8 Đánh giá của ngành dệt may Việt Nam sau TCA, Vitas
2.6 Chính sách và Chiến lược hỗ trợ ngành của chính phủ.
Cho đến nay, những chính sách quan trọng nhất của chính phủ nhằm hỗ trợ cho xúc tiến xuất khẩu là Quyết định 55/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chíh phủ phê duyệt về Chiến lược Xúc tiến Ngành Dệt May Việt Nam từ 2001 – 2010 và Thông tư 106/2001- BTC của Bộ Tài Chính về phương hướng thực hiện Quyết định 55-QĐ/TTg. Nội dung chính của các chính sách này bao gồm:
Thúc đẩy những lĩnh vực có tiềm năng phát triển và tăng cường những nhân tố nội địa trong sản phẩm dệt may xuất khẩu thông qua đầu tư của nhà nước vào các nhà máy dệt và khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào sản xuất nguyên liệu.
Sử dụng kinh phí thu được từ hạn ngạch cho xúc tiến xuất khẩu.
Bảng 16: Kết quả thực hiện Quyết định 55/2001/QĐ-TTg
Hạng mục Mục tiêu 2005 2004 2005 (dự kiến) Nhận xét Sản xuất
Cotton thô (tấn) 30.000 10.500 20.000 Không đạt chỉ tiêu
Sợi tổng hợp (tấn) 60.000 120.000 Vượt chỉ tiêu
Tổng số sợi (tấn) 150.000 248.000 260.000 Vượt chỉ tiêu
Vải dệt (triệu m2) 800 518,2 750 Không đạt chỉ tiêu
May mặc (triệu sản phẩm)
780 926,3 1.000 Vượt chỉ tiêu
Kim ngạch xuất khẩu (tỉ đôla)
4-5 4,38 4,8 Đạt chỉ tiêu
Thuê nhân công 2,5-3 triệu 2 triệu 2-2,1 triệu Không đạt chỉ tiêu
Phần nội địa 50% 35% 38-42% Không đạt chỉ tiêu
Nguồn: Đánh giá ngành dệt may Việt Nam sau TCA, Vitas, 2005
Hạng mục Chính sách Thực hiện
VAT VAT đối với nguyên liệu trong nước sử dụng cho xuất
khẩu dệt may tương tự như VAT của nguyên liệu xuất khẩu.
Chưa thực hiện
Ngành thượng nguồn (ngành có xu hướng phát triển)
Đầu tư vào ngành dệt Không đạt chỉ
tiêu
Xúc tiến xuất khẩu Sử dụng tổng kinh phí về hạn ngạch cho xúc tiến xuất khẩu, đào tạo và hội nhập thương mại
38%
Nguồn: Đánh giá ngành dệt may Việt Nam sau TCA, Vitas, 2005
Quyết định trên đã không được thực hiện một cách triệt để. Nhiều chính sách quan trọng đã không được thực hiện như chính sách thuế cho nguyên liệu sản xuất trong nước và chính sách xúc tiến xuất khẩu mặc dù những chính sách này đã được đệ trình để Bộ Công nghiệp phê duyệt vào đầu năm 2005. Một trong số những chính sách quan trọng nhất về xúc tiến những ngành có tiềm năng phát triển để đạt được 50% phần tham gia của nhân tố nội địa đối với xuất khẩu dệt may cũng đã không được thực hiện.Chính sách sử dụng tổng kinh phí về hạn ngạch cho xúc tiến xuất khẩu, đào tạo và hội nhập thương mại cũng chỉ được thực hiện một chút ít.