóa: văn hóa Ân Độ và vãn hóa bản địa Do vậv mà vãn hóa Phù Nam vừa mới định

hình, có nguồn gốc bản địa đã bị pha trộn, tạo thành một nền ván hóa mói, 2 ỌÍ

là văn hóa Khơ me - Ấn Điều đáng lưu ý là văn hóa Ấn Độ đến Phù Nam không phải bằng con đường xâm lược, nên đã được người Khơ me dễ dàng tiếp nhận và đã được Khơ me hóa rất cao Cho nên những yếu tố văn hóa Ấn

Độ đã góp phần tạo nên diện mạo đặc biệt của nền văn hóa truyền thống Khơ

me Nó được thể hiện rất rõ trong tiến2 nói, chữ viết, tín nsưỡns, vãn học, nghệ thuật của dân tộc Khơ me

- Tiếng nói: Mỗi một dân tộc đều có một tiếng nói riêng Do nhu cầu trao đổi, cung cấp thông tin bằng tín hiệu mà dần dần tiếng nói của một tộc người được hình thành Đổi với người Khơ me Nam Bộ, từ sơ sử, họ đã có tiếng nói bản địa để quan hệ, giao tiếp, tập hợp đoàn kết lại thành bộ tộc Nhưng do đặc điểm địa lý tự nhiên, nguời Khơ me cư trú rải rác thành từng cụm rời, nhỏ nên tiếng nói của họ còn rất đơn sơ, chia ra nhiều nhánh, có những từ ngữ cũng như âm, giọng khác nhau (hiện nay ở những vùng khác

Trang 28

nhau, người Khơ me có một số từ nói với âm giọng khác nhau) Khi người Ấn đến, họ đã mang tiếng nói của họ sang thì người Khơ me đã tiếp thu và kết hợp hoàn chỉnh tiếng nói bản địa với tiếng Sangcrit - Pali (gốc Ấn Độ) thành tiếng nói của mình Tiếng Khơ me man2 ba tính chất đậc biệt:

+ Âm thanh từ, nghĩa là phát âm theo giọng điêu riêng biệt của mình

+ Biến hình từ, người Khơ me không dùng phép biến hình từ theo giống, số, thì, theo quy luật ngữ pháp Sangcnt hoặc Pali, mặc dù đã tiếp thu chúno Khi muốn chỉ giống, số, thì của một từ nào đó thì họ sử dụng thêm một

từ khác để làm rõ nghĩa từ đó V í dụ: bò đực bò cái, ngày mai nsàv kia (phần này cũn? gần 2Íống như tiếng Việt)

+ Địa nghĩa từ của một từ phải căn cứ vào n?ôn ngữ học naữ pháp và nsữ nguyên

Từ sư phân tích trẽn cho phép ta kết luận rằng tiếng Khơ me sản sinh ra

từ ban địa từng bước được bổ suns bởi các ngôn ngữ khác du nháp vào Naưòi Khơ me tiếp thu tiếng Ân Độ Sangcrit và Pali theo kiểu sáng tao của ngôn ngữ

cổ điển để bổ sung vào nsôn ngữ của mình, mà chủ vếu cũng chỉ dùng phần nahla chứ không phải bè nsuyên si

- Chữ viết: Không phải dân tộc nào khi có tiếng nói là có chữ viết ngay Chữ viết ra đời sau rất lâu so với tiếng nói Chữ viết ra đời đánh dấu một bước phát triển mói về chất nền vãn minh của một dân tộc Thời sơ sử người Khơ

me chưa có chữ viết mà chì nhớ là chính Người ta dưa vào mùa màng, nhìn cây thay lá, đâm đọt, trổ bông, có trái để làm dấu trẽn thân cầy, thắt sút để ghi nhớ một việc gì đó Mãi cho đến khi người Ân Độ mang vãn hóa của họ đến, trong đó có chữ viết của người miền Nam Ân - một loại chữ viết cổ khá hoàn chỉnh, theo thòi ấy gọi là chữ Pramei do những người theo đạo Bà La Môn sáng tạo ra dùng để ghi chép kinh điển và truyền bá giáo lý Chính quốc vương đầu tiên của Phù Nam là người đã để xướng và tổ chức phổ biến các tập tục truyền thống, tôn giáo Ân Độ, trong đó có cả chữ Pramei cho người bản

Trang 29

địa lúc bấy giờ Đó là loại chữ thuộc nhóm tròn, đã được người bản địa tiếp thu nhưng không sử dụng nguyên bản mà dựa vào những điếm cơ bản, cải tiến dần cho có nét riêng biệt và hiện nay hoàn toàn khác với chữ gốc của Ấn

Độ, làm cho người Ấn không đọc được Điều đó cho thấy, người Khơ me là một tộc người có khả năng tư duy sáng tạo, biết tiếp thu phương pháp hình thành chữ viết và các loại hình văn hóa nước ngoài, nhưng họ biết nghiên cứu, cải biến chúng trở thành chữ viết riêng có của tộc người mình

- Tín ngưỡng: Tín nsưỡng đã đươc hình thành từ rất sớm trước khi có

sự ra đời của tôn giáo, đó là tín ngưỡng dân gian Nó được hình thành trong xã hội khi thiên nhiên còn đầy bí ẩn đối với con người Xuất phát từ sự bất lực của con người trước nhữns điều huvền bí cùa tự nhièn chưa hiếu và chưa 21 ải thích được một cách khoa học nên khiên cho người ta phải tin vào một lực lương siêu nhiên nào đó Không chỉ có các hiện tượng tự nhiên như: mưa, gió, sấm chớp, bão lụt mà còn có cả thú dữ, những gì có ảnh hưởng đến đời sống và sinh mạng của con người đểu được người ta gọi là Thán Đây cũng chính là nguồn Rốc tự nhiên của sự ra đời của tín ngưỡng Loai tín ngưỡng này không có học thuyết hay giáo lý, lchônơ có lễ nshi quy định ràns buộc, mà nó chi được truyền miệng từ đời này sans đời khác qua nhữns càu chuyện kể những tập tục thờ cúng, nhưng nó có ảnh hường sâu sắc trons đời sống tinh thần của con người ngay cả đến hôm nay

Người ta quan niệm rằng, muốn sản xuất phát triển và được bình yên, phải nhờ sự bảo hộ của thần Arak Veal Trong phum muốn có bình yên thì nhờ thần Arak Phum, một sóc muốn bình yên thì nhờ sự bảo hộ của thần Têvada Vì vậy, khi trong cuộc sống có những điều bất trắc, nhữna; lúc khó khăn hay bắt đầu một công việc quan trọng, người ta thường cầu nguyện, khấn vái, cúng bái lễ vật Khi công việc hoàn thành, gặp điều may mắn thì lại cúng bái, làm lễ tạ ơn Ngoài ra, người Khơ me quan niệm mỗi một nghề đều có một nhân vật có tài năng sáng lập, hỗ trợ, được con người sùng bái gọi là ông

Tổ hay Tổ sư (tiếng Khơ me là Kru) Nghề nào thì thờ Kru đó Chẳng hạn, nghề thợ mộc thờ Km mộc, nghề thợ hổ thờ Kru hổ, nghề ca múa thờ Kru ca

Trang 30

múa Nên người Khơ me còn thường xuyên cúng bái, làm lễ tạ ơn những người sáng lập ra các ngành nghề mỗi khi làm ãn đạt kết quả tốt V iệc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ của người Khơ me cũng giống như người Việt; tục này được người Khơ me lưu truvển qua biểu hiện hàng nãm là lễ Sèn Khuôn Sèn Đâunta, gọi theo Phật 2Ĩáo là Bôn Khuôp, Bôn Đâunta.

Khi người An Độ đến, mang giáo lý của các đạo giáo truyền bá vào vùng đất Nam bộ, đã làm cho người Khơ me Nam bộ có thêm một tín ngưỡng nữa là tín ngưỡng tôn giáo Tín ngưỡng tôn giáo tồn tại song song với tín nsưỡng dân 2Ían nhưng nó có ảnh hường sâu sắc và manh mẽ hơn tron? đời sống của neười Khơ me Nam bộ

Đạo Bà La Môn: Các giáo sĩ Bà La Môn Ân Độ khi đến dây đã có sự ảnh hưởng rất ỉớn đối với vua chúa quí tộc, họ được tôn làm cò vấn, giáo sư, nhấ thơ, nhà vãn, nghệ sĩ thuộc tầns lớp bẽn cạnh tnểu đình, Kinh điển Bà

La iMôn hầu hết viết bằns chữ cái Sangcnt, được họ truyền dav cho con cháu người Khơ me, phần lớn là con cái của vua quan Còn con cái của thườns đản thì chì được học chút ít Gốc đạo Bà La Môn ở Ân Đô là thờ đa thán, nhưng khi truvền đến đây thì chỉ còn là tín nsưỡng thế lực vô hình, mà thần là tiêu biểu Ý thức cơ bản là gởi gấm niềm tin của mình vào các vị thần, thờ cúng rất phức tạp, rất thực dụng tùv theo từng địa phương, từng gia đình, từng người Đao Bà La Môn khi đến với naười Khơ me chỉ còn ba vị thần chừ yếu là:+ Brahma người Khơ me gọi là Prum: Là thần tạo ra thế gian

+ Siva, người Khơ me gọi là Âysôr: là thần tàn phá thế gian

+ Visnu, người Khơ me gọi là Neareay: Là thần cứu giúp, thế aian.Người Khơ me không thờ Brahma mà chí thờ Siva, Visnư và Lingk (dương vật) của thần Siva Cũng có khi người ta nhập ba vị thán này làm một gọi là Treimute, hoặc nhập hai vị thần Siva và Visnu lại gọi là Han Hara.Ngày nay, tôn giáo này đối với người Khơ me chi tổn tại như một tàn

dư, vì không còn đền thờ, lễ nghi nào dành riêng cho nó Nhưng trong các

Trang 31

truyền thuyết, truyện cổ dân gian, các vị thần Bà La Môn vẫn được nhắc đến với niềm say mê của dân chúng Tượng Lingk, Yôni và những biếu tượng của đạo Bà La Môn vẫn được tìm thấy ở một số chùa Khơ me Nam bộ, nó được đặt ở nơi trang nghiêm như trước chính điên và những lễ thức như Slachip, Mluchip, Slachôm, Slathô của Bà La Môn vẫn còn được áp dụns phổ biến trong mọi lĩnh vực thờ cúng, chứng tỏ tôn giáo này vẫn còn được ngưỡng mộ

dù không chính thức

Đạo Phật Tiểu thừa: Phật giáo du nhập vào vùng đồne băng Nam bộ có muộn hơn so với đạo Bà La Môn chút ít Lúc đầu đạo Phât không mấy thịnh hành, vì do vua quan và các tầng lớp quí tộc đều theo đạo Bà La Môn và sử dụn2 nó như một công cụ để thống trị đời sống tinh thần của xã hội Một thời

2ian dài Phật giáo tổn tại trons lớp nsười cùns khổ như là một cái bónơ bèn cạnh đạo Bà La Môn Cho đến thế kỷ thứ X V II, lịch sừ xã hôi có nhiều biến đông, chiến tranh ioạn lac liên tiếp xảy ra đời sống nhàn dân lao động cùnơ cực còn bọn thống trị thì được dịp chém giết loai trừ nhau, làm cho nhữns người lương thiện đâm ra ngao ngán, chán nản Trong khi đạo Bà La Môn với

sự phân chia đẳng cấp sâu sắc, thờ cúng phức tap giáo lý rườm rà xa rời thực

tế không đem lại lợi ích thiết thực cho đời sống của nhàn dân, thì đạo Phật với gáo lý được COI như là một triết lý hòa bình, ngày càng có ảnh hường sâu đậm 'đến xã hôi Khơ me, rất phù hợp cho sự phát triển trong bối cảnh lịch sử ấy

Sự xen kẽ giữa tín ngưỡng dân dan, tàn dư của đạo Bà La Môn và Phật giáo đã tạo ra bức tranh đa dạng, phong phú, phức tạp của nhiều lễ nghi, tập tục nhưng rất được coi trọng trong đời sống tinh thần của người Khơ me Trong các tín ngưỡng tôn giáo hổn hợp đó thì Phật giáo Tiểu thừa chiếm vị trí chủ đạo trong dời sống tinh thần hàng ngày của người Khơ me Trong nhiều nghi lễ quan trọng của đời người như đám cưới, đám tang người ta thường mời các vị sư về nhà tụng niệm để làm phước hoặc cầu siêu Theo quan niệm của người Khơ me, khi mới chào đời đã là tín đồ của Phật giáo Lớn lên, người

ấy được cha mẹ, các bậc cao niên, tập thể Phum Sóc, sư sãi ở chùa giáo dục theo đạo lý nhà Phật Đến tuổi trưởng thành, hầu như người con trai nào cũng

Trang 32

phải vào chùa để tu Thời gian tu không bắt buộc, có thể tu từ một đêm hay cả cuộc đời Họ quan niệm tu là để trả ơn cho mẹ và trả hiếu cho cha Tu vừa là

nghĩa vụ, vừa là vinh dự của người nam giới (tu hành chỉ dành riêng cho nam

giới, phụ nữ không được đi tu) Tuy nhiên, việc tu hành không có định chế ràng buộc mà rất cỏfi mở, không bắt buộc, đó là do ý thức tự giác của mỗi người Người đi tu có thể cời chiếc áo cà sa để hoàn tục bất cứ lúc nào Do đó, một đời người có thể có nhiều lần đi tu và nhiều lẩn hoàn tục

- Văn học: Đây là kho tàns phonơ phú và quí giá nhất của người Khơ

me Văn học được lưu truyền bằng hai con đường chính: thứ nhất, được lưu truyền trong nhàn dân qua truvền miệng: thứ hai được lưu truyền bằng việc ahi chép lại trên lá thốt nốt trên giấy xếp hoặc trên những tấm da thô, được lưu giữ ở các chùa Văn học khơ me bao gồm nhiều thể loai như: truyện cổ dân gian; truyện cổ gốc Bà La Môn và các Phật thoại: truyện ngụ naỏn; giáo duc đao đức xã hội; ca dao, tuc ngữ; câu đố câu nói lái; ca hát v ề mặt hình thức, người ta có thể chia kho tàng vãn học Khơ me ra thành hai bộ phận lớn là: Văn xuôi (Peak Sâmrai - nghĩa là lời bình thường) và văn ván (Kâm nap - nghĩa là thơ ca)

Văn xuôi, là lối văn diễn tả bần2 lời lẽ bình thường, theo lối ghép chữ của ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày Cũng giống như bất cứ cộng đồng dân tộc nào khác, dân tộc Khơ me cũng dùn2 vãn xuôi để diễn đạt ý tướnơ cùa mình trong nói và viết Nhưng, đối với người Khơ me chủ yếu là dùng vãn xuôi nói

để kể chuyện Có hai thể loại truyện kể bằng văn xuôi là Rương Bâu Ran (thần thoại, không bao gồm Phật thoại) và Rương Prẻng (cổ tích)

+ Rương Bâu Ran: Là loại truyện thần thoai thuộc kho chuyện cổ được chép trong các sách sastra (sách bàng lá thốt nốt) để ở các chùa Đây

là khối truyện lớn, nội dung nói về lý, thòng qua các truyện ngụ ngôn, truyện kể sự tích của thần, sử thi Ream kêr Các truyện được thể hiện qua lối truyền khẩu, hoặc qua các tác phẩm hội họa, điêu khắc trên tường hay cổng chùa Có thể nói mỗi biểu tượng ờ chùa, mỗi lễ tiết của người Khơ

me đểu chứa đựng một sự tích thần kỳ, có tác động sâu xa đến đời sống

Trang 33

tinh thần của dân chúng Ví dụ: chuyện kể về tượng "đầu thần bốn mật" Tượng này thường đặt trên đỉnh chùa có liên quan đến một càu chuyện thần thoại, gắn với nghi lẻ quan trọng của Lễ vào năm mới (Chôl Chnam

T hm ei) lễ rước Maha Sâng - Krân vào ngày đầu tết Khơ me Hay chuyện

kể về Reahu - mô típ người đầu to, miệng rộng, nhe răng, trợn mắt, hai tay nắm mặt trời đưa vào miệng Loại tượng này cũng thường thấy ờ các chùa

K hơ me Thông qua các câu chuyện này để giải thích các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, nhật thực, nguyệt thực

+ Rương Prêng: Là loại truyện cổ tích rất phong phú về số lượns và đa dạng về đề tài, nhưng tựu truna: lại có hai mảng lớn:

Một là truyện nói vế đao Phật, đao Bà La Môn hav về những nhân vật như ôns vua, bà chúa

Hai là, truyện phản ánh về cuộc đấu tranh của con người chốnơ thiên tai

đế thích n2hi và cải tạo tư nhiên phục vụ cho lợi ích của con nsười hoặc phàn

ánh về cuộc đấu tranh chốnơ áp bức, bất côns trong xã hội để tổn tại và phát

triển

Đáns lưu ý nhất là truyện ngụ nsôn, bao gồm truvộn kể về muòns thú

và truyện cười Trong xã hội Khơ me, truyện ngụ ngôn rất phát triển, vì Phật giáo có nguyên tắc truyền thống là thường sử dụng lối kể chuyện cổ theo phương pháp ẩn dụ dùng để giảng đạo, thay cho lối giảng nguyên lv khô khan, tức là dùng hình tượng văn học cụ thể thay cho khái niệm triết lý trừu tượng,

nó vừa mang tính hấp dẫn vừa phù hợp VỚI đối tượng truyền đạt là người bình dàn Trong đó nổi bật nhất là chuyện nói về thỏ voi, khỉ Nhữne con vặt này, theo người Khơ me là những con vật tinh khôn và trong lịch sử đã từng cứu đức Phật Còn chuyện cười không chí gày được tiếng cười hóm hỉnh, sảng khoái, mà còn mang tính giáo dục về đạo đức cho nhàn dân khi thì châm biếm thói hư tật xấu ờ đời khi thì đả kích bọn quan lại nhà giàu về thói đạo đức giả Chuyện cười đã phản ánh được cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhàn dân

Trang 34

ỉao động chống lại cường quyền, ác bá và cũng biểu hiện được trí thõng minh,

óc tưởng tượng phong phú của người Khơ me

Văn vần, là loại văn gồm những câu có vần với nhau, người Khơ me gọi

là Kâmnap (thơ ca hay vần thơ) Nó đích thực là thơ ca dân gian, vì nó ngụ’ trị ngay trong cuộc sống của nsười Khơ me và là hình thức biểu đat tâm tư, tình cảm hàng ngày của người dân lao động Văn vần có khối lượng đồ sộ hơn văn

xuôi và có thể phân ra làm nhiều thể loại:

+ Dân ca (Bât Chriêng): Đâv là thể loại phong phú và đa dạng nhất trong mảng vãn vần của người Khơ me Nó phản ánh hoat độns nhiều mặt của nsười lao động trong lao động sản xuất và trong đời sống hàna neàv của họ Dân ca gồm có: Hát theo nhịp lao động (hát quăng chài, ném lưới, hát bửa củi ), điệu hát phản ánh lao động của người nông dân (hát nhổ mạ, hát quay

tơ dêt vải ), hát về phons tục và ỉễ nshi hát trữ tình, hát đối đáp nam nữ hát đồng dao,

+ Nsụ ngôn hay còn 2ỌĨ là lời day dỗ (Pheasẻt - nghĩa là tiếng nói, lời khuyên răn): Đây là thể loại văn vần mang tính giáo dục cao mà chù yếu là dạy cách ứng xử và đạo.lý ở đời cho naười dân

+ Tục ngữ cách ngôn (Sôpheasẽt- nghĩa là lời tốt) Chẳng-hạn:

Làm gì phải làm cho xong, đừng để lại e sinh chuyện khôns hay

Đừng ỷ nhỏ mà đòi hỏi (quá nhiều) , đừng cậy lớn mà trấn áp (người

khác).

Nếu không giúp bơi chèo, đừng lấy chân cản nước

+ Hò (Bâbtôbất): Thể loại nàv thường hiếm thấy ở các dân tộc ít người, nhưng đối với dân tộc Khơ me, có ỉẽ do họ sống khá tập trung, ổn định ở vùng đổng bằng, gần sông nước, có nhiều nhịp điệu lao động, sinh hoat tập thể, nèn những điệu hò trong sinh hoạt vui chơi như: hò đua thuyền, hò kéo dây, hò kéo co, hò hái sen lại trở thành sinh hoạt vãn hóa tinh thần khá phổ biến trong đời sống của họ

Trang 35

Nhìn chung, vãn học của người Khơ me rất phons phú và đa dạng, với nhiều thể loại và nhiều đề tài khác nhau Nó góp phần thỏa mãn nhận thức của

con người trong việc giải thích các hiện tượng tự nhiên cho dù vẫn còn mang

tính thần bí Nó ca ngợi tình yêu lao động, tình yêu nam nữ, yêu cuộc sống và yêu thiên nhiên Nó phản ánh cuộc sống đầy gian khổ trong môi trường thièn nhiên hoang dã, khắc nghiệt, thú dữ và bênh tật lúc nào cũng rình rập đe dọa đến sinh mạng của con người Phải nói đây là một bộ phận quan trọn 2; lchông thể thiếu của vãn hóa truyền thống dân tộc Khơ me nhưng chưa được sun tầm nghiên cứu kỹ để hiểu biết thêm về nền vãn hóa của dân tộc này

- Nghê thuật: Đề cập đến lịch sứ văn hóa truyền thống của dan lộc Khơ me-không thể không nói đến một kho tàng quí báu nữa, đó chính là nghệ thuật Trên lĩnh vực này, người Khơ me có nhiều nét độc đáo và tinh tế Có thể nói bất cứ người Khơ me nào, từ già đến trẻ, cả trai lẫn gái, ai cũng đều biết thông thao một loại hình nshè thuật nhất định Nếu thiếu nshè thuật họ cảm thấy giống như là thiếu "cơm", thiếu "muối" trong bửa ăn vậv Trons nshệ thuật của người Khơ me có rát nhiều loai hình, ở đây chỉ kể ra môt vài loại hình tiêu biểu

Âm nhạc: Nền âm nhac của dân tộc Khơ me tuv có phona phú nhưng còn bị giới han vể trình độ phát triển Những bài hát chưa được ahi chép thành bài bản cô' định, mà chi được lưu truyền khắp nơi trong nhân dân bằng con đường truyền khẩu, người biết dạy cho người chưa biết Đã là truyền khẩu, thi tất nhiên sẽ có nhiều dị bản và không tránh khỏi sự thất truyền Nếu không biết giữ gìn nó sẽ bị mai môt trong nay mai Nói đến âm nhạc cùa người Kho'

me không thể không nói đến một loại nhạc cụ độc đáo, có qui mô lớn và chi riêng có của người Khơ me, đó là dàn nhạc ngũ âm

Nhạc ngũ âm (Phlêng Pinpeat - nghĩa là nhạc gõ, mà neười ta quen gọi

là dàn nhạc ngũ âm) là dàn nhạc có àm lượng rất lớn, thường được dùng trong các nghi lễ lớn, các cuộc tiếp rước long trọng, những dịp cúng bái tại chùa hoạc tại nhà riêng (chẳng hạn như lễ khánh thành chính điện, lễ dâng áo cà sa,

Trang 36

đám làm phước, đám tang ) Ngũ âm là biểu hiện của năm loai âm sắc, bởi dàn nhạc này được chế tạo bằng năm chất liệu khác nhau, tạo ra nãm bộ: Bộ đồng, bộ sắt, bộ gỗ, bộ da, bộ hơi Mỗi bộ thông thường có từ 2 - 3 nhạc cụ hoặc có thể có nhiều hơn Do vậy, dàn nhạc ngũ âm, khi hòa àm rất phức tạp

vì có nhiều nhạc cụ và cần nhiều nhạc công Muốn hòa âm háy phái có nhạc công giỏi và điêu luyện Vây mà những tác phẩm nhạc lý vẫn chưa được in ấn thành bài bản để lưu truyền Người sử dụng giỏi hiện nay còn rất ít, việc

truyền lại chủ yếu là học trưc tiếp bằng tai nghe, mất thấy để rồi bắt chước

làm theo, chứ chưa có một trường lớp nào đào tạo cơ bản cả

Múa: Người Khơ me xem múa như là một loại ngôn ngữ của tâm hổn, được phổ biến rộng rãi trons quần chúng nhãn dân Vào trong bất cứ một phum sóc nào của người Khơ me, ta không khỏi ngạc nhiên khi thày những

em còn rất nhỏ nhung vẫn múa được những điêu múa truyền thốn2, với nhữns động tác uốn cong các nsón tay, lắc mông và những bước chân bước một cách rất nhịp nhàng và sành điệu Họ múa trong các buổi sinh hoat, liên hoan hay bất kỳ ờ đâu, miễn là có nhạc, có tiếng bắt nhịp là họ nhảy vào vòng múa nsav Trong nshệ thuật, naười Khơ me say mè nhất là múa Kho tàn® múa của nsười Khơ me có thể phãn ckia thành hai loại: Múa dân gian và múa chuyên nghiệp

+ Múa dân gian là điêu múa bình dân, lấy nhịp điệu nhanh, rộn vui làm chính Có ba điệu múa phổ biến nhất hiện nay là Saravan, Lâm lêv, Râm vông

mà hầu như người Khơ me nào cũng biết múa như một thói quen Đàv là ba điệu múa tuơng đối đơn giản, đến mức nếu chưa biết múa, đứng nhìn một lúc

là có thể vào múa được naav Ngoài ra còn có các điệu múa khác như múa Sarikakeo, múa trống Chhayam., múa đám cưới, múa trong đám cúng Neakta, cầu Arak đòi hỏi trình độ múa phải thành thạo hơn và về tính chất của cuộc vui có hạn chế hơn V í du: Múa trống Chhayam chỉ dành riêng cho nam thanh niên và đây là điệu múa khó đòi hỏi người múa phải thực hiện nhiều động tác phức tạp, bời vừa múa vừa đánh trống Nếu múa đẹp là sư thể hiện một phẩm

Trang 37

chất đáng yêu của người phụ nữ Khơ me, thì múa trống Chhayam giỏi là thể hiện một tài năng về nghệ thuật của nam thanh niên của dân tộc này.

+ Múa chuyên nghiệp là những sáng tạo của những nghệ sĩ chuyên

nghiệp đầy tài nâng, nhưng vẫn bắt buộc phải tuân thủ những nguyên tắc của

loại hình nghệ thuật múa Múa chuyên nghiệp chỉ xuất hiện trên sân khấu Rô bam và sàn khấu Yukè Múa chuyên nghiệp luôn gắn liền với loại hình nghệ thuật sân khấu của người Khơ me Múa đan xen vào các loại hình ca, kịch hoặc có một vài điệu múa được trình diễn thành tiết muc riêng, nhưns chủ yếu múa xuất hiện trên sân khấu thông qua loại hình ca nhạc kịch

Sán khấu: Có ba loại hình nghệ thuật sàn khấu chính:

+ Rô bam là hình thức kịch hát mà nghệ thuật múa được dùng làm ngôn ngữ chính Rô bam có xuất xứ từ rất lâu nên các tuồns tích của nó luôn nhuộm màu thần thoai Các nhãn vật trong Rô bam có thể chia thành hai nhóm chính: Nhóm thiện và nhóm ác Trong đó, nhóm ác (các vai phản diện) đều đeo mặt nạ Vai nào cũng có V trang riêne, kiểu múa riẽns Múa hát ở đây đươc phối hợp với nhau nhưng múa chiếm vị trí quan trọng hơn Nhạc cụ chủ yếu là đỏi trống, hai đàn nhị một thanh la một Strâlai Phải nói Rô bam là một loại hình nghệ thuật qui pham, tron2 đó mỗi diễn viên là một vũ công thành thạo về vũ đao xưa, do đó, đòi hỏi phải được đào tạo công phu Hiộn nay, nghệ thuật sân khấu Rô bam đang trên đà xuống cấp nghiêm trọng, nó khỏng còn sức hấp dẫn đối với công chúng như trước Số đoàn nghệ thuật Rô bam chỉ còn lại một vài đoàn ờ các tỉnh như Sóc Trăng, Trà Vinh

+ Yukê (Dù kê) cũng là hình thức kịch hát, nhưng nó ra đời muộn hơn

Rô bam Sự ra đời của Yukê không chỉ là sự kế thừa của Rô bam mà nó còn bị ảnh hưởng bởi hát Tiếu, hát Quảng, hát Bộ, hát cải lương của các dân tộc láng giềng Mặc dù vậy, nó vẫn thể hiên rõ bản sắc vãn hóa Khơ me Diễn viên Yukê không chỉ biết hát hay mà còn phải biết múa giỏi, biết vận dụng những điệu múa truyền thống vào các vai và phát triển nó theo bản năng và

Trang 38

cảm hứng của diễn viên Tùy theo nhân vật phản ánh thuộc nhóm nào ('thiện

hay ác) mà có thể qui ước thành các điệu múa cho các vai diễn.

Ví dụ: Trong nhóm thiện, nếu là anh nông dân, cô thôn nữ hav bác tiều phu thì múa theo điệu múa dân gian, còn nếu là hoàng tử, công chúa hay trong hoàng tộc thì bằng phon? cách múa cuns đình, theo vũ đao xưa Đặc điểm của nhóm thiện là múa mềm, uyển chuyển với tiết điệu dịu dàng, vừa phái

Đối với nhóm ác, nổi bật nhất là vai "chằn" (đây là một vai không thể thiếu trong các vở kịch hát Yukê) phải múa bằng các động tác rất manh, bạo,

chân tay xoay chuyển rộn2, tạo uy thế Vai diễn này có thành công hay không,

có hấp dẫn người xem hav không, điều đó hoàn toàn phu thuộc vào khả năng rèn luvện và lối diễn riêns cúa diễn viên

So với Rô bam thì hiện nay sàn khấu Yukê có ưu thế vượt trội hơn, vì tính hấp dẫn và gần gũi đối với còng chúng, dễ hiểu và dể học dẻ dào tạo đội

n2Ũ diễn viên Tuv nhiên, sân khấu Yukê cũng chưa có nhiều tuổne tích phản ánh cuộc sống sinh động hiện nay, nhưng dẫu sao nó cũng đáp ứn2 dược lòng khao khát nghệ thuật của người Khơ me và chắc chắn rằng nó sẽ từng bước được nàng cao và phát triển

+ La khôn (kịch nói) mới xuất hiện trong xã hội Khơ me khoáne từ hơn nửa thế kỷ nay Do các vị sư sãi đi tu ở Phnôm Pênh (Campuchia) mang hình thức sân khấu này về Nam bộ Loại hình sản khấu này còn có tên gọi là La khôn Cheat (kịch dân tộc) hoặc Chhak Kâm Phlèng (hài kịch) Các vờ La khôn rất ngắn, chỉ kéo dài khoảng 5 - 1 0 phút Nó thường đuợc biểu diễn xen vào giữa các cuộc hội hop vui choi tại chùa, sinh hoat giữa phum sóc, phần lớn là kịch cương, chứ chưa có bài bản chính thức La khôn chưa được quần chúng Khơ me ưa chuộng, nhất là người lớn tuổi, có lẽ vì nó chưa phù hợp với tâm lý, tình cảm và tập quán của người Khơ me

Nghệ thuật tạo hình: Sự tinh tế, tài hoa và nét độc đáo của nghệ thuật tạo hình, bao gồm kiến trúc, điêu khắc, hội họa, hoa văn được các nghệ nhân người Khơ me thể hiện chù vếu ở các công trình vãn hóa vật thể - chùa Chùa

Trang 39

Khơ me là một công trình đồ sộ về kiến trúc Thoạt nhìn các n2ôi chùa của người Khơ me, người ta cảm thấy dường như có sự pha tạp phần nào theo kiểu cách của người Việt, người Hoa, người Pháp, nhưng nhìn chung từ thiết kế, bố cục cho đến trang trí mỹ thuật đều tuân thủ nhất quán theo một qui tắc căn bản giống nhau Chính điện nằm ở trung tâm khuôn viên chùa, hình chữ nhật

có chiều dài gấp hai lần chiều rộng, trải ra theo huớng Đông Tây, nóc nhọn, mái cong, có chim đại bàng thân người đỡ mái Trong khuôn vièn chùa, ngoài chính điện ra còn có Sala (nhà hội của tín đồ và sư sãi), nhà tâng (nhà dành cho các sư sãi trong chùa ở), nhà thiêu, tháp để cốt và cổng chùa Mỗi ngôi chùa là một công trình nghệ thuật đa dạng, phức tạp và mana một sắc thái riêng, các chi tiết trang trí mỗi chùa một vẻ, không có sư trùns lắp Do đó,

đã tạo nên sự phong phú, đa dạng cho từng ngôi chùa

Có thể nói, mỗi ngôi chùa Khơ me là một công trình kiến trúc có giá trị

về mật thẩm mỹ Nó là sự tập hợp toàn vẹn các yếu tố tạo hình, các yếu tố này kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong một thể thống nhất Naoài vẻ mỹ

quan, hài hòa về mặt kiến trúc như đã nêu trên, điêu khắc, hội hoa và hoa vãn

cũng góp phần làm tăng thèm vẻ đẹp của từng ngôi chùa Điêu khác là một bộ phân thiết yếu gắn liền với kiến trúc Muốn kiến trúc đep không thể không có điêu khấc Nghệ thuật điêu khắc của người Khơ me rất phong phú về đề tài, đa dạng về thể loại cũng như chất liệu Với các chất liệu chính như gỗ, đá, xi mãng, kim loại, các nghệ nhân Khơ me đã làm nên các loại tượng trang trí trong chùa rất độc đáo như: các loại tuợng Phật, tượng Thần bốn mặt tượng chằn (Yeak), tương Kruđ (người chim), tương Kennâr (tiên nữ), tương Reahu, tượng Rech cha sei (đầu rồng, mình sư tử chân trâu), tượng rắn thần Nasa, tượng khỉ Hanuman, tượng rồng (Phu Chông), tượng Nữ thán đất Neang Hingthômi, tượng vũ nữ Apsara Ngoài ra còn có các loại tượng thú khác như:

sư tử, cọp, voi, phượng hoàng Một số con vật được thể hiện trong điêu khắc khơ me là các linh vật trong tư duy đa thần của đạo Bà La Môn Các con vật này mang một số đặc điểm và cá tính của con người nên nghệ sĩ tạo hình Khơ

me đã nhân hình hóa các con thú đó, gắn cho nó những bộ phận giống người

Trang 40

với những bộ phận thuộc tính của nó, tạo thành những con vật nửa người nửa thú.

Hội họa cũng là một bộ phận của nghệ thuật tạo hình của người Khơ

me, tuy thể loại này còn nhiều mới mẻ nhưng rất được nhân dân Khơ me ưa chuộng Hội họa có hai loai chính là: loại tranh truyện và loai hoa văn trang trí Hầu hết các bức họa được vẽ lên tườne trong chùa Khơ me đêu mang đậm màu sắc Phật giáo, từ cảnh Phật mới sinh ra đến cảnh đi tu, nhập Niết bàn mỗi cảnh đều có ghi chú cu thể Ngoài ra, còn có các bức tranh phản ánh triết

lý nhân sinh, nguyên lý nhàn quả của Phât giáo Nội dung các chủ đề đều ca nsợi sự toàn năng, toàn giác của Phật, ca ngợi triết lý thâm sàu mầu nhiệm của Phật siáo

Hoa văn trang trí trona chùa Khơ me có nhiều hình thức phức tạp Có loại hoa văn chạm chìm, có loại chạm nổi, có loại bằng gỗ hay bằng đá, loại

đổ khuôn bằng xi măng, loai vẽ bằng sơn, có loại cẩn bằng sạch men Các

mô típ hoa văn cũng rất đa dang, phong phú như: Hoa sen, hoa cúc hoa chan (còn gọi là hoa ngũ vị hương), hoa Reana (loại hoa này thườna trổns ở chùa), hoa dây leo nhánh hoa Nó thường đươc trang trí thành đường viển theo chàn tường, hành lang, đầu cột mái nhà hoặc khung cửa trong chùa Nói chung, các nghệ nhân Khơ me thường vận dụng tất cả mọi phương tiện, chát liệu để trang trí cho ngôi chùa, cốt để làm sao cho nó thêm đẹp, thèm lộng lẫy Ngoài việc trang trí chùa, người Khơ me còn trang trí hoa vãn trẽn quần áo vật dụng sinh hoạt hàng ngày và trên các cồng cụ lao động Hoa vãn của nsười Khơ me phản ánh thiên nhiên giàu có của vùng đổng bằng nhiệt đới, bôn mùa hoa lá xanh tươi Đứng truớc cái thiên nhiên tưci đẹp ấy, các nghệ nhân Khơ me đã gởi tâm hồn của mình vào đó bằng những nét chạm, đục, vẽ trên mặt nhữns miếng gỗ, phiến đá Qua những nét đường cong, mềm mại, uyển chuyển, khéo léo và tỉ mỉ phần nào đã nói lên khung cảnh thiên nhiên hoa lá mà họ đang sống So với các loại hình nghệ thuàt khác như kiến trúc, điêu khắc và hội họa

hoa văn ít bị lệ thuộc hay ràng buộc bởi những qui định gò bó trong một số đề

tài hay phong cách thể hiện

Ngày đăng: 09/07/2015, 14:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Đang Cọng san Viẹt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Sự Thật. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đang Cọng san Viẹt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Sự Thật. Hà Nội
Năm: 1991
12. Đang Cọng san Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc . lẩn thứ VUI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc . lẩn thứ VUI
Tác giả: Đang Cọng san Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1996
13. Đàng Cộng sản Việt Nam (1998). Văn kiện Hội nghị lần thứ núm Ban chấp hành Trung ương khóa VIỈỈ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ núm Ban chấp hành Trung ương khóa VIỈỈ
Tác giả: Đàng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 1998
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứIX, Nhà xuất bản Chính trị quốc aia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứIX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc aia
Năm: 2001
15. Phạm Minh Hạc ( 1996), Phát triển văn hóa. giữ gìn và phát huy bàn sắc vãn hóa dán tộc kết hợp với tinh hoa nhàn loại, Nhà xuất bùn Khoa học xã hội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển văn hóa. giữ gìn và phát huy bàn sắc vãn hóa dán tộc kết hợp với tinh hoa nhàn loại
16. Pham Minh Hạc -N auyễn Khoa Điểm (2003), v é phát triển ván hỏa và xây diừig con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đai hóa. Nhà xuất bàn Chính trị quốc 2 ia. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: v é phát triển ván hỏa và xây diừig con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đai hóa
Tác giả: Pham Minh Hạc -N auyễn Khoa Điểm
Năm: 2003
17. Hiến pháp nước Cộng hòa x ã hội chủ nghĩa Việt Nam nám 1992. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hòa x ã hội chủ nghĩa Việt Nam nám 1992
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
18. Đổ Huy - Trường Lưu (1990), Bản sắc dán tộc của văn hóa, Nhà xuất bản Vãn hóa thông tin, Hà Nội.19 Đỗ Huy (2002) Nhan diện ván hóa Việt Nam và sư biến đối cua nó trong th ế kỳ XX. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.m V .I Lẽnin (1978 ). Toàn rập, tập 41, Nhà xuất bản Ttến bộ Matxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc dán tộc của văn hóa," Nhà xuấtbản Vãn hóa thông tin, Hà Nội.19 Đỗ Huy (2002) "Nhan diện ván hóa Việt Nam và sư biến đối cua nó trong th ế kỳ XX." Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.m V .I Lẽnin (1978 ). "Toàn rập
Tác giả: Đổ Huy - Trường Lưu
Nhà XB: Nhà xuấtbản Vãn hóa thông tin
Năm: 1990

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w