Tăng cường hợp tác quốc tế và tích cực triển khai các công tác quốc tế Việt Nam đã ký kết.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam.doc (Trang 64 - 65)

- Vận tải biển nội địa 16.500 100 34.240 100 Vận tải hàng XNK 29.0002868.0

K lượng vận chuyển lượng vận chuyển Tỷ lệ đảm nhận (%)

3.3.1.3. Tăng cường hợp tác quốc tế và tích cực triển khai các công tác quốc tế Việt Nam đã ký kết.

tế Việt Nam đã ký kết.

Việc tăng cường hợp tác quốc tế của Chính phủ về lĩnh vực hàng hải quan hệ rất mật thiết với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành nên nó cũng tác động đến cả đội tàu vận tải biển. Thông qua việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương giữa các Chính phủ, ngành hàng hải có thể mở rộng tuyến đường hoạt động, mở rộng phạm vi kinh doanh, vì vậy, để ngành hàng hải có thêm những điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong quá trình hoà nhập với ngành vận tải biển thế giới, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần hết sức chú ý đến việc tăng cường hợp tác các tổ chức quốc tế, ký kết, xúc tiến thực hiện các công ước quốc tế, đặc biệt là những hợp tác trong khối ASEAN. Trong thời gian tới, các cơ quan hữu quan của ngành hàng hải cần nghiên cứu để tham gia các công ước quốc tế về hàng hải cơ bản sau:

- Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với ô nhiễm do tàu gây ra (Civil Liability container - CLC) tham gia công ước này, chủ tàu Việt Nam có được 2 cái lợi lớn nhất đó là: Chủ tàu Việt Nam sẽ được giới hạn trách nhiệm đối với các ô nhiễm dầu do tàu của mình gây ra và các giấy chứng nhận tàu đã có bảo hiểm ô nhiễm dầu do Việt Nam cấp sẽ được các nước đó chấp nhận, như vậy sẽ dễ dàng cho các tàu dầu Việt Nam ra vào các cảng của các nước tham gia công ước (gần 100 nước).

- Công ước thiết lập quỹ đền bù quốc tế về thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra (Fund Compensation - FC) lượng tàu thuyền ra vào Việt Nam tương đối nhiều nên nguy cơ xảy ra ô nhiễm dầu cao. Tham gia vào FC có một tác dụng cơ bản, đó là khi xảy ra ô nhiễm dầu tại Việt Nam, đối với những tổn thất cao hơn trách nhiệm chủ tàu thì quỹ sẽ đền bù cho chúng ta phần tổn thất còn lại cao hơn đó, kể cả trong trường hợp chủ tàu gặp khó khăn về tài chính, không có khả năng chi trả quỹ vẫn đền bù cho chúng ta.

- Bột luật về vận tải Liner của UNCTAD, nguyên tắc cơ bản của bộ luật này là các nước xuất nhập khẩu hàng hoá có quyền tham gia trong vận chuyển hàng hoá của họ, bộ luật này bảo hộ quyền lợi của những nước đang phát triển không có khả năng điều hành giá cước Liner cũng như tham gia vận chuyển hàng xuất nhập khẩu của họ. Mặt tích cực nhất của bộ luật là phương thức phân chia hàng hoá vận

chuyển: nhóm vận chuyển Liner quốc gia của 2 nước sẽ có quyền ngang nhau về cước phí, khối lượng hàng hoá vận chuyển đối với hàng hoá xuất nhập khẩu giữa 2 nước, nhóm vận chuyển Liner của quốc gia thứ 3 sẽ được vận chuyển 20% khối lượng hàng hoá vận chuyển, Việt Nam đang có kế hoạch phát triển đội tạu container trong những năm tới, như vậy sẽ có khả năng đảm nhận được 40% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam.doc (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w