1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc dao ở phú thọ hiện nay

110 790 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 13,29 MB

Nội dung

Đất nước ta có 54 dân tộc cùng cư trú, mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng của mình được kết tinh cùng với lịch sử dân tộc trong quá trình hình thành và phát triển. Cùng với dòng chảy thời gian và những biến động của lịch sử, văn hóa của mỗi dân tộc cũng vận động và biến đổi theo những quy luật nhất định với sự đan xen giữa các yếu tố mới và cũ để làm nên những nét độc đáo rất riêng của mỗi dân tộc và góp phần tạo nên bản sắc văn hóa chung của cả dân tộc Việt Nam.Ngày nay, đứng trước xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia dân tộc trên thế giới vừa có cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, có cơ hội giao lưu và tạo thêm nhiều giá trị văn hóa mới làm giàu thêm cho bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đồng thời những nguy cơ về sự đồng hóa văn hóa, sự đánh mất bản sắc văn hóa và sự bất bình đẳng trong hưởng thụ văn hóa cũng xuất hiện. Hơn nữa, các thế lực thù địch vẫn luôn tiến hành âm mưu diễn biến hòa bình, đặc biệt là trên mặt trận văn hóa tư tưởng nhằm chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Do vậy, việc khẳng định hệ giá trị văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc đang là vấn đề cấp thiết, vừa có tính thời sự, vừa có tính lâu dài với nước ta. Trong nhiều văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước đã đề ra chủ trương, giải pháp cụ thể về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc đặc biệt là văn hóa các dân tộc thiểu số. Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương: Phải tiếp tục cụ thể bằng hệ thống các chính sách mạnh, tạo điều kiện cần thiết để văn hóa các dân tộc thiểu số phát triển trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta, nếu các điều kiện khách quan là yếu tố quy định nên các đặc điểm và nội dung của văn hóa thì nhân tố chủ quan đóng vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của các yếu tố văn hóa. Nhân tố chủ quan có thể kể đến như: sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý điều hành của Nhà nước và các đoàn thể nhân dân nhằm xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh. Đặc biệt, sự sáng tạo của quần chúng nhân dân chính là yếu tố cơ bản của sự tồn tại và phát triển văn hóa, là chủ nhân thực sự của nền văn hóa dân tộc trong mọi thời đại. Người Dao là một trong 54 dân tộc anh em sinh sống ở Việt Nam, với nhiều nhóm khác nhau, cư trú tại các bản động vùng sâu, vùng xa thuộc nhiều vùng, miền của đất nước trong đó có nhóm Dao Tiền và Dao Quần Chẹt định cư ở Phú Thọ. Mặc dù số lượng cư dân không lớn, song dân tộc Dao vẫn giữ được nét văn hóa độc đáo của mình, không bị trộn lẫn với bất cứ dân tộc nào khác. ở địa hình tỉnh trung du và miền núi như Phú Thọ, sự phong phú về cảnh quan, môi trường đã tác động lớn đến đời sống văn hóa người Dao nơi đây, làm nên những nét văn hóa dân gian khá đa dạng của người Dao như lễ hội, trang phục, thơ, ca, tín ngưỡng, các điệu múa… mang đậm triết lý nhân sinh. Tuy nhiên, trước những biến đổi không ngừng của hiện thực, trong sự phát triển kinh tế và bối cảnh toàn cầu hóa đã làm biến thái và mai một ít nhiều các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Dao. Trong những nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi đó, có nguyên nhân quan trọng nằm trong chính bản thân con người, những chủ nhân thực sự kế thừa văn hóa của dân tộc ấy. Cho nên, việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và vai trò lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân; giáo dục ý thức, tinh thần chủ động giữ gìn, phát huy tinh hoa văn hóa của mỗi tộc người, mỗi người dân là hết sức cần thiết.Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao tỉnh Phú Thọ hiện nay” để nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ chuyên ngành Triết học của mình.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CHỦ

QUAN TRONG VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC DAO Ở PHÚ THỌ HIỆN NAY 13

1.1 Nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ

gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 131.1.1 Khái niệm: “nhân tố chủ quan” 131.1.2 Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc 181.1.3 Vai trò của nhân tố chủ quan trong giữ gìn và phát huy bản sắc

văn hóa dân tộc 291.2 Bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở Phú Thọ 361.2.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội và lịch sử của dân tộc Dao ở Phú Thọ

361.2.2 Bản sắc văn hóa của người Dao ở Phú Thọ 42

Chương 2 VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC GIỮ GÌN

VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC DAO TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 56

2.1 Thực trạng vai trò của nhân tố chủ quan trong giữ gìn và phát

huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở Phú Thọ 562.1.1 Thực trạng hoạt động của các chủ thể lãnh đạo đối với việc giữ

gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở Phú Thọ 562.1.2 Thực trạng hoạt động của những người chủ di sản đối với việc

giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở Phú Thọ 642.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong vai trò của nhân tố chủ

quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao tỉnhPhú Thọ 73

Trang 2

2.3 Phương hướng, giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhân tố chủ

quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở

Phú Thọ hiện nay 79

2.3.1 Yêu cầu của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở Phú Thọ 79

2.3.2 Phương hướng của việc nâng cao vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao tỉnh Phú Thọ hiện nay 82

2.3.3 Giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao tỉnh Phú Thọ hiện nay 87

KẾT LUẬN 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

PHỤ LỤC 107

Trang 3

BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT

ĐKKQ: Điều kiện khách quan

PT - TH: Phát thanh - truyền hìnhTT&TT: Thông tin và Truyền thông

VH - TT&DL: Văn hóa - Thể thao và Du lịchVHNTDG: Văn học nghệ thuật dân gian

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta có 54 dân tộc cùng cư trú, mỗi dân tộc đều có bản sắc riêngcủa mình được kết tinh cùng với lịch sử dân tộc trong quá trình hình thành vàphát triển Cùng với dòng chảy thời gian và những biến động của lịch sử, vănhóa của mỗi dân tộc cũng vận động và biến đổi theo những quy luật nhất địnhvới sự đan xen giữa các yếu tố mới và cũ để làm nên những nét độc đáo rấtriêng của mỗi dân tộc và góp phần tạo nên bản sắc văn hóa chung của cả dântộc Việt Nam

Ngày nay, đứng trước xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia dân tộc trên thếgiới vừa có cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, có cơ hội giao lưu

và tạo thêm nhiều giá trị văn hóa mới làm giàu thêm cho bản sắc văn hóa củadân tộc mình, đồng thời những nguy cơ về sự đồng hóa văn hóa, sự đánh mấtbản sắc văn hóa và sự bất bình đẳng trong hưởng thụ văn hóa cũng xuất hiện.Hơn nữa, các thế lực thù địch vẫn luôn tiến hành âm mưu diễn biến hòa bình,đặc biệt là trên mặt trận văn hóa - tư tưởng nhằm chống lại sự nghiệp cáchmạng của nhân dân ta Do vậy, việc khẳng định hệ giá trị văn hóa dân tộc vàbản sắc văn hóa dân tộc đang là vấn đề cấp thiết, vừa có tính thời sự, vừa cótính lâu dài với nước ta Trong nhiều văn kiện của Đảng, chính sách của Nhànước đã đề ra chủ trương, giải pháp cụ thể về việc giữ gìn và phát huy bản sắcvăn hóa các dân tộc đặc biệt là văn hóa các dân tộc thiểu số Tổng kết 5 nămthực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), Đảng Cộng sản Việt Namchủ trương: Phải tiếp tục cụ thể bằng hệ thống các chính sách mạnh, tạo điềukiện cần thiết để văn hóa các dân tộc thiểu số phát triển trong đại gia đình cácdân tộc Việt Nam

Trang 5

Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta, nếu các điềukiện khách quan là yếu tố quy định nên các đặc điểm và nội dung của văn hóathì nhân tố chủ quan đóng vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của cácyếu tố văn hóa Nhân tố chủ quan có thể kể đến như: sự lãnh đạo của Đảng,vai trò quản lý điều hành của Nhà nước và các đoàn thể nhân dân nhằm xâydựng một môi trường văn hóa lành mạnh Đặc biệt, sự sáng tạo của quầnchúng nhân dân chính là yếu tố cơ bản của sự tồn tại và phát triển văn hóa, làchủ nhân thực sự của nền văn hóa dân tộc trong mọi thời đại

Người Dao là một trong 54 dân tộc anh em sinh sống ở Việt Nam, vớinhiều nhóm khác nhau, cư trú tại các bản động vùng sâu, vùng xa thuộc nhiềuvùng, miền của đất nước trong đó có nhóm Dao Tiền và Dao Quần Chẹt định

cư ở Phú Thọ Mặc dù số lượng cư dân không lớn, song dân tộc Dao vẫn giữđược nét văn hóa độc đáo của mình, không bị trộn lẫn với bất cứ dân tộc nàokhác ở địa hình tỉnh trung du và miền núi như Phú Thọ, sự phong phú vềcảnh quan, môi trường đã tác động lớn đến đời sống văn hóa người Dao nơiđây, làm nên những nét văn hóa dân gian khá đa dạng của người Dao như lễhội, trang phục, thơ, ca, tín ngưỡng, các điệu múa… mang đậm triết lý nhânsinh Tuy nhiên, trước những biến đổi không ngừng của hiện thực, trong sựphát triển kinh tế và bối cảnh toàn cầu hóa đã làm biến thái và mai một ítnhiều các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Dao Trong nhữngnguyên nhân dẫn tới sự biến đổi đó, có nguyên nhân quan trọng nằm trongchính bản thân con người, những chủ nhân thực sự kế thừa văn hóa của dântộc ấy Cho nên, việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và vai trò lãnh, chỉ đạocủa các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân; giáo dục ý thức, tinhthần chủ động giữ gìn, phát huy tinh hoa văn hóa của mỗi tộc người, mỗingười dân là hết sức cần thiết

Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao tỉnh Phú

Trang 6

Thọ hiện nay” để nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ chuyên ngành Triết học

của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về nhân tố chủ quan, về văn hóa dân tộc Dao đã được sựquan tâm của nhiều học giả thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể chia cáccông trình nghiên cứu này thành những mảng sau:

- Những nghiên cứu về nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan trong hoạt động thực tiễn:

+ Nghiên cứu về nhân tố chủ quan và phát huy vai trò của nhân tố chủquan trong hoạt động thực tiễn được nhiều học giả quan tâm, có thể kể ra một

số công trình nghiên cứu và bài viết sau đây: “Điều kiện khách quan và nhân

tố chủ quan trong xây dựng con người mới ở Việt Nam”, Luận án Phó tiến sĩ

của Nguyễn Thế Kiệt, Hà Nội, 1988; “Phát huy vai trò của nhân tố chủ quan

trong việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc

sĩ của Phạm Thị Phương Thảo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà

Nội, 2001; “Phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong hoạt động của hệ

thống chính trị cấp cơ sở ở Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay”, Luận án Tiến sĩ của

Nguyễn Hồng Lương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,

2005; “Những yếu tố cơ bản làm tăng cường chất lượng của nhân tố chủ

quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội” của Trần Bảo, Tạp chí Triết học số 3

tháng 9/1991; “Một cách tiếp cận về cặp phạm trù “điều kiện khách quan”

và “nhân tố chủ quan” của Phạm Văn Nhuận, Tạp chí Triết học số 6 tháng

6/1999

+ Các công trình, bài viết của các tác giả này đã xuất phát từ quan điểmduy vật biện chứng để xem xét cái khách quan, chủ quan, nhân tố chủ quan vàđiều kiện khách quan, quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân

tố chủ quan, vấn đề phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong các lĩnh vựckhác nhau của đời sống xã hội, của quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa

Trang 7

- Các công trình nghiên cứu về văn hóa và văn hóa các dân tộc thiểu

số nói chung:

+ Dưới góc độ triết học có các công trình, bài viết như: Vũ Thị Kim

Dung, Cách tiếp cận vấn đề văn hóa theo quan điểm triết học Mác, Tạp chí Triết học, số 1/1998; Vũ Đức Khiển, Văn hóa với tư cách một khái niệm triết

học và vấn đề xác định bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Triết học, số 6/2000;

Nguyễn Huy Hoàng, Văn hóa trong nhận thức duy vật lịch sử của Các Mác, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000 và Mấy vấn đề triết học văn hóa, Nxb

Văn hóa Thông tin, Viện Văn hóa, Hà Nội, 2002

+ Các công trình, bài viết về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển

như: Chương trình nghiên cứu cấp nhà nước KX.06, "Văn hóa, văn minh vì sự

phát triển và tiến bộ xã hội"; Trần Ngọc Hiên, "Văn hóa và phát triển - từ góc nhìn Việt Nam", Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993; Phạm Văn Đồng, "Văn hóa và đổi mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Phạm Xuân Nam, "Văn hóa vì sự phát triển", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

+ Nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số có: Lò Giàng Páo, "Tìm

hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số", Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997.

Ngô Văn Lệ, "Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam", Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 Nguyễn Khoa Điềm, "Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

trong cuộc sống hôm nay", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 7/2000 “Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người”, Nxb Văn hóa Dân tộc, Tạp chí văn hóa

nghệ thuật Hà Nội, 2003 “Kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái

ở Tây Bắc hiện nay (qua thực tế ở tỉnh Sơn La)”, Luận văn thạc sĩ triết học,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006 của Phạm Thị Thảo…

+ Các công trình nghiên cứu này cũng đã xem xét, nghiên cứu về vănhóa theo quan điểm duy vật biện chứng, mối quan hệ giữa văn hóa với sự pháttriển và tiến bộ xã hội, văn hóa của các dân tộc thiểu số trong mối quan hệ với

sự phát triển và tiến bộ xã hội, tiến lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề giữ gìn và

Trang 8

phát huy bản sắc văn hóa của các tộc người trong sự vận động và phát triểncủa dân tộc.

- Những công trình, bài viết về văn hóa dân tộc Dao ở Phú Thọ:

+ Nguyễn Hữu Nhàn “Lịch sử người Dao ở Phú Thọ”, Sở Văn hóa

Thông tin Thể thao và Hội Văn nghệ Dân gian Phú Thọ, 2002 Trần Quang,

“Từ việc nghiên cứu phong tục, tập quán dân tộc Mường, Dao nghĩ về cuộc vận động xây dựng nếp sống mới với đồng bào dân tộc ít người”, Tổng tập

VNDG đất tổ, Sở Văn hóa Thông tin Thể thao và Hội Văn nghệ Dân gian Phú

Thọ, 2002 Nguyễn Tham Thiện Kế, “Trang phục của người Dao và của

nhóm Dao Tiền”, Sở Văn hóa Thông tin Thể thao và Hội Văn nghệ Dân gian

Phú Thọ, 2002 Đặng Xuân Tuyên, “Tục cấp sắc của người Dao quần chẹt

dưới chân núi Vọ”, Sở Văn hóa Thông tin Thể thao và Hội Văn nghệ Dân

gian Phú Thọ, 2002

+ Những công trình, bài viết trên đã tìm hiểu được lịch sử của ngườiDao ở Phú Thọ, những nét văn hóa đặc thù của dân tộc Dao, giới thiệu đượcnhững phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục… truyền thống của người Dao

ở Phú Thọ

Các công trình trên đã làm rõ được một số nội dung cơ bản về nhân tốchủ quan, mối quan hệ giữa nhân tố chủ quan với điều kiện khách quan, vềvăn hoá, văn hoá dân tộc Dao, về mối quan hệ giữa các yếu tố khách quan vớivăn hóa, đề cập tới vai trò của nhân tố chủ quan trong việc xây dựng và pháttriển văn hóa, tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề:

“Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở tỉnh Phú Thọ hiện nay” Đó chính là hướng nghiên cứu

chính mà đề tài muốn tiếp cận

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích của luận văn:

- Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về nhân tố chủquan và vai trò của nhân tố chủ quan; về các giá trị văn hoá dân tộc Dao ở

Trang 9

Phú Thọ, luận văn đi vào phân tích thực trạng vai trò của nhân tố chủ quanvới việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Dao ở Phú Thọ, từ

đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của nhân tốchủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở tỉnh PhúThọ trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ của luận văn:

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về nhân tố chủ quan và vaitrò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

- Trình bày các điều kiện cho sự ra đời của văn hóa Dao, chỉ ra nét đặcthù của văn hóa dân tộc Dao ở Phú Thọ

- Phân tích thực trạng vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn

và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở Phú Thọ

- Nêu một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai tròcủa nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộcDao ở Phú Thọ hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: vai trò của nhân tố chủ quan vớiviệc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao

Phạm vi nghiên cứu: dân tộc Dao ở Tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận:

- Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đườnglối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề giữ gìn và phát huybản sắc văn hóa dân tộc

- Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã công bố có nội dung liênquan đến luận văn

Trang 10

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng,chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích, lý giải, làm rõ các vấn đề như : lịch sử

và logic, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, khái quát hóa, trừutượng hóa

6 Đóng góp của luận văn

- Góp phần tìm hiểu những nét văn hóa đặc thù của dân tộc Dao ở Phú Thọ

- Tìm hiểu thực trạng vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn vàphát huy bản sắc dân tộc Dao ở tỉnh Phú Thọ

- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vaitrò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dântộc Dao ở Phú Thọ hiện nay

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

có 2 chương, 5 tiết:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nhân tố chủ quan trong việc giữ

gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở tỉnhPhú Thọ hiện nay

Chương 2: Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn và phát huy

bản sắc văn hóa dân tộc Dao tỉnh Phú Thọ hiện nay: Thực trạng và giải pháp

Trang 11

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC DAO

Ở PHÚ THỌ HIỆN NAY

1.1 Nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

1.1.1 Khái niệm: “nhân tố chủ quan”

Mọi quá trình vận động và phát triển của xã hội đều diễn ra thông qua

sự tác động của cái khách quan và cái chủ quan, mà nội dung cơ bản của nóchính là sự tác động qua lại giữa tính quyết định của cái khách quan và tínhtích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình hoạt động cải tạo thế giới củanhân tố chủ quan của con người Để làm rõ nội hàm khái niệm “nhân tố chủquan” trước hết cần làm rõ một số khái niệm có liên quan gần đến nó như cáckhái niệm: “chủ quan”, “khách quan”, “chủ thể”, “khách thể”

- Khái niệm “chủ quan”, “khách quan”, “chủ thể”, “khách thể”

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “chủ quan”, tuy nhiên từcách tiếp cận triết học có thể hiểu: “Chủ quan là ý thức của chủ thể” [44,tr.192] Hoặc: “Chủ quan là những gì thuộc về chỉ đạo hoạt động của chủ thể”[51, tr.92]

Có lẽ, hiểu cái chủ quan theo cách hiểu thứ hai sẽ chính xác hơn, vì khixem xét các hoạt động của con người với những sản phẩm của họat động đóđều thấy: chúng bao giờ cũng chứa đựng những dấu ấn của cái chủ quan Tấtnhiên không thể coi tất cả những cái mang dấu ấn chủ quan đều thuộc về cáichủ quan Hơn nữa, cái chủ quan cũng không chỉ đơn thuần chỉ là ý thức nhưmột số học giả quan niệm mà nó còn bao gồm cả yếu tố thể lực, yếu tố tinhthần như: tri thức, tình cảm, ý chí… của con người, và chính cả bản thân hoạt

Trang 12

động của con người nữa Như vậy, có thể khẳng định: chủ quan là tất cả

những gì thuộc về chủ thể và phụ thuộc vào chủ thể

Về phạm trù “khách quan”, cũng có nhiều cách hiểu khác nhau Từcách tiếp cận triết học khái niệm khách quan được hiểu là những gì tồn tạikhông phụ thuộc vào ý thức con người, tồn tại một cách tự nó, theo nhữngquy luật tất yếu trong hiện thực Trên thực tế, khi muốn khẳng định cái gì làkhách quan phải đặt nó trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể Khách

quan được hiểu là tất cả những gì tồn tại ngoài chủ thể và không phụ thuộc

vào ý thức, ý chí của chủ thể.

Vậy “chủ thể”, “khách thể” là gì?

Có học giả cho rằng “Chủ thể là con người (cá nhân hoặc nhóm) tiếnhành hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn” [51, tr.92] Có họcgiả lại khẳng định “Chủ thể là con người có ý thức, ý chí và đối lập với kháchthể bên ngoài” [51, tr.192]

Con người với tư cách là chủ thể, là con người thực tiễn, con ngườihành động, với đặc trưng cơ bản là năng lực hoạt động sáng tạo khách thể(bao gồm tự nhiên, xã hội) và chỉ trong quá trình nhận thức, cải tạo giới tựnhiên và cải tạo đời sống xã hội thì con người mới bộc lộ mình với tư cách làchủ thể của lịch sử

Như vậy, có thể hiểu: “chủ thể” - đó là con người với những cấp độkhác nhau (có thể là cá nhân, nhóm hay cả một giai cấp) đã và đang thực hiệnmột quá trình hoạt động nhằm cải tạo khách thể tương ứng Và nếu hiểu “chủthể” như vậy thì cũng có thể hiểu “khách thể” - là tất cả những gì mà chủ thểhướng vào nhằm nhận thức và cải tạo nó

Theo cách hiểu này khách thể chỉ là một bộ phận của thế giới kháchquan, được con người hướng vào nhận thức và cải tạo Khách thể có thể lànhững hiện tượng, quá trình của giới tự nhiên, cũng có thể là những gì con

Trang 13

người tạo ra trong hoạt động lao động sản xuất, là các quan hệ kinh tế - chínhtrị - xã hội…

Chủ thể và khách thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫnnhau, mặt này làm tiền đề cho mặt kia Chủ thể nhận thức và cải tạo khách thểmột cách tích cực và sáng tạo theo mục đích của mình, nhưng chính khách thểlại quy định chủ thể, vì khách thể tồn tại độc lập với chủ thể và luôn vận độngtheo các quy luật vốn có một cách khách quan, do vậy, chủ thể phải nhận thức

và hành động theo đúng quy luật của khách thể mới đem lại hiệu quả tích cực

Trong quá trình hoạt động thực tiễn, chủ thể khi tác động lên khách thể

và biến đổi nó theo mục đích của mình Không phải lúc nào chủ thể cũng sửdụng tất cả năng lực, phẩm chất, yếu tố vốn có của mình mà chỉ huy đông mộtphần, một bộ phận các yếu tố tạo thành cái chủ quan trong quá trình tương tácvới khách thể, cái đó tạo thành “nhân tố chủ quan”

- Khái niệm “nhân tố chủ quan”

Về khái niệm “nhân tố chủ quan” đã có nhiều quan điểm với những nộidung và mức độ khái quát khác nhau Có ý kiến đồng nhất NTCQ với hoạtđộng có ý thức của con người nói chung Có quan niệm lại đồng nhất NTCQvới ý thức, tư tưởng xã hội hay hoạt động tự giác của con người Những quanniệm trên đây có tính hợp lý ở chỗ đã chỉ ra vai trò của ý thức, tính tự giáctrong hoạt động của con người Nhưng chính sự nhấn mạnh này lại rất dễ dẫnđến tình trạng “chủ quan hóa” hoạt động của con người Về vấn đề này A.K.VLeđôp đã viết: “…Nhân tố chủ quan không phải là ý thức nói chung (cũng hệtnhư hoạt động), mà là cái ý thức đã trở thành sự chỉ đạo, sự kích thích vàphương châm của hoạt động Nói cách khác là ý thức đã biến thành đặc điểmnhất định của hành vi, của hoạt động của chủ thể” [60, tr.69]

Như vậy, giữa NTCQ và chủ thể có sự thống nhất nhưng không đồngnhất Sự thống nhất biểu hiện ở chỗ: nhân tố chủ quan thuộc về chủ thể, songkhác nhau ở chỗ: nhân tố chủ quan là khái niệm chung chỉ những yếu tố, đặc

Trang 14

trưng cấu thành phẩm chất của chủ thể, được chủ thể huy động và trực tiếptạo ra năng lực cũng như động lực của chủ thể nhằm nhận thức hoặc biến đổikhách thể cụ thể Vì vậy, A.K.V Le đôp khẳng định: “…Không phải chínhcác giai cấp, tập đoàn, đảng phái, nhà nước… mà là những thuộc tính, nhữngphẩm chất, những trạng thái của chúng biểu hiện trong hoạt động đóng vai trònhân tố chủ quan” [60, tr.67].

Theo cách tiếp cận của triết học Mác-Lênin, có thể hiểu:

“Nhân tố chủ quan là những gì thuộc về chủ thể (thuộc về con người),tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động của chủ thể và cả bản thân hoạtđộng đó” [32, tr.16]

Như vậy, NTCQ không phải là mọi yếu tố tạo thành cái chủ quan, mà

nó chỉ là cái trực tiếp tham gia vào hoạt động của chủ thể, NTCQ là một bộphận của cái chủ quan được chủ thể huy động sử dụng trực tiếp trong quátrình tác động lên khách thể của chủ thể NTCQ không phải là ý thức nóichung của chủ thể, mà nó là ý thức trực tiếp chỉ đạo hoạt động của chủ thể.Ngoài các yếu tố như năng lực thể chất, ý thức chỉ đạo và định hướng hoạtđộng thực tiễn thì NTCQ còn bao hàm ngay cả bản thân hoạt động đó nữa,nếu thiếu hoạt động của con người sẽ không thay đổi được hiện thực vàkhông thể trở thành NTCQ

Cũng cần lưu ý: khái niệm NTCQ cũng không đồng nhất với khái niệmnhân tố con người Nhân tố con người là tất cả những gì thuộc về con ngườitrong hoạt động cải tạo thế giới, NTCQ có phạm vi hẹp hơn nhân tố conngười vì nó chỉ thể hiện vai trò của chủ thể trong một hoạt động xác định

Về mặt cấu trúc, NTCQ bao gồm: Tri thức, ý thức, tình cảm và nănglực tổ chức hoạt động thực tiễn của chủ thể, được biểu hiện ra trong hoạt độngcủa chủ thể Những phẩm chất này bao giờ cũng có hai mặt tích cực hoặc tiêucực Trong cấu trúc của NTCQ, các nhân tố cấu thành đều có vai trò quantrọng và có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đa số các nhà nghiên cứu cho

Trang 15

rằng nhân tố tri thức là cơ bản nhất vì nó là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnhcủa ý thức chủ thể.

Tri thức, quan điểm tư tưởng sẽ tạo niềm tin của chủ thể trong hoạtđộng, là ý chí quyết tâm của chủ thể trong quá trình cải tạo thế giới ý thứccủa chủ thể tồn tại với tư cách là yếu tố của NTCQ, là bộ phận ý thức đã trởthành sự chỉ đạo, sự kích thích và phương châm của hoạt động Khi tri thức,quan điểm, niềm tin và ý chí của chủ thể hòa quyện và thống nhất biện chứngvới nhau sẽ tạo thành nhân tố chủ quan

Nói tới NTCQ là nói tới hoạt động có ý thức của chủ thể để sáng tạo ralịch sử, là nói tới những hoạt động thực tiễn của họ để giải quyết nhữngnhiệm vụ lịch sử nhất định Mác viết: “Tư tưởng căn bản không thực hiệnđược gì hết Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lựclượng thực tiễn” [34, tr.76] Như vậy cấu thành NTCQ còn bao gồm cả quátrình hoạt động thực tiễn của chủ thể đối với một khách thể xác định

Gắn liền với khái niệm NTCQ cũng cần làm rõ về “điều kiện kháchquan” Khi nói tới ĐKKQ, các học giả cũng đưa ra nhiều cách tiếp cận khácnhau như “ĐKKQ là những gì tạo nên một hoàn cảnh hiện thực”, “ĐKKQ làmột phần của cái khách quan”, tuy nhiên, nó đều thống nhất với nhau ở mộtquan điểm cơ bản là: “ĐKKQ là những gì tồn tại không phụ thuộc vào ý thức,

ý chí của chủ thể và chi phối hoạt động của chủ thể” [31, tr.16]

Chúng tôi thống nhất với quan điểm: ĐKKQ là tổng thể những mặt,những nhân tố tạo nên hoàn cảnh hiện thực, trong đó chủ thể sống và thựchiện mọi hoạt động ở những thời điểm nhất định

ĐKKQ luôn mang tính cụ thể, nó chính là những yếu tố vật chất, tinhthần, những quy luật khách quan, những khả năng tiềm ẩn có thể xảy ra trongtương lai… Đây là những điều kiện cụ thể để tạo nên hoàn cảnh, môi trường,ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của chủ thể tại một thời điểm lịch sử nhấtđịnh Nó quyết định hoạt động của chủ thể, do vậy việc lựa chọn nắm bắt

Trang 16

hoàn cảnh như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động thực tiễncủa chủ thể.

Giữa NTCQ và ĐKKQ có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau,trong đó: ĐKKQ quy định vai trò của NTCQ còn NTCQ có tác động đến sựbiến đổi của ĐKKQ Trong mối quan hệ này, ĐKKQ là tính thứ nhất, quyđịnh NTCQ cả về nội dung, phương hướng và hoạt động thực tiễn NhưngNTCQ không bị động trước hoàn cảnh mà luôn lấy ĐKKQ làm điểm xuấtphát, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan NTCQ là những cáithuộc về chủ thể, cho nên nó không thụ động trước ĐKKQ Vai trò tích cực,sáng tạo của NTCQ thể hiện ở chỗ: trong hoạt động xã hội, cùng với sự chínmuồi của những yếu tố khách quan thì cũng phải có sự chín muồi của NTCQmới có thể biến khả năng trở thành hiện thực Thực chất vai trò của NTCQ ởđây chính là sự phát hiện ra những khả năng khách quan trên cơ sở nhữngđiều kiện, phương tiện vật chất vốn có của hoàn cảnh để biến đổi hoàn cảnhtheo quy luật vận động vốn có của nó

Muốn phát huy vai trò của NTCQ không thể tách rời những ĐKKQđang có, không thể hoạt động một cách tùy tiện, không tính tới các quy luậtcủa tự nhiên, xã hội Đó phải là sự biến đổi không ngừng của bản thân chủ thểmới có thể thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, cải tạo thế giới khách quanthành công, ngày càng nâng cao hơn chất lượng cuộc sống cho con người cả

về vật chất và tinh thần và ngày càng hoàn thiện chính bản thân con người

1.1.2 Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc

- Một số khái niệm cơ bản về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc

+ Khái niệm văn hóa: Tuy được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, song

khái niệm văn hóa bao giờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính: nghĩa rộng

và nghĩa hẹp

Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiềurộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa

Trang 17

được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hóa, văn hóa nghệthuật…) Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những giá trịtrong từng lĩnh vực (văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử…) Giới hạn theokhông gian, văn hóa dùng để chỉ các giá trị đặc thù của từng vùng (văn hóaTây Nguyên, văn hóa đồng bằng Bắc Bộ…) Giới hạn theo thời gian, văn hóađược dùng để chỉ các giá trị trong từng giai đoạn (văn hóa Hùng Vương, vănhóa Đông Sơn…) [58, tr.5-6].

Theo nghĩa rộng, văn hóa thường được xem là tất cả những gì conngười sáng tạo ra Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người đã sáng tạo

và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở, mặc vàcác phương thức sử dụng, toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa.Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của

nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống vàđòi hỏi của sự sinh tồn [40, tr.431]

Federico Mayo, Tổng giám đốc UNESCO đã viết trong tạp chí Người

đưa tin UNESCO (số 11- 1989) như sau: “Đối với một số người, văn hóa chỉ

bao gồm các kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối vớinhững người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khácvới dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng,phong tục tập quán, lối sống và lao động Cách hiểu thứ hai này đã được cộngđồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóahọp năm 1970 tại Venise” [58, tr.18]

Trong diễn văn khai mạc lễ phát động “Thập niên quốc tế phát triển vănhóa” tại Pháp (21/1/1998), Tổng thư kýý UNESCO định nghĩa:

Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặtcủa cuộc sống (của mỗi cá nhân và cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng

Trang 18

như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một

hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từngdân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình [56, tr.23]

Như vậy, UNESCO thừa nhận văn hóa là cội nguồn trực tiếp của pháttriển xã hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết xã hội Nó khôngnhững là yếu tố nội sinh của sự phát triển, mà còn là mục tiêu động lực cho sựphát triển xã hội Văn hóa giúp cho con người tự hoàn thiện, nó quyết địnhtính cách riêng của một xã hội, làm cho dân tộc này khác dân tộc khác

Nghiên cứu về văn hóa, các nhà văn hóa Việt Nam cũng đưa nhiều địnhnghĩa khác nhau: “Văn hóa là tất cả những sản phẩm vật chất và không vậtchất của hoạt động con người, là giá trị và phương thức xử thế được côngnhận, đã khách thể hóa và thừa nhận trong một cộng đồng truyền lại cho mộtcộng đồng khác và cho các thế hệ mai sau” [28, tr.11] Định nghĩa này nhấnmạnh trong văn hóa bao gồm các sản phẩm vật chất và các hệ thống giá trịcác mẫu mực xử thế và các hệ thống hành vi Vấn đề cần được nhấn mạnh ởđây là trong khái niệm văn hóa, điều quan trọng là phải được thừa nhận hoặc

có nhiều khả năng được thừa nhận trong một nhóm xã hội, và được truyền bácho các cá thể hoặc các nhóm trong cộng đồng

“Văn hóa là khái niệm dùng để chỉ tổng thể những năng lực bản chấtngười trong tất cả các dạng hoạt động của họ, là tổng thể các hệ thống giá trị -

cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt độngthực tiễn và lịch sử xã hội của mình” [47, tr.14]

Như vậy, nói đến văn hóa là nói đến con người Chúng ta có thể khẳng

định: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị (vật chất và tinh thần, tĩnh

và động, vật thể và phi vật thể…) do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường xung quanh.

Lịch sử văn hóa là lịch sử của con người và loài người: Con người tạo ra vănhóa và văn hóa làm cho con người trở thành người Điều đó có nghĩa là tất cả

Trang 19

những gì liên quan đến con người, đến mọi cách thức tồn tại của con ngườiđều mang trong nó cái gọi là văn hóa Có thể nói, văn hóa là sự phát triển lựclượng vật chất và tinh thần, là sự thể hiện những lực lượng đó trong lĩnh vựcsản xuất vật chất và lĩnh vực sản xuất tinh thần của con người Từ đó, văn hóađược chia làm hai lĩnh vực cơ bản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Tuynhiên, sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối, bởi cái gọi là “văn hóa vậtchất” về thực chất cũng chỉ là sự “vật chất hóa” các giá trị tinh thần, và cácgiá trị văn hóa tinh thần không phải bao giờ cũng tồn tại một cách thuần túytinh thần, mà thường được “vật thể hóa” trong các dạng tồn tại vật chất Ngoài

ra, còn các giá trị tinh thần tồn tại dưới dạng phi vật thể, nhưng vẫn mang tínhtồn tại vật chất khách quan như văn hóa trong các lĩnh vực đạo đức, giao tiếp,ứng xử, lối sống, phong tục tập quán…

Ở Việt Nam, khi luận bàn về văn hóa của dân tộc thường được hiểutheo hai nghĩa, hai cấp độ khác nhau: ở phạm vi hẹp, văn hóa dân tộc đồngnghĩa với văn hóa của một tộc người, văn hóa dân tộc hoặc văn hóa tộc người +tộc danh, là một chi tiết của văn hóa nói chung Phạm vi rộng, văn hóa dân tộc làvăn hóa chung của cả cộng đồng tộc người sống trong cùng một quốc gia

Văn hóa tộc người là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, cũngnhư những quan hệ xã hội được sáng tạo trong điều kiện môi trường sinh tụcủa một tộc người, phản ánh những nhận thức, tâm lý, tình cảm, tập quánriêng biệt được hình thành trong lịch sử của tộc người đó ở các quốc gia đadân tộc, văn hóa của các tộc người đan xen, hấp thụ lẫn nhau tạo nên nétchung của văn hóa quốc gia, của cả cộng đồng dân tộc, và mỗi nền văn hóađều có những giá trị riêng của nó

+ Giá trị văn hóa: “là cái dùng để căn cứ vào đó mà xem xét, đánh giá,

so sánh nền văn hóa của dân tộc này với nền văn hóa của dân tộc khác, là cái

để xác định bản sắc văn hóa của một dân tộc, những nét đặc thù về truyền

Trang 20

thống, phong tục, tập quán, lối sống của một dân tộc trên nền tảng các giá trịchân, thiện, ích, mỹ” [44, tr.19].

Bản chất đặc trưng của văn hóa là chiều cạnh trí tuệ, năng lực sáng tạo,khát vọng nhân văn biểu hiện ở hoạt động sống của mỗi cá nhân, cộng đồng,dân tộc Mục đích của giá trị văn hóa là nhằm hướng tới các giá trị nhân bản,hướng tới sự hoàn thiện của mỗi cá nhân và của cộng đồng, dân tộc Mặc dù,tiêu chuẩn của các giá trị văn hóa của các cộng đồng, dân tộc là khác nhau.Giá trị văn hóa còn mang tính khách quan, không phụ thuộc vào bất cứ cái gì

từ bên ngoài áp đặt vào để trở thành văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc.Không thể căn cứ vào văn hóa của một dân tộc nào đó để làm tiêu chí xemxét, đánh giá nền văn hóa của các dân tộc còn lại là cao hay thấp, phát triểnhay không… điều đó sẽ rơi vào bệnh chủ quan, tạo nên sự nô dịch hay sự ápđặt về văn hóa

Có thể nói, giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng, dân tộc như là “mật mã

di truyền xã hội” của tất cả các thành viên sống trong cộng đồng, dân tộc đó,

đã được tích lũy lắng đọng trong quá trình hoạt động của mình Chính quátrình đó đã hình thành nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc họ Cộng đồng sẽbền vững khi nó trở thành dân tộc Yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhất củamột nền văn hóa, bởi: “Nói đến văn hóa là nói đến dân tộc; một dân tộc đánhmất truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc thì dân tộc ấy sẽ mất tất cả” [46,tr.13] Một dân tộc đánh mất bản sắc văn hóa, dân tộc ấy đã đánh mất chínhmình, một nền văn hóa có tính dân tộc, là nền văn hóa mang đầy đủ bản sắccủa dân tộc Chính vì vậy, việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạo nênbản sắc văn hóa của dân tộc, là vấn đề có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sựtồn vong của mỗi dân tộc

- Khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc:

Theo Từ điển Tiếng Việt, “Bản sắc chỉ tính chất, mầu sắc riêng, tạothành phẩm cách đặc biệt của một vật” [50, tr.87]

Trang 21

Bản sắc văn hóa có thể hiểu là cái cốt lõi, nội dung, bản chất của mộtnền văn hóa cụ thể nào đó, là những nét văn hóa riêng có của nền văn hóa mộtdân tộc Những nét riêng ấy thường được biểu hiện qua các giá trị văn hóa vậtchất và tinh thần, vật thể và phi vật thể Các giá trị văn hóa này ra đời gắn vớichính điều kiện môi sinh mà dân tộc ấy thích nghi và phát triển qua các giaiđoạn phát triển khác nhau của một dân tộc Những giá trị văn hóa ấy, cho dù

có trải qua những thăng trầm, biến cố của lịch sử nó không những không mất

đi, mà cùng với thời gian, nó còn tiếp nhận những cái hay, cái đẹp, cái phùhợp của văn hóa các dân tộc khác làm phong phú, đặc sắc hơn cho văn hóadân tộc mình, làm cho nó là nó chứ không phải là cái khác Bản sắc văn hóathể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, ý thức của một cộng đồng, baogồm: cội nguồn, cách tư duy, lối sống, truyền thống, sáng tạo văn hóa, khoahọc kỹ thuật…

Khái niệm bản sắc văn hóa có hai quan hệ cơ bản: quan hệ bên ngoài làdấu hiệu phân biệt các cộng đồng với nhau, quan hệ bên trong chỉ tính đồngnhất mà mỗi cá thể trong cộng đồng phải có Bản sắc văn hóa là sức mạnh nộitại của dân tộc Nó là hạt nhân năng động nhất trong toàn bộ tinh thần sángtạo truyền từ đời này qua đời khác Bản sắc văn hóa làm cho một dân tộc luôn

là chính mình:

Một dân tộc qua các biến cố lịch sử một lúc nào đó, một thời đại nào đó

có thể mất độc lập, bị người ngoài đô hộ nhưng nếu dân tộc ấy vẫn giữ đượctiếng nói của mình, vẫn giữ được vốn văn nghệ dân gian, vẫn giữ và phát triểnđược bản sắc văn hóa của mình, thì dân tộc ấy vẫn nắm chắc trong tay chìakhóa của sự giải phóng, chìa khóa của tự do, độc lập [9, tr.18]

Bản sắc văn hóa còn là mối liên hệ thường xuyên, có định hướng củacái riêng (văn hóa dân tộc) và cái chung (văn hóa nhân loại) Mỗi dân tộctrong quá trình giao lưu văn hóa, sẽ cống hiến những gì đặc sắc của mình vàokho tàng văn hóa chung Đồng thời tiếp nhận có lựa chọn, nhào nặn thành giá

Trang 22

trị của mình, tạo ra sự khác biệt trong cái đồng nhất đó chính là bản sắc vănhóa của một dân tộc Bản sắc văn hóa dân tộc không phải là một biểu hiệnnhất thời, nó có mối liên hệ lâu dài, sâu sắc và bền vững trong lịch sử và đờisống văn hóa dân tộc.

Bản sắc dân tộc gắn liền với văn hóa và thường được biểu hiện thôngqua văn hóa Vì vậy, có thể coi bản sắc dân tộc của văn hóa hoặc bản sắc vănhóa dân tộc: “Bản sắc chính là văn hóa, song không phải bất cứ yếu tố vănhóa nào cũng được xếp vào bản sắc Người ta chỉ coi những yếu tố văn hóanào giúp phân biệt một cộng đồng văn hóa này với một cộng đồng văn hóakhác là bản sắc” [59, tr.13]

“Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những khuynh hướng cơ bản trongsáng tạo văn hóa của một dân tộc, vốn được hình thành trong mối liên hệthường xuyên với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế, các hệ tưtưởng… trong quá trình vận động không ngừng của dân tộc đó” [9, tr.37]

Khi nói tới bản sắc văn hóa của một dân tộc, cũng có nghĩa là nói tớibản sắc riêng của dân tộc ấy, hay nói cách khác bản sắc văn hóa là cái cốt lõicủa bản sắc dân tộc Bởi bản sắc của dân tộc không thể biểu hiện ở đâu đầy đủ

và rõ nét hơn ở văn hóa Sức sống trường tồn của một nền văn hóa khẳng định

sự tồn tại của một dân tộc, khẳng định bản sắc và bản lĩnh của dân tộc ấy

Bản sắc văn hóa dân tộc có hai mặt giá trị Giá trị tinh thần bên trong

và biểu hiện bên ngoài của bản sắc dân tộc có mối quan hệ khăng khít củng cốthúc đẩy nhau phát triển Văn hóa không được rèn đúc trong lòng dân tộc để

có bản lĩnh, trở thành sức mạnh tiềm tàng bền vững thì bản sắc dân tộc củavăn hóa sẽ mờ phai Ngược lại, nếu văn hóa tự mình làm mất đi những màusắc riêng biệt, độc đáo của mình, sẽ làm vơi chất keo gắn kết tạo thành sứcmạnh bản lĩnh của văn hóa

Nguồn gốc tạo thành bản sắc văn hóa dân tộc có thể do nhiều yếu tốnhư: hoàn cảnh địa lý, nguồn gốc chủng tộc, đặc trưng tâm lýý, phương thức

Trang 23

hoạt động kinh tế… Nhưng bản sắc văn hóa dân tộc, không thể không xuấtphát từ những yếu tố tạo thành dân tộc Vì thế hiểu khái niệm bản sắc văn hóadân tộc phải hiểu theo khái niệm phát triển, khái niệm mở Nó không chỉ làhình thức mà còn là nội dung đời sống cộng đồng, gắn với bản lĩnh các thế hệcác dân tộc Việt Nam Nghị quyết hội nghị BCH TW lần thứ V khóa VIII củaĐảng đã chỉ rõ:

Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa củacộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngànnăm đấu tranh dựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ýý chí

tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - giađình - làng xã - Tổ quốc… Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong cả hìnhthức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo [16, tr.21]

Bản sắc văn hóa dân tộc là các giá trị tiêu biểu, bền vững, phản ánh sứcsống của từng dân tộc, nó thể hiện tập trung ở truyền thống văn hóa Truyềnthống văn hóa là các giá trị do lịch sử để lại được thế hệ sau tiếp nối, khaithác và phát huy trong thời đại của họ để tạo nên dòng chảy liên tục của lịch

sử văn hóa các dân tộc Khi đã được hình thành, truyền thống mang tính bềnvững và có chức năng định hướng, đánh giá, điều chỉnh hành vi của cá nhân

và cộng đồng Tuy nhiên, khái niệm bản sắc văn hóa không phải là sự bấtbiến, cố định hoặc khép kín mà nó luôn vận động mang tính lịch sử cụ thể.Trong quá trình này nó luôn đào thải những yếu tố bảo thủ, lạc hậu và tạo lậpnhững yếu tố mới để thích nghi với đòi hỏi của thời đại Truyền thống cũngkhông phải chỉ bao hàm các giá trị do dân tộc sáng tạo nên, mà còn bao hàm

cả các giá trị từ bên ngoài được tiếp nhận một cách sáng tạo và đồng hóa nó,biến nó thành nguồn lực nội sinh của dân tộc

Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gồm nhiều loại hình, nhiềutầng, nhiều lớp, nhiều sắc màu, nhiều mức độ và quy mô khác nhau, tạo nêngiá trị to lớn là nền tảng bền vững của bản sắc dân tộc Nguồn nuôi dưỡng vô

Trang 24

tận tâm hồn và đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Đây là kho củacải vô giá, di sản vô cùng quý báu của văn hóa Việt Nam Việc nhận diệnđúng về bản sắc văn hóa mỗi dân tộc và các dân tộc thành viên là việc làm hếtsức có ýý nghĩa Bởi lẽ, việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dântộc phải có sự chặt chẽ, hài hòa và thực hiện theo định hướng, đường lối củaĐảng, Nhà nước và ý thức dân chủ tự nguyện của nhân dân.

- Những yếu tố tác động tới bản sắc văn hóa dân tộc:

Thứ nhất: sự tác động của môi trường kinh tế.

Văn hóa và kinh tế là hai phương diện khác nhau của đời sống conngười, nhưng giữa chúng có mối quan hệ gắn bó với nhau Trong mối quan hệ

đó, cơ sở kinh tế sẽ quyết định nội dung, tính chất, hình thức biểu hiện củavăn hóa

C.Mác và Ph.Ăgghen khi tiếp cận văn hóa dưới góc độ chính trị học đãchỉ rõ nguồn gốc phát sinh của văn hóa chính là từ cơ sở kinh tế, nền kinh tếnhư thế nào thì sẽ sản sinh và quy định sắc thái văn hóa của xã hội như thế ấy.Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) Đảng cộng sản Việt Nam đã viết:

“Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh

tế Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xãhội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương…biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển [16, tr.55]”

Trong thời đại hiện nay, trước xu thế toàn cầu hóa, văn hóa và bản sắcvăn hóa dân tộc chắc chắn sẽ có nhiều sự biến đổi Khi hội nhập kinh tế quốc

tế sẽ đem lại nhiều cơ hội phát triển và tiến bộ cho xã hội bởi nó trực tiếp thúcđẩy quá trình phân công lao động xã hội và hợp tác quốc tế, đẩy nhanh sựchuyên môn hóa sản xuất trong các quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.Các vấn đề liên quan tới nhu cầu cuộc sống của con người được thỏa mãn mộtcách tối đa, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao rõ rệt, mốiquan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong văn hóa theo đó cũng được khẳng

Trang 25

định Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, của thông tin đã tạo ranhững điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá, lưu giữ, bảo tồn và phát triểnnhững giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Nó cũng tạo cơ hội lớn cho việcgiao lưu, tìm hiểu, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàuthêm truyền thống văn hóa của dân tộc mình.

Bên cạnh đó, khi hội nhập kinh tế quốc tế, con người không chỉ tiếp thumặt tích cực mà còn tiếp thu cả những ảnh hưởng tiêu cực của nó Đó là lốisống thực dụng, ích kỷ, mê đắm lợi ích vật chất và xu hướng làm giàu khônglành mạnh Nó dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo, sự suy thoái về đạo đức và sựtôn thờ những văn hóa lai căng, nó làm cho tệ nạn xã hội ngày càng tăng lên.Không chỉ có vậy, sự phụ thuộc ngày càng lớn của các nước nghèo vào nhữngnước giàu dẫn tới nguy cơ bị đồng hóa về văn hóa, dần dần đánh mất đi bảnsắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình Trong tình hình ấy, văn hóa củacác dân tộc ít người cũng bị ảnh hưởng và tác động không nhỏ: kết cấu hạtầng (điện - đường - trường - trạm) được đầu tư để kinh tế đồng bào phát triểnnhưng ngược lại cũng làm mất dần đi cối xay tay, cối giã gạo Cơ chế thịtrường, kinh tế hàng hóa phát triển thì nhà sàn, khung cửi, quần áo dân tộccũng mai một dần, thị trường âm nhạc ngày một rầm rộ, các kênh thông tin vàgiải trí ngày càng nhiều thì nhu cầu thưởng thức âm nhạc dân gian cũng ngàycàng giảm, thậm chí nếu không muốn nói là có nguy cơ mất hẳn

Tuy nhiên, cũng không thể không thừa nhận: quốc tế hóa là một xu thếkhách quan của lịch sử, nó sẽ còn tiếp tục phát triển, và chắc chắn nó diễn rathông qua hoạt động có ý thức của con người Do đó, mỗi quốc gia cần nhậnthức đúng đắn bản chất của thời đại, lựa chọn đúng đắn con đường phát triển

để hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa

Thứ hai: tác động của lĩnh vực chính trị - tư tưởng.

Quá trình hợp tác và giao lưu văn hóa với các quốc gia khác đã tạo cơhội mở rộng khả năng tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho đờisống của con người ngày càng được nâng cao Nhưng cùng với nó, các thế lực

Trang 26

thù địch cũng thường xuyên lợi dụng chính trị - tư tưởng để tuyên truyền cácquan điểm sai trái, những lối sống không lành mạnh nhằm lôi kéo quầnchúng nhân dân vào những hoạt động chống lại lợi ích của chính quốc gia ấy.Qua đó, nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, tính thống nhất bền vững vănhóa của dân tộc đó.

Sử dụng chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực phản cách mạngdùng các hình thức tuyên truyền, quảng bá với sự hỗ trợ của khoa học côngnghệ như: Internet, truyền hình vệ tinh… tấn công vào hệ tư tưởng và văn hóaXHCN, đặc biệt là tư tưởng của giới trẻ nhằm xóa nhòa bản sắc văn hóa dântộc, mục đích cuối cùng là đồng hóa văn hóa toàn thế giới Bởi vậy, để lưugiữ được bản sắc văn hóa dân tộc, không bị đồng hóa thì vấn đề hết sức quantrọng là vai trò của NTCQ - của chính bản thân con người

Thứ ba: tác động của đạo đức, lối sống, nhu cầu hưởng thụ văn hóa…

Những yếu tố như đạo đức, lối sống, nhu cầu hưởng thụ văn hóa… màchúng ta đề cập thuộc lĩnh vực ý thức xã hội, nó tồn tại và phụ thuộc vào môitrường, vào thời điểm lịch sử mà con người đang sống Về thực chất, nó chính

là hệ quả của quá trình phát triển và tác động của kinh tế đến cộng đồng Tuykhông tác động trực tiếp nhưng có thể thấy những yếu tố trên lại ảnh hưởngrất lớn đến sự hưng thịnh của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị đến vănhóa của một quốc gia Những yếu tố này phụ thuộc nhiều vào môi trường xãhội, vào kinh tế, vào điều kiện lịch sử nên không thể tránh khỏi sự đan xen,đấu tranh giữa những yếu tố tích cực và tiêu cực trong văn hóa

Trong đời sống hiện nay, những quốc gia đang phát triển luôn luônquan tâm tới các chính sách nhằm điều chỉnh mọi biến đổi trong đời sống tinhthần của xã hội Bên cạnh những yếu tố tích cực như sự năng động ngày càngtăng lên trong đời sống tinh thần của con người, sự nhạy bén tiếp thu các giátrị văn hóa mới tiến bộ… thì những biểu hiện tiêu cực đang diễn ra ngày càngnhiều Đó là lối sống cá nhân, thực dụng, vị tiền, ham vật chất, lối sống buôngthả, sùng ngoại, bài xích, quay lưng lại với văn hóa truyền thống đang càng

Trang 27

ngày càng nhức nhối Hiện nay, một bộ phận dân cư (chủ yếu là giới trẻ) đang

có tư tưởng sính ngoại, lối sống buông thả, coi thường pháp luật, coi thường

nề nếp gia phong và làm biến dạng các giá trị chân - thiện - mĩ truyền thống.Cuộc sống công nghiệp hiện đại ngày nay cũng tạo áp lực lớn cho con người,khiến họ dễ lao vào những cuộc ăn chơi nhằm giải tỏa áp lực, và họ tìm đếnvới văn hóa ngoại lai, còn những giá trị văn hóa dân tộc muốn hưởng thụ nóđòi hỏi phải có thời gian, sự thư thái và sự trải nghiệm xem ra không hợp vớinhu cầu của họ Hơn nữa, những hủ tục, tập quán lạc hậu trong xã hội cũ vẫncòn tồn tại dai dẳng trong nếp nghĩ của nhiều tầng lớp người trong xã hội màmuốn thay đổi được nó, cũng cần có một thời gian khá dài Một số nơi cònbiến chính sách bảo tồn văn hóa thành dịp để trục lợi, để hành nghề mê tín dịđoan Tất cả những biểu hiện phi văn hóa ấy đang kìm nén, níu kéo quá trìnhhội nhập văn hóa thế giới của các quốc gia

Những giá trị, bản sắc văn hóa lâu đời của dân tộc đã và đang bị ảnhhưởng không nhỏ bởi chính những biến động nhiều chiều của đạo đức, lốisống, nhu cầu hưởng thụ văn hóa… Nó vô hình chung đã làm cản trở cả quátrình phát triển kinh tế- xã hội, quá trình hội nhập kinh tế của các quốc gia

Do vậy, vai trò của NTCQ cần phải được nâng cao trong vấn đề gìn giữ vàphát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Không chỉ các yếu tố trên, một số phương diện xã hội khác như phápluật, tôn giáo… cũng tác động không nhỏ tới vấn đề văn hóa Để vừa gìn giữ,vừa phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc thì đòi hỏi sự tích cực, sáng tạokhông ngừng của NTCQ trong hoạt động thực tiễn

1.1.3 Vai trò của nhân tố chủ quan trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao vai tròcủa NTCQ chính là việc nâng cao tính chủ động, tính tích cực của chủ thểhoạt động trong hoạt động thực tiễn nhằm đạt mục đích đã đề ra Như trên đãphân tích, nhân tố chủ quan của chủ thể ở đây bao gồm: bộ máy chính quyền

Trang 28

nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và người dân cùngvới toàn bộ tri thức, tình cảm, ý chí, năng lực hoạt động thực tiễn của họ tácđộng tới văn hóa.

- Những biểu hiện chủ yếu của vai trò NTCQ trong việc giữ gìn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộc:

Thứ nhất: vai trò của các chủ thể lãnh đạo thể hiện trong việc phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và thực hiện kế hoạch giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Trước hết, vai trò của NTCQ trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc

văn hóa dân tộc thể hiện trong việc lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhằm xâydựng và ban hành những chủ chương, đường lối, chính sách phục vụ cho hoạtđộng văn hóa

Trong nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) Đảng cộng sản ViệtNam đã ghi rõ: “Xây dựng văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng Cộngsản lãnh đạo” [16, tr.16] Xây dựng, bảo vệ và phát triển văn hóa là sự nghiệpcủa toàn dân, trong đó tổ chức Đảng không chỉ có vai trò chủ chốt vạch raphương hướng, chiến lược, sách lược, nhiệm vụ và các giải pháp lớn để lãnhđạo, chỉ đạo thực hiện thành công các nhiệm vụ xây dựng và phát triển vănhóa theo đúng định hướng XHCN mà còn cả việc tạo ra những điều kiện, tiền

đề cho việc hiện thực hóa những nhiệm vụ đó Các hoạt động liên quan đếnvăn hóa hết sức đa dạng và phong phú, nó đòi hỏi phải có sự phối hợp, thốngnhất chặt chẽ của các tổ chức, nó đòi hỏi chủ thể lãnh đạo phải có phẩm chấtđạo đức tốt, có năng lực nghề nghiệp, có tâm huyết, có trí tuệ, có hiểu biết sâurộng mọi mặt của đời sống xã hội Có vậy họ mới có thể đưa ra được nhữngquyết sách hơp lý, đúng đắn, đảm bảo sự hài hòa và biện chứng giữa các yếu

tố chính trị, kinh tế, đạo đức… với văn hóa, những quyết sách đưa ra phải cótính thuyết phục cao để thu hút mọi lực lượng xã hội tham gia Có một thực tế

dễ nhận thấy là đôi khi chủ trương, đường lối, nghị quyết thì đúng nhưng

Trang 29

khâu tổ chức lại gặp yếu kém, từ đó dẫn đến việc thực hiện lại chưa đúng.Trình độ của các cấp ủy, ban ngành, đoàn thể một số nơi chưa đáp ứng đượcyêu cầu cho nên nảy sinh mâu thuẫn giữa chủ trương với thực tiễn quản lý đờisống văn hóa ở các địa phương Do vậy, tính thống nhất của các thiết chế xãhội sẽ tạo tính khả thi cao cho các hoạt động thực tiễn về vấn đề văn hóa.Chính các cơ quan ở địa phương là người nắm rõ nhất thực tiễn văn hóa ở địaphương ấy, vì hơn ai hết, là người sinh sống ở đó, họ là người nắm rõ hoàncảnh, phong tục tập quán, suy nghĩ và lối sống của nhân dân ở địa phươngmình Bởi vậy, các chính sach của nhà nước phải bám sát vào thực tiễn, gắnvới các cơ quan công quyền ở địa phương Bên cạnh đó, tổ chức Đảng cũngcòn có vai trò lựa chọn, phát hiện và bồi dưỡng năng lực cho cán bộ và hìnhthành nên cơ chế phối hợp cho các ngành theo quan hệ hàng dọc hoặc hàngngang từ trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo tính thống nhất và chặtchẽ trong các hoạt động văn hóa.

Bên cạnh đó, chúng ta thấy vai trò của NTCQ trong việc giữ gìn và

phát huy bản sắc văn hóa dân tộc còn được thể hiện trong hoạt động của Nhànước và chính quyền các cấp với các hoạt động văn hóa

Đây là yếu tố mang tính cơ bản bởi đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng được thực hiện thông qua chính hoạt động quản lý và điều hành nàycủa các cơ quan nhà nước Hoạt động phối hợp quản lý, điều hành của Nhànước và các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương trong tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là kế hoạch đầu tư, phát triển kinh tế -

xã hội có tác động rất lớn đến sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Cáccán bộ quản lý với tri thức khoa học, trí thức nghiệp vụ và năng lực điều hànhcủa họ sẽ sử dụng các lực lượng vật chất và tinh thần sẵn có để tác động làmbiến đổi tự nhiên và xã hội theo mục đích nhất định có ý nghĩa đặc biệt quantrọng trong việc xây dựng một môi trường văn hóa với các hệ thống giá trị tốtđẹp của nó Hơn nữa, trong quá trình phối hợp hoạt động, các cán bộ quản lý

Trang 30

điều hành cũng có điều kiện bồi dưỡng năng lực cho bản thân, nâng cao vaitrò của NTCQ, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của mình.

Không chỉ có vậy, vai trò của NTCQ trong việc giữ gìn và phát huy bản

sắc văn hóa dân tộc thể hiện trong hoạt động của các đoàn thể nhân dân

Các tổ chức đoàn thể bao gồm: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nôngdân và đứng đầu là Mặt trận Tổ quốc Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chứcđoàn thể này phối hợp hoạt động với nhau, với nhà nước, với chính quyền cáccấp, đặc biệt là với các cơ quan quản lý văn hóa nhằm vận động, thu hút quầnchúng nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp, thực hiện các chương trình kinh tế,

xã hội, làm sống dậy các phong trào giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa

Vai trò của NTCQ trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dântộc còn thể hiện trong hoạt động phối hợp hoạt động của các tổ chức đoàn thểnhân dân thể hiện trong cơ chế phối hợp một cách khoa học các hoạt động củacác tổ chức và khả năng hoạt động thực tiễn của bản thân mỗi chủ thể Tronghoạt động thực tiễn, vai trò của các chủ thể thể hiện:

- Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, phát hiệnnhững hiện tượng tiêu cực, những tư tưởng lệch lạc, bên cạnh đó còn pháthiện cả ra những nhân tố mới tiến bộ, những khả năng khách quan có lợi cho

sự nghiệp phát triển văn hóa, nhân rộng điển hình và tạo điều kiện thuận lợi

để biến khả năng thành hiện thực

- Phát hiện những điểm bất hợp lý trong cơ chế, chính sách, những yếu

tố cản trở tính tích cực sáng tạo của quần chúng nhân dân Từ đó góp phầnhoàn thiện cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý cần thiết để có thể vừađảm bảo sự tự do hưởng thụ văn hóa, vừa đảm bảo tính định hướng và mụctiêu phát triển của đất nước

Cuối cùng, vai trò của NTCQ trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc

văn hóa dân tộc còn thể hiện ở hoạt động của các cấp ngành văn hóa thông tintrong quản lý, hướng dẫn các hoạt động văn hóa

Trang 31

Ngành văn hóa thông tin là ngành chuyên trách về văn hoá nên vai tròcủa các chủ thể trong ngành văn hóa với việc giữ gìn và phát huy bản sắc vănhóa dân tộc là rất quan trọng Nó thể hiện trong nhiệm vụ: tham mưu với cáccấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân về những định hướng, giảipháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác văn hóa thông tin thuộc thẩmquyền mình phụ trách Nó cũng thể hiện trong việc tổ chức hướng dẫn vàtriển khai các chủ trương, đường lối, chính sách về văn hóa của cấp trên đếnđịa bàn cơ sở, nhất là các chính sách về đại đoàn kết dân tộc, chính sách pháttriển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chính sách bảo tồn, phục dựng văn hóa dântộc… Ngành văn hóa thông tin cũng thể hiện vai trò của mình trong việctuyên truyền, duy trì thường xuyên các hoạt động văn hóa, thu hút các tầnglớp nhân dân tham gia sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ các giá trị văn hóa.Ngành văn hóa thông tin cũng lên kế hoạch trang bị những phương tiện phục

vụ cho các phong trào hoạt động, khuyến khích nhân dân chủ động tìm hiểu,bảo tồn và hưởng thụ văn hóa dưới nhiều hình thức

Như vậy, vai trò của NTCQ trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc vănhóa dân tộc thể hiện qua sự tổ chức hoạt động một cách đồng bộ của các thiếtchế văn hóa Nó là sự kết hợp chặt chẽ giữa vai trò lãnh đạo của tập thể vớivai trò của cá nhân phụ trách Các hoạt động giữ gìn và phát huy bản sắc vănhóa dân tộc của các chủ thể với toàn bộ tri thức, năng lực của họ thể hiện sựsáng tạo, nghiêm túc của mọi ban, ngành từ Trung ương đến địa phương trongcác hoạt động văn hóa

Thứ hai: Vai trò của quần chúng nhân dân thể hiện trong tính tích cực, chủ động, sáng tạo đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Chúng ta đã đề cập tới vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý củaNhà nước, vai trò xây dựng và hỗ trợ văn hóa của các đoàn thể nhân dân,nhưng cần khẳng định rằng: chủ nhân thực sự của nền văn hóa dân tộc trongmọi thời đại chính là quần chúng nhân dân Quần chúng nhân dân vừa là

Trang 32

người sáng tạo ra các giá trị văn hóa, vừa là người hưởng thụ, lưu truyền, gìngiữ những giá trị văn hóa ấy Đề cập tới vấn đề này, danh nhân văn hóa HồChí Minh đã nói: “Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là nhữngngười sáng tạo Nhưng quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cảivật chất cho xã hội Quần chúng còn là những người sáng tác nữa… Nhữngcâu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng”[39, tr.250].

Quần chúng nhân dân sáng tạo các giá trị văn hóa ngay trong quá trìnhlao động vật chất, trong quá trình sống, thỏa mãn những nhu cầu và lợi ích vậtchất của chính bản thân họ Do vậy, sự sáng tạo của quần chúng nhân dânchính là nhân tố cơ bản của sự tồn tại và phát triển của xã hội Quần chúngnhân dân sáng tạo văn hóa bằng chính cuộc sống của mình Thông qua cáchoạt động thường nhật như lao động sản xuất, chiến đấu chống giặc ngoạixâm, trong văn học nghệ thuật, trong phong tục tập quán như cách ăn, ở,mặc… văn hóa được hình thành, phát triển và dần dần được lưu truyền từ thế

hệ này sang thế hệ khác

Tuy nhiên, bên cạnh việc sáng tạo, gìn giữ và phát huy các yếu tố tiến

bộ của văn hóa mang đầy ý nghĩa nhân văn thì những tư tưởng phong kiến,những yếu tố phản văn hóa, phản tiến bộ, những hủ tục cũng vẫn còn tồn tạitrong đời sống cộng đồng mà để xóa bỏ được nó cần một thời gian lâu dài vàmột lực lượng vật chất to lớn Do vậy, để văn hóa thực sự trở thành nền tảngtinh thần của xã hội, trở thành mục tiêu và động lực để phát triển kinh tế thìvai trò của những người có trình độ cao - của đội ngũ trí thức đóng vai tròquan trọng Sự hiện diện của đội ngũ trí thức trong sáng tạo văn hóa như làmột biểu hiện của chất lượng cuộc sống Những phát minh khoa học, nhữngcông trình nghệ thuật, những sáng tác văn học, những sản phẩm lao động củađội ngũ trí thức thực sự quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi quốc gia.Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) đã khẳng định: “Đội ngũ trí thức gắn

Trang 33

bó với nhân dân giữ vai trò trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa”[16, tr.57].

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế tri thức như hiện nay, với chứcnăng riêng của mình, đội ngũ trí thức có vai trò đặc biệt quan trọng trong việcgiữ vững nền tảng tinh thần cho xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóadân tộc trong thời đại mới Đội ngũ trí thức có xuất thân từ nhân dân, họ lànhững người hoạt động trí tuệ, có chức năng chủ yếu là sáng tạo những giá trịtinh thần cho xã hội nên ảnh hưởng của họ đến quần chúng nhân dân là rấtlớn Bằng những sáng tạo văn hóa, người trí thức có thể truyền tải những tưtưởng, đạo đức, lối sống, quan niệm, tín ngưỡng, những triết lý nhân sinh đếnquần chúng nhân dân Họ là lực lượng nòng cốt, là chủ thể trong toàn bộ quátrình giữ gìn những tinh hoa văn hóa, tiếp nhận và phát huy những tinh hoa

ấy, hướng quần chúng nhân dân đến những cách nhìn nhận tốt đẹp và nhânbản trong cuộc sống Nhưng cũng cần lưu ý, đội ngũ trí thức đều xuất thân từnhân dân nên khi tác động đến đời sống tinh thần, họ bộc lộ cả những mặt tíchcực và tiêu cực do sự không thuần nhất cả về tư tưởng, tình cảm và trình độ

Quần chúng nhân dân không chỉ có vai trò sáng tạo văn hóa, mà còn làngười giữ gìn nó Những làn liệu dân ca, những câu hò vè, những áng vănthơ, những tư tưởng nghệ thuật đều do quần chúng nhân dân bảo tồn và lưugiữ Những nghệ nhân trong các lĩnh vực văn hóa chủ yếu đều là những ngườilao động bình thường, họ là những người mang trong mình cả một kho tàng

đồ sộ văn hóa dân gian, và thông qua các hoạt động truyền bá dưới nhiều hìnhthức (mà văn hóa dân gian chủ yếu là hình thức truyền miệng), họ bảo tồn vàgìn giữ văn hóa để nó không bị mai một đi và qua đó còn bồi đắp thêm tâmhồn và tư tưởng cho thế hệ sau

Như vậy, quần chúng nhân dân là chủ thể thực sự trong sáng tạo vàhưởng thụ văn hóa Nó thể hiện trong quá trình lao động vì nhu cầu vật chất,mong muốn được thỏa mãn nhu cầu của chính mình cả về vật chất và tinh

Trang 34

thần Khi nhu cầu hưởng thụ vật chất và tinh thần ngày càng cao thì nhu cầusáng tác và sức sáng tạo của quần chúng càng được phát triển Tuy vậy, đểngày càng phát huy vai trò của quần chúng nhân dân và đặc biệt là vai trò củađội ngũ trí thức trong sáng tạo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộcthì đòi hỏi có sự quan tâm sát sao và đồng bộ của các cấp, các ban ngành Nóđòi hỏi Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân phải nâng cao trình độ lýluận, bán sát thực tiễn, xây dựng môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa vớimục tiêu cao nhất là vì con người Bên cạnh đó, chính sách thu hút, đãi ngộhiền tài, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ là điều đáng quan tâm Các ban ngànhcũng cần phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách, nghịquyết của Đảng và nhà nước đến quần chúng nhân dân để họ có thể hiểu, từ

đó đảm bảo và phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của họ trong việc giữ gìn

và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tiếp thu những tinhhoa văn hóa tiến bộ của nhân loại vì mục tiêu xây dựng một nền văn hóa “tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc”

1.2 Bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở Phú Thọ

1.2.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội và lịch sử của dân tộc Dao ở Phú Thọ

1.2.1.1 Đặc điểm kinh tế

- Về nguồn gốc lịch sử

Người Dao là một trong 54 dân tộc anh em sinh sống ở Việt Nam, vớinhiều nhóm khác nhau, cư trú tại các bản động vùng sâu, vùng xa thuộc nhiềuvùng, miền của đất nước Theo các nhà nghiên cứu dân tộc học, người Daovốn xuất xứ ở tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam (TrungQuốc) thiên di vào Việt Nam từ đầu thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XX Họ đibằng đường thủy qua Móng Cái (Quảng Ninh) hoặc đường bộ từ Trung Quốcsang Việt Nam [57, tr.131]

Cuộc thiên di của người Dao vào Phú Thọ có lẽ là cuộc thiên di tậptrung, có tổ chức nhất mà dấu tích còn để lại trong tín ngưỡng, phong tục tập

Trang 35

quán và những bản gia phả, thông hành mà người Dao đương đại nhiều lầnđược đọc hoặc được nghe

Truyền thuyết kể lại rằng: Một năm hạn hán đói rét, người Dao phải đốtlửa sưởi, khi đi soi cá, vô ý đã làm cháy cầu Vàng của nhà vua Vua định chu

di tam tộc, nhưng nhờ có quan đại thần xin tha từ tội chết xuống đuổi cả bộtộc đi biệt xứ Bà Đặng Thị Hành, ông Bàn Đức Hội và ông Triệu Thông là 3người dẫn đầu đoàn người Dao sang Việt Nam tìm nơi cư trú Nhưng khi vàobiên giới Việt, họ không biết tiếng lại có vũ khí phòng thân nên bị binh línhcanh phòng bắt giam vì tưởng họ là giặc Sau đó, do đọc được “Quá sơn bảngvăn” (giấy thông hành), biết họ là dân lành, vua Lê đã cho thả tự do và cho họngược theo sông Hồng đi tìm đất sống

Đến vùng ngã ba Bạch Hạc (Bạch Hạc - Việt Trì) thấy đất đai tốt tươi,màu mỡ lại có ba con sông lớn, biết là mạn ngược sẽ có nhiều rừng cây, là nơithích ứng cho cuộc sống du canh du cư sau này, ông Hành và ông Hội cùngtùy tùng quay về Trung Quốc đưa dân làng thiên di sang Việt Nam Họ đóngbảy chiếc thuyền, tổ chức cho các họ người Dao vượt biển Móng Cái (QuảngNinh) vào cửa sông Hồng rồi lên ngược Khi đang đi ngoài biển, gặp sóng togió lớn, bốn thuyền của họ bị đánh bật ra xa bờ Những người ở trên thuyềnlâm nạn phải nhảy lên xin với trời đất cho họ tai qua nạn khỏi, sau này sẽ làmTết Nhảy để tạ ơn cứu mạng Riêng họ Triệu Mốc bị gió bão đẩy thuyền đi xahơn nên phải khất sẽ làm lễ Tầm đàng để tạ ơn Họ Triệu Mốc cập bờ ởThanh Hóa, còn các họ khác dạt vào cửa sông Hồng, ngược đến Bạch Hạc, họ

bỏ thuyền, lên bờ sinh sống [42, tr.3-4]

Người Dao cư trú ở Phú Thọ chỉ có hai nhóm nhỏ trong cùng mộtnhóm lớn “Những người Dao ở Việt Nam, đứng về mặt ngôn ngữ mà xét, cóthể chia thành hai nhóm lớn ứng với hai phương ngữ, thuộc phương ngũ thứnhất có hai nhóm lớn: Dao Đại bản và Dao Tiểu bản, thuộc phương ngữ thứhai cũng có hai nhóm: Dao Quần trắng và Dao Làn tiẻn” [57, tr.134]

Trang 36

Theo sự nhận định ấy thì ở Phú Thọ chỉ có Dao Quần Chẹt (hay DaoQuần chít) thuộc nhóm Đại Bản và Dao Tiền (hay Dao đeo tiền) thuộc nhómTiểu bản.

Trong quá trình hòa nhập với cư dân bản địa, người Dao không chỉ bảotồn, lưu giữ những nét bản sắc riêng của dân tộc mình mà còn chịu ảnh hưởngkhông nhỏ những nét văn hóa truyền thống của cư dân bản địa

- Về vị trí địa lý

Người Dao sống chủ yếu ở vùng núi, sau đó, theo chính sách vận độngđồng bào về sống định canh định cư, làm lúa nước nên họ chấm dứt nạn ducanh du cư, phát nương làm rẫy Người Dao Phú Thọ chỉ sống ở một vài xómriêng rẽ trong một làng Mường Người Mường bao giờ cũng ở thấp hơn ngườiDao Người Dao Tiền tập trung cư trú tại 28 bản động vùng cao thuộc 12 xãcủa huyện Tân Sơn như: bản Dù, Cỏi, Lùng Mắng (xã Xuân Sơn), Xinh Tàn(xã Thượng Cửu), Láy (xã Yên Lương), Tảng (xã Tam Thanh)… Người DaoQuần chẹt tập trung cư trú tại 19 bản động vùng cao thuộc 8 xã của huyệnYên Lập như: xã Nga Hoàng, Trung Sơn, Thượng Long… và tập trung cư trútại 9 bản động thuộc 7 xã của huyện Thanh Sơn như: xã Võ Miếu, xã ThuCúc, Khả Cửu… Dân số người Dao ở Phú Thọ chỉ đứng thứ hai sau dân tộcKinh và Mường Toàn tỉnh hiện có 11.126 người Dao, chiếm 0,9% dân sốtoàn tỉnh và chiếm tỉ lệ 6% dân số các dân tộc thiểu số trên địa bàn quê hươngđất Tổ Đến nay, 12/13 huyện, thị, thành có người Dao sinh sống, song chỉ có

ba huyện là Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập có đồng bào Dao sinh sống tậptrung thành xóm, bản

- Đặc thù về kinh tế

Người Dao sống bằng nghề chính là trồng lúa nương và lúa nước(những xóm người Dao ở vùng hạ sơn mới trồng lúa nước) Ngoài ra, họ còntra ngô, săn bắt thú rừng Thời gian phát nương khoảng tháng 2, tháng 3, khicây khô thì đốt nương, đến tháng 4, tháng 5 thì đi tra hạt thóc Người ta dùng

Trang 37

cây vót nhọn một đầu, người đi trước chọc lỗ, người đi sau vãi lúa xuống lỗ từ5-7 hạt Nếu được mưa thì khoảng 3-4 ngày thì lúa nở, không đực mưa phảimất đến 10 ngày Trên nương trồng lúa, người Dao còn trồng xen cả ngô, khingô tốt và dày thì tỉa bớt đi cho lúa lên Tập quán trồng lúa nước mới hìnhthành khi họ hạ sơn, hiện nay, người Dao Tiền ở Phú Thọ còn giữ nguyên tậpquán canh tác kiểu nương rẫy: lúa nương có nếp tẻ, đỗ dài (có thể ăn như rauhoặc để già bóc lấy hạt đồ lẫn với gạo nếp), khoai nương (khoai Mán) có giátrị dinh dưỡng cao Mỗi gia đình đều trồng trên nương hoặc trong vườn nhàcác loại gia vị như: ớt, húng, hẹ, hành, gừng… Đặc biệt, người Dao còn rấtgiỏi trong việc hái lá rừng làm thuốc chữa bệnh

Người Dao ở Phú Thọ còn rất khéo léo trong chế tác trang phục và dệtvải, phụ nữ đảm trách hầu hết các quy trình làm ra y phục Phụ nữ Dao aicũng biết dệt vải bằng khung cửi, ngoài ra, họ còn biết dệt hoa, đây là nét đặcsắc trong kỹ thuật Dao Những bộ phận không dệt được người Dao thêu hoặc

in hoa văn Sau đó được đem đi nhuộm chàm, nước nhuộm chàm là keo chàmngâm nước hòa với một số lá làm dung môi như lá riềng, lá sơn thục, lá huyết

dụ, lá nhân trần, lá sả và nước tro bếp Quá trình chế tác trang phục thể hiện

sự kỳ công của người Dao, trong các nhóm Dao, chỉ có nhóm Dao Đeo tiềnmới biết in hoa văn bằng sáp ong, còn lại là thêu hoa văn trên váy áo

Nghề thủ công truyền thống của người Dao là nghề rèn, làm đồ trangsức bằng bạc (nghề này rất phát triển ở nhóm Dao đeo tiền), nghề làm giấy.Tuy nhiên, những nghề thủ công này mới chỉ dừng lại ở mức tự cấp tự túc,phục vụ cho nhu cầu của gia đình và làng xóm xung quanh chứ chưa có điềukiện để phát triển

Cơ chế thị trường đã tác động lớn đến tập quán canh tác và chăn nuôicủa đồng bào trong thời gian gần đây Việc trao đổi, mua bán các mặt hàngtrong các làng bản có người Dao sinh sống cũng nhộn nhịp không kém gì cácchợ ở miền xuôi, đây là điều kiện thuận lợi cho người dân thoát dần các tập

Trang 38

quán canh tác cũ, nâng cao cả đời sống vật chất và tinh thần Nhưng bên cạnh

đó, nó cũng làm cho một số các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao bịlãng quên hoặc bị Kinh hóa khá cao

1.2.1.2 Đặc điểm xã hội và lịch sử

- Về thiết chế xã hội

Thiết chế xã hội của người Dao ở Phú Thọ đơn giản, không được chiathành nhiều cấp bậc như người Mường Người đứng đầu bản gọi là Khánđộng, ông này phải biết chữ nho, biết xem ngày lành, tháng tốt, biết làm TếtNhảy, Tết Lập tĩnh Trong các nghi lễ, lễ hội của người Dao, thầy cúng (thầymo) rất được kính trọng Trong thôn xóm tồn tại chủ yếu các quan hệ xómgiềng và quan hệ dòng họ Người Dao có nhiều họ, phổ biến nhất là họ Bàn,Đặng, Triệu Các dòng họ có gia phả riêng và có hệ thống tên đệm để phânbiệt giữa những người thuộc các thế hệ khác nhau Nhà trưởng họ (hay trưởngtộc) được gọi là “nhà cái”, mọi nghi lễ lớn của dòng họ như làm Tết nhảy, Tếttất niên… đều được tiến hành ở nhà trưởng tộc Ở Phú Thọ, các họ người Daocoi nhau như anh em, nếu có bất hòa cũng không được kiện cáo nhau mà phảiđóng cửa bảo nhau

Thiết chế xã hội của người Dao ở Phú Thọ so với những nơi khác cónhững điểm tương đồng như chia theo kiểu xóm, bản Tuy nhiên, do đặc thùngười Dao ở Phú Thọ không sống độc lập thành các bản riêng mà hầu hết là ởlẫn chung với người Mường và người Kinh nên tổ chức của họ đơn giản vàkhông khắt khe như ở những nơi khác, hơn nữa, trong quá trình sống, họ còn

du nhập thêm các thiết chế xã hội của dân tộc họ cùng sống

- Về gia đình và hôn nhân

Người Dao nói chung theo chế độ phụ hệ, người đàn ông Dao khi đếntuổi sẽ được làm lễ Lập tĩnh (Lễ cấp sắc) - phụ nữ không được làm lễ này.Gia đình người Dao cổ truyền thường tồn tại hai loại cơ bản là gia đình lớn vàgia đình nhỏ

Trang 39

Gia đình lớn: Đây là gia đình có nhiều thế hệ như: ông, bà, bố, mẹ, cáccon và các cháu Số lượng người trong gia đình kiểu này rất nhiều, có thể lêntới hơn 10 người, họ cùng sống và làm ăn chung.

Trong gia đình lớn, mọi quan hệ mang tính phụ hệ, người đàn ông lớntuổi nhất quyết định mọi việc trong gia đình Vai trò chỉ đạo này sẽ đượcchuyển cho con trai cả (của thế hệ sau) khi người đứng đầu đó già cả, ốm yếuhoặc đã chết Khi cha mẹ qua đời thì anh trai cả phải có trách nhiệm thay cha

mẹ dựng vợ gả chồng cho các em

Gia đình nhỏ: Đây là dạng gia đình chỉ gồm có vợ, chồng và con cáicủa họ Tuy là gia đình sản xuất, sống và chi tiêu độc lập nhưng vị trí củangười phụ nữ ở đây vẫn chưa được cải thiện nhiều Họ vẫn phải phụ thuộcchủ yếu vào người chồng, người cha như truyền thống của dân tộc Dao

Người anh cả có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ già và thờ cúng tổ tiênnên có nhiều đặc quyền hơn các em: được phân chia nhiều tài sản hơn, đượccác em và dòng họ hỗ trợ khi làm Lễ, khi có công việc lớn…

Người Dao ở Phú Thọ sống xen lẫn với người Mường Trong thôn xóm

có ma chay, cưới hỏi… người Mường và Dao đều giúp đỡ nhau, cùng dự liênhoan ăn uống Song gần như không có chuyện trai gái hai dân tộc này lấynhau vì sự khác biệt về phong tục tập quán, sắc thái văn hóa

Khác với người Kinh, người Mường quan trọng sự trinh tiết của phụ

nữ, người Dao lại coi trọng gia đình, con cái Những cô gái Dao dồi dào khảnăng sinh đẻ rất được coi trọng Con riêng của vợ cũng được người chồng quýnhư con đẻ, gia đình người Dao nói chung đầm ấm, vợ chồng con cái yêuthương nhau, không mấy khi có sự to tiếng

Trong giai đoạn hiện nay, các gia đình người Dao đang có xu thế táchthành các gia đình nhỏ, đây là xu thế phản ánh đúng sự phát triển của xã hội.Quan hệ nam- nữ cũng bình đẳng hơn, quan hệ hôn nhân cũng dựa trên cơ sởtình yêu cũng được chú trọng Cuộc vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình

Trang 40

của Đảng và Nhà nước đã làm giảm bớt quan niệm “nhiều con mới là cóphúc” của các cư dân người Dao Chức năng kinh tế được chú trọng, nhiềugia đình đã nhận trồng rừng, phát triển kinh tế chăn nuôi, trồng chè, thậm chí

là giao lưu buôn bán hàng hóa, do đó cuộc sống khép kín của họ được dầndần mở rộng Điều đó đã đem lại những tiến bộ nhất định về kinh tế, về nhậnthức, về quan hệ ứng xử… trong các gia đình người Dao Nhưng cùng với nó,một thực tế là những giá trị văn hóa luôn được coi trọng trong các gia đìnhlớn giờ đây cũng sẽ mờ dần đi, sự đơn giản hóa những nghi lễ, thủ tục cũnglàm cho một bộ phận các giá trị truyền thống độc đáo của dân tộc Dao cũngngày càng mai một

1.2.2 Bản sắc văn hóa của người Dao ở Phú Thọ

Khi nhắc tới văn hóa nói chung và văn hóa của dân tộc Dao ở Phú Thọnói riêng thật khó để phân định đâu là văn hóa vật thể và đâu là văn hóa phivật thể Bởi đằng sau những hiện tượng, những vật thể cụ thể bao giờ cũng ẩnchứa yếu tố tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng Những nét văn hóa độc đáo củangười Dao thể hiện ngay trong các vật dụng hàng ngày, các trang phục, tronglao động sản xuất, trong thơ ca, lễ hội, trong mối quan hệ giữa người vớingười Do vây, khi nghiên cứu bản sắc văn hóa của dân tộc Dao, chỉ đề cậpđược những nét cơ bản, độc đáo, riêng có của dân tộc Dao đang sinh sống trênđịa bàn quê hương Đất Tổ

- Văn hóa dân gian qua các lễ hội, phong tục, tập quán

Tỉnh Phú Thọ được cả nước biết đến như một vùng đất “địa linh nhânkiệt”, nơi hợp lưu của các con sông lớn như: sông Hồng, sông Đà, sông Lô,nơi có đền thờ các Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh mà hàng năm, vào ngày10/3, cả nước thành kính hướng về nhớ ngày Giỗ Tổ Có lẽ vì vậy, nơi đâyvẫn còn lưu giữ được những lễ hội, phong tục cổ truyền của đồng bào Dao,khác hẳn những dân tộc khác

Ngày đăng: 21/07/2014, 09:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Thọ (2006), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình 135 (1999-2005) (tài liệu làm việc với đoàn công tác DFID) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thựchiện Chương trình 135 (1999-2005)
Tác giả: Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Thọ
Năm: 2006
2. Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ (2006), Báo cáo số 01/BC- HND tổng kết công tác hội và phong trào nông dân năm 2005, phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2006, Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 01/BC-HND tổng kết công tác hội và phong trào nông dân năm 2005, phươnghướng, nhiệm vụ công tác năm 2006
Tác giả: Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ
Năm: 2006
3. Nguyễn Duy Bắc (2005), "Chính sách phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đổi mới", Thông tin Văn hóa và phát triển, (5), tr.7-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách phát triển văn hóa các dân tộcthiểu số ở nước ta trong thời kỳ đổi mới
Tác giả: Nguyễn Duy Bắc
Năm: 2005
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Quyết định phê duyệt kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định phê duyệt kếtquả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2010
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Năm: 2011
5. Bộ Văn hóa - Thông tin (2002), Tăng cường và đổi mới công tác thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường và đổi mới công tác thôngtin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Tác giả: Bộ Văn hóa - Thông tin
Năm: 2002
6. Bộ Văn hóa - Thông tin, Vụ Văn hóa dân tộc (2003), Sổ tay công tác văn hóa thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay công tácvăn hóa thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Tác giả: Bộ Văn hóa - Thông tin, Vụ Văn hóa dân tộc
Năm: 2003
7. Trần Văn Bính (chủ biên, 2004), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc - Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa các dân tộc Tây Bắc - Thựctrạng và những vấn đề đặt ra
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
8. Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX (2001), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX
Tác giả: Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốcgia
Năm: 2001
9. Huy Cận (1994), Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc
Tác giả: Huy Cận
Nhà XB: Nxb. Chính trịquốc gia
Năm: 1994
10. Công ty Cổ phần Hợp tác Truyền thông Việt Nam (2005), Phú Thọ chào đón bạn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phú Thọchào đón bạn
Tác giả: Công ty Cổ phần Hợp tác Truyền thông Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2005
11. Nguyễn Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người
Tác giả: Nguyễn Từ Chi
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Dân tộc
Năm: 2003
12. Phan Hữu Dật (1998), Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam
Tác giả: Phan Hữu Dật
Nhà XB: Nxb. Đạihọc Quốc gia Hà Nội
Năm: 1998
13. Lê Trung Dũng (1999), Nghi lễ vòng đời người, Nxb. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghi lễ vòng đời người
Tác giả: Lê Trung Dũng
Nhà XB: Nxb. Văn hóa Dân tộc
Năm: 1999
14. Đinh Xuân Dũng (2006), "Tìm hiểu nội dung nhiệm vụ "phát triển nền tảng tinh thần của xã hội" trong Báo chính trị tại Đại hội X", Tạp chí Tư tưởng văn hóa, (6), tr.35-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu nội dung nhiệm vụ "phát triển nềntảng tinh thần của xã hội" trong Báo chính trị tại Đại hội X
Tác giả: Đinh Xuân Dũng
Năm: 2006
15. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nammấy vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Thành Duy
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BanChấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1998
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2001
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc , Ban Chấp hành Trung ương, số 24-NQ/TW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, BanChấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2003
20. Lê Duy Đại (2001), "Đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số - Thực trạng và một số vấn đề đặt ra", Tạp chí Dân tộc học, (3), tr.33-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số - Thực trạngvà một số vấn đề đặt ra
Tác giả: Lê Duy Đại
Năm: 2001
21. Giadinhtoi (05/7/2010), Kỳ lạ hôn nhân của người Dao ở Phú Thọ, www.giadinhtoi.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỳ lạ hôn nhân của người Dao ở Phú Thọ

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w