Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của đội tàu biển Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam.doc (Trang 35 - 37)

5. Cos/kline/yangming 3 65 212.714 Nguồn: Tổng Công ty hàng hải Việt Nam.

2.2.1.4.Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của đội tàu biển Việt Nam

Việt Nam là nước đông dân, nền kinh tế đang trên đà phát triển ổn định với tỷ lệ tăng trưởng cao trong những năm gần đây vì vậy lượng hàng hoá lưu thông nội địa và xuất nhập khẩu ngày càng tăng nhanh, các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu là: Gạo, cà phê, dầu thô... tuy nhiên, thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam đối với tất cả các loại hàng hoá luân chuyển bằng đường biển mới chiếm khoảng 15% Indonesia và Philippin vẫn là 2 nước trong khu vực chủ yếu nhập gạo của Việt Nam và Thái Lan do cự ly vận chuyển gần hàng hải đơn giản và quen thuộc ; đặc biệt vấn đề kiểm tra an toàn ở các nước trong khu vực dễ dãi hơn các khu vực khác và thế giới. Thái Lan là nước có khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn như: Gạo, ngô, sắn, đường... và nhập khẩu chủ yếu là phân bón và dầu sản phẩm... trong khi đó các đội tàu của Thái Lan đều nhỏ, tuổi tàu từ 15 - 25 tuổi rất nhiều. So sánh trong khu vực chỉ có đội tàu Trung Quốc và Singapore là lớn hơn hẳn. Riêng đội tàu của Singapore chủ yếu chở dầu, Conainer và các loại tàu dịch vụ khác. Vì vậy thị trường bên ngoài đối với tàu chở hàng khô vẫn còn chỗ và cơ hội để đội tàu Việt Nam tham gia chia sẻ trong quá trình vận chuyển hàng xuất nhập khẩu của đất nước mình.

Hiện nay hoạt động của đội tàu Việt Nam ở tuyến nước ngoài chủ yếu tập trung ở các khu vực sau:

Đội tàu của Tổng Công ty Vosco chủ yếu chạy tuyến Đông Nam Á như Philippin, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singgapore, Trung Quốc, Trung Đông, Ấn Độ.

Đội tàu của Vitranchart chạy tuyến Đông Nam Á, châu Phi và Trung Mỹ. Còn lại các công ty khác với số lượng ít ỏi, trọng tải nhỏ chạy nước ngoài không đáng kể, chủ yếu tập trung chạy trong nước.

Dưới góc độ tổ chức ngành hàng hải, sự thành lập của Tổng Công ty hàng hải Việt Nam đã mang lại nhiều thuận lợi là các đội tàu, hệ thống cảng biển, đơn vị dịch vụ hàng hải cùng nằm trong Tổng Công ty hàng hải Việt Nam, chịu sự chỉ đạo mang tính điều hoà chung và tránh được mâu thuẫn, cạnh tranh bất lợi giữa các đơn vị trong cùng một tổ chức.

Một điểm thuận lợi nữa là ngành hàng hải Việt Nam có đội ngũ cán bộ quản lý và sĩ quan thuyền viên đông đảo, một bộ phận lớn có trình độ chuyên môn kỹ thuật đủ đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác đội tàu hiện nay.

Bên cạnh những thuận lợi nói trên, hiện nay đội tàu biển Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Trước tiên phải đề cập tới tình trạng kỹ thuật của đội tàu nói chung là thấp kém, tuổi tàu, loại tàu về cơ bản không phù hợp thậm chí lạc hậu so với các đội tàu trong khu vực và thế giới.

Lực lượng lao động ở tình trạng dư thừa lớn, trong đó đa phần sĩ quan, thuyền viên có độ tuổi bình quân cao (trên 40 tuổi) nhưng trình độ chuyên môn lại kém, không đáp ứng yêu cầu, không có khả năng tái đào tạo lại, là sức ép về mặt công ăn việc làm và tài chính trong các đội tàu.

Các nhà xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục mua bán hàng theo phương thức mua CIF bán FOB, không chú trọng dành quyền vận tải cho phía Việt Nam. Nhà nước chưa có những chính sách mạnh mẽ vừa bắt buộc vừa khuyến khích việc mua bán xuất nhập khẩu dùng đội tàu quốc gia chuyên chở để giảm phần ngoại tệ. Nhà nước không có biện pháp hữu hiệu bảo vệ đội tàu lại càng chưa có khả năng đầu tư hoặc hỗ trợ đội tàu quốc gia phát triển để đủ sức mạnh cạnh tranh trong khu vực.

Hiện nay đang diễn ra tình trạng cạnh tranh gay gắt của các đội tàu nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực vận chuyển Container, dầu thô, dần sản phẩm... Đội tàu của Trung Quốc có tổng trọng tải rất lớn, là đối thủ cạnh tranh chủ yếu vận chuyển gạo và nông sản xuất khẩu, phân bón, sắt thép và nhiều loại hàng nhập

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam.doc (Trang 35 - 37)