Âm thanh

Một phần của tài liệu Vấn đề phái tính trong điện ảnh việt nam đương đại (qua trăng nơi đáy giếng, cánh đồng bất tận và bi, đừng sợ) (Trang 107)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3 Âm thanh

Cùng với hình ảnh, âm thanh là một yếu tố quan trọng để thể hiện “hồn cốt” của bộ phim. Năm 1929, tác phẩm điện ảnh bắt đầu có tiếng, có lời thoại. Từ đó, âm thanh đã trở thành ngôn ngữ hữu hiệu để truyền tải thông điệp của các nhà đạo diễn. Sergei Eisenstein đã gọi việc huy động thính giác trong phim có tác dụng “đồng bộ hóa giác quan” - “tạo ra một nhịp điệu đơn lập hoặc làm cho chất lƣợng biểu cảm hợp nhất cả âm thanh và hình ảnh”.

Theo Timothy Corrigan trong cuốn Hướng dẫn viết về phim, âm thanh có rất nhiều chiều kích và cách sử dụng trong phim: nó có thể đƣợc mô tả theo âm vực, âm lƣợng và âm sắc; nó có thể xuất hiện trong phim với tƣ cách là âm thanh trực tiếp (thu lại khi hình ảnh đang đƣợc quay) hoặc âm thanh hậu kỳ (âm thanh và thoại đƣợc thêm vào sau tại xƣởng phim). Âm thanh trong phim có thể dƣới dạng lời thoại, âm nhạc hoặc tiếng ồn, bất kể loại âm thanh nào hoặc tất cả âm thanh này đều có thể là âm thanh tự nhiên hoặc nhân tạo. Âm thanh có thể có vô số mối liên hệ với hình ảnh hoặc với tự sự: nó có thể làm nhạc nền; nguồn phát của nó có thể là trong hoặc ngoài màn hình; nó thậm chí còn có thể đi trƣớc hoặc theo sau hình ảnh mà nó có liên hệ (nhƣ khi lời nhận xét của nhân vật tạo thành cầu nối âm cho hình ảnh tiếp theo [7, 210].

Âm thanh trong phim về cơ bản có thể chia làm bốn thành tố, đó là giọng nói, tiếng động, âm thanh hiệu quả, âm nhạc (nhạc nền…), và âm thanh trong không gian (âm nhạc trong ranh giới chuyện kể, âm nhạc ngoài ranh giới chuyện). Một đạo diễn tài năng là ngƣời biết sử dụng những khoảng lặng và lời thoại, âm nhạc và âm thanh một cách chính xác, không có bất kỳ chi tiết nào thừa đƣợc đƣa vào bộ phim.

Âm thanh trong phim Trăng nơi đáy giếng đƣợc nhạc sĩ Quốc Bảo dàn dựng. Cùng với màu sắc thì âm thanh giữ vai trò quan trọng thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Âm thanh nền của bộ phim là sự kết hợp của tiếng đàn bầu và đàn tranh réo rắt, nó hòa quyện vào những cung bậc cảm xúc của nhân vật Hạnh, đặc biệt là trong không gian buổi tối, lúc Hạnh suy tƣ hay mải mê trong thế giới ảo có ông tƣớng làm chồng. Đây là âm thanh mang lại hiệu ứng đặc biệt quan trọng, cùng với việc thể hiện cảm xúc thì nó gợi lên không khí trầm buồn nhƣng cũng đầy đặc trƣng của xứ Huế.

99

Nhắc đến xứ Huế thì nhiều ngƣời nhớ đến Trịnh Công Sơn, đạo diễn đã không để lỡ “đặc sản” này khi lấy âm nhạc của Trịnh làm nền cho một số trƣờng đoạn trong phim, thậm chí nhạc Trịnh còn đƣợc sử dụng trong cấu trúc tự sự của phim. Đó là nếp sống tao nhã và thanh bình khi Hạnh vừa giặt quần áo vừa nghe nhạc Trịnh qua đài radio, hay khi Phƣơng đàn ghita, nhạc Trịnh lại vang lên nhƣ một cách để làm thanh thản tâm hồn. Khi Phƣơng chuyển đi, còn mình Hạnh ở ngôi nhà rƣờng thì chiếc đàn ghita và những thanh âm của nhạc phẩm “Một cõi đi về” là biểu hiện thể hiện nỗi nhớ của Hạnh. Ngoài ra, nhã nhạc cung đình Huế với giọng ca Huế dịu dàng, thẳm sâu vào tâm hồn cũng đƣợc giới thiệu một cách khéo léo trong phim. Âm nhạc của tín ngƣỡng hầu đồng với các bài hát múa lên đồng cũng là một nét văn hóa mà đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn muốn giới thiệu cho khán giả xem phim về Huế.

Âm nhạc Huế trong phim Trăng nơi đáy giếng

Tiếng động trong phim đƣợc đặc trƣng bởi tiếng mƣa ở Huế, những cơn mƣa buồn rả rích vào buổi tối, làm tƣơi mát, bình yên tâm hồn nhân vật và làm cây cối phát triển tƣơi tốt. Hoạt động mƣa rơi là biểu hiện của nữ tính uyển chuyển bao bọc nhân vật nữ.

Với Bi đừng sợ, thanh âm gắn với không gian hoạt động của bố Bi là quán nhậu với những tạp âm hỗn loạn, ồn ào trong khi âm thanh gắn với

100

không gian hoạt động của mẹ Bi là ngôi nhà yên ả, tĩnh lặng. Bộ phim không sử dụng âm nhạc một cách lộ liễu mà dùng âm thanh của cuộc sống thƣờng nhật trong suốt chiều dài phim. Qua âm thanh, chúng ta thấy đƣợc cái tinh thần của Hà Nội. Đó là một Hà Nội chân thật với tiếng mài đá nhƣ xiết vào tim, tiếng máy làm đá từ một xƣởng cũ kỹ của Hà Nội, tiếng gió lao xao ngoài bờ sông, tiếng kèn đám ma ai oán hay tiếng rên rỉ hoan lạc của đôi vợ chồng, chúng ta còn thấy cả tiếng còi xem tiếng rao mua bán mà ai từng sống ở Hà Nội sẽ khó có thể quên. Bộ phim sử dụng chính nền âm thanh ấy để làm âm nhạc cho phim. Ngoài ra, sự im lặng trên nhạc nền cũng là một thiết kế âm thanh có chủ ý, nó xuất hiện khi nhân vật cảm thấy đơn độc, âm thanh đó gợi và hoài niệm về một ký ức mơ hồ và xa xăm. (Trƣờng đoạn bố Bi trong phòng ông nội Bi, khi ông đã mất, bố Bi hiện lên đơn độc, trống trải, trĩu nặng, đi đi lại lại và phì phò điếu thuốc trên tay, bên cạnh là chiếc lồng chim đã đƣợc thả.

Âm thanh trong Cánh đồng bất tận đặc biệt hơn bởi giọng dẫn truyện của Nƣơng. Đây là giọng dẫn truyện đầy cảm xúc, đánh mạnh vào thính giác của ngƣời nghe. Nhạc nền của phim là tiếng đàn nghe đầy xốn xang, nhƣng vẫn thể hiện đƣợc sự phóng khoáng, tự do trong tính cách của ngƣời dân Nam bộ, trên những dòng sông trải dài, hai bên là hàng cây xanh mƣớt, tiếng nhạc nhƣ đƣa ngƣời xem đƣợc sống trong khung cảnh khoáng đạt của miền Tây sông nƣớc. Những âm thanh chân thực, tự nhiên đƣợc thiết kế để đƣa vào tác phẩm nhƣ tiếng đám đàn bà gọi nhau, đánh nhau í ới, tiếng đàn vịt xô nhau kêu quang quác… Rõ ràng âm thanh góp phần làm nên chất Nam bộ rõ nét trong bộ phim, con ngƣời trong đó với những phẩm chất tần tảo, lo toan, những cá tính phóng khoáng và tự do cũng hiện lên chân thực và sống động hơn nhƣ cuộc sống vẫn đang diễn ra.

101

Tiểu kết

Nhƣ vậy, trong chƣơng 3 chúng tôi đã chỉ ra những biểu hiện phái tính qua ngôn ngữ điện ảnh. Đó là nghệ thuật dàn cảnh (bối cảnh, ánh sáng, trang phục, đạo cụ và diễn xuất của diễn viên), nghệ thuật quay phim và thiết kế âm thanh, thấy đƣợc vai trò của ngôn ngữ điện ảnh này trong việc thể hiện vấn đề phái tính.

Lựa chọn những bối cảnh đặc biệt, có sự đối lập của không gian chật hẹp, bí bách và không gian rộng lớn, thoáng đãng, để đặt những con ngƣời trẻ trung vào đó để siết chặt tâm lý họ họ bộc lộ tính cách, bung tỏa cảm xúc. Lối chiếu sáng tƣơng phản trong phim đè nén cảm xúc con ngƣời để nó vỡ òa trong nhiều trạng thái. Nghệ thuật quay phim đa dạng các góc quay, những khuôn hình toàn cảnh, góc máy cao và rộng miêu tả bức tranh thiên nhiên đẹp và buồn, thiên nhiên rộng lớn và con ngƣời cứ cô đơn đi lang thang trong khung cảnh đó. Âm thanh cũng góp phần không nhỏ trong việc truyền tải cảm xúc của nhân vật. Những biểu hiện phái tính hiện diện trong từng cảnh quay. Đó là sự bắt rễ đời sống mà các đạo diễn đã nhanh nhạy nắm bắt đƣợc và thể hiện trong các bộ phim của mình.

102

KẾT LUẬN

“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng là con đẻ của thời đại ấy, và trong nhiều trƣờng hợp, nó là ngƣời mẹ sinh ra cảm xúc của chúng ta” [12, 2]. Ba bộ phim khảo sát tạo dựng ba bối cảnh vùng miền trên cả nƣớc với những ngƣời phụ nữ nhân hậu, tảo tần, họ không chỉ thể hiện vẻ đẹp ngoại hình mà còn có những phẩm chất đáng quý của ngƣời phụ nữ. Có những ngƣời bảo lƣu hoàn toàn những phẩm chất của ngƣời phụ nữ truyền thống, có những ngƣời vƣợt thoát ra khỏi những quy tắc, chuẩn mực đó để sống với bản thể của chính mình. Ba đạo diễn với tài năng và sáng tạo trong nghệ thuật đã tạo dựng đƣợc phong cách riêng và gặp nhau trong việc thể hiện vấn đề phái tính. Đó thể hiện sự bắt mạch nhanh chóng và nhạy bén của điện ảnh trong việc khám phá bản thể con ngƣời và diễn giải tinh thần thời đại.

Trong luận văn chúng tôi đã cố gắng xác định và hệ thống hóa khái niệm phái tính trong văn học và điện ảnh, đồng thời khảo sát sự vận động và phát triển của ý thức phái tính trong đời sống văn hóa xã hội, cũng chỉ ra trò của cách tiếp cận phái tính trong điện ảnh Việt Nam đƣơng đại. Ứng dụng cách tiếp cận phái tính vào ba bộ phim Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận Bi, đừng sợ, chúng tôi chỉ ra những biểu hiện của ý thức phái tính trên phƣơng diện hình tƣợng thẩm mỹ (nhân vật, hệ thống biểu tƣợng, không – thời gian) và diễn ngôn (lời thoại, điểm nhìn trần thuật). Từ đó, chỉ ra sự tăng dần các cấp độ thể hiện phái tính ở ba bộ phim là do bối cảnh thời gian và không gian văn hóa mà các bộ phim thể hiện. Qua đó, phần nào thấy đƣợc đặc trƣng tính cách của ngƣời phụ nữ ở mỗi vùng miền (Huế - Cà Mau - Hà Nội). Đồng thời, thông qua cách ứng xử với “văn bản nguồn” thấy đƣợc sự dịch chuyển trong cách nhìn nhận phái tính của đạo diễn so với nhà văn, từ đó thấy đƣợc phong cách của mỗi đạo diễn. Để các biểu hiện phái tính đƣợc dẫn giải một cách thuyết phục, chúng tôi đã chỉ ra vai trò của ngôn ngữ điện ảnh trong việc thể hiện ý thức phái tính. Đó là những không gian ngôi nhà, bếp, bàn ăn gợi nhắc đến không khí gia đình, mà ở đó ngƣời phụ nữ là ngƣời nội trợ, quán xuyết tất cả; đó là lối quay phim sử dụng nhiều khuôn hình trung cảnh để diễn tả khung cảnh sinh hoạt, tạo khoảng cách với ngƣời xem, đem đến sự chân

103

thực và sinh động cho hình ảnh; là những âm thanh đời thƣờng của lối thu thanh trực tiếp, chúng ta dễ dàng nghe đƣợc trong cuộc sống.

Tuy nhiên, tất cả những phân tích ở trên là thao tác của chúng tôi khi tiếp cận tác phẩm điện ảnh ở góc nhìn phái tính với niềm yêu thích và say mê, hẳn còn thiếu sót chúng tôi sẽ tiếp tục ở những nghiên cứu tiếp theo.

Tóm lại, trong cả ba bộ phim, những ngƣời phụ nữ đều mang nét đẹp truyền thống, có ngƣời quyết bảo lƣu đến cùng những giá trị truyền thống (Hạnh – Trăng nơi đáy giếng) và có những ngƣời nhạy cảm với đời sống hiện đại hơn nên họ vừa giữ lại những phẩm chất truyền thống tốt đẹp, lại vừa hòa nhập vào đời sống hiện đại một cách nhanh chóng để đƣợc là chính mình, sống với khao khát bản thể của mình. Có lẽ, để lý giải cho sự khác biệt về ý thức phái tính của những ngƣời phụ nữ trong phim chúng ta có thể xét trên phƣơng diện văn hóa vùng miền: xứ Huế vốn là mảnh đất bình yên, đẹp thơ mộng và ổn định nên nó bảo tồn nét văn hóa truyền thống rõ nhất, chất Huế thẫm đẫm cả vào ngoại hình và tâm hồn ngƣời phụ nữ; với miền Tây Nam bộ, ngƣời dân sống gắn liền với sống nƣớc, những dòng sông luôn luân chuyển nƣớc, bên lở bên bồi, nắng gió nhiều nên con ngƣời sống cũng phóng khoáng, cởi mở và tự do hơn; với đời sống đô thị hiện đại tại Hà Nội, chúng ta thấy có càng nhiều nhà tầng, càng nhiều ánh đèn nhấp nháy thì cuộc sống càng bí bách, chật chội, điều đó buộc ngƣời phụ nữ phải vƣợt thoát ra khỏi hoàn cảnh để vƣơn lên khẳng định chính mình. Nhƣng rõ ràng, dù bị ảnh hƣởng bởi văn hóa vùng miền thì một nguyên do quan trọng thuộc về đặc trƣng giới nhƣ Vƣơng Trí Nhàn nhận xét, ấy là: phụ nữ bắt mạch đời sống hiện đại nhanh hơn nam giới bởi họ có sự nhạy cảm riêng: “Họ luôn gần với cái lỉnh kỉnh, dở dang của đời sống. Mặt khác, với cái cực đoan sẵn có – tốt, dịu dàng, rộng lƣợng thì không ai bằng mà nhỏ nhen, chấp nhặt, dữ dằn cũng không ai bằng”.

104

PHỤ LỤC Bảng 1:

NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA SỰ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ GIỚI TÍNH VÀ CHỦ NGHĨA PHÂN BIỆT CHỦNG TỘC5

Nội dung Phụ nữ Ngƣời da đen

Liên kết với đặc điểm cá nhân dễ nhìn thấy - Đặc điểm phái thứ cấp - Màu da sẫm Khẳng định sự thấp kém bẩm sinh - Phụ nữ có đầu óc thấp kém - Vô trách nhiệm, không đáng tin và xúc cảm

- Ngƣời da đen có đầu

óc thấp kém - Vô trách nhiệm, không đáng tin và tìm sự vui thú Khẳng định những ai thất thế đều đồng ý với “vị trí thích hợp” của mình trong xã hội - “Vị trí của phụ nữ là ở nhà” - Tất cả phụ nữ thực sự rất thích đối xử “giống nhƣ phụ nữ”

- “Ngƣời da đen luôn

ở vị trí của mình”

- Hài lòng với cuộc

sống hiện có

Khẳng định nạn nhân đƣợc kẻ đàn áp bảo vệ

- “Nam giới sung bái

nữ giới” - Ngƣời da trắng “chăm sóc” ngƣời da đen Mô phỏng chiến lƣợc ở nạn nhân - Hành vi tâng bốc

nam giới, khiến họ nghĩ họ có khả năng hơn thực chất - Che giấu cảm nghĩ thật của mình - Cố tỏ ra khôn hơn nam giới - Hành vi cung kính

đối với ngƣời da trắng, để họ nghĩ họ ngon lành hơn thực chất - Che giấu cảm nghĩ thật của mình - Cố tỏ ra khôn ngoan hơn ngƣời da trắng 5

Phụ lục Luận văn thạc sĩ Về một đặc điểm tư duy thơ nữ gần đây: Ý thức phái tính (qua Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh) của Nguyễn Thị Hồng Giang tại trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

105

Rào cản đối với cơ hội - Không cần học vấn

- Gò bó trong “công

việc phụ nữ”

- Không cần học vấn

- Gò bó trong “nghề

nghiệp của ngƣời da đen” Chỉ trích những ai không “an phận” - Phụ nữ không nên tham gia chính trị - Phụ nữ quyết đoán

đều “huyênh hoang”

- Tham vọng cố gắng

làm cho giống nam giới

- Là mục tiêu truyền

thống của bạo lực từ nam giới

- Ngƣời da đen không

nên tham gia chính trị

- Ngƣời da đen quyết

đoán đều “ngạo mạn”

- Tham vọng cố làm

cho giống ngƣời da trắng

- Là mục tiêu truyền

thống của bạo lực từ ngƣời da trắng

106

Bảng 2:

NHẬN DẠNG GIỚI TÍNH TRUYỀN THỐNG6

Đặc điểm nam tính Đặc điểm nữ tính

Thống trị Độc lập

Thông minh, có năng lực Lý trí Quyết đoán Phân tích Cƣơng quyết Can đảm Tham vọng Chủ động Đua tranh Không nhạy cảm Tấn công tình dục Hấp dẫn do thành đạt Dễ phục tùng Lệ thuộc

Tối dạ, không khả năng Tình cảm Dễ tiếp thu Trực giác Yếu đuối Nhút nhát An phận Bị động Cộng tác Nhạy cảm Đối tƣợng bị tấn công tình dục Hấp dẫn do ngoại hình

(Theo quy ƣớc từ sự nhận dạng giới tính của phái nam và phái nữ trong xã hội Mỹ)

6

Luận văn thạc sĩ Về một đặc điểm tư duy thơ nữ gần đây: Ý thức phái tính (qua Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh) của Nguyễn Thị Hồng Giang tại trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

107

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. A. SÁCH

1.Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.Elisabeth Badinter (1999), Nhân dạng nam, Nxb Phụ nữ. 3. Đặng Văn Bảy (2014), Nam nữ bình quyền, Nxb Hồng Đức.

4.Warren Buckland (2011), Nghiên cứu phim, Nxb Tri thức.

5.David Borwell và Kristin Thompson (2007), Lịch sử điện ảnh (tập 1) (Nhóm dịch giả: Trần Kim Chi, Đỗ Thu Hiền, Nguyễn Liên, Nguyễn Phƣơng

Một phần của tài liệu Vấn đề phái tính trong điện ảnh việt nam đương đại (qua trăng nơi đáy giếng, cánh đồng bất tận và bi, đừng sợ) (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)