Giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong

Một phần của tài liệu vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc dao ở phú thọ hiện nay (Trang 85 - 110)

việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao tỉnh Phú Thọ hiện nay

2.3.3.1. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống phù hợp với đặc điểm đồng bào Dao ở Phú Thọ

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân tỉnh Phú Thọ nhằm tạo những điều kiện, tiền đề cho văn hóa phát triển. Việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc thiểu số nói chung và của dân tộc Dao nói riêng không phải chỉ là sản phẩm mang tính chủ quan mà phụ thuộc trước hết vào trình độ phát triển kinh tế và điều kiện khách quan của địa phương. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hóa là một vấn đề hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của cả tỉnh.

Với một tỉnh có nhiều khó khăn như tỉnh Phú Thọ và một khu vực người Dao sinh sống với những xuất phát điểm kinh tế thấp, giao thông đi lại khó khăn, khả năng vận dụng khoa học kỹ thuật có nhiều hạn chế thì việc phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong việc phát huy nọi mặt của đời sống xã hội nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Dao cần tập trung làm tốt các vấn đề sau đây:

Thứ nhất: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân trong vấn đề phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm,

kết hợp với các ngành nghề thủ công, cơ khí nhỏ và dịch vụ. Cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch chi tiết mô hình kinh tế của vùng có đồng bào Dao sinh sống.

Do địa hình cư trú nên nông nghiệp không phải là thế mạnh trong phát triển kinh tế của hộ gia đình người Dao ở Phú Thọ. Toàn tỉnh Phú Thọ có 52.9% địa hình đất dốc thì ba huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập (ba huyện sinh sống chủ yếu của đồng bào Dao) đã chiếm khoảng 90% diện tích. Do vậy, để ổn định kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con người Dao thì trước mắt các chủ thể lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Đoàn thể nhân dân ở các địa phương này cần định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng cả tỉ trọng trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt là trồng rừng để tận dụng địa hình đất dốc. Việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất sẽ tạo ra sức bật mới cho kinh tế của đồng bào Dao trong thời gian không xa. Trong thời gian tới, cũng cần phổ biến cho bà con dân tộc Dao về việc mở rộng diện tích trồng trọt, phá thế độc canh cây lúa, thâm canh tăng vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ cả vào sản xuất nông - lâm nghiệp thì mới có hiệu quả cao về kinh tế.

Vào thời điểm hiện tại, ở một số xã miền núi của huyện Thanh Sơn và Tân Sơn, những cây trồng truyền thống của đồng bào trong rừng như chè, sơn, cây nguyên liệu giấy đã bắt đầu phủ xanh trên những sườn dốc, nó đang dần trở thành thu nhập chính tiến tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho bà con. Các chủ thể lãnh đạo cũng cần phối hợp với nhà máy Giấy Bãi Bằng, nhà máy Giấy Việt Trì để đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm của bà con, đồng thời đảm bảo nguồn cung ứng vật tư, giống, vốn cho đồng bào dân tộc. Những biện pháp này đã được áp dụng cho các hộ gia đình người Mường trong tỉnh Phú Thọ và thu được kết quả tốt, các cấp, ban ngành cần chú ý phân tích thổ nhưỡng của vùng đồng bào Dao sinh sống và chọn ra những loại cây nguyên liệu thích hợp nhất với bà con để đảm bảo cuộc sống cho bà con.

Một trong những vấn đề các cấp, ban, ngành trong tỉnh cần quan tâm chú ý đối với đồng bào Dao nữa là hệ thống kết cấu hạ tầng sản xuất và sinh hoạt của bà con còn yếu kém. Miền núi của tỉnh Phú Thọ nói chung và nơi cư trú của đồng bào Dao nói riêng là nơi giao thông đi lại khó khăn, hệ thống điện chưa được đảm bảo. Các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn có mức thu nhập bình quân chênh lệch với các vùng khác vẫn còn lớn, ngay trong địa bàn các huyện này giữa các xã với nhau cũng chênh lệch đáng kể. Những xã bản của người Dao thuộc hai huyện Tân Sơn và Yên Lập chỉ đảm bảo mức thu nhập bình quân trên đầu người từ 5 đến 5,5 triệu/năm, bình quân lương thực chỉ đạt 250 đến 400kg/người/năm, tỉ lệ hộ nghèo của cả tỉnh Phú Thọ năm 2010 là 20,34% trong đó tập trung ở ba huyện chủ yếu có đồng bào Dao sinh sống là Yên Lập, Tân Sơn và Thanh Sơn [55, tr.3]. Do vậy, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đường xá, hệ thống điện… sẽ là yếu tố cơ bản giúp bà con chủ động phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của hộ gia đình.

Người Dao ở Phú Thọ vẫn giữ được kỹ thuật dệt vải cổ truyền, với những kỹ thuật thêu thùa độc đáo, thiết nghĩ cũng cần định hướng để phát triển ngành nghề này. Trong thời kỳ hiện nay, công nghiệp dệt may đang rất phát triển nên nếu chúng ta tập trung theo hướng phục vụ đời sống sinh hoạt thì sẽ khó cạnh tranh, các chủ thể lãnh đạo tại địa phương nên xem xét theo hướng mở rộng dệt may cổ truyền thành các sản phẩm phục vụ du lịch. Cùng với việc chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm, cũng cần quảng bá nó tại các trung tâm văn hóa của tỉnh như khu du lịch Đền Hùng, khu suối nước nóng Thanh Thủy…

Bên cạnh đó, các chủ thể lãnh đạo cũng cần nhanh chóng có kế hoạch và biện pháp vừa hỗ trợ, vừa lưu giữ và phát triển các kinh nghiệm quý của bà con. Có thể kể ra đây kinh nghiệm nuôi gà chín cựa của đồng bào Dao tại Xuân Sơn (Tân Sơn) đang càng ngày càng mai một, nhưng lại chưa có một động thái tích cực nào của các cấp lãnh đạo để bảo vệ nó. Thiết nghĩ, nhiệm vụ ngay trước mắt là cần hỗ trợ cho bà con về vốn, về kỹ thuật chăm sóc, kết

hợp với kinh nghiệm của bà con dân tộc để bảo tồn giống gà quý này. Không chỉ có vậy, đặc sản thịt chua của đồng bào Dao đã bắt đầu có thương hiệu (đã được Huy chương Bạc tại Liên hoan văn hóa ẩm thực khu vực Tây Bắc lần thứ nhất năm 2007), nên đầu tư vốn để mở rộng mô hình sản xuất, giúp bà con về thị trường đầu ra cho sản phẩm để đặc sản này có thể trở thành hình ảnh tiêu biểu về ẩm thực của đồng bào Dao Phú Thọ với cả nước.

Trong những năm gần đây, Quyết định 135 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển kinh tế - xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đã được tỉnh Phú Thọ triển khai và thực hiện có hiệu quả. Tiếp đó, Nghị quyết 30a của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đã giúp cho các huyện miền núi của Phú Thọ có thêm được sự hỗ trợ nhanh để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển kinh tế của đồng bào. Trong thời gian tới, cần tiếp tục triển khai đồng bộ và có hiệu quả các nghị quyết, các cơ chế chính sách của Chính phủ và nghị quyết của Đảng bộ tỉnh nhằm tận dụng được hết các nguồn lực, kết hợp được các nguồn vốn, tập trung vào mục tiêu cơ bản là phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con người Dao trên địa bàn tỉnh, có như vậy, đồng bào mới có thể hình thành được ý thức tự giác, tự nguyện gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

2.3.3.2. Gắn tuyên truyền, vận động với những hoạt động thích hợp nhằm nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc độc đáo của dân tộc Dao đối với quần chúng nhân dân, đặc biệt là người Dao ở Phú Thọ hiện nay.

Trong điều kiện đời sống kinh tế của đồng bào còn khó khăn, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế thì những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường tới những giá trị văn hóa truyền thống của người Dao là điều khó tránh khỏi. Vì mục đích vươn lên làm giàu mà đôi khi một bộ phận không nhỏ người Dao đã làm xáo trộn đời sống tinh thần của đồng bào mình, làm cho văn hóa dân tộc bị “Kinh hóa” nhiều. Đứng trước thực trạng đó, một nhiệm vụ quan trọng

trong công tác văn hóa tư tưởng ở Phú Thọ hiện nay là tuyên truyền, vận động, giáo dục người Dao hiểu được những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình, hiểu được tầm quan trọng của giá trị văn hóa ấy với đời sống của họ, với sự phát triển của địa phương, không chỉ có vậy mà còn phải giúp họ hiểu được cả chính vai trò của họ trong việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa ấy. Văn hóa Dao là của người Dao, vì vậy không ai khác ngoài bản thân đồng bào dân tộc Dao là những người làm cho nền văn hóa của họ được lưu giữ và phát triển cho đến muôn đời sau.

Để thực hiện tốt và có hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục đồng bào dân tộc Dao, cần tập trung những vấn đề sau:

- Trước hết cần tập trung chỉ đạo thường xuyên, liên tục mở các đợt tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Cần có sự phối hợp và liên kết chặt chẽ giữa Sở VH - TT& DL với các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh nhằm phát triển mạnh mẽ những phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào xây dựng “Làng văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…, đưa các tiêu chí về việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa của dân tộc vào quy ước xây dựng làng văn hóa và tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Có vậy mới xây dựng được một môi trường văn hóa lành mạnh, một đời sống văn hóa phát triển và đưa văn hóa trở thành một tiêu chí gần gũi hơn với mỗi người dân.

Làng, bản, xóm là những đơn vị hành chính nhỏ nhất của đồng bào Dao, bởi vậy, cần cụ thể hóa vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngay chính trong quy ước của làng bản. Các cấp chính quyền cũng nên tập trung xây dựng một số làng bản người Dao điển hình, từ đó tạo cơ sở để đúc rút kinh nghiệm, bổ sung và sửa chữa mô hình rồi nhân rộng điển hình này ra toàn tỉnh, tạo thành một phong trào thi đua sôi nổi và rộng khắp trong các bản làng. Chính phủ đã ban hành Quyết định 491 về việc xây dựng Nông thôn

mới, trong đó có 19 tiêu chi để đánh giá nông thôn mới, tiêu chí về văn hóa chiếm một vị trí khá quan trọng, do vậy, việc cụ thể hóa hoạt động văn hóa đến từng làng bản là nhiệm vụ cần thiết trong thời gian tới.

- Không chỉ có vậy, các cấp, ban, ngành cần chú ý tới các công tác điều tra, sưu tầm, bảo tồn và phục dựng lại các giá trị văn hóa cổ truyền của người Dao trên địa bàn tỉnh. Cần hạn chế một cách thấp nhất tình trạng “chảy máu cổ vật”, tình trạng người có không biết quý, người không hiểu gì về văn hóa lại trở thành nhà sưu tầm đồ cổ. Trong khi tuyên truyền, giáo dục cho đồng bào cần chú ý tới vai trò của các già làng, các Khán động, các trưởng họ của người Dao vì họ vừa là những người lưu giữ được nhiều nhất văn hóa truyền thống, vừa có uy tín lớn với gia đình và làng xóm.

- Cuối cùng, cần sử dụng triệt để và phát huy vai trò của các hệ thống phương tiện truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng, các hệ thống thiết chế văn hóa (Đài phát thanh, truyền hình, báo chí, phim ảnh…) nhằm đưa người dân đến gần hơn với các hoạt động văn hóa. Hơn nưa, người Dao không phổ biến việc sử dụng chữ viết nên việc tuyên truyền qua thông tin đại cũng sẽ khiến cho văn hóa dễ đi sâu vào đời sống nhân dân hơn. Trong các hoạt động văn hóa, cần quan tâm tổ chức nhiều các hoạt động tái hiện lại các giá trị văn hóa cả vật chất và tinh thần nhằm thu hút đông đảo đồng bào Dao tham gia như: liên hoan văn hóa nghệ thuật quần chúng, lễ hội diễn xướng dân gian, khiến cho văn hóa trở nên gần gũi và sinh động hơn với đời sống hiện nay.

2.3.3.3. Bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Dao đang thịnh hành trong xã hội hiện đại trở thành hoạt động thường nhật của cả cộng đồng dân tộc Dao trong tỉnh

Văn hóa thuộc lĩnh vực nhạy cảm của xã hội, nó cần được bảo vệ bằng luật và có những chế tài cụ thể để xử lý khi gặp phải các vấn đề văn hóa. Do vậy, trước hết cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước với các di sản văn hóa. Luật di sản văn hóa ra đời là một hành lang pháp lý

cho các cơ quan, tổ chức xã hội và cá nhân trong vấn đề phân cấp quản lý, bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa độc đáo trong cộng đồng. Tuy nhiên, chỉ khi mọi người dân cũng hiểu luật và làm theo luật thì mới có ý nghĩa. Việc cần thiết là phải tuyên truyền, phổ biến những thể chế, chính sách, pháp luật về bảo tồn, lưu giữ và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc Dao tới với cộng đồng Dao nói riêng và toàn bộ nhân dân trong tỉnh nói chung. Cần để người dân hiểu về hành vi, mức độ và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công tác văn hóa.

Những di sản văn hóa vật thể của người Dao hiện còn lại như nhà ở, trang phục, tranh thờ, sách cổ… cần được khảo sát thực tế, nắm vững được hiện trạng để từ đó có kế hoạch đầu tư kinh phí nhằm bảo tồn nó, đồng thời tập huấn kinh nghiệm cho những chủ di sản, giúp họ có kiến thức và kinh nghiệm bảo vệ những gì mình đang có.

Những di sản văn hóa phi vật thể như tiếng nói, điệu múa, nghi lễ, phong tục… là những di sản vô cùng phong phú, đa dạng và chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, vì vậy, cần có kế hoạch điều tra, sưu tầm hiện trạng và từ đó có biện pháp cụ thể để bảo tồn một cách hiệu quả. Năm 2009, một dự án người Dao đã được Sở VH - TT& DL phối hợp cùng các ban ngành, đoàn thể tiến hành điều tra, sưu tầm những điệu múa, nhạc khí, nghi lễ của người Dao và bước đầu thu được kết quả tốt. Trong những năm trước mắt, VH - TT& DL phối hợp với Bảo tàng tỉnh hoàn thành đề án “Điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, hệ thống hóa và bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể” trong tỉnh, từ đó có cơ sở để hoàn thiện việc tìm hiểu và bảo tồn các giá trị văn hóa phong phú của người Dao trên địa bàn tỉnh.

Năm 2010, với sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ, Bảo tàng Hùng Vương đã được khánh thành, là nơi trưng bày các hiện vật của đất nước và con người Phú Thọ qua các thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, Phú Thọ còn thiếu những Trung tâm văn hóa Thông tin, Nhà triển lãm văn

nói chung và dân tộc Dao nói riêng chưa có điều kiện trưng bày, giới thiệu

Một phần của tài liệu vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc dao ở phú thọ hiện nay (Trang 85 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w