5. Cấu trúc của luận văn
1.3.1 Phái tính trong điện ảnh và điện ảnh Việt Nam đương đại
Phái tính trong điện ảnh phương Tây
Trong cuốn Nghiên cứu phim, Warren Buckland đƣa ra diện mạo của dòng phim về phụ nữ tại Hollywood: Tại Hollywood, cơ hội dành cho phụ nữ, ở cả hai lĩnh vực đạo diễn và sản xuất phim, vẫn còn rất hạn chế. Hiếm khi đƣợc gia nhập vào Hollywood, dƣờng nhƣ phái nữ không có một vị trí thích hợp để có thể khai thác cơ hội phát triển những bộ phim về chủ đề phụ nữ.
Dẫn theo Warren Buckland trong cuốn Nghiên cứu phim, Holden-Jones khi nói về phim Love Letter, đã đƣa ra quan điểm về phim nữ quyền: “Rất
22
hiếm thấy một bộ phim nào nhƣ thế này, hoàn toàn nói về một ngƣời phụ nữ và những trải nghiệm (mà nó đem lại) rất nữ tính. Bộ phim đã thể hiện một cách trân trọng hình ảnh của nhân vật nữ chính và những ngƣời bạn cùng giới của cô ấy, nhƣ một điểm tựa cho bộ phim. Phim tập trung thể hiện mối quan hệ của cô với mẹ, nhƣ là một sự tƣơng phản với mối quan hệ của ngƣời đàn ông với cha hay bạn bè của anh ta tới hàng trăm lần”.
Seidelman lại cho rằng: “Tất cả những phim của tôi đều có một nhân vật nữ chính mạnh mẽ, và tôi luôn nỗ lực thể hiện hình ảnh ngƣời phụ nữ bằng một điểm nhìn bên trong, tƣơng phản với điểm nhìn của một kẻ ngoài cuộc” [4, 186].
Mary Lambert và Bigelow tranh luận rằng, nhãn hiệu “nữ đạo diễn” là phân biệt giới tính, trong khi công việc của đạo diễn không hề phân biệt nam hay nữ: đạo diễn không phải là một kỹ năng có tính chất phân biệt giới tính. Việc gán danh hiệu nữ đạo diễn có thể giới hạn chất liệu mà một nhà làm phim có cơ hội làm việc cùng: “Khái niệm ấy chỉ ra rằng có một loại mỹ học của phụ nữ, con mắt của phụ nữ. Nó rất yếu đuối và quy phụ nữ vào dạng thấp kém”.
Đó là những quan điểm của các nhà đạo diễn về dòng phim nữ quyền. Các ý kiến đƣa ra khá phong phú, nhƣng tựu trung lại, các đạo diễn Hollywood đều cho rằng, phim nữ quyền là phim có chủ đề về phụ nữ, nhân vật trung tâm là phụ nữ, phụ nữ đƣợc trân trọng và bình đẳng.
Đặc biệt, Warren Buckland còn đƣa ra đặc điểm ngôn ngữ điện ảnh về cách chiếu sáng và nhịp dựng của phong cách đạo diễn Bigelow4: Xét ở khía cạnh đặc điểm phong cách, phim của Bigelow: “Có một phong cách mạnh mẽ và ấn tƣợng thị giác đặc biệt dựa trên cách chiếu sáng buồn rầu, ảm đạm (ví dụ nhuốm màu xanh dƣơng) và kết cấu phim không dựa vào lí trí; Có một
4
Kathryn Ann Bigelow (sinh ngày 27 tháng 11 năm 1951): là một đạo diễn phim truyền hình ngƣời Mỹ. Những bộ phim thành công nhất của bà là Near Dark (1987), Point
Break (1991), The Weight of Water (2000) và The Hurt Locker (2009). Bộ phim The Hurt Locker đã đƣợc trao Giải Oscar cho phim xuất sắc nhất năm 2009, đƣợc trao Giải thƣởng của
BAFTA cho phim xuất sắc nhất, và đã đƣợc đề cử Giải Quả cầu Vàng cho phim kịch nghệ xuất sắc nhất năm 2010.
23
nhịp dựng cực đoan, thƣờng giao động từ thái cực này sang thái cực khác: rất chậm rãi – nhƣ trong The loveless (1982) và The Weighe of water (2000) hay ngƣợc lại, rất gấp gáp – đặc biệt nhất là trong các phim Point Break (1991) và Strange Days”. Xét ở khía cạnh đề tài, những phim của Bigelow thƣờng có: Nhân vật nam nổi loạn, chống đối và nhân vật nữ mạnh mẽ mang các nét tính cách của cả hai giới; Điển hình cho lối sống phản văn hóa với tƣ cách là một cái gì thay thế cho những bất thƣờng liên quan đến gia đình. Nhƣ vậy, rõ ràng trong phim của nữ đạo diễn Kathryn Bigelow có dấu ấn của phim nữ quyền, nhân vật nữ mạnh mẽ, ngang hàng với nam giới, và có cách triển khai sự kiện thay đổi khác lạ, bất thƣờng nếu liên quan đến gia đình – bối cảnh chật hẹp của những ngƣời phụ nữ.
Phái tính trong điện ảnh Việt Nam đƣơng đại
Ý thức phái tính trong điện ảnh và mức độ biểu hiện cao hơn là nữ quyền trong điện ảnh đƣợc thể hiện trên hai phƣơng diện: phim thể hiện ý thức phái tính, sắc thái nữ quyền và các bộ phim của đạo diễn nữ. Ở đây, với đề tài Vấn đề phái tính trong điện ảnh Việt Nam đương đại, chúng tôi giới hạn lại vấn đề ở phƣơng diện thứ nhất. Rõ ràng, trên thế giới có rất nhiều các đạo diễn nam thực hiện các bộ phim về phụ nữ, với nhân vật, câu chuyện của phụ nữ, mang âm hƣởng nữ quyền nhƣ đạo diễn Ridley với Thelma và Louise, hay Stephen Daldry với Thời khắc… Ngay cả Nguyễn Anh Hùng cũng làm nhiều phim thể hiện sắc thái nữ quyền nhƣ Mùi đu đủ xanh, Mùa hè chiều thẳng đứng… Điểm mấu chốt để xác định một bộ phim có thuộc dòng điện ảnh nữ quyền hay không nằm ở nội dung và cái nhìn của đạo diễn về vai trò của ngƣời phụ nữ, bất kể đạo diễn của chúng là nam hay nữ.
Để nhìn nhận rõ vấn đề này, rất cần ta phải phân biêt giữa hai loại phim đều lấy phụ nữ làm nhân vật trung tâm, đó là chick (phim gái) và
feminist (phim nữ quyền). Tác giả bài báo Phim Việt Nam – có hay không nữ quyền đăng trên báo Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần (số ra 66 ngày 22.10.2004) cho rằng: Điểm khác biệt lớn nhất và quan trọng nhất của phim “gái” và phim “nữ quyền” chính là thái độ, cách nhìn về ngƣời phụ nữ. Nếu phim “gái” thể hiện cái nhìn của nam giới về phụ nữ, phán xét họ theo các
24
chuẩn mực của nam giới đặt ra, xem nữ giới chỉ là “đồ chơi” trong các “cuộc vui” và các nhân vật nữ, cho đến phút chót, vẫn phải quay đầu tuân theo những gì ngƣời đàn ông mong muốn thì phim “nữ quyền” thể hiện tiếng nói của nữ giới, theo cách suy nghĩ độc lập của họ và các nhân vật nữ đƣợc quyền sống theo các giá trị mà nữ giới mong muốn. Những vấn đề trong phim là những vấn đề của thế giới phụ nữ, của phụ nữ với xã hội, với cuộc sống mà họ đang đối mặt hàng ngày. Họ đƣợc tôn trọng, chứ không phải đƣợc thƣơng hại. Thông thƣờng, phim “nữ quyền” do các nữ đạo diễn thực hiện, nhƣng không ít các nam đạo diễn thực hiện các bộ phim về nữ quyền nổi tiếng thế giới.
Có thể nói rằng, điện ảnh Việt Nam khi lấy phụ nữ làm chủ đề chính mới thể hiện đƣợc ý thức phái tính, còn tiếng nói nữ quyền mạnh mẽ hầu nhƣ chƣa định hình. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong các bộ phim thƣờng buồn. Các nhân vật nữ thƣờng là những ngƣời phụ nữ đẹp, hiền hậu, chịu thƣơng chịu khó, đảm đang… nhƣng bản thân họ nhu nhƣợc, cam chịu, không có ý chí để phấn đấu cho bản thân mình vƣợt thoát số phận. Đó là thân phận những ngƣời phụ nữ cam chịu, nhịn nhục, bị hành hạ cả về thể xác lẫn nhân phẩm nhƣ trong Áo lụa Hà Đông (Lƣu Huỳnh) hay chỉ biết tìm về quá khứ bom rơi đạn nổ mà thấy sung sƣớng hơn sống trong cảnh thanh bình nhƣ Người đàn bà mộng du (Nguyễn Thanh Vân), hoặc cố nén lòng để cho hạnh phúc trôi đi nhƣ
Chuyện của Pao (Ngô Quang Hải)… Phim về thời kỳ chiến tranh, với những tác phẩm nổi tiếng nhất nhƣ Vỹ tuyến 17 ngày và đêm (Hải Ninh), Chị Tư Hậu
(Phạm Kỳ Nam), Cánh đồng hoang (Hồng Sến), Bao giờ cho đến tháng 10
(Đặng Nhật Minh)... mang ý nghĩa ca ngợi ngƣời phụ nữ Việt Nam, tuy nhiên đều là những ngƣời phụ nữ có số phận vất vả, đau thƣơng luôn chấp nhận thiệt thòi về mình, sống cho ngƣời khác. Khi đất nƣớc đã hòa bình, thực hiện chính sách Đổi mới thì vẫn tiếp tục có nhiều bộ phim điện ảnh xây dựng hình ảnh ngƣời phụ nữ phải chịu nhiều khổ đau, bất hạnh... của thời hậu chiến, hay bị hoàn cảnh sống đƣa đẩy. Có thể kể ra một loạt bộ phim điện ảnh đƣợc sản xuất trong vòng 10 năm trở lại nhƣ: Đời cát (Nguyễn Thanh Vân), Mê thảo thời vang bóng (Việt Linh), Mùa len trâu (Nguyễn Võ Nghiêm Minh)… Không chỉ dòng phim tài trợ hay phim nghệ thuật mà ngay cả các bộ phim giải trí “ăn khách” nhƣ Gái nhảy, Lọ lem hè phố (Lê Hoàng), Những cô gái
25
chân dài (Vũ Ngọc Đãng)... cũng thể hiện hình ảnh các nhân vật nữ thời nay đáng thƣơng biết bao. Họ là những cô gái thời hiện đại, chấp nhận bán thân mình bằng nhiều cách, cho nhiều giới, với nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, để tìm hạnh phúc theo ý nghĩ riêng của mình và cuối cùng phải nhận lấy một cái kết bất hạnh. Một loạt các bộ phim điện ảnh mới ra mắt cách đây không lâu nhƣ: Vũ điệu tử thần (Bùi Tuấn Dũng), Dòng máu anh hùng (Charlie Nguyễn), Sài Gòn nhật thực (Othello Khánh)... vẫn hiển hiện hay thấp thoáng và nối dài thêm “danh sách” những số phận ngƣời phụ nữ buồn của phim Việt.
1.3.2Vai trò của cách tiếp cận phái tính trong điện ảnh Việt Nam đương đại
Có nhiều cách để tiếp cận một tác phẩm điện ảnh. Nhiều cách đọc khác nhau càng làm cho bộ phim thêm phong phú và đƣợc nhìn nhận một cách toàn diện. Cách tiếp cận phái tính là cách tiếp cận không mới với văn học nhƣng khá mới mẻ với loại hình điện ảnh. Nó giúp chúng ta nhìn nhận các tác phẩm điện ảnh một cách toàn diện hơn, từ góc độ văn hóa – xã hội: quan niệm về ngƣời phụ nữ. Kết hợp với nhiều thao tác nghiên cứu nhƣ tổng hợp, phân tích, so sánh, sẽ cho thấy sự vận động của cái nhìn phái tính với ngƣời phụ nữ đã thay đổi theo thời gian và ở các vùng miền khác nhau. Ngƣời phụ nữ không chỉ bị nhìn mà còn là đối tƣợng tự làm chủ, tự ý thức. Ý thức sâu sắc về phái của mình, khuyến khích nó phát triển là nền tảng cho diễn ngôn nữ quyền, xác lập bình đẳng giới.
Ngoài ra, khi đã có một cái nhìn mới, cách tiếp cận mới về một bộ phim, chúng ta sẽ không quy chụp, đánh giá một bộ phim là hay hoặc dở, mà căn cứ trên những luận điểm đã xác lập, xem xét, đánh giá một cách khách quan giá trị nghệ thuật của bộ phim, giúp khán giả, đặc biệt là những nhà nghiên cứu đánh giá chính xác chất lƣợng một tác phẩm điện ảnh.
26
1.3.3Vài nét về ba bộ phim Trăng nơi đáy giếng của Nguyễn Vinh Sơn,
Cánh đồng bất tận của Nguyễn Phan Quang Bình và Bi, đừng sợ của Phan Đăng Di
Phim Đạo diễn Diễn viên chính Giải thƣởng
Trăng nơi đáy giếng (2008) Nguyễn Vinh Sơn Hồng Ánh (Hạnh), Hoàng Cao Đề (Phƣơng) Cánh diều Bạc cho phim nhựa xuất sắc (Không có Cánh diều Vàng) Cánh đồng bất tận (2010) Nguyễn Phan Quang Bình Dustin Nguyễn (Út Vũ), Đỗ Thị Hải Yến (Sƣơng), Ninh Dƣơng Lan Ngọc (Nƣơng), Võ Thanh Hòa (Điền)...
Cánh diều Bạc cho phim nhựa xuất sắc (Không có Cánh diều vàng) – Giải thƣởng của Hội Điện ảnh Việt Nam
Bi, đừng sợ (2010)
Phan Đăng Di NSND Trần Tiến (ông nội), Hoa Thuý (ngƣời cô), Hà Phong (bố), Kiều Trinh (mẹ), Phan Thành Minh (Bi).
Giải thƣởng quốc tế tại nhiều Liên hoan phim danh tiếng nhƣ Cannes (Pháp), Stockholm (Thụy Điển)
Trăng nơi đáy giếng của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn
Trăng nơi đáy giếng là bộ phim kéo dài 121 phút của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, dựa theo truyện ngắn cùng tên của nhà văn Trần Thùy Mai, do hãng phim Giải Phóng hợp tác sản xuất với hãng Allianxe, đƣợc Quỹ Fonds Sud và Fonds Francophonie tài trợ. Bộ phim đã đạt giải Cánh diều Bạc tại Liên hoan phim năm 2008, với sự góp sức to lớn của nhà biên kịch Châu Thổ và nhà quay phim Trinh Hoan. Diễn viên Hồng Ánh thành công khi diễn tả đƣợc những chiều sâu tâm lý của nhân vật – tâm lý của một ngƣời vợ cúc cung phục vụ chồng bằng thái độ say mê và trân trọng nhƣ một tín đồ dâng hƣơng đến thánh. Vai diễn mang đến cho cô giải “Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” tại Liên hoan phim Quốc tế Dubai và Giải Cánh diều Vàng năm 2008.
27
Bi, đừng sợ của đạo diễn Phan Đăng Di
Từng giành giải Dự án châu Á nổi bật tại Liên hoan phim Quốc tế Pusan 2007, đƣợc lựa chọn tham dự hoạt động L'Atelier của Quỹ điện ảnh (Cinefondation) do Liên hoan phim Cannes tổ chức, Bi, đừng sợ của đạo diễn Phan Đăng Di là ví dụ điển hình nhất của một bộ phim độc lập - tìm kiếm nguồn kinh phí thực hiện từ khắp các nhà tài trợ trong và ngoài nƣớc. Với ý tƣởng những viên đá trong suốt gắn với cuộc hành trình khám phá những bí mật thầm kín ẩn sâu trong những con ngƣời thuộc nhiều thế hệ khác nhau, Phan Đăng Di đã mất hai năm để đƣa Bi, đừng sợ từ trí tƣởng tƣợng lên màn ảnh rộng. Các giải thƣởng quốc tế tại nhiều Liên hoan phim danh tiếng nhƣ Cannes (Pháp), Stockholm (Thụy Điển) càng khiến dƣ luận tò mò về Bi, đừng sợ và đặt ra câu hỏi rằng yếu tố nào đã giúp cho bộ phim đầu tay của một đạo diễn trẻ gây đƣợc tiếng vang tại nƣớc ngoài. Mỗi ngƣời xem sẽ tự tìm thấy câu trả lời cho riêng mình sau 90 phút trải. Phim có sự tham gia của NSND Trần Tiến, Hoa Thúy, Hà Phong, Kiều Trinh, Thạch Kim Long, đặc biệt là diễn viên nhí Phan Thành Minh.
Cánh đồng bất tận của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình
Cánh đồng bất tận là tác phẩm văn học của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tƣ, đã giành đƣợc giải thƣởng danh giá của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2007, giải thƣởng Văn học ASEAN năm 2008, và từng là chủ đề bàn luận sôi nổi trên các phƣơng tiện truyền thông, các diễn đàn văn học… Năm 2010 đƣợc đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình dựng thành phim. Cánh đồng bất tận
giành đƣợc giải Cánh diều Bạc cho phim nhựa xuất sắc (không có Cánh diều Vàng) – Giải thƣởng của Hội Điện ảnh Việt Nam, hai diễn viên Dustin Nguyễn và Đỗ Hải Yến giành đƣợc giải Nam diễn viên xuất sắc và Nữ diễn viên xuất sắc của Đại hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ 5 năm 2011 tại California (Mỹ).
28
Tiểu kết
Nhƣ vậy, trong chƣơng 1 chúng tôi đã giới thuyết và hệ thống hóa khái niệm phái tính, định vị nội hàm khái niệm đƣợc sử dụng trong luận văn: phái tính đƣợc hiểu một cách đơn giản là những đặc trƣng về giới tính, sự tự ý thức của chủ thể về giới tính của mình; trong chƣơng 1, chúng tôi cũng trình bày một cách sơ lƣợc sự hình thành và phát triển của ý thức phái tính; vai trò của cách tiếp cận phái tính trong điện ảnh Việt Nam đƣơng đại. Vận dụng cách tiếp cận phái tính vào ba bộ phim Trăng nơi đáy giếng của Nguyễn Vinh Sơn,
Cánh đồng bất tận của Nguyễn Phan Quang Bình và Bi, đừng sợ của Phan Đăng Di, chúng tôi đƣa ra những thông tin chính về đạo diễn, diễn viên và các giải thƣởng của ba bộ phim khảo sát. Những biểu hiện phái tính nữ trong luận văn đƣợc chúng tôi khảo sát là ý thức về thiên tính nữ: sự bao dung, đảm đang và thiên chức làm mẹ, ý thức về cá tính: khao khát khẳng định cái tôi cá nhân, chấp nhận cô đơn và chủ động đấu tranh cho tình yêu, hạnh phúc và y thức về dục tính: vẻ đẹp thân thể và sự hòa hợp khoáng đạt, tự do. Chúng tôi sẽ chỉ ra những biểu hiện cụ thể của ý thức phái tính này trong ba bộ phim ở chƣơng 2 của luận văn.
29 CHƢƠNG 2. VẤN ĐỀ PHÁI TÍNH TỪ BÌNH DIỆN HÌNH TƢỢNG THẨM MỸ VÀ DIỄN NGÔN 2.1 Vấn đề phái tính từ bình diện hình tƣợng thẩm mỹ 2.1.1 Hệ thống nhân vật
Trong Từ điển thuật ngữ văn học [11], “nhân vật là một hình tƣợng nghệ thuật về con ngƣời, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con ngƣời trong nghệ thuật ngôn từ. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ƣớc lệ, không thể đồng nhất nó với con ngƣời thật trong đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật là khái quát tính cách của con ngƣời. Do tính cách là một hiện tƣợng xã hội, lịch sử nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật cũng mang tính lịch sử”.