Không-thời gian

Một phần của tài liệu Vấn đề phái tính trong điện ảnh việt nam đương đại (qua trăng nơi đáy giếng, cánh đồng bất tận và bi, đừng sợ) (Trang 71)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.3 Không-thời gian

Trong phim, không – thời gian có vai trò quan trọng, nó không chỉ làm nền cho nhân vật mà còn thể hiện cảm xúc của nhân vật. Sự đối lập giữa không gian rộng và hẹp, cùng với thời gian đặc trƣng là buổi sáng sớm và chiều tà làm nổi bật tâm trạng của nhân vật. Sự hòa hợp của không – thời gian thực và không – thời gian tâm trạng càng làm cho tính chất phái tính đƣợc biểu hiện rõ hơn trong phim.

2.1.3.1 Không - thời gian thực

Không – thời gian thực trong ba bộ phim đƣợc thể hiện qua hình ảnh ngôi nhà rƣờng, gian bếp, khu vƣờn, cầu Tràng Tiền, trƣờng học… trong

Trăng nơi đáy giếng; là cánh đồng, bãi đất bồi bên con kênh, chiếc ghe, thuyền, bãi chợ… trong Cánh đồng bất tận; là ngôi nhà, gian bếp, phòng ngủ, cầu thang, là quán nhậu dƣới chân cầu, xe bus chật hẹp, là bãi giữa sông Hồng, bãi đá Đồ Sơn trong Bi, đừng sợ. Phần lớn những cảnh nội trong các phim là buổi sáng và tối, ban ngày chỉ là những cảnh quay ngoại cảnh.

Với Trăng nơi đáy giếng, bộ phim thể hiện rất nhiều hình ảnh đặc trƣng của xứ Huế, nhƣng chúng tôi muốn tập trung vào không gian ngôi nhà rƣờng, một hình ảnh đẹp và tiêu biểu tiêu biểu cho nếp sống của các gia đình Huế truyền thống. Ngôi nhà rƣờng với lối kiến trúc cổ ba gian, đặc biệt là có rất nhiều bức mành, bức mành có tác dụng phân chia và ngăn cách không gian của các phòng (phòng bếp, phòng ngủ của Phƣơng). Quyền năng của tiêu cự

63

máy quay chính là tạo ra một tiền cảnh phủ nhòe lên cái đƣợc lấy nét ở phía xa, và điều đó đƣợc Vinh Sơn vận dụng để diễn đạt một phần cuộc đời Hạnh. Nhiều cú máy đẩy Hạnh về một thế giới cách biệt với con mắt ngƣời xem bằng một tấm mành, để ở đó Hạnh đƣợc là Hạnh, đƣợc thỏa lòng với những cung phụng của riêng mình. Tấm mành cũng là nơi cô vén ra để xuất hiện dƣới một tâm thế nào đó mới trƣớc mặt ngƣời chồng của mình, đó có thể là khi gọi chồng dậy nhƣ gọi một đứa trẻ, đó là lúc bƣng mâm cơm lên cho chồng… Dƣờng nhƣ cô sẽ sống với những tần tảo riêng cô sau tấm mành, để rồi bƣớc qua đó cô chỉ biết có chồng cô, và thế giới xung quanh mở ra cũng chỉ để phục tùng cho chồng cô mà thôi. Cảnh cô lên giƣờng với chồng, ống kính cũng xuyên qua những sợi mành để tới đƣợc thế giới hạnh phúc của cô. Lúc cô tất tả trong bếp dọn cơm cho chồng cùng với cu Nhất, tấm mành cũng ngăn cách cái thế giới cô với ngƣời xem, thế giới mà Hạnh khƣ khƣ giữ lấy cho tình yêu của mình, một mực giữ đến đáng thƣơng. Tấm mành đẩy ngƣời xem về cái miền ngoại quan, để soi rọi vào nội tâm của Hạnh, nơi mà dƣờng nhƣ cô chẳng muốn ai chạm đến. Nơi mà, nhƣ cô nói, “một mảnh vƣờn cho riêng em”, nơi không ai phải nói gì về cuộc sống của cô, nơi cô sẽ thỏa mãn cái khoái cảm hy sinh của bản thân mình. Rồi khi cô sống một mình trong căn nhà đã từng mang bóng dáng ngƣời mà cô tôn thờ, khi cô cầm cây đàn gảy những nốt nhạc của bản Một cõi đi về, khi cô đứng dựa vào tƣờng khoanh tay trong nỗi cô đơn cùng cực, cuộc đời của ngƣời đàn bà lúc này chỉ còn nỗi nhớ và nỗi mong mỏi khắc khoải đằng sau những song may. Sự tài tình của Vinh Sơn cũng chính là ở đây, khi chỉ với tấm mành đó đã biến Phƣơng – một ngƣời chồng đĩnh đạc, đƣợc cung phụng và chăm sóc, nay phải khom lƣng giặt đồ khi qua ở với Thắm. Nhìn qua bức mành, Hạnh xót xa cho ngƣời chồng của mình, tƣởng nhƣ nỗi xót xa dâng lên đến nghẹt thở. Bức mành lúc này đã cách ngăn hai con ngƣời vốn đã từng gắn với nhau nhƣ một, và hoàn toàn đảo lộn vị thế của hai con ngƣời ấy. Nhƣng tấm mành Vinh Sơn dựng lên không chỉ là những tấm mành thực. Có những tấm mành vô hình cũng làm cái vai trò tách Hạnh ra một nơi chốn của riêng cô. Đó là tấm mành bằng ánh sáng khi những cảnh cô bên chồng hoàn toàn đƣợc quay ngƣợc sáng. Đó là

64 những lúc cô bên con Xám nơi

bãi hoang, con chó một mực chờ ngƣời chủ dù ngƣời chủ của nó đã không còn.

Cánh cửa nhà rƣờng cũng có thể xem là một biểu tƣợng trong phim. “Cái cửa tƣợng trƣng cho nơi qua lại

giữa hai trạng thái, hai thế giới, giữa cái đã biết và cái chƣa biết, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa kho vàng và cảnh khốn quẫn. Cánh cửa mở ra để thấy điều bí ẩn. Nhƣng cửa cũng có một ý nghĩa động thái, tâm lý, vì nó không chỉ là một lối đi mà nó còn mời bƣớc qua. Đó là lời mời chào lên đƣờng về một bên kia nào đó” [9, 225]. Chi tiết ông Phƣơng quay về nhà, loay hoay tìm chìa khóa, Hạnh đã thay chìa khóa khác, đó là biểu hiện việc cô đã "đóng cửa" tình yêu của mình.

Không gian Cánh đồng bất tận thật sự đặc sắc, đó là không gian rộng lớn của những cánh đồng chăn thả vịt, là con kênh thuyền bè đi lại. Khung cảnh hiện lên đẹp nhƣ tranh vẽ. Tuy nhiên, chúng tôi muốn khai thác không – thời gian trên chiếc ghe mà cha con Út Vũ lênh đênh trên khắp các cánh đồng. Chiếc ghe đƣợc coi nhƣ ngôi nhà, dƣờng nhƣ mọi hoạt động sinh hoạt đƣợc diễn ra ở đây. Không gian chật hẹp đó có diện tích “ngang mét hai, dài ba mét mốt cho ba nhân khẩu, điều tra thêm thì phƣơng tiện nghe nhìn giải trí chỉ có cái radio trị giá mƣời bốn ngàn, nguồn nƣớc sinh hoạt từ sông, thu nhập thì ờ vài ba triệu một năm, tùy vào ông trời…”, ở giữa ghe là nơi để hai đứa trẻ ngủ, bên ngoài đầu thuyền Nƣơng có thể dùng nó để đặt cái bếp lò, chum nƣớc ngọt. Chiếc ghe là lúc Sƣơng tỉnh dậy, nhìn qua ô cửa nhỏ nhƣ cửa sổ trên thuyền để định vị xem mình đang ở đây, là nơi Sƣơng soi vào gƣơng để thấy những vết tím bầm trên mặt, hay buộc gọn lại mái tóc để lên trên chòi cùng với Út Vũ, là nơi Điền với lấy chiếc áo ngực hà hít mùi của Sƣơng. Không gian bên trong chiếc ghe phần lớn là không gian của những ngƣời phụ nữ, dƣờng nhƣ Út Vũ không hề xuất hiện ở đó, ngƣời đàn ông này chỉ thƣờng

65

ngồi ở đầu mũi ghe. Chiếc chiếc thuyền chật hẹp và nhỏ bé, thiếu thốn và rách nát nhƣng nó lại rộng vô cùng với hai chị em mỗi khi cha đằng hắng giọng hay giận dữ. Không – thời gian ở đây nhƣ bóp chặt nỗi cô đơn, nhỏ bé của những con ngƣời vốn đã cô đơn và thiếu vắng tình thƣơng.

Cũng vậy, không – thời gian chủ yếu gắn với nữ nhân vật (cô Thúy, mẹ Bi, bà vú…) trong Bi, đừng sợ cũng là không gian ngôi nhà – căn nhà tập thể của một gia đình trung lƣu Hà Nội. Trong khi những ngƣời phụ nữ xuất hiện gắn với bối cảnh ngôi nhà, căn bếp thì những ngƣời đàn ông trong phim (bố Bi, bạn nhậu) lại xuất hiện trong những bối cảnh ngoài không gian ngôi nhà (nơi công sở, quán nhậu, ngoài đƣờng phố). Trong không gian ngôi nhà đó, nhân vật nữ chủ yếu gắn với gian bếp. Đó là nơi ngƣời vú già và mẹ Bi tất bật chuẩn bị bữa cơm tối. Câu chuyện mà hai ngƣời phụ nữ nói với nhau cũng về những món ăn, họ muốn làm những món ăn ngon để níu giữ những ngƣời đàn ông trở về nhà. Trong gian bếp đó, mỗi bữa cơm đƣợc diễn ra, nhƣng nếu là bữa cơm tối thì luôn thiếu vắng bố Bi, còn bữa sáng mỗi ngƣời nhƣ tất bật với công việc và suy nghĩ của riêng mình. Bữa cơm chính là quan tòa phán xử chính xác nhất cho sự rệu rã, lỏng lẻo của mối quan hệ gia đình này. Con ngƣời đang dần khóa trái giao tiếp với mọi ngƣời và bƣớc vào thế giới cô đơn. Trái ngƣợc với không gian gian bếp tĩnh lặng là không gian ồn ào của các quán nhậu mỗi khi sẩm tối, sau giờ tan làm. Những ngƣời đàn ông rệu rã, trò chuyện lấn át nhau, nâng cốc ồn ào, ở đó có vài ba câu chuyện họ lè nhè trao đổi, ai cũng muốn khẳng định quan điểm của mình, ở đó họ đƣợc trêu chọc và ngắm nhìn những cô gái phục vụ. Những âm thành ầm ĩ, ồn ào kết hợp với góc máy cao rộng thâu tóm một góc nhỏ của xã hội hiện đại. Quán nhậu là không gian của đám đông và là hệ quả của quá trình đô thị hóa.

2.1.3.2 Không - thời gian tâm trạng

Với dụng ý thể hiện văn hóa, con ngƣời xứ Huế, đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn đã khá dụng tâm thể hiện không – thời gian tâm linh trong bộ phim: đó là việc xây dựng lại không gian của tín ngƣỡng – sinh hoạt văn hóa dân gian hầu đồng. Trong phim có khá nhiều cảnh quay tại nhà bà đồng Thơi, hầu đồng là

66

có kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật, là âm thanh của tiếng nhạc và tiếng hát về các giá đồng, là các động tác múa của các ông Hoàng, bà Chúa, là khói hƣơng nghi ngút và vàng mã cúng bái. Không gian nhà bà đồng Thơi xuất hiện ba lần trên phim, là khi Hạnh đến xem bà đồng cắt duyên âm cho cô em họ Diệu Thùy, đạo diễn dành đến hơn 7 phút phim cho trƣờng đoạn này. Nhìn thấy sự chia cắt âm dƣơng, bẻ đôi đồng tiền chiếc đũa của ông tƣớng với cô em họ Hạnh đã rất thƣơng cảm. Và khi đến lƣợt mình tìm đến bà đồng Thơi để xin quẻ thì Hạnh tin tuyệt đối. Cô chuẩn bị đến ngày hội để đƣợc nhảy múa, hát ca và để đƣợc sống cuộc sống mới hạnh phúc. Ở trƣờng đoạn buổi tối Hạnh thắp hƣơng ngoài sân mời ông Hoàng về. Thời gian buổi tối với ánh sáng mờ ảo kết hợp với diễn xuất nhập thần của diễn viên làm khung cảnh trở nên huyền ảo, ma mị. Nhƣ̃ng cú máy dài theo thủ pháp “cái nhìn chủ quan dõi theo nhân vâ ̣t” k ết hợp với nhƣ̃ng cảnh quay bên trong căn nhà cổ có nhiều khoảng mờ tối nhập nhoạng đã thể hiện đƣ ợc không khí vƣ̀a trầm lắng , cổ kính và cũng vừa huyễn hoặc , hƣ hƣ thƣ̣c thƣ̣c, nó làm ngƣời xem tin vào thế giới có ông Hoàng Bảy và hai đứa con mà Hạnh sống.

Hạnh bày biện mâm cơm mời ông Hoàng Bảy và các con ăn trong Trăng nơi đáy giếng

67

Không – thời gian tâm trạng trong Cánh đồng bất tận đƣợc thể hiện rõ nhất là trƣờng đoạn Nƣơng hồi nhớ lại những ký ức về mẹ. Ở đây, không-thời gian có sự đan xen giữa thực tại và ký ức. Trở về thời gian vui vẻ, đầm ấm của gia đình những năm trƣớc đạo diễn sử dụng nhiều cảnh toàn, là không gian ngôi nhà, có sân có vƣờn bên sông, hàng ngày chị em Nƣơng, Điền vui đùa, đó là không gian nhọc nhằn, nghèo khó nhƣng bình dị, chân chất của ngƣời dân Nam bộ. Ngôi nhà đƣợc lợp lá cùng những đồ dùng là bộ bàn ghế, chiếc giƣờng tự đóng, chiếc tivi là thứ tài sản đáng giá nhất của ngôi nhà, nhƣng tất cả đều bị thiêu trụi cùng với hình ảnh ngƣời mẹ. Nƣơng, Điền trong những ngày sau đó không đƣợc phép nhớ mẹ, dù hình ảnh thực tại của cô là cận cảnh khuôn mặt buồn với những giọt nƣớc mắt chảy xuống. Hình ảnh mẹ ngồi bên chiếc cầu chải tóc là hình ảnh mà Nƣơng và Điền và cả Út Vũ nhớ nhất, dƣờng nhƣ nó đi vào vô thức của Nƣơng, để cô bé cũng hành động nhƣ mẹ để cha cô mƣợn cớ đánh mắng vì đã gợi cha nhớ đến mẹ cô. Nhớ mẹ là tâm trạng thƣờng trực và dƣờng nhƣ là duy nhất mà Nƣơng và Điền có, chúng không đƣợc cƣời đùa, không đƣợc giao tiếp với mọi ngƣời từ ngày mẹ bỏ đi. Ở đây, không – thời gian tâm trạng đã góp phần thể hiện tính cách nhân vật, đó là nỗi nhớ, niềm khát khao đƣợc ngƣời mẹ yêu thƣơng, che chở.

Trong Bi, đừng sợ dƣờng nhƣ các nhân vật nữ ít hiện lên ở khung cảnh tâm trạng, họ ít buồn hay suy tƣ mà luôn hoạt động hoặc đƣợc đặt trong không gian có nhân vật giao tiếp. Cảm xúc của nhân vật đƣợc đạo diễn tiết chế một cách đặc biệt. Ở đây, không – thời gian tâm trạng lại đƣợc thể hiện rõ nhất ở nhân vật bố Bi. Đó là hình ảnh điếu thuốc phì phèo và khuôn mặt đăm chiêu, suy tƣ hiếm khi nở nụ cƣời. Bố Bi luôn đƣợc đặt vào không gian trống, hoặc rộng lớn khi ở một mình. Rõ ràng, những thành viên trong gia đình Bi là những mảnh ghép rời rạc, họ chỉ thƣờng giao tiếp với nhau trên bề mặt hành động mà ít liên kết với nhau ở tâm hồn. Đó là những khoảnh khắc cô đơn mà bất cứ ai trong xã hội hiện đại cũng sẽ trải qua.

68

Một phần của tài liệu Vấn đề phái tính trong điện ảnh việt nam đương đại (qua trăng nơi đáy giếng, cánh đồng bất tận và bi, đừng sợ) (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)