Yêu cầu của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Một phần của tài liệu vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc dao ở phú thọ hiện nay (Trang 77 - 80)

Dao ở Phú Thọ

2.3.1.1. Về quan điểm nhận thức

Trong nhận thức - nhất là nhận thức của các chủ thể lãnh đạo, cần thấy giữa kinh tế và văn hóa là mối quan hệ hai chiều. Chính sách kinh tế trong văn hóa và chính sách văn hóa trong kinh tế nhằm tạo sự thống nhất và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Có một thời gian dài, do sự sai lầm về nhận thức nên trong tư tưởng của các cấp lãnh đạo chỉ coi văn hóa là kết quả thuần túy

của kinh tế chứ chưa coi văn hóa chính là môi trường, là động lực của sự phát triển kinh tế. Chính vì tư tưởng và nhận thức như vậy, trong một loạt các chính sách phát triển kinh tế đã không tính đến các yếu tố văn hóa và sự tác động lớn của văn hóa tới kinh tế, nó dẫn đến hậu quả là làm ảnh hưởng lớn đến môi trường văn hóa, xâm hại nghiêm trọng tới các giá trị văn hóa cổ truyền và làm cho nhận thức về vai trò của văn hóa trong cộng đồng dân cư bị lệch lạc. Nó cũng dẫn đến một thực tế là nơi có trình độ phát triển kinh tế cao thì đời sống văn hóa lại nghèo nàn, đạo đức bị suy đồi, nhiều giá trị văn hóa không được phát huy và những tệ nạn xã hội cũng theo đó mà nảy sinh và ngày càng có chiều hướng gia tăng. Cũng có một thực tế trong nhận thức- nhất là nhận thức của giới trẻ là nề nếp, gia phong chỉ cần ở quê, ở nông thôn chứ ở đô thị và những nơi có kinh tế phát triển thì không cần thiết. Hoặc cũng có nhiều vùng do có nền kinh tế khó khăn, đời sống nhân dân thấp kém, muốn có vốn và khoa học kỹ thuật để phát triển nhưng không được đáp ứng thì sự bức bách về kinh tế cũng là nguyên nhân làm cho các yếu tố phi văn hóa có cơ hội phát triển.

Do vậy, một trong những yêu cầu cơ bản của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung, dân tộc Dao ở Phú Thọ nói riêng chính là sự đổi thay về nhận thức con người về vai trò của văn hóa, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để phát huy hết những năng lực nội sinh, kết hợp với các nguồn lực ngoại sinh khác như sự chăm lo đầu tư của Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ khác nhằm phát triển mạnh cả kinh tế và văn hóa.

2.3.1.2. Đảm bảo quan điểm bảo vệ, giữ gìn và phát triển văn hóa phải có sự thống nhất trong đa dạng

Khi nghiên cứu văn hóa của người Dao tỉnh Phú Thọ để nhằm bảo tồn và phát huy nó, cần lưu ý rằng văn hóa người Dao là của chính bà con dân tộc Dao, nó là một nét văn hóa không thể trộn lẫn với các dân tộc khác. Trong cộng đồng hơn 20 dân tộc của tỉnh Phú Thọ thì việc nghiên cứu bản sắc văn

hóa dân tộc Dao không phải là sự khẳng định tính nổi bật của nền văn hóa của dân tộc này so với nền văn hóa của dân tộc khác, mà việc nghiên cứu này nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa đáng quý của văn hóa Dao đang đứng trước nguy cơ bị mai một, và do vậy, nó chính là việc bảo tồn cho văn hóa của cả cộng đồng.

Văn hóa của Việt Nam nói chung và văn hóa của tỉnh Phú Thọ nói riêng không đặc trưng bởi văn hóa riêng của một tộc người mà nó là sự thống nhất trong đa dạng của nhiều nền văn hóa tộc người. Nó là một vườn hoa rực rỡ sắc màu mà mỗi nền văn hóa là một sắc hoa ấy. Hiện nay, chúng ta đang đứng trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế, văn hóa. Quan điểm cơ bản của Đảng vẫn là hội nhập để phát triển, nhưng hội nhập để “hòa nhập” chứ không “hòa tan”, hội nhập nhưng không làm mất đi cái bản sắc vốn có của mình, không để mất đi những giá trị văn hóa bền vững mà cha ông đã sáng tạo ra qua hàng ngàn năm lịch sử. Tuy vậy, cũng không thể khép kín, bó hẹp, coi văn hóa của mình là bất biến mà không có sự cải biến cho phù hợp với yêu cầu của lịch sử và nhu cầu của thời đại. Do đó, một yêu cầu nữa đối với tộc người Dao trong quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của chính mình chính là việc đảm bảo những yếu tố văn hóa hợp lý song cũng cần tính đến sự phù hợp với yêu cầu sự phát triển chung, đảm bảo sự thống nhất trong đa dạng về văn hóa.

2.3.1.3. Phát huy các giá trị tích cực đồng thời loại bỏ các yếu tố phi văn hóa trong văn hóa người Dao

Từ những tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa độc đáo của người Dao ở Phú Thọ, chúng ta nhận thấy đây là nền văn hóa còn giữ được nhiều nét nguyên sơ, nhiều giá trị cả vật chất và tinh thần vô cùng độc đáo vẫn được truyền từ đời này sang đời khác. Nhưng cũng do hạn chế của thời kỳ lịch sử, nhận thức của các chủ thể mà văn hóa người Dao trong quá khứ cũng chứa đựng những yếu tố lạc hậu, bảo thủ và vô hình chung nó trở thành lực cản cho

sự phát triển của văn hóa dân tộc. Những yếu tố nặng nề về thủ tục trong cưới xin, ma chay, trong các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, trong nếp sinh hoạt của đồng bào, trong tục kiêng kị… cần được dần dần khắc phục, tiến tới xóa bỏ những yếu tố ấy. Cùng với sức sống trường tồn của các yếu tố văn hóa tiến bộ thì những yếu tố bị coi là hủ tục này cũng ăn sâu bén rễ vào tâm tư tình cảm của con người, nó cũng có sức sống bền bỉ không kém. Bên cạnh đó, những yếu tố tiêu cực của cơ chế thị trường ảnh hưởng và làm nảy sinh các yếu tố phi văn hóa, nó làm cho đạo đức suy đồi, con người dễ dàng chạy theo lợi ích vật chất tầm thường, phá hủy mối quan hệ truyền thống vốn tốt đẹp và bền vững như làng xóm, dòng họ và cả quan hệ gia đình. Trong thực tế, nếu quản lý văn hóa chỉ lơi lỏng một chút thì ngay lập tức các yếu tố văn hóa cũ và mới sẽ cùng phát triển và ranh giới phân biệt chúng thật là mong manh. Việc xác định ranh giới giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa những giá trị tốt đẹp cần lưu giữ với những yếu tố phi văn hóa cần loại bỏ là một trong những yêu cầu cấp thiết, làm được điều này, nó vừa có thể khơi dậy các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao, vừa có thể loại bỏ các yếu tố phi văn hóa cả cũ và mới, và do đó, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao ở Phú Thọ hiện nay mới có kết quả tốt đẹp.

Một phần của tài liệu vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc dao ở phú thọ hiện nay (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w