Trách nhiệm xã hội của ngành dệt may và những liên quan đối với các ngành khác, FIAS, 2005.

Một phần của tài liệu Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc (Trang 49 - 50)

Tuân thủ quy phạm lao động trong ngành dệt may của Việt Nam vẫn cần phải được cải thiện hơn nữa do chưa tạo dựng được hình ảnh thực thụ đối với khách hàng quốc tế như đề cập trong bảng 15. Trong lần kiểm tra nhà máy đầu tiên10, khoảng 70% các doanh nghiệp dệt may không đáp ứng được các yêu cầu về quy phạm lao động của khách hàng quốc tế. Một nghiên cứu do Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện năm 2005 về các bệnh gây ra do điều kiện làm việc trong nhiều nhà sản xuất dệt may ở Hà Nội đã chỉ ra rằng điều kiện làm việc kém (ca kéo dài và các hoạt động nặng nhọc và lặp đi lặp lại, nghỉ giải lao ngắn, nhà xưởng nóng bức) đã gây ra hậu quả là gần 65% công nhân bị stress, rối loạn giấc ngủ và những bệnh liên quan đến nghề nghiệp, dẫn tới năng suất lao động thấp, tuổi nghề ngắn.

Bảng 19: Điểm chuẩn tuân thủ về mặt xã hội.

1= xuất sắc; 2=tốt; 3= trung bình; 4= dưới mức trung bình; 5= yếu hoặc kém

Campuchia Băng-la-đét Trung Quốc

Ấn Độ In-đô-nê- xia

Pa-kis- tăng

Sri Lanka Việt Nam

Tuân thủ về mặt xã hội

2 2 đến 3 3 3 2 đến 3 2 đến 3 2 4

Nguồn: Gherzi Textile Organization

Để cải thiện về vấn đề quy phạm lao động, cần phải có một đánh giá thực trạng hiện nay về lao động trong các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam cũng như đề xuất những sự can thiệp có thể thực hiện. Dựa vào kết quả của hoạt động đánh giá, ngành có thể thực hiện nhiều dự án nhằm nâng cao hơn nữa việc áp dụng các quy phạm lao động với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ chính phủ hoặc các nhà tài trợ quốc tế.

Một phần của tài liệu Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010.doc (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w