- Khối lượng hàng qua cảng (triệu tấn)
d) Những thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với cảng biển Việt Nam.
2.4.1. Đánh giá chung
Do những điều kiện tự nhiên thuận lợi của đất nước, ngành hàng hải Việt Nam đã được hình thành từ lâu và từng bước phát triển theo tiến trình lịch sử của đất nước. Tuy nhiên, chỉ đến khi cục vận tải đường biển được thành lập theo quyết định số 1046/QĐ ngày 5/5/1965 của Bộ GTVT và quyết định số 136/CP của Hội đồng Chính phủ, ngành hàng hải Việt Nam mới trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật độc lập, có bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh độc lập. Kể từ đó đến nay, ngành hàng hải Việt Nam đã vượt qua những khó khăn, vươn lên mạnh mẽ và có những bước phát triển vượt bậc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần phục vụ đắc lực trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh, mạnh của ngành hàng hải trong những năm qua là là kết quả so sánh với hiện trạng ban đầu của ngành, một hiện trạng nhỏ bé và lạc hậu, sự đánh giá đó cũng đúng nếu so sánh với các ngành kinh tế - kỹ thuật khác của Việt Nam. Nếu so sánh với khu vực và thế giới thì sự phát triển của ngành hàng hải Việt Nam trong những năm qua chưa đủ mức để giảm bớt khoảng cách trong lĩnh vực hàng hải . Hơn nữa, do trình độ phát triển cao hơn của nhiều nước khác, khoảng cách đó ngày càng lớn tạo nên sự tụt hậu của ngành hàng hải Việt Nam. Sự tụt hậu đó thể hiện ở các mặt, ứng dụng các công nghệ hàng hải tiên tiến, cơ cấu và trình trạng lạc hậu của đội tàu, khai thác cảng nước sâu, trang thiết bị thiếu, yếu và không đồng bộ của các cảng. Tất cả điều đó làm suy giảm sức cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam không chỉ trên thị trường hàng hải thế giới và khu vực mà ngay cả trên thị trường hàng hải tại nước nhà.