Tiến hành đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ vào việc khai thác, quản lý đội tàu cảng biển và dịch vụ.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam.doc (Trang 76 - 79)

- Vận tải biển nội địa 16.500 100 34.240 100 Vận tải hàng XNK 29.0002868.0

d) Tiến hành đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ vào việc khai thác, quản lý đội tàu cảng biển và dịch vụ.

quản lý đội tàu - cảng biển và dịch vụ.

Như đã phân tích ở phần trên, tình trạng trang thiết bị kỹ thuật của đội tàu cũng như của hệ thống cảng biển Việt Nam vẫn còn lạc hậu, vì vậy để có thể cung cấp được những sản phẩm vận tải có sức cạnh tranh cao các doanh nghiệp trong ngành cần phải tích cực, chủ động trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất và kinh doanh theo hướng chuyên dụng hoá, hiện đại hoá. Với một nguồn lực dồi dào, chịu khó, ham học hỏi, có khả năng nắm bắt, vận dụng những kiến thức khoa học mới, ngành hàng hải của chúng ta đã có một nền tảng thuận lợi để tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật. Hiện nay, một trong những công nghệ mà chúng ta cần phải ứng dụng ngay là công nghệ tin học. Tại một số nước trên thế giới như Singapore, Nhật Bản, Mỹ... việc áp dụng công nghệ tin học vào việc quản lý, kinh doanh ngành vận tải biển đã được tiến hành từ lâu và hiện nay đã trở nên phổ biến. Công nghệ tin học đã giúp những nước này đẩy nhanh tốc độ tự động hoá ngành hàng hải, giảm số nhân công lao động, tiết kiệm chi phí tiền lương... Chẳng hạn thuyền viên trên một con tàu container thông thường với sức chở 30.000 tấn sang Nhật Bản chỉ có 22 người kể cả thuyền trưởng. Các thao tác hàng hải được động hoá bằng cách dùng trang thiết bị điện tử và hệ thống vận hành cho các công việc khác nhau trên con tàu được sửa lại cho phù hợp với thao tác điện. Còn ở Việt Nam, công nghệ tin học còn hết sức mới mẻ và mới chỉ được đưa vào khai thác trong khoảng hơn mười năm trở lại đây. Các thành tựu của công nghệ tin học được ứng dụng ngày càng nhiều trong công tác bảo đảm an

toàn hàng hải, thôngtin liên lạc , công tác hoa tiêu, quản lý cảng biển... Hiện nay, do tàu viễn dương của Việt Nam cũng đã được trang bị những hệ thống radar , các cảng biển cũng đã áp dụng các hình thức quản lý đơn giản nhưng có hiệu quả như sử dụng vi tính để lưu trữ các cố liệu một cách hệ thống... Để có thể tiếp cận và áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến, các doanh nghiệp trong nhành có thể áp dụng những biện pháp sau:

- Cử những cán bộ trẻ có năng lực, nhiệt huyết sang học tập ngắn hoặc dài hạn ở những nước có ngành hàng hải phát triển hơn Việt Nam. Đó có thể là những nước trong khối ASEAN như Singapore, Malaysia, Philippin... hoặc ở một số nước khác như Nhật Bản, Australia...

- Tích cực đẩy mạnh xuất khẩu thuyền viên vì thông qua hoạt động này chúng ta có thể thu được ngoại tệ đồng thời cũng có thể học tập trực tiếp kinh nghiệm và kỹ thuật của nước ngoài. Thuyền viên Việt Nam có giá thuê, nhưng trình độ tiếng Anh và sức khoẻ còn hạn chế nên muốn đẩy mạnh hoạt động này các doanh nghiệp cần phải chú ý tới khâu đào tạo thuyền viên. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải hết sức lưu ý đến việc đảm bảo quyền lợi cho thuyền viên Việt Nam khi ký kết hợp đồng lao động tránh tình trạng thuyền Việt nam bị chủ tàu nước ngoài ngược đãi và bóc lột sức lao động.

- Liên kết chặt chẽ với các tổ chức quốc tế về hàng hải để cập nhật thông tin và nhận được sự trợ giúp về kỹ thuật.

- Dựa vào khả năng của mình các doanh nghiệp Việt Nam trên lĩnh vực vận tải hoặc đóng tàu có thể tiến hành liên doanh với nước ngoài. Ngành hàng hải Việt Nam đã từng có những doanh nghiệp liên doanh hết sức thành công như Công ty liên doanh vận tải biẻn Việt Pháp (Germtrans). Với phương thức này, doanh nghiệp hàng hải trong nước có điều kiện tranh thủ tiếp tục công nghệ mới về vận tải biển và thu hút vốn đầu tư.

3.3.2.2. Con người - nhân tố quyết định

Để phát triển và chiến thắng các đối thủ trên thị trường thì các doanh nghiệp hàng hải của Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình. Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ là việc chấp hành nghiêm chỉnh các công ước về an toàn của IMO và xây dựng cho được hệ thống quản lý (đảm bảo) chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000. Muốn xây dựng và thực hiện được hệ thống quản lý an toàn và quản lý chất lượng

theo tiêu chuẩn quốc tế các doanh nghiệp nên chú trọng vào yếu tố con người - nguồn lực quan trọng nhất trong nền kinh tế tri thức. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng một chiến lược tuyển chọn được những người có trình độ cao bố trí công việc đúng với chuyên môn, trình độ của họ; đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ mọi mặt cho tất cả cán bộ, công nhân viên của mình. Bởi vì trình độ chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ, tin học của người lao động là một trong những nhân tố quyết định tăng năng suất lao động và nâng cao tính an toàn trong kinh doanh hàng hải. Người lao động gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Cả hai nhóm lao động trên ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ đòi hỏi cả trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học. Có trình độ chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt mới kinh doanh có hiệu quả cao và không phản bội lại lợi ích quốc gia, dân tộc, mới kết hợp hài hoà được giữa lợi ích của quốc gia và của doanh nghiệp.

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, nếu thiếu ngoại ngữ chuyên môn, tin học thì không thể mở rộng và duy trì được với bạn hàng trên thế giới. Đội ngũ thuyền viên trong ngành hàng hải là người trực tiếp tạo ra sản phẩm vận tải ngày càng có những đòi hỏi cao về tính thành thạo nghề nghiệp và yêu cầu phải được đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao. Do điều kiện đại lý, do chính sách phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia khác nhau nên trình độ của đội ngũ này ở mỗi quốc gia hàng hải là khác nhau. Đội ngũ thuyền viên Việt Nam tốt nghiệp từ các trường đào tạo trong nước được các nhà quản lý nước ngoài đánh giá là có kiến thức cơ bản tốt nhưng còn hạn chế về thực hành và tiếng Anh. Vì vậy, các trường đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp hàng hải cần phải tăng cường đào tạo thực hành, đào tạo tiếng Anh cho học viên của mình. Đồng thời các doanh nghiệp hàng hải cần phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường để đào tạo lại, đào tạo cập nhật và đào tạo nâng cao cho đội ngũ thuyền viên của mình. Đội ngũ quản lý trên bờ tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại có vai trò rất quan trọng và quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hàng hải. Trong điều kiện ngày nay, vai trò của quản lý ngày càng quan trọng và nó gắn liền với việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Con người và thiết bị thông tin hình thành nên hệ thống thông tin quản lý trên cơ sở sử dụng máy tính và mạng máy tính. Hiện nay, các cán bộ quản lý trên bờ cũng cần phải được đào tạo lại, đào tạo cập nhật và đào tạo nâng cao như đào tạo với khối thuyền viên đi biển. Chỉ khi ngành hàng hải Việt Nam có một lực lượng lao động đạt trình độ tiêu chuẩn quốc tế thì chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngành hàng hải Việt Nam mới có đủ năng lực lực cạnh tranh và cạnh tranh chiến thắng được với sản phẩm dịch vụ hàng hải của các đối thủ

khác trong khu vực và trên thế giới. Có như vậy ngành hàng hải Việt Nam mới có thế vững vàng hội nhập và hội nhập hiệu quả với ngành hàng hải của khu vực và thế giới.

3.2.2.3. Tổ chức

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về cải cách sắp xếp tổ chức lại các doanh nghiệp. Đây là biện pháp tổ chức quan trọng nhằm tăng năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp, từ đó tăng năng lực cạnh tranh của toàn ngành. Cổ phần hoá các doanh nghiệp sẽ phát huy được nội lực từng con người, phát huy được nguồn vốn và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước trong hoạt động dịch vụ hàng hải tiến hành theo hướng giảm đầu mối, tập trung chuyên môn hoá để có các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh tại thị trường trong nước, đồng thời có khả năng vươn ra nước ngoài chia sẻ thị trường khu vực. Đối với các doanh nghiệp thuộc một số ngành dịch vụ quan trọng của ngành hàng hải, nhà nước cần nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, đồng thời cho nước ngoài mua một số cổ phần để giữ đầu vào và tạo cầu nối cho việc đầu tư ra nước ngoài.

Song song với việc cổ phần hoá, Nhà nước cần đầu tư để củng cố và phát triển các Tổng Công ty mạnh để giữ vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế thị trường, đồng thời tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổng công ty nhà nước trên thị trường trong nước cũng như giúp các doanh nghiệp xâm nhập thị trường khu vực và thế giới. Tổng công ty hàng hải Việt Nam đã được Nhà nước cho triển khai thí điểm mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Thông qua mô hình này, Nhà nước có thể đầu tư vốn vào những lĩnh vực quan trọng, cần nắm giữ, đồng thời chủ động điều tiết vốn theo định hướng cần thiết.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam.doc (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w