Diễn xuất của diễn viên

Một phần của tài liệu Vấn đề phái tính trong điện ảnh việt nam đương đại (qua trăng nơi đáy giếng, cánh đồng bất tận và bi, đừng sợ) (Trang 97)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1.4 Diễn xuất của diễn viên

Với nghệ thuật điện ảnh diễn xuất của diễn viên đã có ý nghĩa quan trọng, với những bộ phim nghệ thuật, diễn xuất của diễn viên còn có ý nghĩa quan trọng hơn.

Đội ngũ diễn viên trong phim Cánh đồng bất tận đã vào vai một cách khá chuyên nghiệp. Diễn viên trẻ Lan Ngọc đã có một khởi đầu ấn tƣợng với vai Nƣơng trong bộ phim. Lan Ngọc đã diễn tả đƣợc vẻ trong trẻo của nhân vật Nƣơng. Cô đã diễn rất hồn nhiên không cứng nhắc. Đặc biệt, cô giữ đƣợc

89

nhịp và phong thái diễn tự chủ, đầy cảm hứng nội tâm trong hàng loạt cảnh quay. Kết hợp khá nhuyễn phản ứng nội tâm với phản ứng ngoại hình trong các cảnh quan trọng, nữ diễn viên này tỏ rõ khả năng diễn đạt sâu sắc các trƣờng hợp mô tả tâm lý phức hợp. Với diễn viên Lan Ngọc, đạo diễn đã thành công trong việc xây dựng hình tƣợng nhân vật Nƣơng – cô gái hồn nhiên, trong trẻo đầy yêu thƣơng, bao dung.

Diễn xuất của diễn viên Lan Ngọc (vai Nương) trong Cánh đồng bất tận.

Diễn xuất của Dustin Nguyễn (vai Út Vũ) trong Cánh đồng bất tận.

Cùng với diễn viên Lan Ngọc là diễn viên Hải Yến – một diễn viên chuyên nghiệp đƣợc nhiều khán giả trong và ngoài nƣớc biết đến, cô đã đóng nhiều phim đƣợc giải cao nhƣ Đời cát (Nguyễn Thanh Vân), Chuyện của Pao

(Ngô Quang Hải)… Đảm nhận vai Sƣơng – cô gái điếm trong phim, Đỗ Hải Yến nhập vai nhẹ nhàng, tự tin, thể hiện hết mình với lối diễn tiết chế hình thức, đi sâu vào nội cảm. Cô đã diễn tả đƣợc tâm lý, tính cách của một ngƣời đàn bà có số phận bất hạnh nhƣng biết điềm nhiên vƣợt lên trên hoàn cảnh để sống đầy yêu thƣơng và có trách nhiệm.

Trong điều kiện mạch chính của phim Cánh đồng bất tận chảy theo dòng ngầm dữ dội của cuộc xô xát tâm trạng dƣới vỏ bọc lặng thầm êm ả, đòi hỏi ngƣời diễn phải lắng mình, thâm nhập sâu vào tâm khảm nhân vật và thể hiện chủ yếu bằng kỹ thuật "nội diễn". Dustin Nguyễn giữ đƣợc lối diễn cá tính với một phong thái nhất quán, khắc đậm hình dạng nhân vật trong một khuôn dáng không bị trộn lẫn, bằng những cử chỉ lặng lẽ mà biết nói qua sắc mặt, ánh mắt cũng nhƣ bƣớc chân uể oải, nặng chắc...

90

Với Trăng nơi đá y giếng, mọi chú ý của ngƣời xem hầu nhƣ đều dành cho nhân vâ ̣t Ha ̣nh. Không phải vì là nhân vâ ̣t chính, xuất hiê ̣n tƣ̀ đầu đến cuối phim mà vì diễn viên Hồng Ánh đã th ể hiện nhân vật này rất xuất sắc - dù cô nói giọng Nam và phim thu tiếng trực tiếp . “Hồng Ánh đã “gánh” cả cuốn phim” - nhƣ đa ̣o diễn Nguyễn Vinh Sơn đánh giá . Quả vậy, diễn xuất của cô đã chuyển tải tro ̣n ve ̣n hồn cốt của phim , tạo nên một mẫu nhân vật điển hình sống đô ̣ng. Ngƣời xem khó quên hình ảnh cô Ha ̣nh di ̣u dàng , tâ ̣n tu ̣y, chăm chút mọi thứ cho chồng , cô Ha ̣nh vui sƣớng hồn hâ ̣u với ha ̣nh phúc bình dị nhƣng lớn lao của mô ̣t ngƣời me ̣ khi đƣợc chăm sóc “con” và đă ̣c biê ̣t là khi cô rơi vào mê hoảng vì bi ̣ phản bô ̣i , bị tƣớc mất những gì mình yêu quý , phải sống trong cảnh cô đô ̣c và u uất triền miên . Hoàn toàn không có gì lạ khi cô đã giành đƣợc các giải Nƣ̃ diễn viên chính xuất sắc ta ̣i Liên hoan Phim quốc tế Dubai và ti ếp tục ta ̣i gi ải Cánh diều Vàng 2008 của Hội Điện ảnh Việt Nam với vai diễn này . Cũng sẽ thiếu sót nếu không nói đến vai bà đồ ng Thơi mà Nghê ̣ sĩ ƣu tú Thanh Vy thể hiê ̣n rất thành công , tạo ra nét lạ lẫm thú vị và ấn tƣơ ̣ng ma ̣nh trong phim.

Góp phần mang lại thành công cho Bi, đừng sợ là diễn xuất tự nhiên, ngây thơ của Phan Thành Minh (vai Bi). Cậu bé sáu tuổi diễn một cách chân thực, hồn nhiên, xem phim chúng ta nhƣ thấy mình trong nhân vật. Đó là sự say mê khám phá, thích chơi bời, nghịch ngợm, thích đƣợc tò mò và bắt chƣớc ngƣời lớn. Sự không chuyên nghiệp làm cho Thành Minh nhập vai thật hơn. Trƣờng đoạn Bi một mình giữa bãi lau khám phá thiên nhiên, cảnh Bi thổi bong bóng xà phòng trên ban công của tòa chung cƣ, hay cảnh Bi và ông nội trò chuyện trong phòng về chiếc lá phong… tất cả diễn ra nhƣ cuộc sống vốn có, làm đƣợc điều đó phải kể đến sự hồn nhiên, ngây thơ của diễn viên nhí Thành Minh.

Hai nữ diễn viên đều có cảnh nóng trong phim là Kiều Trinh (mẹ Bi) và Hoa Thúy (cô Thúy) đều thể hiện sự nữ tính cần có, sự rụt rè, khêu gợi cần có. Hai diễn viên này cũng nhập vai khá thành công. Kiều Trinh (mẹ Bi) đã rất thuyết phục khi là một ngƣời phụ nữ miền Nam làm dâu xứ Bắc, quán xuyến hết mọi việc gia đình, và khao khát đƣợc yêu đến mãnh liệt với chồng của mình. Hoa Thúy (cô Bi) là một ngƣời phụ nữ ngoài ba mƣơi, chƣa chồng,

91

cũng có những ẩn ức cần giải tỏa khi bị xem là “bà cô già” và hít thở không khí đầy quy tắc, nề nếp của gia đình.

Một phần của tài liệu Vấn đề phái tính trong điện ảnh việt nam đương đại (qua trăng nơi đáy giếng, cánh đồng bất tận và bi, đừng sợ) (Trang 97)