Thời gian sản xuất

Một phần của tài liệu Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc (Trang 35 - 37)

8 Đánh giá của ngành dệt may Việt Nam sau TCA, Vitas

2.4.2Thời gian sản xuất

Thời gian sản xuất ngày càng có tầm quan trọng tác động lớn đến quyết định của khách hàng quốc tế. Một mặt, nguời bán lẻ và những công ty phát triển thương hiệu sẽ tung ra nhiều loại sản phẩm quần áo đa dạng hơn với khối lượng ít hơn mỗi mùa. Mặt khác, họ sẽ gia tăng “bán lẻ hiệu quả”, có nghĩa là các nhà bán lẻ và các công ty quảng bá thương hiệu sẽ cố gắng cắt giảm khâu lưu kho và giảm bớt hoạt động giảm giá để tăng lợi nhuận. Những xu hướng này đòi hỏi các nhà cung cấp sản phẩm dệt may phải vận chuyển hàng hoá với thời gian ngắn hơn.

Bảng 14: Thời gian sản xuất trong ngành may mặc của Việt Nam và của một số đối thủ cạnh tranh.

Ngành dệt Hàng dệt kim (chu trình)

50-60 days 60-70 days 70-80 days 90-120 days

40-60 ngày Trung Quốc

50-70 ngày Ấn độ

60-90 ngày Malaysia

Thái Lan

In-đô-nê-xia

Việt Nam

90-120 ngày Băng-la-đét Campuchia

Nguồn: Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam-WTC, 2005

Bảng 14 so sánh thời gian sản xuất giữa Việt Nam và các nước khác. Thời gian sản xuất của ngành may mặc Việt Nam dài hơn so với Trung Quốc và Ấn Độ và ngắn hơn so với Băng-la- đét và Campuchia.

Hình 5: Thời gian sản xuất điển hình của xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam.

Những nhân tố chính dẫn tới thời gian sản xuất kéo dài của xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam là:

Nhập khẩu nguyên liệu

Hình 5 cho thấy mối liên kết dài nhất trong thời gian sản xuất là thời gian cần thiết dành cho nhập khẩu nguyên liệu từ các nước khác, thời gian này trong khoảng từ 25- 30 ngày. Mối liên kết này có thể được chia nhỏ ra thành 03 thời kỳ gồm (i) vận chuyển từ các nước tới Việt Nam, mất khoảng 15-25 ngày, (ii) thủ tục hải quan khoảng 3-7 ngày, và (iii) vận chuyển từ cảng tới nhà máy, mất khoảng 2-3 ngày.

Có thể tiến hành sản xuất với thời gian ngắn hơn nhiều nếu các nhà sản xuất sản phẩm dệt may có thể mua nguyên liệu trong nước. Thời gian từ lúc Đặt hàng đến lúc ký kết Hợp đồng có thể giảm xuống từ 15-25 ngày do các nhà sản xuất có thể chào giá và Dự tính thời gian sản xuất

Không dự tính thời gian sản xuất

Đơn hàng Hợp đồng Giao nguyên liệu Sản xuất Giao hàng cho khách hàng EU Giao hàng cho khách hàng Hoa Kỳ Giao hàng cho khách hàng Nhật Bản 20-30

ngày 25-30 ngày 20-30 ngày

40-50 ngày ngày 35-40 ngày 12-25 ngày 65-95 ngày

gửi vải mẫu nhanh hơn. Thời gian từ lúc ký kết Hợp đồng đến lúc chuyển giao nguyên liệu cũng có thể giảm xuống được 15-25 ngày.

Thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan đối với mỗi loại hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam củng như hàng xuất khẩu mất từ 3-7 ngày. Tổng thời gian cần thiết cho nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm là từ 6-14 ngày, việc này gây ra những bất lợi lớn cho xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam về mặt thời gian chuyển giao. Ngược lại, một phần lớn các cảng biển ở Trung Quốc chỉ mất khoảng từ 1-1,5 ngày để thông qua các thủ tục hải quan cho các hoạt động xuất nhập khẩu của mình.

Vận chuyển ở và cách trở về địa lý.

Khoảng cách xa xôi giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản và công suất cuả các cảng Việt Nam đã làm cho Việt Nam giảm sức cạnh tranh hơn so với các đối thủ trên những thị trường này, đặc biệt là với Trung Quốc và Ấn Độ. Thời gian vận chuyển từ Việt Nam sang Hoa Kỳ là 35-45 ngày trong khi đó từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ chỉ có 12-18 ngày (Bảng 15). Chuyên chở sản phẩm dệt may từ Việt Nam tới các thị trường này phải quá cảnh ở Hồng Kông hoặc Singapore. Tại những cảng này, các côngtenơ hàng của Việt Nam được chuyển sang những tàu lớn hơn để đưa tới các cảng đích.

Bảng 15: So sánh thời gian vận chuyển giữa Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ sang các thị trường lớn.

Hoa Kỳ EU Nhật Bản

Trung Quốc 12-18 ngày 25-30 ngày 2-4 ngày

Ấn Độ 30-40 ngày 35-45 ngày 15-25 ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việt Nam 35-45 ngày 40-50 ngày 12-15 ngày

Nguồn: Được tính toán trên cơ sở các điều kiện về khoảng cách và hậu cần.

Một phần của tài liệu Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc (Trang 35 - 37)